SỐ 4-2009 phần tin trong nưỚC


Các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước



tải về 177.28 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích177.28 Kb.
#23602
1   2   3

2. Các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối Ngân sách Nhà nước

Theo đề nghị của Chính phủ cho phép điều hành tỉ lệ bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2009 là 8%. Tuy nhiên, theo nhận định, tỉ lệ này là quá cao, có thể dẫn đến vỡ quỹ, ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia trong vài năm tới. Để bù lại cho nguồn ngân sách thâm hụt Chính phủ phải đi vay nợ hoặc là phát hành trái phiếu. Việc vay nợ lớn hơn so với các năm trước thì vấn đề trả nợ của những năm sau để đảm bảo điều chỉnh chỉ tiêu bội chi cho 5 năm sau ở mức 5% là sẽ rất khó khăn.

Trong bối cảnh khó khăn trên, về quan điểm chính sách ngân sách cần hướng vào việc kháng cự xu thế suy thoái kinh tế trong ngắn hạn (1-2 năm) nhưng phải đảm bảo sự chủ động trong điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn hậu suy thoái. Mục tiêu phải là đảm bảo cân đối ngân sách bền vững. Thực tế cho thấy chi NSNN của Việt Nam đang ở mức cao nhưng hiệu quả đầu tư công và chi tiêu công còn là khâu yếu. Việc điều chỉnh lại cơ cấu chi và cơ chế giám sát đầu tư để đảm bảo tính hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Mọi khoản chi từ gói kích thích kinh tế cũng như các khoản chi thông thường đều phải tăng cường sự tuân thủ quy trình, giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả. Cần chủ động khống chế thâm hụt NSNN ở mức không nguy hiểm cho nền kinh tế, chuẩn bị tốt cho giai đoạn hậu khủng hoảng. Theo đó, cần chú trọng thực hiện tốt các việc sau:

Về thu NSNN: Trong năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các nguồn thu NSNN đều có xu hướng giảm. Trong thu nội địa, nộp NSNN từ khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ suy giảm. Suy thoái là thời kỳ phải chú trọng các giải pháp truyền thống như nâng cao năng suất lao động, tăng cường tính cạnh tranh, khai thác và phát huy lợi thế so sánh của các doanh nghiệp để thu từ khu vực này tăng trưởng bền vững. Muốn vây, cần áp dụng chính sách thuế mềm dẻo theo diễn biến kinh tế - xã hội trong nước, chú ý giảm gánh nặng thuế cho các đối tượng cần ưu tiên ổn định và phát triển như doanh nghiệp thâm dụng lao động, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phân phối hàng nội địa. Triệt để khai thác các khoản thu nội địa khác như khoản thu liên quan đến nhà, đất... Bên cạnh đó, cần tính toán, lên kế hoạch các khoản thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu sát với diễn biến thực thế để chủ động ngân sách.

Về chi NSNN: Đối với chi đầu tư phát triển cần chú trọng nâng cao hiệu quả của các koản chi, không nên tăng chi nhiều vì kéo theo thâm hụt ngân sách lớn, gây ra nhiều hậu quả khó khăn phục khi kinh tế phục hồi (thâm hụt NSNN lớn, lạm phát cao). Không thiên về đầu tư vào các dự án thâm dụng vốn và thâm dụng nhập khẩu mà chuyển sang các dự án sử dụng nhiều lao động. Mục tiêu phải là tại càng nhiều lao động càng tốt. Đầu tư từ NSNN cần được thực hiện một cách công bằng, tránh đổ vốn vào các doanh nghiệp lớn kém hiệu quả. Nên chỉ tập trung xem xét chi đầu tư phát triển số rất ít các dự án lớn về kết cấu hạ tầng để duy trì và tạo việc làm, tiêu thụ vật liệu xây dựng đang tồn đọng.

Các khoản chi đặc biệt là chi hỗ trợ (kể cả hỗ trợ lãi suất)cần được tính toán cụ thể. Thời hạn hỗ trợ chỉ là ngắn hạn, hiệu quả phải đo lường được. Đối với các khoản chi thường xuyên, xem xét tăng chi thường xuyên với lượng vừa đủ để tăng cường chi cho an sinh xã hội, trợ cấp người có thu nhập thấp, chú trọng chi cho cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Gia tăng hơn việc chi cho hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ mất việc làm... Tuy nhiên, cả chi thường xuyên và chi đầu tư cần tăng cường cơ chế giám sát, đồng thời rà soát để giảm những thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết, làm chậm hiệu lực đầu tư...



Về cân đối NSNN: Nên cố gắng duy trì mức thâm hụt ngân sách hợp lý trên cơ sở không tiếp tục tăng chi mà tập trung vào cơ cấu lại các khoản chi. Nguồn vay bù đắp bội chi phải đảm bảo mức nợ quốc gia hợp lý, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thu và chi NSNN, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế tác động đến thu và chi NSNN được hiệu quả. Thiết lập và nhanh chóng vận hành cơ chế giám sát hiệu quả đầu tư công.



3 Tái cấu trúc nền kinh tế

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với gói kích cầu chiếm tới 10%GDP đang được Chính phủ sử dụng hiện nay thì đây là cơ hội rất tốt để tái cấu trúc nền kinh tế, xử lý các điểm nghẽn phát triển.

Chính phủ cần xây dựng thứ tự ưu tiên, ưu đãi hỗ trợ, đặc biệt cần quan tâm tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo vừa chống suy thoái vừa phát triển bền vững... Theo đó cần làm tốt các công việc sau:

(i) Tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế. Vấn đề không phải là sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào có hiệu quả nhất, mang lại giá trị gia tăng cao nhất.

(ii) cấu trúc lại thị trường, mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Chính sách hướng về xuất khẩu của Việt Nam áp dụng trong các năm qua không phải sai ở mô hình kinh tế, mà chưa đúng ở mô hình sản xuất, tức là hướng về xuất khẩu nhưng lại không chuyển được nền kinh tế từ gia công sang sản xuất.

Cơ cấu lại kinh tế theo hướng tập trung vào thị trường nội địa, trong đó kích cầu mạnh khu vực nông thôn, tăng mức tiêu thụ hàng hóa khu vực này để nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế, vượt qua cuộc khủng hoảng.



(iii) Tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp đang đứng trước tình hình “thị trường sàng lọc”. Doanh nghiệp nào khỏe thì có cơ hội phát triển nhanh, Doanh nghiệp nào yếu thì có nguy cơ phá sản. Do đó, cần rà soát lại các chính sách hiện nay, để thực sự tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tự mình tái cấu trúc nhằm phát triên bền vững hơn.

Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch 2010 và phần nào cả 2011 phù hợp với yêu cầu vượt qua khủng hoảng, tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính - ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cải cách hành chính để tạo ra xung lực mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp.

Hệ thống doanh nghiệp cần được tái cơ cấu theo tín hiệu của thị trường thế giới đang thay đổi và có sự chuyển dịch. Các doanh nghiệp phá sản hay “chết lâm sàng” cần được tái cấu trúc, sáp nhập hoặc mua lại để tái sinh các doanh nghiệp đó dưới dạng một doanh nghiệp mạnh hơn. Các chính sách đầu tư cần điều chỉnh để hỗ trợ quá trình này.

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế là cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhân sự quản lý điều hành tại các doanh nghiệp hiện thiếu chuyên nghiệp, nguồn lực lao động thiếu kỹ năng cơ bản, công nghệ sản xuất còn thô sơ, hiệu quả thấp... Trong khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp, cơ quản quản lý càng nhận thấy điều này rõ ràng hơn bao giờ hết. Vì vậy doanh nghiệp phải coi đây là cơ hội cầu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh; các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hóa các dịch vụ công nhằm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.



(iv) Tái cấu trúc về đầu tư, tăng đầu tư vào hạ tầng và nông thôn, cần tập trung kích thích thị trường xây dựng. Đây là dư địa lớn nhất hiện nay. Vì vậy cần tháo nhanh nút cổ chai về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản để có thể tái cấu trúc phần đầu tư nhất là đầu tư từ ngân sách.

(v) Tái cấu trúc thể chế kinh tế. Có bốn nhóm công cụ điều tiết vĩ mô thông dụng, quốc gia nào cũng áp dụng nhưng biến ảo tuỳ thời kỳ. Một là nhóm chính sách về tài khóa; hai là nhóm chính sách về tiền tệ; ba là nhóm chính sách về chi tiêu; bốn là chính sách ngoại thương.

B - TIN THẾ GIỚI

1. Những tín hiệu trái chiều

Kinh tế thế giới đang xuất hiện những dấu hiệu trái chiều, triển vọng phục hồi đan xen những tín hiệu bi quan. Trong bối cảnh này, khó có thể đưa ra nhận định về các “kịch bản” cho tương lai của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đánh giá về tình hình của thế giới cũng như của từng quốc gia, các chuyên gia và giới lãnh đạo đều chung một nhận định, có vẻ như sự sụt giảm và suy thoái kinh tế đã hình thành “đáy”.



Mỹ

Kinh tế Mỹ giảm mạnh quý thứ 2 liên tiếp

Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/5 cho biết Kinh tế Mỹ suy giảm 5,7% trong quý I/2009, ít hơn 0,4% so với dự báo chính phủ đưa ra vào tháng 4/2009. Đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế đầu tàu thế giới bị suy giảm mạnh. Tiêu dùng tháng 4/2009 giảm 0,1% do lo ngại trước tình trạng thất nghiệp leo thang và sự suy giảm thu nhập đã khiến các hộ gia đình tăng tỷ lệ tiết kiệm lên mức 5,7%, cao nhất trong vòng 14 năm qua. Tính cả quý I/2009, tiêu dùng người Mỹ tăng 1,5%.

Bấp chấp những tín hiệu và nhận định khả quan về nền kinh tế Mỹ, làn sóng cắt giảm nhân công ở nước này vẫn diễn ra ồ ạt. Thông tin mới nhất về thị trường việc làm Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp Mỹ có khả năng đã vượt mức 9% trong tháng 5/2009, mức cao nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, làm tiêu tan hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của nước này. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ dự kiến sẽ lên mức 10% vào cuối năm 2009. Những tin tức này đã khiến các chỉ số chứng khoán, trái phiếu kho bạc và đồng USD sụt giá.

Những dự đoán về sự khởi sắc trên thị trường nhà đất Mỹ đã bị dập tắt trước thông tin số lượng nhà xây mới nước này tháng 4/2009 giảm 12,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/1959, số lượng đơn cấp phép xây dựng tháng 4/2009 giảm 50,2%. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng chỉ ra rằng thông tin trên cũng chứa đựng những dấu hiệu tích cực vì việc giảm mạnh xây dựng là cần thiết để giúp bán hết số nhà đã xây đang tồn đọng.

Bên cạnh đó, cho dù các chuyên gia nhận định nền kinh tế Mỹ đã có những tín hiệu tốt thì gốc của khủng hoảng - hệ thống ngành ngân hàng của nước này vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Kết quả nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Bảo hiểm Liên bang Mỹ cho biết, có 305 ngân hàng của Mỹ đang trong tình trạng “rất nguy hiểm”. Gần đây nhất Mỹ đã “xóa sổ” ngân hàng thứ 34 trong năm 2009, BankUnited. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ từ đầu năm tới nay, dự kiến sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi FDIC số tiền 4,9 tỷ USD. Đây cũng là vụ sụp đổ ngân hàng gây tốn kém thứ hai trong lịch sử đối với FDIC. FDIC dự kiến, với đà này, từ năm 2009 đến năm 2013, họ sẽ phải chi khoảng 65 tỷ USD để “dọn dẹp” những sự cố trong hệ thống nhà băng.

Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính vốn chủ yếu tập trung hoành hành tại các NH lớn nhất nước Mỹ giờ đang chuyển sang giai đoạn mới, tàn phá các NH nhỏ. Tính trên cả nước Mỹ, khoảng 12 NH nhỏ đang ở tình trạng không trả được nợ hoặc sắp không thể thanh toán nợ. Giống như các NH lớn, những NH khu vực đã bỏ ra hàng trăm tỷ USD vào các khoản vay bất động sản. Các NH nhỏ hơn hầu hết cho các nhà phát triển thương mại và xây dựng nhà vay với khoảng thời gian trả tiền dài hơn người tiêu dùng. Nhưng suy thoái đã kéo dài 16 tháng, các nhà phát triển đang đối mặt với khả năng không trả được nợ. Khó khăn càng chồng chất với các ngân hàng nhỏ do các khoản nợ xấu có thể tăng lên khi người dân khó có thể trả các khoản vay thế chấp và nợ tín dụng. Con số ngân hàng gặp rủi ro này tương ứng với mức 21 % trong quý I/2009, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Điều đáng nói là, con số này vẫn chưa dừng lại và có thể tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Hiện nay, cứ 5 ngân hàng thì có một ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ lệ vỡ nợ thẻ tín dụng tại Mỹ tháng 4/2009 tăng lên mức cao kỷ lục.



Những tín hiệu lạc quan

Cổ phiếu Mỹ đã tăng lên sau khi một cuộc khảo sát cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 5 đang ở mức cao nhất trong 6 năm qua, củng cố thêm dự đoán cho rằng, nền kinh tế số 1 thế giới sẽ hồi phục trong cuối năm 2009 này.  Theo công bố được tổ chức nghiên cứu tư nhân Conference Board đưa ra ngày 26/5 thì chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng lên mức 54,9 điểm trong tháng 5, so với mức 40,8 điểm trong tháng 4, cao hơn so với dự đoán.

Bên cạnh đó, chỉ số công nghiệp Daw Jones tháng 5/2009 vẫn tăng thêm 2,4% điểm mặc dù các số liệu khác cho thấy giá nhà đất giảm kỷ lục trong quý đầu của năm 2009.

Hoạt động sản xuất tại Mỹ trong tháng 5 vừa rồi đã suy giảm với mức độ nhẹ hơn do số lượng các đơn hàng mới tăng lần đầu tiên kể từ khi cuộc suy thoái bắt đầu, một dấu hiệu cho thấy, các công ty đang ngày càng tin tưởng vào dự đoán rằng đợt suy thoái sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Theo giới phân tích, đà suy giảm của kinh tế Mỹ dự kiến sẽ chững lại trong quý II/2009. Lượng hàng tồn kho đã giảm, lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, lợi nhuận doanh nghiệp quý I/2009 tăng 3,4% so với quý IV/2008. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm lợi nhuận doanh nghiệp tăng trở lại. Giới phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ trong quý II/2009 sẽ chỉ suy giảm khoảng 1,8% do tác dụng của gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD và nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại vào quý IV/2009.

Châu Âu

Kinh tế châu Âu u ám

Trong khi Mỹ và một số nước châu Á có một vài tín hiệu tích cực cho thấy có thể chạm đáy và sẽ phục hồi dù còn chậm thì châu Âu vẫn đang trong bầu không khí hết sức u ám. Tăng trưởng kinh tế quý I/2009 của Liên minh châu Âu EU giảm 4,4%, riêng khối Euro giảm 4,6%. Có ý kiến cho rằng, suy thoái kinh tế châu Âu bắt đầu từ quý I/2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra vào tháng 9/2008. Việc đổ lỗi cho kinh tế Mỹ chỉ là để khỏa lấp trách nhiệm. Italy và Pháp “đang trong giai đoạn xấu nhất”, kinh tế Anh cũng đang trong giai đoạn khó khăn với mức thâm hụt ngân sách báo động 33% GDP và có khả năng lên tới 100% GDP năm 2010.

Còn tại Đức, mặc dù tốc độ suy thoái đã phần nào được hạn chế nhưng kinh tế nước này vẫn hiện đang trong tình trạng khó khăn, chưa thể nói đến một tốc độ tăng trưởng dương trong năm nay. Dự báo xuất khẩu của Đức trong quý II/2009 sẽ giảm 17,2% so với quý I. Tháng 4/2009, Đức có thêm 1.000 lao động mất việc làm, nâng tổng số người thất nghiệp lên 3,585 triệu người, tăng 8,6% so với tháng trước. GDP quý I/2009 giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong quý II. Thêm vào đó, giá tiêu dùng tại Đức trong tháng 5 đã bất ngờ sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm thường niên lớn nhất kể từ năm 1996, sau khi giá năng lượng tuột dốc. Điều này làm dấy lên những quan ngại về tình trạng giảm phát trong khu vực. Cũng trong năm nay, nhiều khả năng chính phủ Đức có thể phải vay nợ khoảng 5 tỷ EUR và năm 2010 có thể lên tới 90 tỷ EUR, phá sản kế hoạch cân bằng ngân sách và không vay nợ từ nay đến 2011 của nước này. Ngoài ra hệ thống ngân hàng Đức cũng đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu khổng lồ lên tới 816 tỷ EUR.

Trong khi đó, kinh tế Nga có thể sẽ co hẹp hơn mức dự đoán ban đầu ở mức 8% và thâm hụt ngân sách có thể đạt đến 7% trong năm nay. GDP nước này đã giảm 9.5% trong quí I, mức giảm sâu nhất trong vòng 15 năm trở lại đây do tình hình sản xuất công nghiệp sụt giảm và nhu cầu các loại hàng hoá xuất khẩu đi xuống.

Bên cạnh đó, Tây Ban Nha cũng đã ghi tên mình vào danh sách các quốc gia ghi nhận những số liệu kinh tế ảm đạm trong quý đầu năm nay. Theo đó, GDP của Tây Ban Nha trong quý I/2009 đã giảm 1,9% so với quý trước đó do người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha trong quý đầu năm nay đã tăng lên 17,4%, gấp đôi mức trung bình của khu vực EU. Hiện nay Tây Ban Nha đã có tới 4 triệu người thất nghiệp. Uỷ Ban Châu Âu dự đoán, nền kinh tế Tây Ban Nha sẽ tiếp tục suy yếu trong năm tới, kể cả sau khi các nền kinh tế khác trong khu vực bắt đầu phục hồi.

Những tín hiệu tích cực

Tuy nhiên, nền kinh khu vực Châu Âu cũng có một số thông tin lạc quan. Hoạt động sản xuất tại khu vực này trong tháng 5 đã suy giảm với tốc độ chậm nhất trong vòng 7 tháng qua, góp thêm những tín hiệu cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc suy thoái có thể đã qua đi. Chỉ số đo lường hoạt động sản xuất đã tăng từ 36,8 điểm trong tháng 4 lên 40,7 điểm trong tháng 5, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1997. Nền kinh tế khu vực Châu Âu đang cho thấy những tín hiệu về khả năng phục hồi vào cuối năm nay khi các gói kích thích kinh tế và các động thái cắt giảm lãi suất trên thế giới phát huy tác dụng. Trong bối cảnh đó, niềm tin của người tiêu dùng trong thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng ở một loạt các quốc gia châu Âu. Niềm tin tiêu dùng tại Italy trong tháng 5 đang duy trì ở mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua giữ vững ở mức 104,9 điểm của tháng 4. Trong khi đó, niềm tin người tiêu dùng Đức cũng ổn định tháng thứ 4 liên tiếp. Tương tự, chỉ số niềm tin kinh doanh của nước này trong tháng 5 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp do các động thái cắt giảm lãi suất và các gói kích thích kinh tế của chính phủ đã thúc đẩy kỳ vọng về cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ 2 sẽ dịu đi vào cuối năm nay. Được biết, niềm tin đầu tư tại Đức trong tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Bên cạnh đó, kinh tế Đức đã xuất hiện những tín hiệu tích cực, biểu hiện ở tình hình kinh doanh sáng sủa hơn, các chỉ số công nghiệp, chỉ số hoạt động kinh tế đều tăng. Tình hình kinh doanh trong tháng 4-5/2009 của nước này đã sáng sủa hơn, số lượng đơn đặt hàng đã tăng trở lại, lĩnh vực công nghiệp tăng 3,3% so với tháng 3/2009, chỉ số hoạt động kinh tế cũng tăng từ 83,7 điểm trong tháng 4 lên 84,2 điểm trong tháng 5. Theo giới chuyên môn, nền kinh tế Đức đã vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất và có thể giữ được sự ổn định từ giờ đến cuối năm. Một loạt các chỉ số trong lĩnh vực kinh tế - thương mại thời gian gần đây chứng tỏ quá trình suy thoái kinh tế Đức đã bắt đầu chậm lại.

Ngoài ra, những tín hiệu lạc quan còn đến từ nền kinh tế Anh. Mặc dù tình hình suy thoái vẫn tiếp diễn, doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 4/2009 đã tăng 0,9% so với tháng 3 và tăng 2,6% so với cùng kỳ 2008. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo rằng doanh số bán lẻ có thể giảm xuống trong năm 2009 nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng. Thêm vào đó, tỷ lệ lạm phát tại Anh trong tháng 4 đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua do suy thoái kinh tế đã làm giảm áp lực về giá. Theo số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, giá tiêu dùng chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá bán lẻ tính theo mức thường niên đã giảm 1,2%, mức giảm mạnh nhất kể từ mức kỷ lục vào năm 1948. Không chỉ vậy, giá nhà đất tại Anh trong tháng 5/2009 không tiếp tục giảm. Đây là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng thị trường nhà đất đang dịu bớt.



Châu Á

Cũng nằm trong bức tranh chung của thế giới, các tín hiệu kinh tế phát đi từ khu vực châu Á cũng trái chiều nhau.



Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản suy giảm kỷ lục và đối mặt với nguy cơ rơi vào giảm phát

GDP quý I/2009 của Nhật Bản sụt giảm 15,2% so với cùng kỳ 2008, mức suy giảm kỷ lục kể từ năm 1955. Nếu không tính theo trung bình năm, mức suy giảm 4% trong quý I/2009 của kinh tế Nhật Bản cao gấp đôi so với Mỹ và cao hơn nhiều so với mức 2,5% của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Chênh lệch sản lượng (chênh lệch cung cầu) trong nền kinh tế đã sụt giảm 8,5% trong 3 tháng đầu năm 2009, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ năm 1980. Đầu tư doanh nghiệp giảm 10,4%, mức cao nhất trong lịch sử trong khi xuất khẩu suy giảm chậm.

Giá cả tháng 4/2009 cũng giảm. CPI sụt giảm 0,1% còn CPI của Tokyo trong tháng 5 cũng giảm 0,7%, cho thấy các bảng giá trên toàn quốc sẽ giảm sâu hơn nữa. Có vẻ như Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ giảm phát. Trong khi đó, tiêu dùng người dân trong quý I/2009 giảm 1,1%, nhu cầu tiêu dùng tháng 4/2009 giảm 1,3% so với cùng kỳ 2008 đồng thời doanh số bán lẻ trong tháng sụt giảm 2,9%.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Lao động Nhật Bản, thu nhập trung bình của người lao động trong tháng 5 đã giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 11 mức lương trung bình đi xuống, tuy nhiên, con số này vẫn khả quan hơn mức giảm 3,9% của tháng 3.

Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 4/2009 tăng mạnh, tuy nhiên số người thất nghiệp vẫn không hề giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tăng 5% trong tháng 4, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2003.



Triển vọng lạc quan

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đáy suy giảm đã được thiết lập trong quý I/2009. Lý do là chi tiêu doanh nghiệp và tiêu dùng người dân tăng trở lại, bù cho ảnh hưởng của xuất khẩu suy giảm. Thêm vào đó, TTCK thế giới tăng điểm trong thời gian gần đây, niềm tin nhà đầu tư cải thiện. Chính phủ Nhật đã đưa ra kế hoạch kích cầu thứ tư trị giá lên tới 144 tỷ USD theo sau ba gói kích cầu trước đó với tổng trị giá 260 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giới phân tích cũng nhận định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ có thể tăng trưởng trở lại trong quý II/2009 dù ở mức độ thấp. Chỉ số lòng tin người tiêu dùng tháng 4/2009 tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng. Thặng dư thương mại của nước này trong tháng 4/2009 đạt 68,95 tỷ Yên (728 triệu USD), mặc dù giảm 85% so với cùng kỳ năm trước, nhưng là tháng thứ 3 liên tiếp đạt thặng dư. Trong đó, xuất khẩu chỉ còn giảm 39,1%, cải thiện rất nhiều so với  45,5% của tháng 3/2009 và 49,4% của tháng 2/2009. Theo báo cáo của Chính phủ Nhật Bản, sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 4 tăng 5,2% so với tháng 3/2009, cao hơn mức dự đoán tăng trưởng 3,2% của hãng thông tấn Kyodo đưa ra trước đó. Nhiều doanh nghiệp hi vọng sản xuất tăng trưởng 8,8% trong tháng 5 và 2,7% vào tháng 6 do viễn cảnh nhu cầu thế giới sẽ tươi sáng hơn.

Dự báo doanh thu của các công ty cũng có thể cho thấy thời kỳ tồi tệ nhất đã qua. Công ty Nhật đã công bố kết quả kinh doanh năm tài khóa 2008 dự báo lợi nhuận năm tài khóa 2009 hiện tại có thể tăng 26%.



Trung Quốc

Một thông tin lạc quan đến từ nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, đó là sản lượng công nghiệp của TQ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vượt quá 10% trong quý 2/2009. Nguyên nhân là do gói thúc đẩy kinh tế của chính phủ cũng như nhu cầu nội địa đã tăng trở lại. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ tuy tăng chậm nhưng vẫn duy trì mức độ ổn định trong 4 tháng đầu năm nay. Cục Thống Kê Quốc gia TQ cho biết tốc độ tăng trưởng của sản lượng công nghiệp đã giảm từ 8,3% trong tháng 3 xuống 7,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này tính trong 4 tháng đầu năm 2009 lại tăng 5,5% so với cùng kỳ 2008. Chính phủ TQ dự kiến sẽ đưa ra nhiều kế hoạch cụ thể trong năm nay nhằm hỗ trợ 10 ngành công nghiệp.

Cũng nằm trong bầu không khí lạc quan như Trung Quốc, lạm phát tại Indonesia trong tháng 5/2009 đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 23 tháng qua. Theo cơ quan thống kê Indonesia, giá tiêu dùng đã tăng 6,04% trong tháng 5 so với cùng kỳ 2008 sau khi tăng 7,3% trong tháng 4.

Trong khi đó, ở một thái cực khác, kinh tế của một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan hay Campuchia lại rơi vào tình trạng suy giảm kỷ lục.

Tại Hàn Quốc, các dữ liệu mới công bố hôm 1/6 đã làm tan những hy vọng về một sự hồi phục kinh tế sớm tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này. Xuất nhập khẩu của Hàn Quốc trong tháng 5 đều sụt giảm hơn mức dự kiến, trong khi xuất khẩu tháng 5/2009 giảm 28,3% thì nhập khẩu cũng giảm tới 40,4% so với cùng kỳ năm 2008, cao hơn nhiều so với mức dự đoán của các chuyên gia. Thặng dư thương mại tháng 5/2009 là 5,15 tỉ USD, giảm so với mức 5,79 tỉ USD trong tháng trước.

Tương tự, kinh tế Thái Lan đã chính thức rơi vào suy thoái khi tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 1/2009 giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, mức suy giảm kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Các ngành kinh tế chủ lực của Thái Lan như xuất nhập khẩu, du lịch, đều đã sa sút mạnh trong những tháng gần đây. Tổng giá trị xuất khẩu của nước này trong 4 tháng đầu năm nay đạt 44,216 tỷ USD, giảm 21,9% và giá trị nhập khẩu ước đạt 36,566 tỷ USD, giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2008. Theo ước tính của Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thái Lan, ngành du lịch nước này có thể bị mất tới 200.000 việc làm trong năm 2009. Quý I/2009, chi tiêu của người tiêu dùng Thái Lan đã giảm 2,6%, đầu tư giảm 15,8%, trong khi chi tiêu của chính phủ tăng 2,8%. Cùng với suy thoái kinh tế, Thái Lan đang đối mặt tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Trong khi đó, ngày 27/5, Viện Kinh tế Campuchia dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2009 sẽ tụt giảm xuống còn 2% từ mức 5,2% và 10,2% của năm 2008 và 2007. Tăng trưởng khu vực công nghiệp sẽ giảm từ mức 3,3% năm 2008 xuống 3,1% năm 2009. Khu vực nông nghiệp cũng tụt giảm còn 4,3% trong năm nay so với mức 4,8% năm trước đó.

Tại châu Á, có lẽ duy chỉ có Úc là một trong số ít quốc gia tránh khỏi cuộc suy thoái hiện nay. Lĩnh vực kinh doanh và đầu tư bất động sản quý I vừa qua không hề giảm sút, kinh tế nước này tăng trưởng 0,4% trong quý I/2009. Hàng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng được đẩy mạnh đã hỗ trợ kinh tế nước này khôi phục khỏi mức thâm hụt 0,5% giai đoạn quý IV/2008. Doanh số bán lẻ trong tháng 4/2009 tại Úc đã tăng 0,3% so với tháng 3. Chi tiêu hộ gia đình được thúc đẩy nhờ vào việc Ngân hàng TW Úc đã hạ lãi suất cho vay xuống thấp nhất trong vòng gần nửa thế kỷ và kế hoạch kích thích tiêu dùng của chính phủ. Thủ tướng Úc khẳng định nền kinh tế đất nước đang trên hướng đường phát triển và không rơi vào suy thoái.


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005

tải về 177.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương