QUỐc hội khóa XI kỳ HỌp thứ 10 BẢn tổng hợp thảo luận tại hội trưỜNG


Nguyễn Khánh Toàn - Tỉnh Quảng Trị



tải về 347.45 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích347.45 Kb.
#38184
1   2   3
Nguyễn Khánh Toàn - Tỉnh Quảng Trị

Thưa đoàn Chủ tịch,

Thưa Quốc hội,

Tôi chỉ xin phát biểu 2 vấn đề nhỏ như sau:

Ở Điều 10 của dự án luật, trong đó có đề cập đến 9 nội dung cấm, tôi xin đề nghị, đề xuất thêm 1 nội dung cấm nữa. Đó là tiếp nhận, sử dụng mô của người có bệnh truyền nhiễm đã hiến để cấy, ghép mô. Thưa với các đại biểu Quốc hội, tôi rất ngại chuyện này, vì nếu như người có bệnh truyền nhiễm mà họ hiến, rồi lại đưa vào ngân hàng mô thì cái đó cứ lây nhiễm bệnh trong xã hội rất lớn. Đó là điểm thứ nhất.

Vấn đề thứ hai, liên quan đến vấn đề thi hành pháp luật. Tôi xem trong này có một điều là điều phạm vi điều chỉnh thì nói chung không giới hạn đối với con người, tức là, không nói quy định là công dân của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là quy định về điều chỉnh trong chuyên môn về y tế. Bây giờ một vấn đề đặt ra, vậy thì những người tử tù, những người tù chung thân có được hiến mô và hiến xác không? Vấn đề được giải quyết như thế nào? Và những người này hiến thì thái độ pháp luật, chính sách hình sự đối với họ như thế nào? Có giảm án đối với họ không? hoặc là có thay đổi mức án không? Quyền lợi họ được hưởng theo quy định của Điều 17 như thế nào cho rõ? Chứ không cái này sẽ là xung đột trong vấn đề thực thi pháp luật, tôi là biên chế rồi, tôi xin hiến xác, theo pháp luật tôi hoàn toàn có quyền, tôi bị mức án chung thân tôi cũng có hiến. Bây giờ điều chỉnh như thế nào cho nó thích hợp? Tôi xin đề nghị Ban soạn thảo nên nghiên cứu một điều luật để điều chỉnh cái này trong luật này. Tôi xin hết.


Trương Thị Vân - Tỉnh Nghệ An

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin tham gia một số ý kiến vào dự án luật như sau:

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, tôi nhất trí như dự thảo luật đó là điều chỉnh cả nội dung hiến xác, vì hiến xác ngoài mục đích giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học trong y tế, còn lấy mô, bộ phận cơ thể người để ghép cho người bệnh. Mặc dù hiện nay ở nước ta vấn đề lấy mô, bộ phận cơ thể ở người chết để ghép cho người bệnh thì hầu như chưa có. Nhưng qua tham khảo, chúng tôi thấy đa số các quốc gia đều cho phép lấy mô, bộ phận cơ thể người đã chết để ghép hoặc là những người đã chết não ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tại Trung Quốc khoảng 90% lấy từ nguồn này, còn các nước Châu Âu con số này lên đến 95%, đặc biệt giác mạc từ người chết để dùng trong kỹ thuật cấy ghép giác mạc.

Vấn đề thứ hai về ngân hàng mô, ý kiến của tôi khác với ý kiến trước, theo tôi không nên quy định để tư nhân tham gia thành lập ngân hàng mô. Vì việc quản lý, vận chuyển, lưu giữ và cung ứng mô yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và chi phí lớn. Trong khi đó luật quy định nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận. Do vậy cá nhân thực hiện quyền trên, rất dễ làm cho nguyên tắc phi lợi nhuận bị vi phạm. Trên thực tế ít có cá nhân nào bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư mà không thu lại một lợi ích nào từ sự đầu tư đó. Còn Nhà nước với vai trò thực hiện chức năng xã hội mới có thể thực hiện được những hoạt động phi lợi nhuận một cách vô tư và thiện chí.

Như vậy, việc cho tư nhân thành lập ngân hàng mô sẽ rất khó kiểm soát, như tôi đã nói ở trên đã là vốn tư nhân thì không thể không tính đến lợi nhuận, mà từ lợi nhuận cho đến biến tướng là mua bán mô, bộ phận cơ thể người là một khoảng cách không xa.

Thứ ba, về vấn đề chết não, theo tôi trong luật không nên quy định quá chi tiết về chuyên môn các tiêu chuẩn cụ thể lâm sàng thời gian và quy trình chuyên môn kỹ thuật để xác định chết não, mà chỉ nêu nguyên tắc chung. Về lâm sàng, thời gian, quy trình, chuyên môn kỹ thuật để xác định chết não có thể thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Mặt khác nếu không phải là chuyên ngành y khi đọc luật cũng khó có thể hiểu được thế nào là "hôn mê sâu", thang điểm glasgow 3 điểm, 5 điểm, hay 15 điểm là thế nào? Những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chẩn đoán chết não là những vấn đề có tính kỹ thuật và chuyên môn sâu, theo thông lệ pháp luật của chúng ta thì những vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật thì giao cho cơ quan chuyên môn ban hành. Do đó luật chỉ nêu những nguyên tắc chung để xác định chết não, về thẩm quyền, thủ tục xác định chết não, điều kiện cụ thể do Chính phủ quy định.

Theo tôi được biết cũng chỉ có luật của nước Pháp là nước duy nhất quy định cụ thể và chặt chẽ trong một văn bản luật, về các dấu hiệu chẩn đoán chết não, còn các nước khác cũng chỉ là quy định chung.

Thứ tư, về thẩm quyền xác định chết não thì tôi thống nhất như dự thảo Luật quy định: Những người đứng đầu cơ sở y tế là người công bố kết luận chết não. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu lại Khoản 4, Điều 27 đó là: Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên. Như vậy, nếu hai thành viên của nhóm chuyên gia đã kết luận chết não, thành viên còn lại chưa kết luận thì cũng chưa được kết luận là chết não. Nếu quy định phải có chữ ký đồng thời của 3 chuyên gia thì cơ hội lấy bộ phận cơ thể người rất dễ bị suy giảm. Vì vậy, việc lấy tạng của người chết chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài sẽ không có tác dụng. Trong thời gian đó, phải diễn ra nhiều hoạt động như tiếp tục hồi sức một số bộ phận cơ thể người đã chết não, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, xác định, phát hiện loại trừ một số bệnh lý trên các bộ phận cần lấy, đồng thời phải chuẩn bị các thủ tục mang tính chất pháp lý khác. Do đó, dễ dẫn đến làm chậm tiến trình lấy tạng ở người chết, điều này dẫn đến chất lượng tạng được lấy thấp và ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của ca ghép sau đó.

Tham khảo một số tài liệu, chúng tôi thấy ở Pháp và Singapor việc xác định chết não chỉ cần hai chữ ký của hai bác sỹ, ở Mỹ chỉ cần 1 bác sỹ.

Vấn đề thứ năm, độ tuổi hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống theo tôi nên quy định chỉ được lấy bộ phận cơ thể người đủ từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ. Có đơn tình nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình.

Đối với người chưa thành niên, chỉ được quyền hiến tuỷ xương của mình để ghép cho cha mẹ đẻ, anh chị em ruột của người đó, vì tuỷ xương là có khả năng tái tạo. Quy định như vậy mang tính nhân đạo sâu sắc bởi mục đích của việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người không chỉ để cứu sống người cần cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, mà còn đảm bảo tối đa về sức khỏe và tính mạng cho người hiến.

Thứ sáu, về đối tượng áp dụng, dự thảo luật lần này có bổ sung đối tượng người nước ngoài không sống ở Việt Nam, nhưng có đơn tình nguyện hiến xác hoặc bộ phận cơ thể mình để nghiên cứu khoa học hoặc phục vụ chữa bệnh cho người Việt Nam, tôi hoàn toàn nhất trí. Nhưng theo tôi nghĩ đối với trường hợp mà người nước ngoài sống ở Việt Nam cũng có thể hiến mô, bộ phận cơ thể của mình cho người nước ngoài đang sống và làm việc ở Việt Nam. Vì vậy theo tôi Điều 2 nên bỏ đoạn "cho người Việt Nam" mà dừng lại ở đoạn "cá nhân người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người".

Thứ bảy, quyền của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người ở Điều 17. Theo tôi bỏ đoạn đầu của tiết a, Khoản 2 đó là "được chăm sóc phục vụ sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể tại cơ sở y tế". Vì vấn đề này đã được thể hiện ở Khoản 1, Điều 17, Tiết a, Khoản 2 được sửa lại là "khám sức khỏe định kỳ miễn phí" và Tiết b là "được cấp bảo hiểm, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hàng năm" trong luật chỉ nói là "cấp bảo hiểm y tế hàng năm" theo tôi cần phải nói rõ là "cấp miễn phí". Tôi xin hết ý kiến. Xin cám ơn Quốc hội.
Dương Thị Lợi - Tỉnh Bắc Giang

Kính thưa Chủ tọa Kỳ họp!

Thưa các vị khách quý!

Thưa toàn thể Quốc hội!

Tôi nhất trí cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi cho rằng, Dự thảo lần này đã khá cụ thể, chặt chẽ, có tính pháp lý và tính khả thi cao.

Để góp phần hoàn thiện văn bản Luật, tôi xin được nêu 5 vấn đề mà bản thân tôi còn thấy băn khoăn như sau:

Một, tôi nhất trí với nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người là cần giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người hiến, người nhận một bộ phận cơ thể người, mà đã quy định tại Điều 4. Thực hiện nguyên tắc trên, thì tại Điều 10 về các hành vi bị cấm, tại mục 8 có quy định là cấm tiết lộ thông tin bí mật về người hiến và người ghép bộ phận cơ thể người, hiến và nhận tinh trùng, noãn và phôi trái với quy định của pháp luật. Điều 38 quy định về mã hóa thông tin thì cũng có quy định như sau: mọi thông tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người đều phải được mã hóa thông tin và bảo mật. Phải đảm bảo tính vô danh, không xác định được người hiến và người nhận, trừ trường hợp người hiến và người nhận có cùng huyết thống.

Tôi cho rằng, quy định như vậy rất phù hợp và có tính khả thi. Vì đây là vấn đề rất nhạy cảm, nếu tiết lộ sẽ ảnh hưởng đến người nhận, người hiến và đến con của người nhận tinh trùng, noãn, phôi với người hiến và rất dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người hiến. Thực tế, bản thân tôi cũng thấy người hiến và người nhận, nhất là người hiến, nhận tinh trùng, noãn, hoặc là phôi thì cũng không muốn để tiết lộ danh tính của mình, không muốn để cho những người xung quanh và con mình biết việc sinh ra là qua việc thụ tinh nhân tạo, cũng sợ rằng có rất nhiều rắc rối xảy ra sau này.

Tôi được biết luật của một số nước cũng có quy định theo hướng cần giữ bí mật vấn đề trên . Có nước gần đây mới chỉ thay đổi là cần công khai danh tính của người đến hiến thì đã dẫn tới ngân hàng tinh trùng bị khủng hoảng thiếu và những người đến hiến trước đây thì đã vắng bóng đi nhiều, nhiều người có nhu cầu được đáp ứng thì lại không có để thực hiện. Song một thực tế đặt ra đối với người hiến, người nhận tinh trùng, noãn hoặc phôi là liên quan tới vấn đề dòng máu, huyết thống và nòi giống. Luật cũng đã quy định một hành vi cấm là cấm cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu và trực hệ và những người khác giới có họ trong phạm vi 3 đời. Quy định như trên thực tế cũng sẽ thực hiện, nhưng đối với những trường hợp là con cháu của những người nhận noãn, tinh trùng, phôi của cùng một người hiến, do nguyên tắc bí mật nên hai bên gia đình và các cháu, cũng không thể biết được đó là anh em có quan hệ ruột thịt, đã xây dựng gia đình với nhau. Như vậy có ảnh hưởng gì đến nòi giống không? việc xử lý vấn đề này như thế nào trong luật này hoặc luật khác? Rất mong Ban soạn thảo nghiên cứu và giải trình vấn đề trên.

Vấn đề thứ hai, Điều 35 quy định về ngân hàng mô, Khoản 4 quy định về tiêu chuẩn người quản lý chuyên môn ngân hàng mô, tôi rất nhất trí với các tiêu chuẩn đã quy định ở Mục a, b, c, d. Riêng Mục d có quy định: "...không đang trong thời hạn bị cấm hành nghề, cấm làm việc liên quan đến chuyên môn theo bản án quyết định của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án, hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, có liên quan trực tiếp hoạt động chuyên môn, hoặc hạn chế hành vi dân sự" Theo tôi việc quy định tiêu chuẩn của người quản lý chuyên môn ngân hàng mô như vậy là vừa quá dài dòng, vừa khó hiểu và quy định tiêu chuẩn như vậy cũng quá thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn. Tôi nghĩ tiêu chuẩn như thế chỉ có hơn người là đã bị tước quyền công dân một chút mà thôi, hoặc những người là sắp sửa bị tước quyền công dân. Trong khi đây lại là một nhiệm vụ chuyên môn rất sâu, phải đảm bảo tính khoa học cao, lại rất nhạy cảm và ảnh hưởng đến chất lượng của việc cấy, ghép mô, ảnh hưởng đến tính mạng của con người được thực hiện việc này. Theo tôi chỉ nên quy định bổ sung vào Mục 4 của điều này là có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực trình độ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ là đủ, và nên bỏ Mục d trong dự thảo.

Vấn đề thứ ba, qua nghiên cứu các quy định trong dự thảo tôi thấy các chế tài quy đinh về mối quan hệ, sự điều hoà phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Y tế với Trung tâm điều phối quốc gia, với ngân hàng mô và cơ sở y tế trong việc lấy, tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, cung ứng, ghép mô, bộ phận cơ thể người tuy đã được bổ sung nhiều trong dự thảo luật lần này. Nhưng tôi thấy những chế tài chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan điều hoà mối quan hệ này, trách nhiệm của từng cơ quan nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của việc lấy, ghép và quản lý như thế nào. Cần quy định xử lý các tổ chức, cá nhân nếu có vi phạm đã gây ảnh hưởng, hậu quả không tốt đến công tác lấy và ghép.

Bốn, Điều 36, Khoản 2, Mục g, theo tôi nên bổ sung thêm cụm từ "tiếp nhận và vận chuyển" và thể hiện ở mục này như sau: Là cơ quan điều phối sẽ điều phối việc lấy, ghép tiếp nhận bảo quản, lưu giữ mô, vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người. Vì việc tiếp nhận vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người đã được quy định trong nhiệm vụ của ngân hàng mô. Vậy trung tâm điều phối quốc gia cũng phải có trách nhiệm điều phối việc tiếp nhận vận chuyển mô. Việc tiếp nhận vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người từ cơ sở y tế đến ngân hàng mô, từ ngân hàng mô này đến ngân hàng mô khác và đến các cơ sở y tế thực hiện việc cấy ghép. Nếu không thực hiện nghiêm túc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn, việc này không chỉ đòi hỏi về vấn đề kinh phí, về phương tiện kỹ thuật đặc thù trong qúa trình vận chuyển, mà còn đòi hỏi trách nhiệm của việc vận chuyển rất cao mới đảm bảo an toàn chất lượng mô và bộ phận cơ thể người trước khi đưa vào ghép.

Vấn đề thứ năm, cần nghiên cứu, bổ sung vào Điều 3 giải thích từ ngữ một khoản để giải thích khái niệm là hiến xác và lấy xác. Vì bản chất của việc hiến xác và lấy xác hoàn toàn khác với bản chất của việc hiến và lấy mô, bộ phận cơ thể người, nếu không đưa khái niệm này vào giải thích rất nhiều người sẽ hiểu sai. Cho nên tôi đề nghị chúng ta nghiên cứu các vấn đề này.

Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.


Nguyễn Thanh Bình - Tỉnh Bắc Ninh

Kính thưa Quốc hội.

Trước buổi hội thảo hôm nay thì nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương cũng đã trao đổi với tôi về nhận xét của ông đối với dự thảo luật này. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế có nhận xét rằng Dự thảo Luật lần này đã được chỉnh sửa, bổ sung khá hoàn chỉnh, đã thể hiện một cách tương đối rõ ràng những hành vi điều chỉnh đến việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác. Dự thảo Luật không chỉ dừng lại ở một văn bản pháp lý quy định việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở một văn bản pháp lý quy định việc hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người mà còn giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về lĩnh vực y học, đặc biệt là sự phát triển y học trong lĩnh vực này. Tôi cho rằng đây cũng là những nhận thức của chúng tôi, những người làm trong lĩnh vực y tế.

Chúng tôi cơ bản đồng ý với việc tiếp thu, giải trình của Ban soạn thảo. Sau đây, tôi xin phép góp ý vào một số nội dung và vấn đề cụ thể trong Dự thảo Luật như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng, Điều 2, Dự thảo Luật có quy định đối tượng áp dụng của Luật này đối với các tổ chức, cá nhân của Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, bổ sung thêm là cá nhân nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người cho người Việt Nam.

Tôi cho rằng Luật về hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và việc hiến, lấy xác này sau khi ban hành sẽ tạo một cơ sở pháp lý cho ngành y học ghép tạng Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Cũng có thể sẽ đến lúc có người nước ngoài đến Việt Nam để được ghép tạng cũng như trong thời gian gần đây những người Việt Nam cũng ra nước ngoài để thực hiện việc ghép tạng này. Chính vì vậy để luật có đời sống lâu dài thì đối tượng áp dụng trong trường hợp với người nước ngoài không chỉ dừng lại ở việc họ tự nguyện hiến tạng, mô, bộ phận cơ thể người cho người Việt Nam mà còn phải điều chỉnh cả việc họ có được ghép mô, bộ phận cơ thể người. Do đó tôi đề nghị sửa lại Điều 2 theo hướng quy định cá nhân nước ngoài được liên quan đến lĩnh vực hiến và ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Vấn đề thứ hai, quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người Điều 17. Tôi hoàn toàn nhất trí với 2 khoản của Điều 17 quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người. Theo đó người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người sẽ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ưu đãi đặc biệt như họ sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và chăm sóc sức khỏe định kỳ, cũng như được cấp bảo hiểm y tế hàng năm v.v... Tuy nhiên vấn đề tôi băn khoăn ở đây là sẽ lấy nguồn kinh phí ở đâu để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe này. Mặc dù việc thực hiện chính sách của Nhà nước có quy định, nhưng tôi nghĩ rằng điều này được quy định rõ hơn tại Điều 17 của dự thảo luật và nguồn này sẽ do ngân sách Nhà nước cấp hoàn toàn hay là do cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể người đó tự chi trả, bởi vì tôi biết rằng những khoản kinh phí này không hề nhỏ. Việc có một chế độ chăm sóc đặc biệt đối với người sau khi đã hiến mô, bộ phận cơ thể người, sau khi ghép mô, bộ phận cơ thể người thì cần nguồn kinh phí rất lớn. Hoặc việc khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người trong điều kiện trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như hiện nay có thể lên đến hàng triệu đồng cho 1 lần khám sức khỏe, rồi việc cấp bảo hiểm y tế hàng năm, đều là những vấn đề liên quan đến khả năng thực thi của Luật.

Chính vì vậy, tôi đề nghị thêm một khoản là "Nhà nước sẽ bố trí một khoản ngân sách hàng năm cho việc chăm sóc sức khỏe cho người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người và nguồn ngân sách đó có thể bố trí cho Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép mô, bộ phận cơ thể người hoặc trực tiếp cho cơ sở tiến hành lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Vấn đề này sẽ do Chính phủ quy định.

Thứ ba, về Chương III, quy định việc hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến và lấy xác thì Mục 1 có 3 Điều: từ Điều 18 cho đến Điều 20 quy định về thủ tục đăng ký và thay đổi, hủy bỏ việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên, mục này quy định chưa rõ một trường hợp, tức là trường hợp người chết không có nguyện vọng, tức là không hề có một thẻ là sẽ hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác mìn, nhưng sau khi chết thì gia đình của người hiến đó có nguyện vọng là được hiến bộ phận cơ thể của anh ta cho sự phát triển của y học. Ví dụ, trường hợp gia đình một vận động viên Việt Nam cũng đã làm, họ có nguyện vọng được hiến bộ phận cơ thể người của con em mình cho việc phát triển của y học. Vậy trong những trường hợp này thì những thủ tục cần thiết đối với trường hợp này như thế nào? Tôi đề nghị bổ sung một điều để điều chỉnh trường hợp này khi gia đình, thân nhân của người đó muốn được hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người của thân nhân mình.

Vấn đề thứ tư, về quy định chết não tại Mục 3, Chương III. Tôi đồng ý với giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc quy định cụ thể vấn đề chết não như trong Mục 3, Chương III của dự thảo luật. Vì kết luận 1 người chết não đồng nghĩa với việc sẽ lấy mô, bộ phận cơ thể của người đó. Đây là một vấn đề nhạy cảm và cần phải quy định được cụ thể. Tuy nhiên, tôi vẫn còn một số vấn đề băn khoăn như sau:

Thứ nhất, về từ ngữ. Khoản 3, Điều 26 và Khoản 1, Điều 27 trùng nhau, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại.

Vấn đề thứ hai, Điều 27 có quy định nhóm chuyên gia xác định chết não sẽ do người đứng đầu cơ sở được phép lấy mô, bộ phận cơ thể người đó chỉ định và người đó sẽ không phải là người trực tiếp lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và cũng không là người trực tiếp điều trị đối với trường hợp đó. Và người chỉ định nhóm chuyên gia sẽ là người công bố kết luận chết não. Như vậy sẽ xảy ra một số tình huống gây khó khăn cho việc kết luận chết não và sẽ phát sinh ra khiếu kiện.

Tôi đơn cử ra hai trường hợp, thứ nhất là người tham gia xác định chết não không phải là người sẽ trực tiếp ghép mô, bộ phận cơ thể người, nhưng lại là người của cơ sở y tế sẽ lấy mô, bộ phận cơ thể người đó và lấy xác đó, như vậy có thể dẫn đến sự hoài nghi, sự không tin tưởng và gây khó khăn của thân nhân người hiến trong trường hợp họ không muốn hiến theo di nguyện của người đã chết.

Vấn đề thứ hai, nếu một người có thể hiến nhưng mà họ lại đang ở một vùng miền núi xa xôi và có khoảng cách địa lý khá xa so với cơ sở mà được quy định sẽ lấy mô, bộ phận cơ thể người. Vậy người đứng đầu cơ sở y tế lấy mô, bộ phận cơ thể đó sẽ làm thế nào để công bố kết luận chết não theo đúng như quy định của pháp luật, nếu như anh ta không trực tiếp đến đó và việc như vậy có ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc kết luận chết não hay không? Chính vì vậy, tôi đề nghị luật nên quy định có một nhóm chuyên gia hoạt động xác định chết não tương đối độc lập, và người công bố kết luận chết não sẽ là người đứng đầu cơ sở y tế mà người hiến được xác định là đủ tiêu chuẩn chết não, chứ không phải là người đứng đầu cơ quan mà chỉ định nhóm chuyên gia xác định chết não.

Về một số vấn đề cụ thể khác, Điều 8. Điều 8 quy định về thông tin tuyên truyền việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Tôi đề nghị bỏ cụm từ "chữa bệnh, nghiên cứu khoa học" tại các Khoản 1, 2, 3, 4 của luật này, vì thông tin cho mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học của việc lấy, hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người chính là việc thông tin về ý nghĩa của việc này, cho nên cụm từ "chữa bệnh, nghiên cứu khoa học" là không cần thiết.

Điều 10, về các hành vi bị nghiêm cấm. Ở Khoản 7, có quy định về cấm quảng cáo trong việc cho mô, bộ phận cơ thể người. Tôi đồng ý với khoản này, cũng như đại biểu Nam ở Bình Dương thì tôi băn khoăn và muốn được làm rõ thêm, như việc đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng một người đang cần được ghép mô, tạng, do có bệnh hiểm nghèo có phải là một hình thức quảng cáo hay không? nếu đó chính là hình thức quảng cáo thì nó có bị cấm hay không? và đề nghị Ban Soạn thảo làm rõ vấn đề này.

Về Điều 14, điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể người. Ở khoản 2 có ghi: trong trường hợp cấp cứu, hoặc phục vụ việc ghép mô cho cha, mẹ, anh chị em ruột thì được phép lấy mô nếu có sự đồng ý của cả người hiến và người ghép.

Tôi đề nghị bổ sung thêm rằng không phải chỉ phục vụ cho việc ghép mô mà phục vụ cho cả việc ghép bộ phận cơ thể người, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để thể hiện trong điều luật này cho nó rõ ràng, cụ thể hơn.

Chương V, về Ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan này, theo đó. Ngân hàng mô không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô mà còn tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển bộ phận cơ thể người. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người không chỉ dừng lại ở việc quản lý ghép bộ phận cơ thể người mà còn quản lý cả việc ghép mô.

Chính vì vậy, tôi đề nghị được thay đổi tên chương và tên các điều trong Dự thảo Luật theo hướng thể hiện rõ, đúng chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan nói trên.

Kính thưa Quốc hội, trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi vào Dự thảo Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Tôi xin hết. Xin cám ơn Quốc hội.
Đặng Thị Thuý Nga - Tỉnh Hà Tây

Kính thưa Đoàn Chủ tọa!

Kính thưa Quốc hội!

Tôi xin có một vài ý kiến vào Dự thảo Luật như sau:

Về các ý kiến còn khác nhau trong các điều khoản như Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của Luật là điều chỉnh cả nội dung hiến và lấy xác; Điều 5 về độ tuổi được hiến chỉ quy định ở người từ đủ 18 tuổi trở lê. Điều 28, 29 quy định về vấn đề chết não, Luật quy định cụ thể, chặt chẽ và tiêu chuẩn xác định chết não; Điều 33 về chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Như tôi đã góp ý ở Kỳ họp thứ 9, tôi đã giải thích rất kỹ các điều này rồi, do đó tôi cũng khẳng định lại một lần nữa, đó là nhất trí với những quy định này ở trong Dự thảo đã đưa vào và cũng được Ban Dự thảo giải thích kỹ trong lần này, tôi không giải thích thêm.

Ý thứ hai, về các ý kiến sau khi nghiên cứu lại tôi cũng xin có thêm một số điểm, tôi có suy nghĩ như thế này: Tại Điều 3 giải thích từ ngữ, tôi thấy giải thích ở Khoản 4 về phôi tôi có cảm giác nó chưa được chính xác lắm, vì trong sinh học chúng ta học thấy rằng Khoản 4 có đề phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng. Sau khi nghiên cứu kỹ tôi thấy rằng trong sinh học có sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng mới chỉ tạo ra một hợp tử, quá trình hợp tử này nguyên phân nhiều lần mới tạo thành phôi. Theo tôi nên giải thích lại từ phôi, phôi là kết quả của quá trình phát triển hoặc trong sinh học gọi là nguyên phân của một hợp tử do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng. Để khỏi phải giải thích nhiều từ ngữ ở trong luật thì theo ý tôi có thể ghi lại Khoản 4, Điều 3 như sau:

Một có thể ta vẫn dùng từ "sản phẩm".

Hai có thể dùng từ "kết quả".

Ban soạn thảo có thể xem 1 trong 2 từ này, từ nào nó phù hợp hơn thì sẽ đưa vào trong dự thảo. Tôi cũng xin mạo muội thiết kế lại như sau: Khoản 4, Điều 3 được viết: "Phôi là sản phẩm hoặc là kết quả của quá trình phát triển do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng".

Thứ hai, về Điều 10, các hành vi bị cấm. Khoản 1, Điều 10 có quy định: Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người. Quy định như vậy theo tôi chưa thể hiện rõ được các hình thức lấy trộm, hay là như thế nào đấy. Tôi thấy trong các hành vi lấy trộm này nó có những hành động bắt cóc người sống rồi lấy mô, bộ phận cơ thể của người để bán cũng là một hình thức lấy trộm. Lấy trộm mô, bộ phận của cơ thể người đã chết ở nhà xác của các bệnh viện cũng là một hình thức lấy trộm mà những người chết ở bệnh viện là những người đã có bệnh tật, cũng có thể không phải là bệnh tật. Như tuần trước chúng ta đã được nghe trên vô tuyến, trên báo đã nói về vấn đề chuẩn bị đưa ra xét xử một số người bảo quản nhà xác ở một nước nào đó đã lấy các bộ phận cơ thể của những người bị bệnh chết, hạ độ tuổi, rồi nói rằng những người này lành bệnh. Bây giờ chuẩn bị đưa ra Toà để xử phạt về những hành động này. Ý thứ hai là như vậy.

Ý thứ ba, lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người đã được lưu trữ, theo tôi trong luật nên thêm một đoạn cuối: "bằng bất kỳ hình thức nào" Tôi xin thiết kế lại Khoản 1, Điều 10: "Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người bằng bất kỳ hình thức nào"

Thứ ba, trong một số tiêu đề của điều trong luật, như Điều 15, Điều 16, Điều 31, Điều 33, Điều 36, Điều 37 tôi thấy không có từ "mô" mà trong tên chương lúc nào chúng ta cũng đều nhắc từ "mô, bộ phận" cơ thể người. Do vậy, tôi thấy Ban soạn thảo xem lại tại sao các điều này lại mất từ "mô"

Thứ tư, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 22 nên quy định thêm thời gian người chết không xác định được danh tính để luật được chặt chẽ hơn.

Vấn đề nữa mà tôi cũng phân vân, hôm qua tôi có trao đổi với chị Thu và chị Chiến, nhưng hôm nay tôi cũng vẫn nói ra để Ban soạn thảo giải thích, Điều 34 "ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài". Trong quy định của dự thảo luật tôi thấy mâu thuẫn với Điều 2 là đối tượng áp dụng. Theo tôi tất cả những người nhận, cho mà đủ tiêu chuẩn thực hiện theo luật này cũng nên được thực hiện, tôi cũng chưa hiểu rõ ý của Ban soạn thảo, mặc dù hôm qua đã trao đổi rồi và hôm nay lại có thêm đại biểu Trương Thị Thu Hằng ở đoàn Đồng Nai. Tôi thấy ý cũng gần như trùng với ý tôi, tôi cũng mong Ban soạn thảo giải thích để cho các đại biểu hiểu được phần này, tại sao chúng ta lại cho phần này để hạn chế như thế này. Đấy là một số ý kiến tham gia vào luật của tôi, xin cám ơn Quốc hội.
Nguyễn Xuân Hướng - Tỉnh Hà Tĩnh

Kính thưa Quốc hội.

Chúng tôi nhất trí cao với bản tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau đây tôi xin có một số ý kiến phát biểu.

Phải nói người Việt Nam chúng ta ý thức "thương người như thể thương thân" hết sức sâu sắc. Cho nên, luật này đi vào cuộc sống hay không, có thực hiện được tốt hay không, tôi nghĩ rằng trước hết là trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành y tế. Cán bộ, công chức ngành y tế, chốc nữa tôi sẽ nói cụ thể những điều này. Đây là một điều hết sức quan trọng, vì nhiều khi khó khăn chính là trong ngành y tế, chứ không phải là nhân dân. Sau 45 năm làm việc ở các bệnh viện, tôi thấy nhân dân ta hết sức tuân thủ pháp luật, hết sức tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bây giờ đi vào cụ thể của luật, tôi thấy như thế này:

Tại Điều 3, Khoản 2 về giải thích từ ngữ. Tôi đề nghị có câu "bộ phận cơ thể người là bộ phận của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý chuyên biệt nhất định". Tôi đề nghị bỏ chữ "chuyên biệt" đi, đọc không ai hiểu cả, biết rằng là chuyên sâu đặc biệt nhưng đã sinh lý nhất định rồi thì nên bỏ chữ "chuyên biệt" đi hoặc thay bằng chữ khác cho dễ hiểu, không nên đưa những từ hán văn vào đây cho nó phức tạp thêm. Cho nên chúng tôi đề nghị nên bỏ chữ "chuyên biệt" mà là "chức năng sinh lý nhất định" thế là được rồi, người ta hiểu rồi.

Ý thứ hai, Mục 3 về chết não. Tại Điều 26, Mục b có ghi: được 3 chuyên gia thuộc 3 lĩnh vực xác định chết não quy định tại Khoản 2, Điều 27. Tôi cho nên dùng chữ "bác sỹ chuyên sâu" hay hơn là chữ "chuyên gia". Bởi vì chữ "chuyên gia" nó có rộng và "chuyên gia" trong ngành y tế không được mấy người, mà có lẽ nói như Bác sỹ Đông A lúc nãy là chờ đi mời được các chuyên gia thì bệnh nhân đã đi mai táng mất rồi, cho nên khó lắm. Bây giờ chúng tôi đề nghị sửa nên là "bác sỹ chuyên sâu" được rồi. Tự ta cũng nhiều khi lạm dụng từ "chuyên gia", chúng ta có lần cử người đi nấu ăn ở nước ngoài, cử người đi nấu thịt chó nước ngoài, cử người đi cắt tóc ở nước ngoài về cũng xưng tôi là "chuyên gia cắt tóc", "chuyên gia nấu thịt chó". Bây giờ chữ "chuyên gia" chúng ta hơi lạm dụng, cho nên chúng tôi đề nghị cho nó thực tế để thực hiện được thì nên dùng các bác sỹ chuyên sâu về trong các lĩnh vực này. Dùng từ "chuyên sâu" tôi cho là vừa phải mà nó dễ thực hiện hơn. Đó là Mục b.

Còn Mục c, ghi như sau: Việc chẩn đoán chết não được thực hiện v.v... có máy móc và tại Điều 16 của luật này. Điều 16 thiết kế là tiêu chuẩn của một đơn vị để được ghép mô chứ không phải là quy định, chẳng có từ nào chết não trong Điều 16 cả. Thế này là luẩn quẩn lại đưa lại là gì? Tại mục trên này lại đề là phải thực hiện theo quy định tại Điều 16. Chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem lại Điều 16 hoàn toàn nói về tiêu chuẩn để ghép mô, chứ không phải là nói tiêu chuẩn chết não. Nếu làm như thế này rồi thì người ta cũng thắc mắc. Đấy là Điều 26, tôi tham gia hai ý kiến như thế.

Đến Điều 27, từ "danh sách các chuyên gia" thì chúng tôi đề nghị sửa là các bác sĩ chuyên sâu. Xác định chết thì chúng tôi đề nghị như sau: Bởi vì bệnh nhân chết não có thể ở khoa tim mạch, cũng có thể ở khoa tiêu hóa, cũng có thể ở khoa hồi sức, cũng có thể ở khoa ngoại, cho nên bây giờ quy định ở khoa hồi sức thì chẳng lẽ lúc gần chết não rồi lại bê từ khoa tiêu hóa, khoa tim mạch bê đến khoa hồi sức à? Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng, các bác sĩ, trước hết là các bác sĩ điều trị phải có vai trò ở trong này, chứ không phải là hồi sức. Nếu nằm ở khoa hồi sức thì bác sĩ hồi sức. Chúng tôi từ "bác sĩ hồi sức" nên sửa lại là "bác sĩ điều trị".

Thứ hai là bác sĩ chuyên khoa về thần kinh và phẫu thuật thần kinh thì chúng tôi nhất trí.

Thứ ba là việc mời giám định pháp y, chúng tôi đề nghị có mời nhưng chỉ khi cần thiết. Chứ không phải trường hợp nào cũng mời.

Ví dụ: Có trường hợp cả bác sĩ điều trị, cả giám đốc bệnh viện khẳng định bệnh nhân này chết não rồi, gia đình bảo không, người nhà tôi chưa chết não, mình phải mời pháp y vào xác minh. Tôi nghĩ xác minh chết não như bác sỹ Đông A nói, pháp y không xác minh được vấn đề này đâu, vì vấn đề chết não là vấn đề chuyên sâu trong ngành y tế. Cho nên, chúng tôi thấy vấn đề pháp ý vào đây, đưa vào luật là khi cần thiết thì mời, không cần thiết thì thôi không mời, đưa vào như thế này, tìm được ông pháp y phức tạp lắm, báo cáo các đồng chí là phức tạp lắm, không dễ dàng, chúng tôi muốn đề nghị Điều 27 nên sửa lại như thế cho nó phù hợp và cho dễ thực hiện.

Điều 28, có 8 tiêu chuẩn khẳng định là chết não, chúng tôi cũng nhất trí, nhưng có một tiêu chuẩn hết sức quan trọng là khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chết não thì bác sỹ điều trị có trách nhiệm báo cho gia đình biết, chúng tôi đề nghị là bác sỹ điều trị hết sức quan trọng, vì khi vào bệnh viện, mỗi bác sỹ phụ trách một số bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhân, khi người bệnh nhân này sống hay chết, hàng ngày bám lấy bệnh nhân này, người này báo với gia đình đó, người nhà, người thân đã chết não rồi, người ta yên tâm ngay hơn là những ông khác nói, ông Giám đốc xuống nói chưa chắc người ta đã tin, người bác sỹ trực tiếp điều trị nên thông báo cho gia đình biết là đã chết não rồi thì chúng tôi thấy rằng có nên thêm tiêu chuẩn này vào để xác định cho tốt.

Điều 29, chúng tôi nghĩ đưa vào đây sẽ khó khả thi, chẳng có bệnh nhân nào gần chết não đưa đi làm điện não đồ, chụp cắt lớp, làm siêu âm dople, chụp điện quang, chụp đồng vị phóng xạ, lúc này chẳng có anh bác sỹ nào làm như thế cả. Xin nói với các đồng chí chẳng bệnh viện nào làm như thế cả, một lần chụp X - quang, một lần cắt lớp xuyên não là tốn kém lắm không phải dễ đâu, tôi cho không cần thiết, thiết kế vào đây rồi không khả thi hoặc gây trở ngại cho việc xác định chết não. Khi đó có những gia đình yêu cầu, trong này pháp luật quy định có 6 khoản như thế này đề nghị các anh làm đủ 6 khoản cho gia đình chúng tôi, chúng tôi khẳng định cho là chết não thì lúc đó khó khăn cho bệnh viện. Như bác sỹ Đông A có nói không phải bệnh viện nào cũng có đủ như thế này để làm việc này, tôi cho đưa vào luật Điều 29 này không khả thi.

Quay lại Điều 10, điều cấm, tôi xin Ban soạn thảo nghiên cứu thêm một mục là "cấm các nhân viên y tế phát ngôn thiếu trách nhiệm trong vấn đề này", bởi vì có lần có một bệnh nhân chết chúng tôi đã làm tư tưởng cho gia đình, mổ tử thi gia đình đồng ý rồi, đến khi anh bác sỹ nói thế này "người hay là lợn" thế là gia đình quay trở lại thôi xin xóa chữ ký gia đình. Chúng tôi cam kết không mổ nữa, đi tìm hiểu ra là do anh bác sĩ trong khoa nói câu đấy làm gia đình người ta chạnh lòng. Cho nên chúng tôi thấy những vấn đề này, trong điều cấm nên cấm nhân viên y tế không phát ngôn vô trách nhiệm trong vấn đề này. Đây là một vấn đề chúng tôi thấy hết sức cần thiết.

Một điều cuối cùng mà chúng tôi thấy khi họp các chuyên gia người ta rất nhiều ý kiến, nhưng chưa thấy Ban soạn thảo đưa vào đây. Là các bệnh nhân chết tai nạn trong bệnh viện thì Giám đốc bệnh viện được phép phối hợp với gia đình để lấy mô của người chết này. Chúng tôi thấy nên thiết kế thêm điều này vào. Hôm trước các chuyên gia ở Bệnh viện Việt Đức và một số bệnh viện ở Hà Nội khi Hội thảo người ta cũng rất tha thiết ghi điều này. Chúng tôi nghĩ chúng ta cứ đưa vào luật. Hôm đấy Ban soạn thảo có giải trình là lúc đó nếu đưa vào thì gia đình sẽ thế nọ, thế kia, không phải đâu. Như lúc đó chúng tôi nói người Việt Nam chúng ta "thương người như thể thương thân", đừng lo chuyện này, cần phải đưa vào pháp luật quy định khi đó mình mới làm được việc này. Chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nên thiết kế thêm một điều là các Giám đốc bệnh viện phối hợp với gia đình để lấy mô của người chết do tai nạn khi đã đưa vào bệnh viện rồi. Vấn đề này sẽ mở ra một việc rất nhiều vì hàng ngày hàng chục người chết vì tai nạn giao thông, tai nạn này, tai nạn khác, nếu lấy được mô của những trường hợp này thì chúng tôi cho là cũng tốt. Đây là một nguồn rất lớn và rất tốt. Xin cảm ơn Quốc hội.
Hoàng Thọ Mẫn - Tỉnh Tiền Giang

Kinh thưa Quốc hội,

Tôi xin có một số ý kiến để đóng góp vào dự thảo Luật hiến, ghép, lấy mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác.

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh. Trong Kỳ họp thứ 9, chúng tôi cũng có đề nghị là đưa tế bào vào phạm vi điều chỉnh của luật, nhưng chưa được tiếp thu và cũng không được giải trình. Nên trong kỳ họp này tôi xin được tiếp tục đề nghị đưa tế bào vào trong phạm vi điều chỉnh của luật. Vì trong luật đã có Điều 13 quy định Điều kiện hiến, nhận noãn, tinh trùng và noãn, tinh trùng lại là những tế bào. Mới đây ở Viện Nhi đã thành công trong việc ghép tế bào tuỷ cho một bệnh nhân bị suy tuỷ, và sắp tới đây, tức là cách đây vài ngày ở trường đại học Y Hà Nội cũng đã tổ chức một Hội nghị sinh học, và sau này sẽ hướng tới là ghép tế bào gốc trong điều trị các bệnh tim mạch. Do đó, chúng tôi đề nghị đưa tế bào vào trong phạm vi điều chỉnh của luật.

Thứ hai, về đối tượng áp dụng. Ở Điều 2, tôi cũng thống nhất như chỗ đại biểu Thanh Bình ở Bắc Ninh là nếu chúng ta chỉ quy định cá nhân người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam tự nguyện hiến bộ phận cơ thể cho ngươi Việt Nam thì những đối tượng này không được nhận, mà chỉ có hiến thôi. Chúng tôi đề nghị cũng nên cho những đối tượng này tự nguyện hiến và nếu có nhu cầu cũng được ghép tại Việt Nam.

Như thế nó liên quan đến Điều 34, trong Điều 34 ghi là: "Người nước ngoài chỉ được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam, trong trường hợp người hiến đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép" Trong khi Khoản 2 lại ghi: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam để được ghép bộ phận cơ thể chỉ được ghép khi chứng minh có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi 3 đời với hiến" Nếu quy định như thế thì chúng tôi thấy hơi hẹp hòi cho những đối tượng gốc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài có thể được hiến, được nhận do bất kỳ người hiến nào mà không nêu đích danh, trong khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được nhận đối với những người hiến có quan hệ 3 đời hoặc có cùng dòng máu về trực hệ. Phần này chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét lại.

Thứ ba, về phần chết não, ở Điều 27 chúng tôi thống nhất với ý kiến của đại biểu Trần Đông A, cũng như đại biểu Nguyễn Xuân Hướng là trong nhóm chuyên gia xác định về chết não, nếu đưa chuyên gia giám định pháp y vào trong nhóm chuyên gia này:

Thứ nhất, mất đi thời gian tính, vì không phải bất kỳ bệnh viện nào lúc nào cũng có sẵn chuyên gia về giám định pháp y.

Thứ hai, chuyên gia giám định pháp y lĩnh vực về lâm sàng chuyên môn, thì có thể nếu mà trong lĩnh vực này một số bác sỹ lâm sàng khác cũng có khả năng làm được. Do đó chúng tôi đề nghị trong nhóm chuyên gia này có thể như chỗ bác sỹ Xuân Hướng đề nghị là "bác sỹ chuyên sâu", có thể hồi sức cấp cứu hoặc một khoa nào đó trong bệnh viện. Thứ hai là bác sỹ chuyên sâu về nội thần kinh và thứ ba chuyên sâu về phẫu thuật thần kinh. Bởi vì trong lĩnh vực mà xác định về chết não thì lĩnh vực thần kinh là cực kỳ quan trọng.

Điều 28, về tiêu chuẩn xác định chết não. Chúng tôi cũng thống nhất nên quy định tiêu chuẩn này để tránh những khiếu kiện cũng như là để làm rõ được những tiêu chuẩn khi mà chúng ta chẩn đoán được một bệnh nhân chết não. Nhưng trong những tiêu chuẩn này chúng tôi đề nghị tiêu chuẩn thứ nhất là A, về "thang điểm hôn mê Glasgow" phần này nó hơi sâu về chuyên môn. Chúng tôi chỉ đề nghị, "thang điểm hôn mê Glasgow"là bằng 3 điểm, chứ không thể nào có 3 điểm trở xuống, tại vì điểm 3 là điểm thấp nhấp. Đó là thứ nhất.

Thứ hai là trong tiêu chuẩn này để mà chính xác hơn, chúng tôi thấy chúng ta nên ghi thêm loại trừ những trường hợp mà hôn mê do nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá hoặc nội tiết hoặc hạ thân nhiệt. Bởi vì trong những trường hợp này ở đó về mặt lâm sàng bệnh nhân có thể đầy đủ 8 tiêu chuẩn theo như Điều 28, nhưng thực tế bệnh nhân này không "chết não" và có thể hồi phục được. Nếu chúng ta không đưa vào những trường hợp loại trừ như thế, chỉ dựa vào những tiêu chuẩn lâm sàng như thế này, thì cũng có khả năng là chúng ta có những kết luận "chết não" chưa chính xác, chúng tôi đề nghị nên đưa thêm những loại trừ như vậy.

Điều 29, tôi cũng thống nhất như đại biểu Hướng, chúng ta không cần thiết là phải ghi thành một điều mà có thể đưa thành một khoản ở Điều 28, tức là quy trình kỹ thuật chuyên môn để xác định chết não do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, Điều 29 chúng tôi xin đề nghị như vậy.

Đi vào một số điều khác, chúng tôi xin có ý kiến.

Thứ nhất, giữa Điều 16 và Điều 31, chúng tôi thấy Điều 16 là điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép, bộ phận cơ thể người và Điều 31, điều kiện đối với cơ sở y tế được ghép bộ phận cơ thể người, chúng tôi thấy hai điều này nó trùng lắp với nhau, như thế chúng ta có thể bỏ đi Điều 31, vì trong Điều 16 đã bao hàm là lấy và ghép, chúng tôi đề nghị bỏ Điều 31.

Thứ hai, Điều 26 và Điều 27, chúng tôi thống nhất với đại biểu Thanh Bình là Khoản 3, Điều 26 nó hoàn toàn giống với Khoản 1, Điều 27. Như vậy, có thể bỏ đi Khoản 3 của Điều 26.

Cuối cùng Điều 30, quy định điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người, trong đó có Khoản 3, tôi đề nghị bỏ Khoản 3, vì đối với người hiến bộ phận cơ thể mà không tái sinh được thì mới cần có sự nhất trí của Hội đồng tư vấn. Còn đối với những người mà nhận hoặc là người được ghép thì chúng tôi nghĩ "có văn bản nhất trí của Hội đồng tư vấn" là không cần thiết. Bởi vì những người này là những người có yêu cầu, có chỉ định được ghép. Do đó vấn đề "có văn bản nhất trí của Hội đồng tư vấn" theo tôi nghĩ không cần thiết, nó chỉ cần thiết đối với những người hiến. Những người hiến những bộ phận không tái sinh được nữa mới cần có sự tư vấn của hội đồng này. Trên đây là một số ý kiến của tôi. Xin cảm ơn Quốc hội.


Trần Thị Quốc Khánh - Thành phố Hà Nội

Kính thưa Quốc hội,

Về cơ bản tôi tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với dự thảo luật. Tuy nhiên, tôi xin phát biểu một số nội dung còn băn khoăn như sau:

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh ở Điều 1. Tôi đề nghị không nên quy định: tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia. Vì thực tế, trong dự thảo luật chỉ có Điều 35 và Điều 36 quy định về ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia mang tính quy định khung. Còn vấn đề tổ chức và hoạt động của ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia, cũng trong điều này là do Chính phủ quy định. Như vậy quy định này ở Điều 1 lại mâu thuẫn và chồng chéo với quy định ở Điều 35 và Điều 36. Trong khi đó dự thảo quy định nhiều điều về thủ tục hành chính, quản lý Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên thay cụm từ này bằng cụm từ "quản lý Nhà nước", cụ thể: phạm vi điều chỉnh của Luật sẽ là: Luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy, ghép xác, quản lý Nhà nước về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy, ghép xác" là đủ.

Thứ hai, về nội dung quản lý Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Chúng tôi đề nghị bỏ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 ở Điều 7. Vì thực tế, nội dung ở Khoản 1 đã quy định đầy đủ rồi, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 thực chất là quy định cụ thể hóa ở Khoản 1 và nếu quy định ở trong điều này thì vừa thừa, vừa chồng chéo với Khoản 1 của Điều 7.

Vấn đề thứ ba là trong Chương I về những quy định chung. Chúng tôi đề nghị, cần nghiên cứu, bổ sung một điều về những trường hợp không được hiến mô, bộ phận cơ thể người sống, sau khi chết và hiến xác. Nếu không quy định thì chúng ta phải lường trước một tình hình sẽ có nhiều trường hợp người bị nhiễm HIV/ AIDS và những phạm nhân, và những người bị thi hành án tử hình như đồng chí Nguyễn Khánh Toàn đã nêu, nếu họ đăng ký thì sẽ giải quyết như thế nào? Tôi nghĩ là hiện nay chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện Bộ Luật thi hành án, cùng với cả những việc chúng ta đang có vấn đề phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS, đây là những vấn đề rất phức tạp còn phải tiếp tục nghiên cứu. Cho nên tôi nghĩ rằng trong Chương I, về quy định chung có thể chúng ta nên quy định đây là những trường hợp không nên, còn có thể sau một vài ba năm nữa,khi chúng ta trong quá trình hoàn thiện Bộ Luật thi hành án, cùng với việc chúng ta trong quá trình thực hiện, chúng ta sẽ có thể bổ sung sau cũng được, còn hiện tại bây giờ tôi nghĩ cần phải quy định một điều là không nên, có những trường hợp không thực hiện việc hiến, ghép mô và hiến xác, để tránh mâu thuẫn và chồng chéo với các luật khác. Nếu quy định điều này bổ sung vào thì tôi đề nghị có thể đưa vào dưới Điều 5, trên Điều 6 hiện tại, thì có thể đưa vào dưới Điều 5 đây.

Vấn đề thứ tư là quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Điều 17, tôi đề nghị bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét việc tặng kỷ niệm chương "vì sức khoẻ nhân dân" và bổ sung thêm một điểm mới, là điểm e chẳng hạn là: "được các hình thức tôn vinh khác". Ở đây, tôi muốn lưu ý thêm là nên giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền được xem xét, vì trong những trường hợp cụ thể, không phải tất cả trường hợp nào khi hiến, ghép mô đều được hết, nếu như thế vô hình chung chúng ta sẽ làm cho kỷ niệm chương này nó có vấn đề là nó không được bảo đảm tính chất tôn vinh một cách thực sự. Cho nên, tôi nghĩ rằng có thể nên để cho Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, xem xét những trường hợp cụ thể và bổ sung các hình thức tôn vinh khác.

Như vậy, chúng ta vừa bảo đảm được vấn đề tôn vinh, không phải chỉ có mỗi kỷ niệm chương là tôn vinh, còn rất nhiều cái khác nữa mà trong xã hội và cộng đồng cần quan tâm.

Điều 25, tôi đề nghị bổ sung thêm quy định trường hợp người hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì con cháu, hoặc người thân của họ, nhất là trường hợp họ chỉ có 1 con, hoặc 1 người thân duy nhất được hưởng phần gọi là tôn vinh và lợi ích nào không. Theo tôi, cũng nên cân nhắc để quy định, vì trong trường hợp nếu mà người ta chỉ có một người thân duy nhất, sau khi họ chết rồi, họ đã hiến xác và họ chết rồi thì cũng cần phải quy định cho người thân, tất nhiên là quy định như thế nào thì chúng tôi cũng xin đề nghị Ban soạn thảo và Quốc hội sẽ nghiên cứu thêm để có thể bổ sung quy định đó.

Vấn đề thứ năm là thủ tục hành chính ở Điều 14, 18, 20 về việc đăng ký thay đổi, hủy bỏ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác. Đề nghị quy định chặt chẽ về thời gian, vừa không cứng nhắc, vừa không lỏng lẻo quá, dễ bị lạm dụng gây khó khăn cho người hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác. Chúng tôi nghĩ rằng, hiện nay chúng ta đang trong quá trình cải cách hành chính, luật này quy định cũng cần phải được nghiên cứu làm sao cho vấn đề thủ tục hành chính đáp ứng được yêu cầu trong quá trình vừa cải cách hành chính, nhưng vừa đáp ứng được nguyện vọng của người có nguyện vọng đó.

Tôi muốn nói có thể có một khoản nào đó không cần thiết, ví dụ ở Điều 18, Khoản 2: "Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo trung tâm điều phối quốc gia về ghép mô bộ phận, cơ thể người". Ở đây nếu không quy định cụ thể thì cũng có thể lại bằng văn bản gửi lên rất phức tạp, có thể tin học hóa ở chỗ này thì đỡ đi. Tôi nghĩ đây chỉ là một ví dụ thôi, trong quá trình cải cách hành chính để đến trung tâm lại quay trở về cơ sở y tế, lúc đó lại phải có bằng văn bản mang tính Nhà nước có dấu và chữ ký chẳng hạn. Tôi muốn nói cụ thể, một ví dụ cụ thể này để khẳng định một vấn đề là chúng ta phải cải cách hành chính ngay cả vấn đề đăng ký và huỷ bỏ cũng như là thay đổi những vấn đề đăng ký của những người hiến mô, cấy, ghép v.v...

Trên đây là một số ý kiến mà chúng tôi suy nghĩ để cho dự thảo luật được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn Quốc hội.


Nguyễn Trung Lập - Tỉnh An Giang

Kính thưa Quốc hội.

Qua nghiên cứu dự thảo luật, trước hết tôi tán thành Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng như là ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án của Ban soạn thảo. Qua nghiên cứu, tôi thấy trước hết yêu cầu cần thiết phải ban hành luật đó là mặc dù việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại các Điều 33, 34, 35 của Bộ luật Dân sự. Nhưng đây là vấn đề rất nhạy cảm, nó liên quan đến vấn đề quyền nhân thân của con người, hơn nữa đây là những vấn đề có tính chất chuyên ngành do đó cần có sự ban hành của luật này.

Một vấn đề nữa, tôi tán thành tên của dự thảo luật vẫn quy định đó là lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người với lấy, hiến xác ở trong dự thảo luật. Từ đó tôi xin đóng góp một số ý kiến trong dự thảo luật như sau.

Trước hết về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, tại Điều 1, trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật quy định về vấn đề hiến, lấy ghép mô và bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác, tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép, bộ phận cơ thể người. Ở chỗ này khi mà chúng ta ghép, trong tên luật đã gồm lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Do đó tôi đề nghị bổ sung thêm trong Điều 1 này là đối với cơ sở lấy xác trong Điều 1. Có nghĩa là luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác, tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và cơ sở lấy xác.

Như vậy tại Điều 3, trong phần giải thích từ ngữ cũng nên có những bổ sung về giải thích từ ngữ đối với cơ sở về lấy xác. Từ đó cơ sở lấy xác, tôi đề nghị để cho làm rõ trong giải thích từ ngữ thì cơ sở lấy xác, đây là cơ sở tiếp nhận những hiến xác, là cơ sở y tế tiếp nhận và bảo quản, phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như công tác giảng dạy y học. Vấn đề thứ hai, tôi tán thành ý kiến phát biểu trước tôi tại Điều 10 về các hành vi bị nghiêm cấm, đó là cần bổ sung một điểm ở đây là "cấm tiếp nhận sử dụng mô của người có bệnh truyền nhiễm để thực hiện việc cấy, ghép". Dù biết rằng trong việc thực hiện cấy, ghép về mặt y tế đã có những xét nghiệm, kiểm tra kỹ càng, để tránh vấn đề lây nhiễm cho người được cấy, ghép. Tuy nhiên vấn đề chúng ta quy định như vậy điều cấm trong luật thể hiện rõ hơn về trách nhiệm trong việc thực hiện cấy, ghép.

Vấn đề thứ ba, tại Điều 17 về quyền lợi của người hiến mô, bộ phận cơ thể. Tôi thấy rằng người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. Chỗ này Ban soạn thảo cần quy định rõ thêm cơ sở thực hiện miễn phí ở đây là cơ sở y tế nào, vì hiện nay các cơ sở y tế đều thực hiện theo cơ chế tự chủ trong quản lý bệnh viên theo Nghị định 10 và nay là Nghị định 43 của Chính phủ trong vấn đề thu viện phí cho các cơ sở này. Do đó cũng cần quy định rõ về việc miễn phí trong vấn đề theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện hoặc là trong những thời gian sau đó thì như thế nào đối với việc khám sức khỏe, theo dõi và quản lý sức khỏe đối với những người hiến bộ phận cơ thể.

Một điểm nữa là tại Điểm b của Điều 17 có quy định được cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm. Ở chỗ này cần quy định nêu rõ là cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm đây là cho suốt cả đời, hay trong thời gian nào và ai, cơ quan nào là người cấp và mua thẻ bảo hiểm y tế này cho cá nhân này. Cần phải quy định rõ vấn đề này để việc thực hiện được dễ dàng hơn.

Ý kiến thứ ba, về Chương V về Ngân hàng mô và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Ở đây, tại Chương V có 2 bộ phận: đó là ngân hàng mô và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Như vậy, tại Điều 35, đối với ngân hàng mô. Thứ nhất, tôi xin có ý kiến về Điểm 1: Ngân hàng mô là cơ sở y tế do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập. Ở chỗ này: "cá nhân thành lập" thì trong việc xã hội hóa như trong Dự thảo Luật có nêu, cá nhân thành lập ở đây, cá nhân này có người nước ngoài, có được tổ chức thành lập ngân hàng này không, hay những tổ chức ngân hàng nó thuộc về tổ chức của quốc tế thành lập ngân hàng ở tại Việt Nam ta có được không. Vấn đề này Ban soạn thảo cũng nghiên cứu, quy định cho rõ chỗ này.

Vấn đề thứ hai, tôi cũng tán thành ý kiến phát biểu trước tôi, ngân hàng mô, chúng ta quy định ở đây hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận v.v...tổ chức ngân hàng nó chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người. Trong đây là một mô hình mới nó hoàn toàn chưa có trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, chúng ta quy định trong Dự thảo Luật. Do đó, cần có những quy định chặt chẽ, tôi e rằng trong hợp tác quốc tế đối với ngân hàng mô thì được chuyển các bộ phận, các mô ra nước ngoài. Vậy thì vấn đề kiểm soát nó như thế nào, đây là khe hở trong vấn đề thương mại hoá đối với hoạt động của ngân hàng mô. Do đó tôi cũng đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ thêm tại Chương V đối với vấn đề quy định về ngân hàng mô tại Điều 35. Tôi xin hết ý kiến.
Ngô Thị Minh - Tỉnh Quảng Ninh

Kính thưa Quốc hội,

Tôi không công tác ở trong ngành y, nhưng qua tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của đông đảo cử tri công tác trong ngành y ở tỉnh Quảng Ninh, tôi xin tham gia một số vấn đề với Ban soạn thảo.

Trước hết, về 6 vấn đề trong Báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cơ bản là trùng với ý kiến của các đại biểu công tác trong ngành y, của cử tri tỉnh Quang Ninh. Trong đó có riêng một vấn đề thứ tư, đó là vấn đề chết não, ý kiến của đại biểu trong ngành y của Quảng Ninh hơi trái với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tức là những quy định trong dự thảo cụ thể quá và nhiều ý kiến trước tôi cũng đã phát biểu. Nên quy định có tính nguyên tắc, vì quy định cụ thể như thế thì nó cũng có những vấn đề nó còn thiếu ở các tình huống và nên để cho Chính phủ quy định cụ thể thì nó sẽ đầy đủ và bao quát hơn.

Còn 5 vấn đề phạm vi điều chỉnh, tên gọi của luật, bố cục của luật v.v... cơ bản đồng tình với ý kiến giải trình, tiếp thu của Ban soạn thảo và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Một số vấn đề cụ thể, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong đó đặc biệt là các ý kiến của đại biểu Quốc hội có chuyên môn sâu trong ngành y thì cũng trùng với ý kiến tham gia của các đại biểu, cử tri tỉnh Quảng Ninh. Ví dụ như của đại biểu Vân - Nghệ An, đại biểu Hằng - Đồng Nai và đại biểu Đông A của Thành phố Hồ Chí Minh, vì thời gian hết tôi không phát biểu nhiều nữa, tôi chỉ xin tham gia vào 3 điều cụ thể để phân tích thêm, tham gia với Ban soạn thảo đó là Điều 10, Khoản 3, Điều 22, Khoản 1 và Điều 35.

Trước hết tôi xin tham gia vào Điều 10, tại Điều 10 các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có Khoản 3 nêu rằng cấm việc mua bán mô, bộ phận cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là vấn đề cử tri cũng còn băn khoăn, vì phần này nêu chưa rõ, trên thực tế cũng có những hiện tượng hiến mô, hiến máu, cũng có sự bồi dưỡng và bồi dưỡng để cho hồi phục sức khỏe ta nói rằng "cấm mua bán" thì ở đây cũng có những gia đình rất khó khăn người ta bán máu mà người ta nhằm hy vọng có nguồn bồi dưỡng, mặc dù đấy là động cơ, cũng không phải mục đích cấm thực hiện việc bán máu này, nhưng vì điều kiện quá khó khăn thì người ta cũng muốn hy vọng có một nguồn thu nhập để đỡ khó khăn trước mắt cho gia đình. Chúng tôi xin đề nghị Khoản này nếu nêu như vậy thì nó cũng chưa rõ, xin đề nghị Khoản 3, Khoản 4 chúng ta nên ghép lại, chúng ta nên ghi Khoản 4 ở đây trở thành là: việc cấm ở đây là cấm mua, bán, lấy, ghép, sử dụng, lưu trữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích vụ lợi, thì cái vì mục đích vụ lợi đó nó sẽ rõ hơn, nó sẽ tránh tình trạng hiểu lầm.

Về Điều 22, Khoản 1, Điểm c, cũng có đại biểu trước tôi đã phát biểu rồi, nhưng ở đây tôi cũng muốn nói rõ thêm, bởi vì Khoản c này nếu chỉ nêu người chết mà không xác định được nơi cư trú cuối cùng, chỉ cần có mỗi giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp thì cái này hoàn toàn chưa đủ, vì thực tế cũng đã diễn ra, có những trường hợp không phải đi ở nơi khác mà vãng lai đến, thậm chí ngay tại địa phương thôi, nếu ta không quy định một cách cụ thể thì nó sẽ có những trường hợp rất đáng tiếc xảy ra và tránh những vụ khiếu kiện không đáng có. Trong Khoản c này, cũng xin đề nghị là chúng ta phải bổ sung vào, yêu cầu phải làm các thủ tục theo quy định của pháp luật về việc giải quyết thi thể người bệnh tử vong sau 24 giờ mà không có người thân, kể cả phải có quy định về khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật thế nào. Đồng thời, xem vai trò của lãnh đạo y tế địa phương, có cần đưa vào quy định trong này không. Tôi nghĩ rằng Điểm c cũng có hai đại biểu trước tôi đã nhấn mạnh, cử tri trong ngành y của Quảng Ninh cũng có ý kiến như vậy.

Điều 35, có đại biểu trước tôi cũng đã phát biểu. Chúng tôi cũng xin đề nghị việc quy định về ngân hàng mô chỉ có một điều như thế này thì nó cũng mức độ quá. Trong Ban soạn thảo đề nghị có quan điểm xem ngân hàng mô này chỉ thành lập ở trung ương hay là ở địa phương có đủ điều kiện hay không, nên có một điều cụ thể quy định về điều kiện để thành lập ngân hàng mô, nếu không trong luật này, điều này nó chưa phản ánh được điều kiện thế nào thì được thành lập ngân hàng mô, có nên có ngân hàng mô ở địa phương hay không, ở cấp tỉnh hay không, hay chỉ có ở trung ương, ở cấp tỉnh thì điều kiện như thế nào thì được thành lập, nên có một điều quy định về vấn đề này. Tôi xin tham gia một số ý kiến như vậy. Xin cám ơn Quốc hội.
Nguyễn Thế Hiệp - Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Tôi chỉ xin phát biểu một ý với cương vị vừa là người phẫu thuật viên đã tham gia ghép tạng ở Việt Nam từ những ngày chúng ta ghép thận đầu tiên cho đến giờ. Tôi thấy ý mà từ nãy đến giờ nhiều đồng nghiệp của tôi đã nói, nhưng có thể các vị đại biểu Quốc hội chưa thấy hết thì chúng tôi phải nhấn mạnh để thấy vấn đề chết não.

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phải nhấn mạnh cái này, trong đó đưa hẳn những quy định chết não vào trong luật, để ta nhấn mạnh tầm quan trọng vì nó rất tế nhị việc này. Tôi không tán thành ý ở Điều 27, Mục 2, Khoản 3 nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đã phát biểu, đó là Điểm c là mời các bác sỹ chuyên khoa giám định pháp y. Tôi thấy không hợp lý về mọi khía cạnh, kể cả thực tiễn Việt Nam lẫn về mặt khoa học chuyên môn. Một đồng nghiệp của tôi đã phân tích, bác sỹ pháp y hoặc bác sỹ của ngành công an hình sự để phát hiện ra những cái chết có liên quan đến những vấn đề về hình sự, hoặc là bác sỹ của ngành bảo hiểm xã hội để đánh giá xem sức khoẻ còn bao nhiêu phần trăm để cho người ta được hưởng những quy định. Bác sỹ pháp y là một dạng bác sỹ rất xa với lâm sàng, nghĩa là với cuộc sống với môi trường làm việc của những người bác sỹ chữa bệnh. Cho nên việc đánh giá ở đây là đánh giá giữa cái sống và cái chết, chết não ấy có thật hay không thì bác sỹ pháp y không phải là những nhân vật cần thiết.

Thực tiễn Việt Nam, Bác sỹ pháp y không nằm ở trong bệnh viện lớn, kể cả những bệnh viện loại I mà có đủ điều kiện để ghép tạng rồi. Nếu như chúng ta quy định vào trong luật như các đồng nghiệp của chúng tôi đã phân tích, sẽ dẫn đến tình trạng trong khi chúng ta đang rất tranh thủ thời gian để có thể lấy tạng đó, có ý nghĩa khác ghép cho người khác thì chúng ta lại phí một thời gian rất vô ích, là đi tìm Bác sỹ pháp y đến để đưa vào. Cho nên tôi đề nghị tha thiết Ban soạn thảo trong khi đã có những ưu điểm rất lớn, đã tiếp thu những ý kiến của các việc thăm dò ở các đại biểu từ những cuộc họp trước và cả hội thảo trong quần chúng ở ngoài nữa, thì đã tiếp thu rất nhiều ý kiến, những ý kiến này đã được phát biểu nhiều, nhưng Ban soạn thảo vẫn chưa tiếp thu. Chúng tôi rất mong Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến này, nếu như có quy định 3 bác sĩ thì bác sĩ thứ ba kia cũng để cho người chịu trách nhiệm của cơ sở y tế đó quyết định, không nhất thiết là bác sĩ pháp y. Tôi xin hết ý kiến.
Nguyễn Lân Dũng - Tỉnh Đăk Nông

Kính thưa Quốc hội,

Tôi thấy các đại biểu đã phát biểu rất nhiều ý kiến rất phong phú, nhưng tôi thấy cũng cần tranh luận một chút về một số ý kiến đã phát biểu.

Thứ nhất, ngân hàng mô. Tôi nghĩ đại biểu sợ tư nhân làm thì không được. Trong xu thế xã hội hoá này chúng ta hiểu điều kiện của Điều 35 rất cụ thể rồi, không phải cá nhân đây là bất kỳ người nào đâu, người này phải có tiêu chuẩn, phải được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép. Cho nên có thể đây là 1 giáo sư về hưu, 1 bác sỹ về hưu mà có nhiều năng lực để làm cái đó. Tôi nghĩ việc đó không nên sửa đổi là đúng.

Thứ hai, có đại biểu nói rằng ngay kỷ niệm chương về sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng phải xét mới được cấp. Tôi nghĩ chỗ này phải xem lại, tôi thấy cái đó nó quá nhỏ bé, vì người ta cứu sống người khác, tôi nghĩ là nên thưởng bằng tiền, đây không phải là mua, bán, đây là mình thưởng, tôi nghĩ là xứng đáng thưởng vài chục triệu. Tôi nghĩ điều này đích đáng, đáng thưởng cho những người mà cứu sống người khác như vậy. Do đó, tôi nghĩ, không những không cần phải xét chuyện thưởng Huy hiệu, Kỷ niệm chương kia mà vấn đề đặt ra là cần thêm tiền thưởng.

Vấn đề thứ ba, Thứ trưởng Bộ công an có nói đối với tử tù. Theo tôi nghĩ, có vấn đề thật, ví dụ người ta nhận hiến xác sau khi bị tử hình thì vì cớ gì mà mình không cho người ta nhận. Thế mà tử tù lại được Kỷ niệm chương về bảo vệ sức khỏe của nhân dân thì cũng hơi vô lý, nhưng tôi lại nghĩ đến điều mà tôi đã đề nghị với Quốc hội từ lâu vì là ý kiến thiểu số nên không được chấp nhận, là hiện nay trên thế giới người ta rất hạn chế tử hình và mình vẫn giữ tử hình để răn đe những tội phạm lớn về an ninh về ma túy. Nhưng răn đe như thế không được. Nhưng trước việc người ta cứu một người sống, thí dụ người ta tình nguyện cho 1 quả thận trong những ngày còn lại của cuộc đời, người ta chỉ giữ lại 1 quả thận thôi, thì riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ là mình có tinh thần nhân đạo gấp đôi lên để cho người này cứu người thứ hai nữa thì tôi nghĩ tử tù muốn cho 1 thận thì nên xin cho xuống chung thân. Tôi nghĩ là chung thân thì cũng đã kinh khủng lắm rồi. Như vậy là chúng ta đang có 300-400 tử tù đang đợi thi hành án, chúng ta có thể cứu 300 - 400 người. Tôi thấy ở Trung Quốc họ có điều, khoản tử tù là người có tội với nhân dân, cho nên họ lấy tất phủ tạng và chỉ cho lại gia đình cái tro thôi, mình có lẽ cũng chưa đến mức học việc làm đó, nhưng để cứu một lúc 2 người, tôi nghĩ xuống chung thân cũng là nặng lắm rồi.

Ý kiến thứ tư, tôi nghĩ ý kiến của Giáo sư Đông A, bác sỹ Hiệp, rất đáng coi trọng về Điều 26, 27 về 3 chuyên gia, đấy là những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này thì xin đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc. Để tìm được 3 chuyên gia này, ở bệnh viện tỉnh chắc người đó chết rồi.

Bây giờ xuất hiện thêm một hiện tượng đó là mua trứng để phục vụ nghiên cứu khoa học, chị em phụ nữ có mấy trăm quả trứng, nhưng chỉ cần 2 quả để lo có 2 đứa con thôi, để thụ tinh nhân tạo, họ tiêm kích tố rụng trứng, thì một lúc sẽ rụng 10 quả trứng. Hiện nay có nhiều cơ quan khoa học muốn mua trứng đó để nghiên cứu, làm tế bào gốc, làm nhiều thứ khác nữa thì việc mua trứng làm kích tố rụng trứng nó nằm ở đây trong điều luật này. Gần đây một số chuyên gia nước ngoài cũng muốn đến mua trứng của phụ nữ Việt Nam để làm thí nghiệm ngay tại Việt Nam về các tế bào gốc và các vấn đề khác.

Vấn đề xác định "chết não" thì có đại biểu phát biểu là không nên nhiều điều kiện như vậy mà tốn kém, chỉ nên giao cho Bộ trưởng, tôi thấy có lẽ đại biểu đọc không kỹ, trong Điều 29 tôi thấy ghi rõ là một trong những kỹ thuật sau đây chứ có phải tất cả các kỹ thuật đâu. Cho nên, điều đó có lẽ không nên bàn lại.

Điều 26, viện dẫn Điều 16, có đại biểu nói không đúng lắm. Tôi nghĩ đây là viện dẫn rất chính xác, bởi trong Điều 16, tôi thấy có 4 khoản rất đầy đủ, chứ không phải là không đầy đủ. Xin tranh luận một số điều với các vị đại biểu Quốc hội khác. Xin cám ơn Quốc hội.


Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội

Xin cám ơn đại biểu.

Thưa Quốc hội, chúng tôi xin có một số ý kiến để kết thúc thảo luận buổi sáng hôm nay. Đến bây giờ đã có 20 đại biểu phát biểu tại Hội trường. Hiện nay còn 3 đại biểu nữa đang đăng ký.

Đại biểu Đoàn Văn Hồng.

Đại biểu Nguyễn Đình Lộc.

Đại biểu Nguyễn Đăng Vang.

Nhưng không có thời gian, cho nên chúng tôi xin đề nghị các vị đại biểu gửi cho Đoàn thư ký ý kiến của mình để chúng tôi tổng hợp tiếp thu. Qua ý kiến của 20 đại biểu phát biểu tại hội trường, Đoàn Chủ tịch chúng tôi thấy rằng ý kiến chung nhất là đa số các vị đại biểu Quốc hội tán thành với giải trình của Thường vụ trên những vấn đề cơ bản. Các đại biểu tập trung vào một số vấn đề lớn.

Vấn đề lớn nhất, là việc mà chúng ta ban hành luật này để cụ thể hoá một nội dung rất lớn về quyền nhân thân mà Bộ luật Dân sự đã quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể, cũng như hiến xác. Ở đây để đảm bảo quy định sao cho nó khả thi, thì một vấn đề mà trong suốt quá trình chuẩn bị, tranh luận và đến phiên họp sáng nay, chúng ta thống nhất cao được là phải phối hợp chặt chẽ giữa quyền của cá nhân công dân với động viên, tuyên truyền vận động gia đình. Vì việc đăng ký hiến bộ phận cơ thể, đặc biệt là đăng ký hiến xác thì là quyền của nhân thân. Nhưng nếu như gia đình, họ hàng người ta không đồng ý thì chắc là chẳng có nước nào mà lại cưỡng chế để lấy xác đi cả. Cho nên vấn đề này có thể nói là vấn đề trong suốt quá trình để chuẩn bị, thì quy định như thế nào? bây giờ chúng ta đã thống nhất cao là luật quy định "quyền của cá nhân công dân và từ 18 tuổi trở lên đủ năng lực hành vi dân sự" thì có quyền. Còn để thực hiện quyền đó như thế nào, một mặt hết sức tôn trọng quyền của công dân, nhưng đồng thời chúng ta phải làm thật tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người ủng hộ việc thực hiện quyền đó.

Thứ nhất là ủng hộ bằng việc mà mình tự nguyện hiến. Ủng hộ thứ hai khi mà người thân trong gia đình đã hiến rồi, có đăng ký hiến rồi thì gia đình phải ủng hộ, việc này là việc chúng tôi qua nghiên cứu kinh nghiệm bên ngoài, thì các nước người ta cũng đều phải chú ý cả hai vấn đề đó cả. Có lẽ ý thứ nhất là vấn đề đó.

Thứ hai, về tuổi đa số ý kiến thống nhất với Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan sau khi phân tích chuẩn bị đều thấy rằng công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì các cháu dưới tuổi đó thì cân nhắc nó cũng chưa kỹ, vì thế nhất là đối với những việc hiến các bộ phận mà cơ thể mà không tái sinh thì chúng ta rất chặt chẽ phải có hội đồng tư vấn gồm 5 người, trong đó tư vấn cho cả hai bên, tư vấn cho cả bên hiến và cả bên nhận ghép, thì có cả các chuyên gia về y tế mà một số đại biểu muốn dùng từ là bác sỹ chuyên khoa, chuyên sâu, có cả nhà luật và có cả nhà tâm lý, tức là nhà xã hội để tư vấn đầy đủ cả cho người hiến và cả cho người nhận.

Một ý nữa mà các vị đại biểu cũng nêu là: thế thì công dân đây là như thế nào? như vậy tức là mọi công dân Việt Nam, tất nhiên là kể cả người nước ngoài có yêu cầu hiến. Đối với những trường hợp đang thi hành án phạt tù thì như thế nào, tù chung thân như thế nào, thì đương nhiên người ta có quyền hiến, kể cả người bị tuyên án tử hình mà người ta chưa bị thi hành án tử hình, người ta vẫn có quyền hiến, cái đó là bình thường. Nhưng đúng là chính sách đối xử về quyền lợi đối với những người này như thế nào? nó có ngang bằng với công dân mà không có bản án bị tuyên phạt chung thân hoặc tử hình không? thì chỗ này phải có nghiên cứu. Nhưng có một cái chung mà chúng ta khẳng đinh trong luật chúng ta là không có lợi nhuận, kể cả người hiến, kể cả ngân hàng mô cũng hoạt động không có lợi nhuận. Cho nên là quyền lợi cũng ở mức độ hợp lý như quy định của luật.

Một vấn đề nữa mà các vị đại biểu nhất trí với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan là ngân hàng mô là chúng ta quy định nguyên tắc chung về ngân hàng môn là tổ chức cá nhân, tức là cơ quan có quyền thành lập ngân hàng mô, giao cho Chính phủ quy định rất cụ thể, để làm thế nào ngân hàng mô của chúng ta hoạt động đúng với mục đích cao cả là vì nhân đạo chứ không có lợi nhuận, tránh tất cả những hiện tượng lạm dụng ngân hàng mô để làm những việc không đúng. Đây là bước đầu cho nên chúng ta quy định chung như vậy, không nên hạn chế chỉ có Nhà nước. Qua ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, chỉnh lý dự án luật, trong kỳ họp này sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua.



Chúng tôi thiết tha đề nghị, đây là luật rất chuyên sâu và rất nhiều các vị đại biểu có kinh nghiệm về lĩnh vực này, xin đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục suy nghĩ và thấy cần có đóng góp gì thì các vị gửi cho Thường vụ Quốc hội chúng tôi. Bởi vì có rất nhiều ý kiến mà tôi thấy rất hay mà các vị đại biểu phát biểu tại Hội trường hôm nay. Xin các vị đại biểu Quốc hội góp sức cùng với Thường vụ chúng tôi để làm thế nào trình Quốc hội được dự thảo tốt nhất. Xin cảm ơn đại biểu Quốc hội. Xin mời Quốc hội về nghỉ.




Hội trường Ba Đình

Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 347.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương