Riêng về tin học, với tốc độ phát triển tính từng này, đã là một đề tài sôi động trên thế giới. Hầu hết báo chí các nước ngày nào cũng đều ít nhiều đề cập đến lĩnh vực này



tải về 1.3 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.3 Mb.
#12264
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

 Thị trường thông tin toàn cầu sẽ là một công trình khổng lồ và sẽ kết hợp tất cả các phương tiện khác nhau. trên bình diện thực tế, công trình đó sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn rộng rãi đối với tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc bạn kiếm sống và đầu tư như thế nào, bạn sẽ mua sắm những gì và bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho những thứ đó, bạn của bạn sẽ là những ai và bạn sẽ sử dụng bao nhiêu thời gian cho bè bạn, và đâu sẽ là nơi an toàn để cho bạn và gia đình bạn sống. Môi trường làm việc của bạn và ý nghĩa của bạn về điều gọi là "được giáo dục" cũng sẽ thay đổi gần như không nhận thấy được. Ý thức về tính đồng nhất, về bạn là ai và bạn thuộc về đâu, sẽ được mở rộng ra đáng kể. Tóm lại,hầu như tất cả mọi việc rồi sẽ được thực hiện khác đi. tôi không mong đợi những điều đó sẽ sảy ra trong nay mai, và tôi hiện đang làm tất cả những gì có thể được để thúc đẩy cho quá trình đó xảy ra.

 Bạn không chắc là bạn sẽ tin vào điều này? Hay bạn muốn tin vào nó? Có lẽ bạn sẽ từ chối tham gia.Người ta nói chung, thường làm những việc khi có một vài công nghệ mới đe doạ sẽ thay đổi những gì họ đã quen thuộc và cảm thấy thoải mái với chúng. Trước hết, xe đạp, một vật đã xuất hiện kỳ cục; xe hơi, một kẻ sâm nhập quá ồn ào; máy tính bờ túi, một mối đe doạ việc học toán học; và radio, sự kết thúc của quá trình đọc viết.

  Nhưng rồi qua thời gian, những máy móc đó đi vào trong đời sống hàng ngày của bạn, bới chúng mang tới sự tiện lợi và tiết kiệm sức lao động, và chúng cũng đồng thời khuyến khích bạn đi vào những đỉnh cao sáng tạo mới. Chúng ta hoan nghênh đón mừng chúng. Chúng nhận được sự tin cậy và có mặt bên cạnh các công cụ khác của chúng ta. Một thế hệ mới trưởng thành cùng với chúng, thay đổi và nhân tính hoá chúng. Tóm lại, chơi cùng với chúng.

 Điện thoại là một bước tiến lớn lao trong thông tin hai chiều. Nhưng lúc mới ra đời, nó bị lên án là vật gây phiền toái. người ta cảm thấy khó chịu, cảm thấy bất tiện với kẻ thâm nhập mới vào trong gia đình họ. Dù vậy, dần dà con ngươi nhận ra rằng họ chẳng những có thêm một công cụ mới và họ còn học được cách liên lạc mới. Một câu chuyện phếm trên điện thoại không được lâu hoặc trang trọng bằng một cuộc đàm thoại trực diện. ngoài chuyện chưa quen ra, đối với nhiều người, nó là công cụ không hữu hiệu. Trước khi điện thoại ra đời, muốn thực hiện bất cứ một cuộc nói chuyện nào, người ta phải mất chọn một buổi chiều hoặc một buổi tối để đi thăm và có thể là một bữa cơm nữa. Một khi điện thoại có mặt ở hầu khắp các trụ sở làm việc và gia đình, người ta sáng tạo cách để tận dụng đặt tính độc nhất vô nhị của phương tiện liên lạc này. và khi điều đó phát triển dộng ra, các cách thể hiện đặc biệt của nó,các mánh khoé,các nghi thức văn hoá của nó phát triển theo. Trong khi tôi đang viết quyển sách này, một hình thức liên lạc mới-thư điện từ còn gọi là E-Mail- đang diễn ra theo quá trình tương tự: thiết lập nên các qui chế và tập tục riêng của nó.

 Antoine de Saint-Exupesry, một phi công đồng thời là nhà văn người pháp, viết trong cuốn hồi ký Gió, cát và các vì tinh tú, vào năm 1939, dần dà, chiếc máy điện thoại sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của nhân loại.

  Ông viết về cách thức con người phản ứng trước kỹ thuật mới, và sử dụng cách đón chào chậm chạp của đại chúng đối với công trình đường xe lửa hồi thế kỷ thứ XIX làm ví dụ.

  Ông mô tả dân chúng đã từng ca thán những đầu máy xe lửa sơ khai phun khói mù mịt với tiếng động cơ thét gào như những con quỷ sắt. rồi khi nhiều đường day được nắp đặt, các thị trấn bắt đầu xây dựng các trạm xe lửa. Hàng hoá và các dịch vụ đã phát triển theo. Nhiều việc làm thích thú bắt đầu từ đó. Xuất hiện một nên văn hoá phát triển theo hình thái độ khinh miệt đi tới chỗ công nhận nó. cái công cụ mà trước đây bị coi là con quái vật thì lúc này đã trở thành một phương tiện chuyên trở tốt nhất, mạnh nhất, phục vụ cho đời sống hàng ngày của họ. Một lần nữa sự thay đổi trong nhận thức của chúng ta được phản ảnh trong ngô ngữ chúng ta sử dụng. Hồi đó, chúng ta gọi xe lửa là "con quỷ sắt".
Và Saint-Exsupery đặt câu hỏi: "vậy thì ngày nay người dân quê gọi xe lửa là gì nếu không phải là một anh bạn hiền lành cứ đúng 6 giờ chiều mỗi ngày là chạy ngang qua nhà mình?"

 Chỉ có một sự thay đổi duy nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thông tin liên lạc sảy ra vào khoảng năm 1450, khi Johann Gutenberg, một người thợ rèn ở Mainz, Đức, phát minh và giới thiệu một máy in loại di chuyển được đầu tiên ở châu âu (lúc đó Trung Quốc và Triều tiên đã có máy in rồi).Sự kiện đó đã thay đổi vĩnh viễn nền văn hoá phương tây. Phải mất hai năm Gutenberg mới sắp xong chữ cho bộ Kim thánh đầu tiên, nhưng một khi đã sắp chữ xong, ông có thể in ra hàng loạt bộ. Trước thời Gutenberg, tất cả các sách đều phải chép bằng tay, hiếm khi hoàn thành xong một bản chép trong vòng một năm. Chiếc máy in của Gutenberg thời bấy giờ thật chẳng khác gì chiếc máy in lazer tốc độ nhanh hiện nay.

Chiếc máy in mang lại cho phương Tây không chỉ có cách sản xuất sách nhanh chóng hơn mà còn nhiều lợi ích khác. Cho đến lúc đó, mặc dù nhiều thế hệ đã đi qua, nhưng cuộc sống vẫn còn mang tính cộng đồng và hầu như là không thay đổi mấy. Hầu hết mọi người chỉ biết những gì bản thân họ được nhìn thấy hoặc được kể lại. Hầu như chẳng có mấy ai ra khỏi ngôi làng của họ. Như nhà văn James Burke, một tác giả tôi mến mộ, đã viết:

 "Trên thế giới này, tất cả kinh nghiệm đều mang tính riêng tư: chân trời của họ thật là nhỏ hẹp, và cộng đồng hầu như chỉ nhìn ngược vào phía trong. Tất cả những gì tồn tại ở thế giới bên ngoài chỉ là lời đồn đại".

 Chữ in đã thay đổi tất cả,. Nó là phương tiện thông tin đại chúng đầu tiên- lần đầu tiên kiến thức, quan điểm,và kinh nghiệm được trao đổi với nhau dưới một hình dạng cụ thể , lâu bọn và có thể di chuyển được. Chữ in đã giúp nới dộng tầm nhìn của con người vượt ra khỏi danh giới ngôi làng họ sống, người ta bắt đầu quan tâm tới những gì đang sảy ra ở các nơi khác. Nhà máy in mọc lên như nấm tại các thành phố thương mại và trở thành những trung tâm trao đổi tri thức. Khả năng biết đọc biết viết trở thành một kỹ năng quan trọng, nó đã cách mạng hoá nền giáo dục và thay đổi các cấu trúc xã hội.

  Trước thời Gutenberg, trên toàn lục địa Châu Âu chỉ có khoảng 30.000 đầu sách, gần như tất cả đều là kinh thánh. Vào năm 1500, có khoảng trên 9 triệu cuốn với đủ loại đề tài. Truyền đơn và các loại giấy tờ in khác bị ảnh hưởng chính trị, tôn giáo, khoa học và văn học. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người bên ngoài giới khoa bảng chính thống sử dụng chác loại thông tin viết.

 Xa lộ thông tin sẽ biến đổi nền văn hoá của chúng ta cũng sâu sắc, mạnh mẽ như máy in của Gutenberg đã làm ở thời trung cổ.

 Máy điện toán cá nhân đã và đang thay đổi thói quen làm việc của chúng ta, nhưng nó chưa thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta nhiều. Khi những chiếc máy thông tin rất mạnh của ngày mai được nối mạng với nhau trên xa lộ,con người, máy móc, các cuộc vui chơi giải trí, và các dịch vụ thông tin, đều có thể tiếp cận được. Bạn có thể liên lạc được với bất cứ ai, tới bất cứ nơi nào, và với những ai muốn liên lạc với bạn; bạn có thể đọc lướt qua, dù ngày hay đêm, sách báo của hàng ngàn thư viện. Chiếc máy ảnh mà bạn bỏ quên hay bị đánh cắp sẽ báo một cách chính xác cho bạn biết hiện giờ nó đang ở đâu, dù cho nó là một thành phố khác. Từ trụ sở làm việc, bạn có thể trả lời câu hỏi từ gia đình của bạn. những thông tin hiện nay khó có thể có được, ngày mai sẽ trở nên dễ dàng:

 - Xe buýt của anh chạy đúng giờ không?

 - Hiện nay trên con đường bạn đi làm việc hàng ngày có tai nạn nào xảy ra không?

 - Học bạ của con bạn đang học tại trường tốt xấu ra sao?

 - Liệu có ai đồng ý đổi vé xem hát vào ngày thứ năm theo vé ngày   thứ tư của bạn không?

 - Cửa hàng nào, dù ở bất cứ nơi đâu, có thể giao cho bạn một   đồng hồ đeo tay vừa để coi giờ vừa để bắt mạch với giá rẻ nhất vào sáng ngày mai?

 - Hiệu giặt ủi đã giặt xong áo choàng của bạn chưa?

 - Triệu chứng của một cơn đau tim như thế nào?

 -Liệu cá có nhận biết được màu sắc không?

 -Mình đang ở đâu vào lúc 9 giờ 2 phút tối ngày thứ năm vừa qua nhỉ?

 Chẳng hạn, bỗng dưng bạn muốn thử một nhà hàng mới khai trương và muốn được xem thực đơn, dự án ngân hàng mục rượu vang, và các món đặc sản trong ngày của cửa hàng đó. có thể bạn đang nghĩ không biết các nhà bình luận nói gì về các món ăn bạn thích nhất.

Bạn có thể cũng muốn biết sở Y tế đã xếp hạng vệ sinh của khu vực bạn ở thụôc hạng nào. nếu bạn nghi ngờ nhà hàng bên cạnh, mà bạn muốn thông qua báo cáo của cảnh sát để biết mức độ an toàn của nó. nếu bạn vẫn còn thích thú đi du lịch ư? Vậy bạn phải đặt khách sạn, phải có bản đồ, phải có bản hướng dẫn lái xe theo luật giao thông. Hãy lấy các bản hướng dẫn đã in sẵn hay bảo máy đọc cho bạn nghe- và cập nhật thêm trong khi bạn đang lái xe trên đường.

 tất cả những thông tin đó đều có thể có được và hoàn toàn thuộc về bạn, bởi vậy có thể khai thác bất cứ phần nào bạn thích thêo bất cứ cách nào và trong bất cứ bao lâu tuỳ bạn muốn. bạn muốn xem một chương trình vào lúc thuận tiện cho bạn chứ không phải vào đúng lúc chương trình đó được phát sóng.

 Bạn có thể đi mua sắm, đặt thức ăn, liên lạc với bạn bè đồng môn, hoặc bạn muốn gửi thông tin của bạn cho những ai muốn sử dụng nó vào lúc nào tuỳ thích. Chương trình thời sự hàng đêm sẽ bắt đầu vào thời điểm bạn muốn và sẽ kết thúc vào lúc bạn dự định.

 Bạn sẽ lướt qua những đề tài do bạn hoặc do một cơ quan dịch nắm được sở thích của bạn. bạn có thể yêu cầu gửi cho bạn những báo cáo của Tokyo hoặc của Boston hay của Seattle, yêu cầu cung cấp thêm chi tiết của một chuyên mục thời sự nào đó, hoặc có thể hỏi liệu người viết chuyên mục bạn ưa thích có thể bình luận thêm vêsự kiện nào đó. và nếu bạn muốn, người ta sẽ gửi bảng tin thời sự đó tới cho bạn.

 Sự thay đổi trọng đại đó khiến cho người ta lo sợ. Hàng ngày, trên toàn thế giới, người ta hỏi nhau về mạng lưới đó thường với nỗi lo sợ hãi hùng. Điều gì sẽ sảy đến với việc làm của chúng ta? Liệu con ngưới có thể rời khỏi cái thế giới vật chất hàng ngày sống bằng máy điện toán của họ? liệu cái hố sâu ngăn cách giữa người giàu và kẻ nghèo có bị khoét rộng thêm ra? Liệu máy điện toán có thể giúp đỡ được gì cho những người dân bị mất quyền bầu cử ở East St. Lous hay đang chết đói ở Ethiopia? Những thách thức lớn lao sẽ sảy đến với mạng lưới và những thay đổi mà nó mang lại. Trong chương 12, tôi sẽ bàn về nhiều mối quan ngại chính đáng mà tôi thường được nghe đi nghe lại.

 Tôi đã suy nghĩ về những khó khăn, và nhận thấy rằng, sau khi phân tích đến cung, tôi vẫn tin tưởng và lạc quan. Một phần, vì đó là bảng tính của tôi, phần khác, do tôi là người nhiệt tình với những gì mà thế hệ tôi, thế hệ trưởng thành cung với máy điện toán, có khả năng thực hiện được. chúng tôi đã tạo ra những công cụ dùng để hướng tới những phương cách mới. tôi thuộc loại người tin rằng, dù cho có gì sảy ra đi nữa thì sự tiến bộ sẽ đến, chúng ta cần phải tạo ra những gì tốt nhất. Tôi vẫn còn rùng mình với cảm giác rằng tôi đang bước thẳng vào tương lai và nắm bắt ngay khả năng hé lộ ban đầu của cuộc cách mạng này. Nhưng tôi cảm thấy thực sự may mắn rằng tôi là người đang nắm lấy cơ hội để góp phần vào sự khởi đầu của sự thay đổi mang tính thời đại một lần thứ hai nữa.

  Lần đầu tiên, khi còn là một thiếu niên, tôi đã trải qua sự phấn khích đặc biệt khi tôi hiểu ra rằng những chiếc máy điện toán kia rồi đây giá rẻ và máy sẽ mạnh hơn rất nhiều. Chiếc máy điện toán mà tôi đã chơi trò chơi tic-toe vào năm 1968 và hầu hết các máy điện toán thời đò là những máy chính; những con quái vật khó tính đó được đặt trong các hộp bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sau khi chúng tôi sử dụng hết số tiền do Mothers' Club cung cấp, Paul Allen, người bạn học của tôi thời đó và sau này đã cùng tôi thành lập ra Hãng Microsoft, và tôi đã sử dụng rất nhiều thời gian để tiếp cận với máy điện toán. Những máy điện toán thời đó hoạt động rất kém so với tiêu chuẩn máy điện toán hiện nay, nhưng chúng lại là nỗi kinh hoàng đối với chúng tôi bởi vì chúng thật to lớn, phức tạp và rất đắt, giá mỗi chiếc tới hàng triệu Mỹ kim. Người ta nối chúng bằng sợi dây điện thoại với thiết bị đầu ra là loại máy teletyp để cho nhiều người ở nhiều noi khác nhau có thể dùng chung được. Còn máy điện toán thuê giờ thì rất đắt.  Khi tôi còn học trung học, giá thuê giờ loại máy trên là 40 Mỹ kim. Điều đó bây giờ nghe có vẻ kỳ quặc vì khi mà hiện nay có một số người có hơn một máy và không họ nghĩ rằng anh ta để đó bạn cũng có thể sắm riêng một máy được. Nếu bạn có 18.000 Mỹ kim ,Hãng Digital Equipment (DEC) sẽ bán cho bạn một máy PDP-8. Mặc dù người ta gọi là " máy điện toán mini" nhưng nó rất lớn so với máy ngày nay. Người ta phải đặt nó trên một giá đỡ chiều ngang O,6 m và chiều cao 2 m, nặng tới 120kg. Có một thời chúng tôi có một cái, và tôi nghịch nó suốt ngày.

  Chiếc PDP-8 rất bị hạn chế so với chiếc máy chính mà chúng tôi có thể liên lạc được bằng điên thoại, thực ra, khả năng tính của nó còn kém hơn vài loại đồng hồ đeo tay hiện nay. Nhưng nó có thể lập trình giống như máy lớn, loại rất đắt tiền, bằng cách chỉ thị cho phần mềm. Mặc dù có những hạn chế, chiếc máy PDP-8 khơi dậy trong chúng tôi niềm mơ ước rằng rồi đây hàng triệu người sẽ có thể sắm được máy điện toán. Cứ mỗi một năm trôi qua, tôi lại càng


tin chắc rằng máy điện toán nhất định sẽ rẻ hơn nhiều và sẽ rất phổ biến. Tôi chắc chắn rằng một trong những lý do khiến tôi quyết tâm phát triển máy điện toán cá nhân lúc đò là tôi muốn có riêng cho mình một chiếc.

  Vào thời đó, phần mềm, cũng giống như phần cứng, đều rất đắt. Người ta phải viết cho mỗi loại máy. Và hễ mỗi lần phần cứng của máy điện toán thay đổi, và việc đó rất thường xảy ra, thì lại phải tốn rất nhiều thời gian để viết lại phần mềm khác. Một số hãng sản xuất máy điện toán có cung cấp khối lập trình phần mềm chuẩn kèm theo máy, nhưng hầu hết các phần mềm đều chỉ dược viết để giải quyết nhưng vấn đề riêng cho một số hãng buôn. Cũng có một vài phần mềm đa dụng, nhưng có rất ít phần mềm kết hợp mà bạn có thể mua đứt được.

  Ba má tôi lo tiền học phí cho tôi tại Lakeside và cho tôi tiền để mua sách, nhưng tôi còn phải lo trả tiên thuê máy điện toán. Chính điều đó đã đẩy tôi nghiêng về hướng muốn kinh doanh phần mềm. Nhóm chúng tôi,trong đó có Paul Allen, tìm dược việc làm với tư cách là những lập trình viên phần mềm. Đối với học sinh các trừong trung học, số tiền 5.000 Mỹ kim được trả cho mỗi mùa hè - một phần bằng tiền và số còn lại được trừ vào tiền thuê máy điện toán -thật là một số tiền lớn. Đồng thời, chúng tôi cũng thương lượng để làm việc cho một số công ty khác trong đó có điều kiện là nếu chúng tôi phát hiện các sai sót trong phần mềm cho họ, chúng tôi được sử dụng máy điện toán của họ không mất tiền.

  Một trong những chưong trình tôi đã viết là chưong trình về xếp lớp của học sinh. Tôi đã bí mật cài vào đó một vài lệnh và việc đó khiến tôi được xếp vào một lớp chỉ toàn là nữ sinh. Như tôi đã đề cập, thật khó lòng kéo tôi ra khỏi chiếc máy, nơi tôi có thể chứng minh một cách rỏ ràng về những thành công của mình. Tôi đã nghiện nó rồi.

 Lúc đó, Paul hiểu biết về phần cứng nhiều hơn tôi. Vào một ngày he năm 1972, khi tôi mới 16 và Paul 18 tuổi, Paul đưa cho tôi bài báo dài cả trang 143 của tạp chí Electronics. Bài báo viết rằng một công ty còn non trẻ, tên Intel, đã cho ra đời một nhip vi xử lý với tên gọi 8008.

 Chíp vi xử lý đơn giản nhưng nó chứa toàn bộ não của một máy điện toán Paul và tôi nhận thấy rằng bộ vi xử lý đầu tiên này còn rất hạn chế, nhưng Paul chắc chắn rằng sẽ có thể làm cho chúng mạnh hơn và máy điện toán sử dụng một chip sẽ được cải tiến nhanh chóng.

  Vào thời đó, giới công nghiệp máy điện toán chưa họ nghĩ đến việc chế tạo ra một máy điện toán thực ra chỉ dùng một bộ vi xử lý. Bài báo dăng trên tạp chí Electronics chẳng hạn, miêu tả máy điện toán 8008 như là một máy thích hợp " cho bất cứ chương trinh số hoc, chương trình điều khiển hay hệ thống làm ra quyết định nào, như là một đầu cuối thông minh ". Nhưng tác giả bài báo đã không nhận thấy rằng bộ vi xử lý lại có thể phát triển lên thành một máy điện toán đa năng. Các bộ vi xử lý thời đó còn chậm và bị hạn chế về số lượng thông tin mà chung xử lý. Chưa có những ngôn ngữ lập trình phức hợp. Mỗi một ứng dụng đều phải được lập trình với hàng tá các lệnh đơn giản mà mạch tổ hợp có thể hiểu được.

Người ta coi chiếc máy 8008 như là một gánh nặng, cứ phải lặp di lặp lại các nhiệm vụ đơn giản một cách rất nhàm chán. Loại này được sử dụng rất phổ biến trong thang máy và máy tính bờ túi.

  Nói cách khác, một bộ vi xử lý giản đơn được gắn vào một ứng dụng,như các nút điều khiển trong thang máy, chỉ là một công cụ đơn, một cái trống hay một cái còi, trong tay của một nhạc sĩ nghiệp dư; tốt cho nhịp điệu cơ bản hoặc cho những hoà âm không phức tạp. Tuy nhiên, một bộ vi xử lý mạnh với những ngôn ngữ lập trình thích hợp giống như một dàn nhạc hoàn hảo. Với một phần mềm đúng, cũng như với một dàn nhạc hay, nó có thể chơi tất cả các thể loại.

  Paul và tôi tự hỏi chúng tôi phải lập trình như thế nào để cho máy 8008 có thể thực hiện được, Paul điện thoại cho hãng Intel để hỏi xem họ có thể cung cấp cho chúng tôi một tài liệu hướng dẫn nào được không. Chúng tôi hơi ngạc nhiên khi nhận được tài liệu do họ gởi tới. Chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu. Trước đây, tôi đã lập một phiên bản (version) của BASIC để sử dụng trong máy PDP-8 của Hãng DEC, và hết sức phấn khởi khi nghĩ rằng tôi có thể làm như vậy cho mạch tổ hợp của Hãng Intel. Nhưng trong khi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của máy 8008, tôi nhận thấy rằng đó chỉ là việc làm vô ích. Chiếc máy 8OO8 chưa phải là loại máy tinh vi, nó không có đủ transistor.

 Tuy nhiên, chúng tôi đã hình dung ra cách sử dụng mạch tổ hợp nhờ đó để nâng công suất của những chiếc máy lên để chúng có thể phân tích số liệu thông tin về lưu lượng xe cộ lưu thông xe bằng cách trải một đoạn ống cao su ngang qua những quãng đường chọn trước. Khi một xe chạy qua ống cao su, nó đục một lỗ trên băng giấy đặt bên trong một hộp kim loại gắn ở một đầu ống. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể sử dụng máy 8008 để xử lý các băng giấy đó để in ra các dồ thị và các số liệu thống kê khác. Chúng tôi đặt tên cho công ty đầu tiên của chúng tôi là " Traf-O-Data". Vào thời đó, cái tên này nghe có vẻ thi vị lắm.

Tôi viết rất nhiều phần mềm cho chiếc máy Traf-O-Data ngay trên xe buýt liên tỉnh trong các lần đi lại từ Seattle tới Pullman va Washington, và trong khi đó Paul vẫn tiếp tục học tại trường. Những mẫu thử đầu tiên hoạt động rất tốt, và chúng tôi hình dung rằng chúng tôi sẽ bán rất chạy loại máy mới của chúng tôi trên khắp đất nước. Chúng tôi sử dụng nó để xử lý các băng giấy về lưu lượng xe giao thông trên dường phố cho một vài khách hàng, nhưng không một ai thực sự muốn mua máy của chúng tôi, có lẽ chúng là sản phẩm của hai cậu nhóc.

 Mặc dù có thất vọng,chúng tôi vẫn vững tin vào tương lai, thậm chí nếu đó không phải là các phần cứng,thì chí ít chúng tôi cũng có thể làm được điều gì đó với bộ vi xử lý. Sau khi tôi vào học tại đại học Harvard vào năm 1973, Paul vẫn cố sử dụng chiếc Chrysler New Yorker cà tàng của anh để đi từ Washington xuyên qua nước Mỹ đến Boston, để lập trinh cho máy điện toán mini tại Honeywell. Anh thừong hay ghé qua Cambridge để tiếp tục trao đổi với tôi về kế hoạch tương lai.

 Mùa xuân năm 1974, tạp chí Electronics cho biết Hãng Intel cho ra đời mạch tổ hợp 8008 mới - có công suất mạch gấp mười lần mạch tổ hợp 8008 gắn trong máy Traf-O-Data. Máy 8008 không lớn hơn máy 8008 là mấy nhưng nó chứa nhiều hơn tới 2.700 transistor. Ngay lập tức, chúng tôi xem xét các bộ phận bên trong của một chiếc máy điện toán thực sự, với giá khoảng dưới 200 Mỹ kim. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc soạn tài liệu.Tôi nói Paul " Bây giờ thì


hãng DEC sẽ không thể bán được chiếc máy PDP-8 nào nữa đâu " Điều khá rõ ràng đối với chúng tôi là nếu mạch tổ hợp nhờ li ti đó lại có thể trở nên mạnh hơn rất nhiều lần thì sự cáo chung của những cỗ máy cồng kềnh kia đang đến.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy điện toán lại không nhận ra rằng chính bộ vi xử lý đó mới là mối đe doạ. Họ chỉ không thể hình dung được là một mạch tổ hợp nhỏ bé kia lại có thể tạo nên một máy điện toán "thật sự". Thậm chí ngay cả các nhà khoa học của Intel cũng không thể nhìn thấy khả năng tiềm ẩn đầy đủ của nó. Đối với họ, chiếc máy 8008 không gì khác hơn là sự cải tiến trong công nghệ tổ hợp. Trong một thời gian ngắn, các nhà sản xuất máy điện toán đã đúng. Máy 8008 chỉ là một sự tiến bộ nhỏ nhoi. Nhưng Paul và tôi nhìn lại những hạn chế của mạch tổ hợp mới đó và hình dung ra một loại máy điện toán khác hoàn toàn mang tính riêng tư, có khả năng sắm được và có thể thích nghi được. Điều đó đã hết sức rõ ràng đối với chúng tôi bởi vì các mạch tổ hợp mới đó rẻ đến mức rồi chúng sẽ có mặt ở khắp nơi.

Phần cứng của máy điện toán, có một thời rất hiếm, rồi đây cũng sẽ có mặt khắp nơi, và giá thuê máy điện toán sẽ không còn quá đắt như trứơc nữa. Chúng tôi nghĩ rằng người ta sẽ áp dụng mọi ứng dụng mới vào máy điện toán nếu như nó không quá đắt như vậy. Rồi đây, phần mềm sẽ là chìa khoá để khai thác mọi khả năng tiềm tàng của những máy này. Paul và tôi suy đoán rằng các công ty Nhật và IBM chắc sẽ nắm phần sản xuất hầu hết phần cứng. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ đi lên với những phần mềm đầy sáng tạo và mới mẻ. Và tại sao lại không chứ ? Bộ vi xử lý sẽ thay đổi cơ cấu của nền công nghiệp. Và có thể hai chúng tôi tìm được một chỗ đứng trong đó.

 Đờ tài này cũng là đề tài chung của các trường đại học. Bạn có tất cả mọi loại kinh nghiệm mới, và ước mơ hiện tại ấp ủ cho những ước mơ về tương lai. Lúc bấy giờ chúng tôi còn trẻ và nghĩ rằng chúng tôi còn đủ thời gian. Tôi đăng ký học thêm một năm nữa tại trường đại học Harvard, và luôn suy nghĩ tìm cách để cho ra đời công ty sản xuất phần mềm của chúng tôi. Chúng tôi đề ra một kế hoạch khá đơn giản. Từ phòng ngủ của tôi tại ký túc xá, chúng tôi gởi đơn tới tất cả các công ty máy điện toán lớn, xin được viết phiên bản BASIC cho mạch tổ hợp Intel mới,nhưng không một nơi nào trả lời. Đến tháng 12, chúng tôi cảm thấy khá thất vọng. Tôi dự định sẽ trở về Seattle nghỉ phép, và Paul vẫn sống ở Boston. Vào một buổi sáng, với cái lạnh buốt tận xương của vùng Massachusetts, vài hôm trước khi tôi rời khu vực này, Paul và tôi đang lang thang quanh quầy báo tại Quảng trừong Harvard và Paul họ hững cầm lên tạp chí Popular Electronics số tháng Giêng Đây chính là khoảnh khắc tôi đã miêu tả ở phần mở đầu Lời Tựa của quyển sách này. Chính nó đã biến ươc mơ của chúng tôi về tương lai thành hiện thực.

Trên trang bìa của tạp chí là một bức ảnh chụp một máy điện toán rất nhọ, không lớn hơn chiếc lò nứong bánh mì điểm tâm là mấy. Nó có một cái tên có vẻ trang trọng hơn cái tên Traf-O-Data của chúng tôi; Máy điện toán Altair 88OO. ( Altair là đích đến trong bộ phim khoa học giả tưởng nhiều tập Star Trek). Máy không có màn hình và cũng chẳng có bàn phim. Nó có 16 nút bấm đề ra lệnh trực tiếp nhấp nháy được,và tất cả chỉ có thế. Một phần của vấn đề là máy Altair 8800 thiếu phần mềm. Và người ta không thể lập trình cho nó được, và việc đó khiến cho nó trở thành một vật
mới lạ hơn là một công cụ.

Nhưng cái mà máy Altair có lại là chíp vi xử lý của máy Intel 8080 được dùng như bộ não của máy. Khi chúng tôi nhìn thấy nó, chúng tôi hoang mang thực sự. " Ôi ; Nó đã ra đời mà chúng tôi không được góp phần ; Người ta viết phần mềm thực sự cho tổ hợp rồi." Tôi đã đoán chắc là nó sẽ xảy ra sớm hơn và tôi đã muón được tham gia ngay vào thời kỳ đầu. Cơ hội để được tham gia ngay vào các giai đoạn đầu của cuộc cách mạng máy điện toán cá nhân là cơ hội ngàn năm có một, nên tôi đã chớp lấy.

Hai mươi năm sau, tôi cũng suy nghĩ giống như vậy về những gì diễn ra hiện nay. Lúc đó, tôi no sợ rằng người khác cũng sẽ có phiên bản giống như tôi đã làm; ngày nay, tôi biết đang có hàng ngàn người làm như vậy. Cái di sản của cuộc cách mạng trước đây là 50 triệu máy điện toán cá nhân đã được bán ra hàng năm trên toàn thế giới,và vận hội đó đã được lập lại trong nghành công nghiệp máy điện toán. Đã có biết bao người thắng và kẻ thua.Lần này, có không biết bao nhiêu công ty đang cố lao vào thật sớm trong khi sự thay đổi đang diễn ra hàng ngày và có không biết cơ man nào là cơ hội.



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương