Bài Giảng Cuối Cùng (phần 1)



tải về 256.64 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích256.64 Kb.
#23071
  1   2   3   4

Bài Giảng Cuối Cùng (phần 1)


Bài giảng cuối cùng

Randy Pausch

Giáo sư, Đại học Carnegie Mellon

cùng

Jeffrey Zaslow

Người dịch: Vũ Duy Mẫn

Dịch từ nguyên bản: The Last Lecture – Randy Pausch and Jeffrey Zaslow

HYPERION – NEW YORK – 2008

2008 Randy Pausch

Với lời cám ơn tới cha mẹ tôi, những người đã tạo điều kiện để tôi mơ ước,


và với hy vọng cho những ước mơ mà các con tôi sẽ có.

Ngày 18 tháng 9 năm 2007, Randy Pausch, giáo sư tin học Đại học Carnegie Mellon, đã thuyết trình bài giảng nhan đề “Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ” trước cử tọa hơn 400 người. Với ảnh chụp cắt lớp chiếu lên tường, Randy cho cử tọa biết căn bệnh ung thư đang tàn phá và sẽ cướp đi mạng sống của ông trong vài tháng tới. Trên bục giảng ngày hôm đó, Randy trông rất trẻ trung, đầy sức sống, đẹp trai, phấn khởi và tươi vui.  Trông ông như một nhà vô địch. Nhưng đó chỉ là một khỏanh khắc ngắn ngủi, như chính ông sau này thú nhận.

Bài giảng của Randy đã trở thành một hiện tượng, giống như cuốn sách ông viết dựa trên cùng ý tưởng, ngợi ca những ước mơ mà tất cả chúng ta đều tranh đấu để biến thành hiện thực. Thật đáng buồn là cuối cùng Randy đã thua trong cuộc đấu với căn bệnh ung thư vào ngày 25 tháng 7 năm 2008. Nhưng di sản của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta và nhiều thế hệ mai sau.

*
**

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”

- Randy Pausch

*
**

Đã có nhiều giáo sư thực hiện các thuyết trình mang tựa đề “Bài giảng Cuối cùng” trước khi chia tay với giảng đường và thường nói về những thất bại cũng như những gì ý nghĩa nhất đối với họ. Và trong khi họ thuyết trình, cử tọa cũng day dứt với cùng câu hỏi: Có thể truyền đạt những thông điệp gì nếu đây là cơ hội cuối cùng của ta? Nếu ngày mai phải ra đi, thì ta muốn cái gì sẽ là di sản của ta để lại?

Khi Randy Pausch, giáo sư tin học tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông đã hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng của mình, bởi ông vừa bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông  – “Thật Sự Đạt Được Những Ước Mơ Tuổi Thơ” – không phải là về cái chết, mà lại là về việc vượt qua các trở ngại, về việc giúp cho những ước mơ của những người khác, về việc tận dụng mọi khỏanh khắc thời gian (bởi “thời gian là tất cả những gì bạn có … và một ngày nào đó bạn sẽ thấy bạn có ít hơn là bạn tưởng”). Đó là đúc kết những gì mà Randy tâm đắc. Đó là về cuộc sống.

Trong cuốn sách này, Randy Pausch đã kết hợp được sự hài hước, sự cuốn hút, và trí thông minh để làm cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng và tạo một hình ảnh khó phai mờ. Đây là cuốn sách sẽ đuợc chia sẻ bởi nhiều thế hệ tương lai.

*
**

Randy Pausch là giáo sư về Tin học, Tương tác Người Máy, và Thiết kế của Đại học Carnegie Mellon. Từ 1988 tới 1997, ông dạy tại Đại học Virginia. Ông là giáo sư và nhà nghiên cứu được nhiều giải thưởng, đã cộng tác với Adobe, Google, Electronic Arts (EA), và Walt Disney Imagineering, và khởi xướng đề án Alice. Ông sống tại Virginia với vợ và ba con.

Jeffrey Zaslow, một nhà báo của Wall Street Journal, đã dự Bài giảng Cuối cùng, và viết câu chuyện của Randy để giúp lôi cuốn được sự quan tâm rộng lớn của người đọc. Ông sống tại ngoại ô Detroit với vợ, Sherry, và các con gái Jordan, Alex, và Eden.

Mục lục


Lời giới thiệu

I. Bài giảng cuối cùng


II.         Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ

III.       Những phiêu lưu … và những bài học

IV.       Tạo điều kiện cho những ước mơ của người khác

V.        Về sống cuộc sống như thế nào

VI.       Những lưu ý cuối cùng

Lời cám ơn




Lời giới thiệu

Tôi có một vấn đề kỹ thuật.Trong khi đa phần cơ thể là khỏe mạnh, tôi có mười khối u ở gan và chỉ còn một vài tháng để sống.

Tôi kết hôn với người đàn bà lý tưởng của tôi, và là cha của ba đứa con nhỏ. Đáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc cho tôi.

Vậy, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại này như thế nào đây?

Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình. Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để việc họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.

Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra tôi có thể dạy chúng trong hai mươi năm tới đây. Các con tôi còn quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng với cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng nên hành xử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy con cái tự sống cuộc đời của chúng. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi tới việc thực hiện “bài giảng cuối cùng” tại Đại học Carnegie Mellon[1].

Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết tôi đã làm những gì ngày hôm đó. Dưới mẹo đọc một bài gỉảng hàn lâm, tôi đã thử đưa tôi vào một chíếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt trở về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ, tôi đã vẽ cho các con tôi. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.

Tôi đã nói về niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để những điều tôi nói không trở thành buồn chán.

Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi đã bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe quanh khu tôi ở để tập luyện.  Trong năm mươi ba lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để giúp chuyển những câu chuyện của tôi – có thể gọi là năm mươi ba “bài giảng” – thành cuốn sách dưới đây.

Không có gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm cái tốt nhất như có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là những cố gắng của tôi để thực hiện chính điều đó.





[1] Carnegie Mellon là một đại học tổng hợp ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, với hơn 10 ngàn sinh viên, 70 ngàn cựu sinh và 4 ngàn giảng viên và nhân viên. Với những chương trình nổi tiếng thế giới về nghệ thuật và công nghệ, những hợp tác liên ngành và vai trò tiên phong sáng tạo trong giáo dục, Carnegie Mellon luôn được xếp là một trường hạng đầu. (Tất cả các chú thích đều của người dịch.)

Каталог: sites -> phuongpn -> Bi%20ging%20chia%20s -> EBooks
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
EBooks -> Riêng về tin học, với tốc độ phát triển tính từng này, đã là một đề tài sôi động trên thế giới. Hầu hết báo chí các nước ngày nào cũng đều ít nhiều đề cập đến lĩnh vực này
EBooks -> Thế giới Phẳng
EBooks -> Con đường phía trước-BillGate

tải về 256.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương