Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004



tải về 362.88 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích362.88 Kb.
#26462
  1   2   3   4
Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004

về những qui định cụ thể tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

dùng làm thực phẩm cho người
(Công báo của Liên minh Châu Âu L 139 ngày 30/4/2004)
Qui định (EC) số 854/2004 phải đọc như sau:

QUI ĐỊNH (EC) SỐ 854/2004 CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU

ngày 29/4/2004

về những qui định cụ thể tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người

NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU VÀ HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU,


Căn cứ Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu và cụ thể tại Điều 152 (4)(b),
Căn cứ đề xuất của Uỷ ban (1)
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu (2)
Đã tham vấn Uỷ ban của các khu vực,
Thực hiện theo qui trình được nêu tại Điều 251 của Hiệp ước (3)
Trong đó:

:


  1. Qui định (EC) số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu (4) đề ra các nguyên tắc chung về vệ sinh áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm và Qui định (EC( số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu (5) đề ra các nguyên tắc vệ sinh cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.




  1. Các nguyên tắc cụ thể về kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cần xem xét đến các khía cạnh có liên quan đến các sản phẩm đó.

____________________________



  1. OJ C 262 E, 29.10.2002, tr 449.

  2. OJ C 95, 23.4.2003, tr 22.

  3. Ý kiến của Nghị viện Châu Âu ngày 5 tháng 6 năm 2003 (chưa công bố trên Công báo), Quan điểm chung của Hội đồng Châu Âu ngày 27 tháng 10 năm 2003 (OJ C 48 E, 24.2.2004, tr 82). Quan điểm của Nghị viện Châu Âu ngày 30 tháng 3 năm 2004 (chưa công bố trên Công báo) và Quyết định của Hội đồng Châu Âu ngày 16 tháng 4 năm 2004.

  4. Trang 3 của Công báo này.

  5. Trang 22 của Công báo này.


  1. Qui mô của các nguyên tắc kiểm soát cụ thể phải phản ánh qui mô của các nguyên tắc vệ sinh đối cụ thể cho các doanh nghiệp thực phẩm đã được đề ra tại Qui định (EC) số 853/2004. Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên cũng phải tiến hành những kiểm soát chính thức phù hợp để các nguyên tắc quốc gia đã được thiết lập theo Điều 1(4) của Qui định này có hiệu lực. Họ có thể thực hiện điều này bằng cách nới rộng các nguyên lí của Qui định này sang các nguyên tắc của quốc gia họ.




  1. Kiểm soát chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải bao hàm tất cả các lĩnh vực quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của mọi người và nếu thích hợp thì bảo vệ sức khoẻ động vật và an sinh động vật. Chúng phải được dựa trên những thông tin có liên quan nhất hiện có và vì có thông tin mới có liên quan nên có thể chỉnh sửa chúng thành có giá trị.



  1. Pháp chế của Cộng đồng Châu Âu về an toàn thực phẩm phải dựa trên cơ sở khoa học. Cơ quan có thẩm quyền về An toàn thực phẩm Châu Âu sẽ được tham vấn khi cần thiết.




  1. Bản chất và mức độ của kiểm soát nhà nước phải dựa trên việc đánh giá các mối nguy sức khoẻ của mọi người, sức khoẻ động vật và an sinh động vật, khi thích hợp thì cả loại và các yếu tổ đầu vào của các quá trình đã thực hiện và doanh nghiệp thực phẩm có liên quan.




  1. Cần thông qua một số nguyên tắc kiểm soát cụ thể, thông qua quy trình minh bạch hóa như đã nêu trong Qui đinh (EC) số 852/2004 và Qui định (EC) số 853/2004 nhằm tạo sự linh hoạt để điều chỉnh các yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống, có yếu tố đầu vào thấp hoặc được xây dựng ở các khu vực có những khó khăn riêng về địa lí. Qui trình này cũng phải cho phép thực hiện các dự án thí điểm để tìm ra các biện pháp tiếp cận mới để kiểm soát vệ sinh đối với thịt. Tuy nhiên, sự linh hoạt đó không được ảnh hưởng đến các mục tiêu về vệ sinh thực phẩm.




  1. Kiểm soát chính thức đối với sản xuất thịt là cần thiết để thẩm tra xem các doanh nghiệp thực phẩm có tuân thủ theo các nguyên tắc vệ sinh và các tiêu chuẩn và mục tiêu như pháp chế của Cộng đồng châu Âu đã đề ra. Những hoạt động kiểm soát nhà nước này phải bao gồm kiểm tra và thanh tra các hoạt động của các doanh nghiệp thực phẩm, bao gồm cả những tự kiểm tra của các doanh nghiệp thực phẩm.

(9) Xét về lĩnh vực chuyên môn, các bác sĩ thú y nhà nước phải tiến hành kiểm tra và thanh tra các lò giết mổ, các doanh nghiệp chế biến thịt thú săn và một số xí nghiệp cắt thịt. Các Quốc gia Thành viên phải thận trọng để quyết định những cán bộ nào là phù hợp nhất để kiểm tra và thanh tra các loại doanh nghiệp khác nhau.


(10) Kiểm soát chính thức về sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống và các sản phẩm thuỷ sản cần phải kiểm tra việc tuân thủ các chỉ tiêu và tiêu chuẩn theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu. Kiểm soát chính thức đối với sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đặc biệt nhằm vào các khu vực nuôi nguyễn thể và sản phẩm cuối cùng.
(11) Kiểm soát chính thức đối với sản xuất sữa chưa tinh chế cần kiểm tra việc tuân thủ các chỉ tiêu và tiêu chuẩn theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu. Những kiểm soát chính thức này phải nhằm vào cơ sở sản xuất sữa và thu mua sữa chưa tinh chế.
(12) Các yêu cầu của Qui định này không phải áp dụng cho đến khi tất cả các yếu tố cấu thành pháp chế mới về vệ sinh thực phẩm bắt đầu có hiệu lực. Để cho phép các cơ quan thẩm quyền và các ngành nghề có thời gian áp dụng, cần phải dành ít nhất 18 tháng kể từ lúc áp dụng các nguyên tắc mới bắt đầu có hiệu lực .
(13) Các biện pháp cần thiết để thực thi Qui định này phải được thông qua theo Quyết định của Hội đồng Châu Âu số 1999/468/EC ngày 28 tháng 6 năm 1999 về các qui trình thực hiện những quyền hạn đã được trao cho Uỷ ban Châu Âu (1).
ĐÃ THÔNG QUA QUI ĐỊNH NÀY:
CHƯƠNG I

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1

Phạm vi


  1. Qui định này đề ra các nguyên tắc cụ thể về tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.




  1. Qui định này sẽ chỉ áp dụng với các hoạt động và đối tượng mà Qui định (EC) số 853/2004 áp dụng.




  1. Việc thực hiện kiểm soát chính thức căn cứ theo Qui định này sẽ không ảnh hưởng tới trách nhiệm pháp lý về an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp thực phẩm như đã nêu tại Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu ngày 28 tháng 1 năm 2002 về các nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm do Cơ quan thẩm quyền về An toàn thực phẩm châu Âu thiết lập nên, và đề ra các thủ tục cho các vấn đề an toàn thực phẩm (2) và bất kì vi phạm pháp lí dân sự hoặc hình sự nào nảy sinh từ vi phạm các trách nhiệm của họ.


Điều 2

Định nghĩa


  1. Với những mục đích của Qui định này, các định nghĩa sau sẽ áp dụng:

  1. “kiểm soát chính thức” có nghĩa là bất kì hình thức kiểm soát nào mà cơ quan thẩm quyền thực hiện để thẩm tra việc tuân thủ luật thực phẩm, bao gồm các nguyên tắc về sức khoẻ động vật và an sinh động vật;




  1. “thẩm tra” có nghĩa là kiểm tra nhờ kiểm tra chặt chẽ và những yêu cầu cụ thể về chứng cứ mục tiêu có thực hiện dầy đủ hay không;




  1. “cơ quan có thẩm quyền” có nghĩa là cơ quan trung ương có thẩm quyền của một Quốc gia Thành viên thực hiện công việc kiểm tra thú y hoặc bất kỳ cơ quan nào khác được uỷ quyền.

_______________________________



  1. OJ L 184, 17.7.1999, trang 23.

  2. OJ L 31, 1.2.2002, trang 1. Qui định theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định (EC) số1642/2003 (OJ L 245, 29.9.2993, trang 4)


  1. “kiểm tra” có nghĩa là việc kiểm tra đồng bộ và độc lập để quyết định liệu rằng các hoạt động và các kết quả có liên quan có tuân thủ theo kế hoạch đã đặt ra và liệu các kế hoạch này đã được thực thi có hiệu quả và phù hợp để đạt được các mục tiêu không;




  1. “thanh tra” có nghĩa là kiểm tra các doanh nghiệp chế biến động vật và thực phẩm, các doanh nghiệp thực phẩm và cách quản lý và các hệ thống sản xuất của họ, bao gồm các hồ sơ, các thao tác thử thành phẩm và cách cho ăn, nguồn gốc và địa chỉ của các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhằm kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý trong mọi trường hơp;




  1. “bác sĩ thú y nhà nước“ theo Qui định này có nghĩa là bác sĩ thú y có trình độ để có năng lực thực hiện và do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.




  1. “bác sĩ thú y được cấp phép” có nghĩa là bác sĩ thú y do cơ quan có thẩm quyền chỉ định để thực hiện những kiểm soát nhà nước cụ thể tại những cơ sở mà người đó là đại diện.




  1. “cán bộ hỗ trợ nhà nước” theo Qui định này có nghĩa là người có đủ trình độ để thực hiện năng lực, do cơ quan có thẩm quyền chỉ định và làm việc theo thẩm quyền và trách nhiệm của một bác sĩ thú y nhà nước


(i) “dấu chứng nhận” có nghĩa là dấu cho thấy đã qua những kiểm soát nhà nước theo Qui định này.


2. Các định nghĩa này cũng sẽ được áp dụng thích hợp với các Qui định sau đây:
(a) Qui định (EC) số 178/2002.


  1. Các định nghĩa về “các sản phẩm phụ của động vật”, TSEs (các bệnh não dẫn truyền dạng bọt biển) và “nguyên liệu có mối nguy” được đề ra trong Qui định (EC) Số 1774/2002 của Nghị viện và của Hội động Châu Âu ngày 3 tháng 10 năm 2002 về các qui định vệ sinh đối với các sản phẩm phụ của động vật không dùng cho người (1).




  1. Qui định (EC) số 852/2004, ngoại trừ định nghĩa về “cơ quan có thẩm quyền”;


(d) Qui định (EC) số 853/2004.


_____________________________

(1) OJ L 273, 10.10.2002, tr 1. Qui định đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 813/2003 (Công báo L 117, 13.5.2003, trang 22).



CHƯƠNG II

KIỂM SOÁT CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
Điều 3

Công nhận các doanh nghiệp
1. (a) Khi pháp chế của Cộng đồng Châu Âu yêu cầu công nhận các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện kiểm tra tại chỗ doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp đó sẽ được công nhận chỉ khi doanh nghiệp thực phẩm chứng minh được rằng đã đáp ứng được các yêu cầu có liên quan trong Qui định (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và các yêu cầu khác có liên quan đến luật thực phẩm.
(b) Cơ quan có thẩm quyền có thể công nhận có điều kiện nếu khi kiểm tra tại chỗ thấy doanh nghiệp đó đáp ứng tất cả các yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị. Doanh nghiệp đó sẽ chỉ được công nhận đầy đủ nếu ở lần kiểm tra sau khi được công nhận có điều kiện ba tháng, doanh nghiệp đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác đã nêu trong mục (a). Nếu doanh nghiệp đã thực sự cố gắng nhưng vẫn không đáp ứng tất cả các yêu cầu này, cơ quan có thẩm quyền có thể kéo dài việc công nhận có điều kiện. Tuy nhiên, việc công nhận có điều kiện sẽ không được vượt quá tổng cộng 6 tháng.


  1. Đối với nhà máy và tàu cấp đông có treo cờ của các Quốc gia Thành viên, thời gian công nhận có điều kiện tối đa 3 và 6 tháng có thể được kéo dài thêm, nếu cần. Tuy nhiên, việc công nhận có điều kiện không được vượt quá tổng cộng 12 tháng. Các con tàu này sẽ bị thanh tra chi tiết theo Phụ lục III.




  1. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cung cấp cho mỗi doanh nghiệp được công nhận, kể cả những doanh nghiệp được công nhận có điều kiện, một số công nhận, số này có thể được mã hoá thêm để chỉ ra các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đã được sản xuất. Đối với các chợ bán buôn, có thể thêm vào những con số phụ để chỉ ra các đơn vị hoặc nhóm đơn vị bán hoặc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật .




  1. (a) Cơ quan có thẩm quyền sẽ lưu giữ việc công nhận các doanh nghiệp để xem xét khi thực hiện kiểm soát chính thức theo các Điều 4 đến 8.




    1. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện những sai lỗi nghiêm trọng hoặc doanh nghiệp phải dừng sản xuất lặp đi lặp lại nhiều lần và doanh nghiệp thực phẩm đó không thể đưa ra các đảm bảo thoả đáng cho việc sản xuất trong tương lai thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các qui trình thu hồi công nhận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ công nhận của một doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực phẩm đó có thể bảo đảm rằng sẽ khắc phục những sai lỗi trong một khoảng thời gian hợp lí.




    1. Đối với các chợ bán buôn, cơ quan có thẩm quyền có thể thu hồi hoặc đình chỉ công nhận đối với một số đơn vị hoặc nhóm các đơn vị.




  1. Các đoạn 1, 2 và 3 sẽ áp dụng cả hai:




    1. đối với các doanh nghiệp bắt đầu đưa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra thị trường tiêu thụ vào ngày hoặc sau ngày áp dụng Qui định này;




    1. đối với các doanh nghiệp đã đưa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra thị trường tiêu thụ nhưng trước đó không có yêu cầu phải chứng nhận. Trong trường hợp này, lần kiểm tra tại chỗ của cơ quan có thẩm quyền theo đoạn 1 phải được tiến hành càng sớm càng tốt.

Đoạn 4 cũng sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp đã được công nhận đã đưa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra thị trường tiêu thụ theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu ngay trước khi áp dụng Qui định này.


6. Các Quốc gia Thành viên sẽ duy trì danh sách cập nhật các doanh nghiệp được công nhận kèm theo các con số công nhận và những thông tin khác có liên quan và thông báo danh sách này cho các Quốc gia Thành viên khác và cho đông đảo mọi người biết theo thủ tục đã nêu ở Điều 19(2).
Điều 4

Những qui tắc chung về kiểm soát chính thức đối với

các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trong phạm vi của Qui định này



  1. Các Quốc gia Thành viên phải bảo đảm rằng các doanh nghiệp thực phẩm sẽ tạo những hỗ trợ cần thiết để cơ quan có thẩm quyền tiến hành có hiệu quả các kiếm soát nhà nước.

Cụ thể họ sẽ:




  • cho phép tiếp cận tất cả các nhà xưởng, phân xưởng và các cơ sở hạ tầng khác;




  • chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và tài liệu cần thiết theo quy định hiện hành hoặc do cơ quan có thẩm quyền cần để đánh giá tình hình.




  1. Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm soát nhà nước để thẩm tra sự tuân thủ của các doanh nghiệp thực phẩm theo các yêu cầu của:




  1. Qui định (EC) số 852/2004;




  1. Qui định (EC) số 853/2004;


(c) Qui định (EC) số 1774/2002.




  1. Các kiểm soát chính thức được nêu trong đoạn 1 bao gồm:




  1. kiểm tra các hoạt động bảo đảm vệ sinh và các thủ tục phân tích mối nguy và kiếm soát điểm tới hạn (HACCP);




  1. kiểm soát chính thức theo các Điều 5 đến 8;


(c) bất kỳ nhiệm vụ kiểm tra nào được nêu cụ thể trong các Phụ lục.




  1. Khi kiểm tra các hoạt động bảo đảm vệ sinh phải thẩm tra xem các doanh nghiệp thực phẩm đã áp dụng các thủ tục có liên tục và đúng đắn không, ít nhất là:




  1. kiểm tra thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm;




  1. thiết kế và bảo trì nhà xưởng và thiết bị;




  1. vệ sinh trước, trong và sau khi vận hành;




  1. vệ sinh cá nhân;




  1. đào tạo tập huấn về vệ sinh và về các thủ tục làm việc;




  1. kiểm tra dịch bệnh;




  1. chất lượng nước;




  1. kiểm tra nhiệt độ;


(i) kiểm soát việc nhập và xuất thực phẩm vào và ra khỏi doanh nghiệp và các hồ sơ đi kèm.


5. Khi kiểm tra các thủ tục dựa trên HACCP phải thẩm tra xem các doanh nghiệp thực phẩm có áp dụng các thủ tục có liên tục và đúng đắn không, căn cứ theo đó đảm bảo rằng các thủ tục này thực hiện theo Mục II của Phụ lục II trong Qui định (EC) số 853/2004. Cụ thể sẽ quyết định liệu rằng các thủ tục đó có bảo đảm được hay không các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật:


    1. tuân thủ các chỉ tiêu về vi sinh vật do pháp chế của Cộng đồng châu Âu đề ra;




    1. tuân thủ theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu về dư lượng, các chất gây ô nhiễm và các chất cấm;


(c) không có mối nguy vật lý, ví dụ như các vật thể lạ.


Theo Điều 5 của Qui định (EC) số 852/2004, khi một doanh nghiệp thực phẩm áp dụng các thủ tục theo hướng dẫn áp dụng các nguyên lí HACCP kém hơn việc thiết lập các qui trình riêng cho mình thì việc kiểm tra sẽ bao gồm việc sử dụng đúng đắn các hướng dẫn này.


  1. Ngoài việc thẩm tra tuân thủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, việc thẩm tra tuân thủ các yêu cầu của Qui định (EC) số 853/2004 về xác định các dấu phải được thực hiện đối với tất cả các doanh nghiệp đã được công nhận theo Qui định này.




  1. Đối với các lò giết mổ, các doanh nghiệp chế biến thịt thú săn và các xí nghiệp cắt đưa thịt tươi ra tiêu thụ trên thị trường, một bác sĩ thú y nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra đã nêu ở các đoạn 3 và 4.




  1. Khi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền phải đặc biệt chú ý quan tâm:




  1. quyết định liệu rằng nhân viên và các hoạt động của nhân viên tại doanh nghiệp ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất có tuân thủ theo các yêu cầu có liên quan trong các Qui định đã nêu ở đoạn 1 (a) và (b). Để hỗ trợ cho việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra (test) để biết chắc là hoạt động của nhân viên có đáp ứng được các giới hạn cụ thể không.




  1. thẩm tra các ghi chép có liên quan của doanh nghiệp thực phẩm.

(c) lấy mẫu để phân tích tại phòng kiểm nghiệm, nếu cần thiết ;



(d) ghi lại những yêu tố đã xem xét và những phát hiện trong quá trình kiểm tra.
9. Bản chất và mức độ của việc kiểm tra đối với từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mối nguy đã được đánh giá. Khi kết thúc, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá một cách đều đặn:
(a) các mối nguy đến sức khoẻ của mọi người và nếu thích hợp, cả những mối nguy với sức khoẻ động vật;
(b) các vấn đề về an sinh động vật (đối với các lò giết mổ)
(c) loại hình và các yếu tố đầu vào của các thủ tục đã thực hiện;

(d) hồ sơ lưu của doanh nghiệp thực phẩm liên quan đến việc tuân thủ luật thực phẩm.
Điều 5

Thịt tươi
Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm thực hiện kiểm soát nhà nước đối với thịt tươi theo Phụ lục 1.


  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại các lò giết mổ, các doanh nghiệp chế biến thịt thú săn và các xí nghiệp cắt đưa thịt tươi ra thị trường tiêu thụ theo những yêu cầu chung của Mục 1, Chương II của Phụ lục I, và theo các yêu cầu cụ thể của Mục IV, đặc biệt chú ý đến:




  1. thông tin chuỗúcản xuất thực phẩm;




  1. thanh tra trước khi giết mổ;




  1. an sinh động vật;




  1. thanh tra sau khi giết mổ;




  1. mối nguy cụ thể của nguyên liệu và các sản phẩm phụ khác của động vật;




  1. kiểm tra tại phòng kiểm nghiệm.




  1. Việc đóng dấu chứng nhận xác gia súc có móng guốc, động vật có vú nuôi, động vật gặm nhấm và thú săn hoang dã lớn, cũng như là nửa xác động vật, các phần tư và các phần cắt nhỏ sẽ được thực hiện ở các lò giết mổ và các doanh nghiệp chế biến thịt thú săn theo Mục I, Chương III của Phụ lục 1 bằng cách cắt nửa xác con vật thành 3 phần nguyên. Các dấu chứng nhận sẽ được dùng đến, hoặc theo trách nhiệm của bác sĩ thú y nhà nước khi tiến hành kiểm soát chính thức mà không phát hiện ra bất kì sai lỗi nào làm cho thịt đó không đạt tiêu chuẩn để dùng cho người

3. Sau khi tiến hành việc kiểm soát như đã đề cập đến ở các điểm 1 và 2, người bác sĩ thú y nhà nước phải tiến hành các biện pháp thích hợp như đã nêu ở Phụ lục 1, Mục II, đặc biệt có liên quan đến:




    1. thông báo các kết quả thanh tra;




    1. các quyết định liên quan đến thông tin chuỗi sản xuất thực phẩm;




    1. các quyết định liên quan đến động vật sống;




    1. các quyết định liên quan đến an sinh động vật;




    1. các quyết định liên quan đến thịt.

4. Các cán bộ hỗ trợ nhà nước có thể hỗ trợ người bác sĩ thú y nhà nước khi thực hiện kiểm soát chính thức theo các Mục 1 và II của Phụ lục I được cụ thể hoá trong Mục III, Chương I. Trong trường hợp này, họ sẽ phải làm việc như một nhóm độc lập.


5. (a) Các Quốc gia Thành viên phải bảo đảm rằng họ có đủ cán bộ nhà nước để thực hiện kiểm soát chính thức theo yêu cầu tại Phụ lục I với tần suất được cụ thể hoá trong Mục III, Chương II.
(b) Phải thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên mối nguy để đánh giá số lượng cán bộ nhà nước cần có mặt tại dây chuyền giết mổ ở bất kì lò giết mổ nào. Số lượng cán bộ nhà nước tham gia phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm đáp ứng tất cả các yêu cầu của Qui định.
6. (a) Các Quốc gia Thành viên có thể cho phép nhân viên của lò mổ hỗ trợ trong quá trình kiểm soát chính thức bằng cách thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể dưới sự giám sát của bác sĩ thú y nhà nước, có liên quan đến sản xuất thịt từ gia cầm và động vật gặm nhấm theo Phụ lục I, Mục III, Chương III, phần A. Nếu thực hiện theo cách này, họ phải bảo đảm rằng các nhân viên làm việc này:


  1. có đủ năng lựcvà được đào tạo theo các điều khoản đó;

(ii) hoạt động độc lập với nhân viên sản xuất;



(iii) báo cáo bất kì sai lỗi nào cho bác sĩ thú y nhà nước.
(b) Các Quốc gia Thành viên cũng có thể cho phép nhân viên lò mổ thực hiện việc lấy mẫu cụ thể và các việc kiểm tra theo Phụ lục I, Mục III, Chương III, Phần B.
7. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng các bác sĩ thú y nhà nước và các cán bộ hỗ trợ nhà nước có đủ năng lực và được đào tạo theo Phụ lục I, Mục III, Chương IV.
Điều 6


tải về 362.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương