SỐ 4-2009 phần tin trong nưỚC



tải về 177.28 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích177.28 Kb.
#23602
1   2   3

Châu Mỹ Latinh

Các nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh có thể suy giảm 0,53% năm 2009, mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, nền kinh tế này bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau khi ghi nhận mức suy giảm kỷ lục. Tính đến tháng 4 vừa qua, sản lượng sản xuất công nghiệp đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp, sản lượng sản xuất tăng 1,1% trong tháng 4 so với tháng trước, cao hơn mức dự đoán là 0,8% trong khi tỷ lệ lạm phát đã rơi xuống mức thấp nhất trong 12 tháng qua. Dự báo GDP có thể tăng 3% đến 4% trong nửa sau của năm 2009. 

Còn tại Mexico, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch cúm bùng phát, nền Mexico trong thời gian vừa qua đã chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó có tình trạng đóng cửa hàng loạt các nhà máy và thất nghiệp leo thang. Theo đó, trong tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đã tăng lên 5,25%, gần chạm tới mức cao nhất trong vòng 13 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế của quốc gia này sẽ có thể chạm đáy.

Châu Phi

Nền kinh tế lớn nhất “lục địa đen” - Nam Phi sẽ phải đối phó với sự suy giảm mạnh theo chu kỳ với việc chính phủ siết chặt quản lý tín dụng nhằm tránh gánh nặng nợ nần.

Có thể nói, nền kinh tế thế giới vẫn chứa đựng đầy bất ổn. GDP toàn cầu giảm kỷ lục trong quý I vừa qua, sản xuất toàn cầu hiện đang giảm mạnh nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Chiều hướng viện trợ suy giảm

Các nước giàu đang chịu áp lực rất lớn về ngân sách do phải tài trợ các biện pháp chấn hưng kinh tế và do vậy khó có thể duy trì mức viện trợ cho các nước nghèo như đã cam kết. Chiều hướng suy giảm viện trợ bắt đầu từ cuối năm ngoái. Italy giảm 56% ngân sách viện trợ, Ireland giảm 10% còn Latvia ngừng toàn bộ viện trợ cho các nước nghèo. Pháp – nhà tài trợ lớn thứ tư thế giới – đang khiến các tổ chức phi chính phủ lo ngại khi mức viện trợ cho các nước nghèo của Pháp năm 2009 chỉ còn 0,47% GDP nước này và sẽ còn tiếp tục giảm xuống 0,41% và 0,42% trong năm 2010-2011 thay vì cam kết duy trì mức 0,7% GDP đến năm 2015.

Trên thế giới hiện có 900 triệu người đang sống trong các khu nhà ổ chuột và các khu định cư tạm thời ở các thành phố dễ bị tàn phá bởi các thảm họa thiên tai. Trong bối cảnh đó, việc cắt giảm viện trợ thật sự là “thảm họa” của các nước nghèo.

2. Các gói kích thích phát huy tác dụng

Theo các chuyên gia kinh tế, các dấu hiệu lạc quan của các nền kinh tế trong thời gian gần đây là nhờ hiệu quả bước đầu của các gói kích thích kinh tế - tài chính các quốc gia đang áp dụng. Mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) nhận định giai đoạn xấu nhất của nền kinh tế toàn cầu đang chấm dứt nhờ sự phát huy tác dụng của các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các quốc gia.

Theo các số liệu được Chính phủ Mỹ công bố, khoảng 14% trong gói kích cầu trị giá 787 tỷ đôla của tổng thống Obama đã được phân bổ trong 100 ngày đầu tiên sau khi gói kích cầu này được thông qua một cách chính thức, khoản vốn đã chi này cũng đã tạo thêm 150.000 việc làm mới trong cùng giai đoạn nói trên. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian để gói kích thích 787 tỷ USD phát huy hiệu quả.

Tại Đức, các biện pháp kích cầu của chính phủ đã giúp cải thiện tiêu dùng nội địa. Chỉ số bán buôn và bán lẻ đều tăng. Đặc biệt chính sách kích cầu ô tô tặng 2.500 EUR cho những người hủy xe cũ mua xe mới đã giúp duy trì mức tiêu thụ ô tô ổn định trên thị trường Đức.

Tương tự, các biện pháp khuyến khích của Chính phủ Pháp đã thúc đẩy doanh số bán ôtô và lạm phát suy giảm đã làm dịu cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Chi tiêu tiêu dùng trong tháng 4 đã bất ngờ tăng 0,7% so với tháng 3/2009.

Trong khi đó, các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Úc cũng đang phát huy tác dụng, những tín hiệu tích cực gần đây cho thấy kinh tế Úc sẽ khả quan vào cuối năm 2009.

Bên cạnh đó, kinh tế của Malaysia có khả năng sẽ phục hồi vào cuối năm nay do gói kích thích kinh tế 16,2 tỷ USD đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực.

Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia, đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính lần này, niềm hy vọng rằng trong khoảng thời gian là một quý hoặc nửa năm sẽ có thể thoát ra khỏi mức đáy là hoàn toàn phi thực tế. Thời gian để các chính sách kích cầu có thể phát huy tác dụng là một quá trình dài. Hơn nữa, khôi phục của nền kinh tế cũng cần có sự phối hợp của các yếu tố bên ngoài và bên trong.



3. Động thái mới nhất của các nước

Nhật Bản vừa thông qua gói kích thích kinh tế thứ tư và lớn nhất từ trước đến nay có trị giá gần 144 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đã suy giảm 6 tháng liên tiếp. Hơn 143 tỷ USD được dùng vào việc cắt giảm thuế, chi tiêu công, hỗ trợ người thất nghiệp, thúc đẩy sức tiêu thụ xe hơi và hàng điện tử. Đây là gói kích thích kinh tế thứ 4 kể từ tháng 8/2008 và có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trong khi chính phủ Nhật Bản bơm một lượng tiền khổng lồ để vực dậy nhu cầu trong nước, nhiều chuyên gia lại lo lắng rằng gói kích thích có thể gây hại cho nền kinh tế.

Trung Quốc sẽ nới lỏng kiểm soát của chính phủ trong năm nay để thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Theo ủy ban phát triển và cải cách TQ, các dự án được thông qua bởi chính phủ sẽ được thu hẹp phạm vi hết mức có thể. Động thái trên của chính quyền Bắc Kinh nằm trong kế hoạch cải cách kinh tế một cách sâu rộng trong năm 2009. Mới đây, Trung tâm Thông tin quốc gia Trung Quốc đã đưa ra nhận định rằng, chính phủ nước này nên tăng cường trợ cấp cho nông dân và những người có thu nhập thấp ở thành phố để mua các loại ôtô sử dụng năng lượng thay thế và mua nhà. Những hỗ trợ này có thể giúp đẩy mạnh tiêu dùng, từ đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ Đức dự định sẽ trợ giúp các ngành sản xuất nội địa vượt qua khủng hoảng kinh tế bằng cách giúp những đối tượng sử dụng năng lượng lớn nhất của nước này tiết kiệm chi phí sử dụng điện.

Đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ Thái Lan đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 40 tỷ USD vào các dự án giao thông vận tải, năng lượng, y tế và giáo dục. Trước đó, Chính phủ Thái Lan cũng đã triển khai các kế hoạch kích thích kinh tế, trợ cấp cho người có thu nhập thấp, tạo việc làm...

Hồng Kông vừa đưa ra gói kích thích kinh tế mới trị giá tới 2,2 tỉ USD, phần lớn dưới dạng cắt giảm thuế tạm thời và trợ cấp cho các dịch vụ công cộng.



4. Nhận định và dự báo

Trước một loạt các tín hiệu giảm tốc của suy thoái kinh tế Mỹ, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù chưa có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng nhưng kinh tế Mỹ đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất. Cũng tương tự như vậy, kinh tế thế giới đã rơi xuống tận cùng của sự rơi tự do. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tới đáy rồi sẽ tới giai đoạn hồi phục, khủng hoảng đã chạm đáy nhưng không bật dậy mà sẽ nằm ở đó. Có vẻ như người ta đang nói nhiều đến một kịch bản hình chữ U. Có điều, cái đáy của chữ U rộng bao nhiêu thì vẫn chưa ai xác định được. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân của việc nằm dưới đáy này là do các biện pháp giải cứu của Chính phủ Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác chưa thực sự đủ lớn để vực dậy nền kinh tế của họ. Cũng chính vì nguyên nhân này, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với một nguy cơ mới, đó là nguy cơ giảm phát. 

Nhìn nhận chung về tình hình kinh tế thế giới, các chuyên gia cho rằng mức cầu trên thế giới hiện nay yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh và sự không rõ ràng về khả năng thanh khoản của các ngân hàng tại nhiều quốc gia vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng. Dịch cúm A/H1N1 đang hoành hành hiện nay cũng là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự phục hồi kinh tế thế giới.

Về tăng trưởng kinh tế, vừa qua EIU đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 từ 0.9% lên 1.2% (tính theo tỷ giá hối đoái) và từ 1,9% lên 2,1% (tính theo sức mua tương đương). Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế học (CEBR), năm 2009 GDP toàn cầu sẽ giảm 1,4%. Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại cho đến hết năm và dừng ở mức trung bình vào năm 2010 do chính phủ các nước sẽ “cắt giảm tài chính”.

Về phần cường quốc kinh tế số 1 thế giới Mỹ, vừa qua Mỹ đã in khá nhiều tiền để giải cứu nền kinh tế nước này ra khỏi khó khăn. Tuy nhiên, lượng cung tiền tăng đã không dẫn đến lạm phát bởi ngân hàng không cho vay mà giữ lại, lãi suất giảm còn 0% nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn không muốn vay tiền. Điều mà kinh tế Mỹ và nhiều nước đang "vấp" phải là quá nhiều tiền mà không chi tiêu. Vì vậy, dự báo tình trạng đình trệ sẽ còn kéo dài trên thị trường bất động sản Mỹ và việc thắt chặt chi tiêu cũng còn kéo dài bởi rất nhiều người dân Mỹ đang phải đối mặt với việc trả nợ cho các khoản vay bất động sản trước đây. 

EIU nhận định, kinh tế Mỹ năm 2009 sẽ tăng trưởng âm 2,9% thay vì mức âm 3,2% dự báo trước đây. Dự báo cho năm 2012 cũng tăng lên từ 0,6% đến 1% nhờ các gói kích thích tài chính và tiền tệ lớn. Các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi tình trạng “rơi tự do”. Tuy vậy trước mắt, Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như thất nghiệp, thâm hụt ngân sách liên bang gia tăng, các ngành kinh tế mũi nhọn như tài chính và công nghiệp ô tô tiếp tục chao đảo. Dự đoán ngân sách tài khóa kết thúc vào 30/9/2009 sẽ thâm hụt khoảng 1.840 tỷ USD, tương đương 12,9% GDP.

Các nền kinh tế châu Á được đánh giá có thể phục hồi sớm hơn và mạnh hơn với mức tăng trưởng gần 4% trong năm 2010. Trong đó, EIU cho rằng các gói kích thích tài chính cùng với những thay đổi về chính sách sẽ giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự kiến, tới 6,5% năm 2009 và 7,3% năm 2010. Trước đó, mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lần lượt tương ứng là 6% và 7%. Bên cạnh đó, EIU cũng nâng mức dự báo tăng trưởng của Nhật Bản từ 0,3% lên 0,8% năm 2010 nhờ gói kích thích tài chính của Chính phủ trị giá 15,4 nghìn tỷ Yên, tương đương 3% GDP của nước này. Riêng đối với Thái Lan, trước tình hình kinh tế suy thoái mạnh trong quý I/09 và bất ổn chính trị có nguy cơ kéo dài, giới phân tích đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Thái Lan xuống còn từ âm 2,5% đến âm 3,5%, so với mức 0% đến âm 1% dự báo trước đó. Nhiều khả năng GDP nước này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trước khi phục hồi vào quý IV/2009.

Tình hình kinh tế châu Âu có vẻ u ám hơn cả. Theo EIU, kinh tế châu Âu ít sáng sủa hơn với tốc độ tăng trưởng năm 2009 giảm từ âm 4,3% xuống âm 4,5% và âm 0,3% xuống còn âm 0,6% trong năm 2010. Nguyên nhân là do các chính phủ EU quá thận trọng trong việc hoạch định chính sách nên các gói kích thích kinh tế vĩ mô của khu vực này ít phát huy tác dụng. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu nhận định kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng âm 4% trong năm 2009 và âm 0,1% trong năm 2010. Tỷ lệ lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể âm trong một số tháng tới, tăng trưởng tiền tệ và tín dụng giảm.

Ngoài ra, IMF dự đoán các nền kinh tế Mỹ Latinh sẽ sụt giảm bình quân 1,5% năm 2009 trong đó Mêhicô là nước giảm mạnh nhất với mức 3,5%. Kinh tế khu vực này đi xuống là do hoạt động ngoại thương giảm mạnh (20-30%), nhu cầu tiêu thụ nội địa lại thu hẹp, cán cân thương mại bị thâm hụt lớn và lạm phát giảm.

5. Các gợi ý chính sách

Đối phó với nguy cơ giảm phát

Kinh tế toàn cầu đang rơi vào nghịch lý, năng lực thừa thãi nhưng chi tiêu giảm. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giải phóng nguồn tiền này, làm thế nào để tăng chi tiêu trong khu vực dân cư? Theo giáo sư Paul Krugman, biện pháp tốt nhất là phải tăng chi tiêu nhà nước, giảm thuế để thúc đẩy kinh tế hồi phục.



Bên cạnh đó, giáo sư Paul Krugman cho rằng, xuất khẩu là hình thức vượt qua khủng hoảng tốt nhất. Đây là cách mà Nhật đã áp dụng trong thập niên 80. Nhật đã thực sự hồi phục qua một loạt các biện pháp mạnh tay, đó là giảm giá đồng yen để đẩy mạnh xuất khẩu. 

Ngoài ra, ông cho rằng vấn đề quan trọng nhất để tránh khủng hoảng là phải kiểm soát chặt chẽ chính sách tài chính, cụ thể phải kiểm soát được việc cung tiền ra ngoài của các ngân hàng. Không cần phải có sự can thiệp nhiều của Nhà nước để tránh khủng hoảng, cái cần là ngân hàng trung ương phải có một cách cung tiền hợp lý, bình ổn.

Cần thiết một gói kích thích phối hợp trên quy mô toàn cầu

Cuộc khủng hoảng toàn cầu cần có một phản ứng toàn cầu, nhưng rất không may điều này lại phụ thuộc vào từng quốc gia. Mỗi nước sẽ cố gắng thiết kế một chương trình kích thích nhằm tạo ra tác động tích cực đối với đời sống người dân, nhưng sẽ không tạo được động lực cho toàn cầu. Các nước sẽ phải cân đối chi phí, lợi ích thu được với tăng trưởng kinh tế và việc làm. Một phần lợi ích (trong trường hợp các nền kinh tế mở và nhỏ) của gói kích thích sẽ thất thoát, vì vậy các gói kích thích nhiều khả năng sẽ bị thu nhỏ lại khi triển khai và có cơ cấu không hợp lý. Một gói kích thích phối hợp toàn cầu là cần thiết.

Bên cạnh đó, mặc dù đồng ý rằng hầu hết tất cả các nước cần phải đưa ra các gói kích thích kinh tế song nhiều nước đang phát triển không có nguồn lực để làm việc này và phải tính đến việc đi vay các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tránh một cuộc khủng hoảng nợ mới, thì các khoản vay này cần phải được cấp dưới dạng không hoàn lại, tránh các điều kiện mà hầu hết đều dẫn tới các chính sách tài khóa và tiền tệ có thể khiến kinh tế thu hẹp cũng như gắn với các yêu cầu mở cửa thị trường tài chính, vốn được xem là những nguyên nhân gốc của khủng hoảng lần này. Cần phải cho phép việc cung cấp tài trợ qua nhiều kênh khác nhau, kể cả các tổ chức khu vực.

Các nước phát triển cần phải nhận thức hậu quả của các chính sách hỗ trợ và bảo lãnh của mình với nền kinh tế toàn cầu và phải cung cấp những khoản hỗ trợ cho những nước đang phát triển. Các khoản hỗ trợ từ chính phủ gây ra những tác động xấu đến kinh tế toàn cầu. Không công bằng khi mà các công ty hay ngân hàng ở các nước phát triển nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ trong khi các số khác thì không. Điều này sẽ làm giảm khả năng chịu rủi ro của các công ty được trợ cấp vì họ biết rằng nếu họ thất bại thì Chính phủ sẽ lại cứu họ.



Giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế châu Á

Những số liệu công bố mới đây cho thấy kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu ra khỏi khủng hoảng nhờ sự gia tăng tiêu dùng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, phải mất vài năm tiêu dùng nội địa mới có thể thay đổi. Hiện sức tiêu thụ nội tại không thể tăng được bởi tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng do các công ty phải thu nhỏ quy mô để bảo tồn khả năng thu lợi nhuận. Vậy là, một lần nữa sự phục hồi bền vững lại phải chờ có sự cải thiện kinh tế toàn cầu và phải có thời gian. Trước mắt, một số giải pháp có thể giúp các nền kinh tế châu Á tháo gỡ khó khăn:

Một là, các nước nên tiếp tục giảm lãi suất và thông qua những chính sách như tăng mạnh khả năng thanh toán tiền mặt cho các ngân hàng hoặc can thiệp bằng cách hỗ trợ cho vay giống như nhiều nước tiên tiến đã áp dụng.

Hai là, các nước cần duy trì gói kích cầu trong năm 2009 sang năm tới, đồng thời đưa ra những kế hoạch phát triển trung hạn để đảm bảo sự phục hồi dần dần của khu vực tài chính.

Ba là, các nhà chức trách cần duy trì thanh khoản ngoại hối, rút tiền khi cần thiết theo qui định trong các thỏa thuận hoán đổi song phương hoặc qui định tín dụng linh hoạt mới của IMF được đưa ra nhằm trợ giúp một số nước có chọn lọc mà không bắt buộc phải có điều kiện kèm theo. Xuất khẩu tạo ra việc làm nhưng sự cạnh tranh trong các thị trường quốc tế đã tạo ưu thế cho các nước có chi phí lao động rẻ nhất, duy trì mức lương thấp tại các nước nghèo và làm chậm sự phát triển của các ngành dịch vụ trong nước.

6. Chuyển biến mới trong cục diện kinh tế thế giới trong tương lai

Thế giới đang bước vào thời kỳ thay đổi lịch sử, ưu thế về chính trị kinh tế, văn hóa của Mỹ đang dần suy yếu. Do suy thoái kinh tế, nhiều nền kinh tế như Trung Quốc, Braxin và các nền kinh tế mới nổi khác đang dần khẳng định vị thế của mình, điều này cũng có nghĩa các nền kinh tế như Mỹ, Canada và châu Âu sẽ mất dần vị thế thống trị kinh tế thế giới. CEBR cho hay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra, GDP của phương Tây theo dự kiến sẽ không rớt xuống dưới 50% GDP toàn cầu cho đến tận năm 2015. Thế nhưng, mức GDP phương Tây đóng góp cho thế giới đã giảm liên tục kể từ năm 2004. Năm 2004 là 60%, năm 2008 là 52%. Cuộc suy thoái kinh tế đã đẩy nhanh quá trình hạ bệ. Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế học (CEBR), GDP của Mỹ, Canada và châu Âu sẽ chỉ đạt 49,4% GDP toàn cầu trong năm 2009. Đến năm 2012, phương Tây sẽ chỉ đóng góp được 45% vào mức GDP chung.




1 Công nghiệp quốc doanh ở địa phương sụt giảm tới 4,8%, trong khi khu vực kinh tế Trung ương tăng trưởng rất thấp, chỉ đạt 1,4%)

2 Trong phiên họp thường kỳ tháng 05/2009 NHNN đã đề xuất kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM là 30%, mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN dự kiến trước đó là khoảng từ 21% - 23%

3 Tháng 5/2009 nhiều mặt hàng đã tăng từ 7-15% do tăng giá đầu vào như điện, nước, xăng dầu và do yếu tố tâm lý “tăng lương”

4 Nếu loại trừ kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đá quý/kim loại quý (khoảng 2,6 tỷ USD) thì lũy kế kim ngạch xuất khẩu 5 tháng giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước.

5 Kim ngạch XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 21,4% (nếu không tính dầu thô thì giảm 10,1%). Kim ngạch XK của doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước tăng 12%.


6 Trong đó, chủ yếu là vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,96 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2008. Vốn cấp mới chỉ đạt 2,7 tỷ USD, chỉ bằng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái (TCTK).

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM

Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005

tải về 177.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương