Qcvn 01 166 : 2014/bnnptnt


Phương pháp điều tra phát hiện bọ xít hại lúa



tải về 265.26 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích265.26 Kb.
#10053
1   2   3

2.7.4. Phương pháp điều tra phát hiện bọ xít hại lúa (bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài,...) và thiên địch

2.7.4.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm

- Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm;

- Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm.

2.7.4.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng và phân từng pha phát dục có trên từng khóm trong điểm điều tra.

* Cách điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu ít nhất 30 ổ trứng, cá thể sâu non hoặc trưởng thành về phòng để theo dõi.



2.7.4.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Mật độ bọ xít non, trưởng thành (con/m2);

- Tỷ lệ pha phát dục của bọ xít (%);

- Tỷ lệ tuổi sâu (%);

- Tuổi bọ xít phổ biến;

- Mật độ các loại thiên địch bắt mồi (con/m2);

- Tỷ lệ ký sinh (%);

- Diện tích bị nhiễm bọ xít (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.4.4. Công thức tính

Mật độ bọ xít, thiên địch bắt mồi (con/m2)

=

Tổng số bọ xít (thiên địch) điều tra




Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ pha phát dục (%)

=

Tổng số dịch hại sống ở từng pha

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ tuổi sâu (%)

=

Tổng số sâu sống ở từng tuổi

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha

x 100

Tổng số cá thể điều tra ở từng pha

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.4.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Số yếu tố điều tra chính giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình (chân đất);

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;

- Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bọ xít dài
(con/m2)

Bọ xít đen, bọ xít xanh
(con/m2)

Nhiễm nhẹ

3 - 6

10 - 20

Nhiễm trung bình

> 6 - 12

> 20 - 40

Nhiễm nặng

> 12

> 40

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.5. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm chích hút khác hại lúa (Nhện gié, bọ trĩ, bọ phấn, rệp,...) và thiên địch

2.7.5.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm

Mỗi điểm điều tra 5 dảnh ngẫu nhiên của 5 khóm (lúa cấy)/điểm hoặc dảnh ngẫu nhiên (mạ, lúa sạ)/điểm.



2.7.5.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

* Đối với sâu (bọ trĩ, bọ phấn, rệp):

Đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trong điểm điều tra; ghi nhận pha phát dục phổ biến;

Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra;

Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có bọ trĩ, bọ phấn, rệp.

* Đối với nhện gié:

Đếm tổng số dảnh lúa có trong điểm điều tra;

Đếm tổng số dảnh lúa có nhện;

* Cách điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu ít nhất 30 cá thể sâu non (bọ trĩ, bọ phấn, rệp non,...) hoặc trưởng thành về phòng để theo dõi.



2.7.5.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Mật độ sâu (bọ trĩ, bọ phấn, rệp), nhện (con/m2);

- Mật độ các loại thiên địch bắt mồi (con/m2);

- Tỷ lệ dảnh bị hại (%);

- Diện tích bị nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.5.4. Công thức tính

Mật độ sâu, nhện, thiên địch bắt mồi (con/m2)

=

Tổng số sâu, nhện, thiên địch điều tra




Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ dảnh bị hại (%)

=

Tổng số dảnh bị hại

x 100

Tổng số dảnh điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha

x 100

Tổng số cá thể điều tra ở từng pha

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.5.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình);

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;

- Quy định mật độ, tỷ lệ hại để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Mật độ hoặc tỷ lệ nhiễm

Nhiễm nhẹ

2.500 - 5.000 con/m2 hoặc 15 - 30% số dảnh bị nhiễm

Nhiễm trung bình

> 5.000 - 10.000 con/m2 hoặc > 30 - 60% số dảnh bị nhiễm

Nhiễm nặng

> 10.000 con/m2 hoặc > 60% số dảnh bị nhiễm

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.6. Phương pháp điu tra phát hiện nhóm bệnh hại lá lúa (đạo ôn lá, bạc lá, đốm sọc,...)

2.7.6.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm

Toàn bộ số lá của 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm hoặc toàn bộ số lá của 10 dảnh ngẫu nhiên (đối với lúa sạ).



2.7.6.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Đếm toàn bộ số lá và số lá bị bệnh có trong điểm điều tra; phân cấp lá bị bệnh theo thang 9 cấp:

+ Cấp 1: < 1 % diện tích lá bị bệnh;

+ Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị bệnh;

+ Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị bệnh;

+ Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị bệnh;

+ Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị bệnh.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.



2.7.6.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ, chỉ số bệnh (%);

- Cấp bệnh phổ biến;

- Diện tích bị nhiễm bệnh (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.6.4. Công thức tính

Tỷ lệ bệnh (%)

=

Tổng số lá bị bệnh

x 100

Tổng số lá điều tra

Chỉ số bệnh (%)

=

(N1 x 1) + ….. + (Nn x n)

x 100

N x 9

Trong đó:

N1: là số lá bị bệnh ở cấp 1;

Nn: là số lá bị bệnh ở cấp n;

N: là tổng số lá điều tra;

9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp



Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.6.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình);

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;

- Quy định tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bệnh đạo ôn (% lá)

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (% lá)

Nhiễm nhẹ

5 - 10

10 - 20

Nhiễm trung bình

> 10 - 20

> 20 - 40

Nhiễm nặng

> 20

> 40

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.7. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm bệnh hại toàn thân lúa (bệnh khô vằn, bệnh thối thân, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, ...)

2.7.7.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm

- Đối với bệnh khô vằn: Điều tra 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm.

- Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen:

+ Lúa cấy: Điều tra toàn bộ số dảnh của tối thiểu 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm; nếu trước giai đoạn đẻ nhánh rộ, điều tra toàn bộ số dảnh có trong 20 khóm để có số dảnh tương đương 100 dảnh.

+ Mạ, lúa sạ: Điều tra 100 dảnh liên tiếp ngẫu nhiên/điểm;

2.7.7.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

* Đối với bệnh khô vằn: Mỗi khóm chọn 1 dảnh ngẫu nhiên (lúa cấy) hoặc 10 dảnh ngẫu nhiên (lúa sạ), phân cấp dảnh bị bệnh theo thang 9 cấp:

+ Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá bị bệnh;

+ Cấp 3: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá bị bệnh;

+ Cấp 5: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, 4 bị bệnh nhẹ;

+ Cấp 7: > 1/2 - 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị bệnh;

+ Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.

* Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá: Đếm toàn bộ số dảnh và số dảnh bị bệnh có trong điểm điều tra.

* Phân cấp bệnh thối thân

+ Cấp 1: Ở mặt ngoài của bẹ lúa xuất hiện các đốm bất dạng, nhỏ, màu đen, <1/4 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp nấm màu trắng hồng nhạt, các lá vẫn còn xanh, cây lúa không bị đổ

+ Cấp 2: Từ 1/4-1/2 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp nấm màu trắng hồng nhạt, vết thối xuất hiện ở 2-3 lóng/thân, một vài lá bị chết, một vài dảnh hoặc khóm bị đổ ngã;

+ Cấp 3: Toàn bộ các lóng thân bị bệnh, cây lúa đổ ngã và khô chết, cây lúa không trỗ bông được hoặc có bông nhưng bông bị khô và lép hoàn toàn.

* Phân cấp bệnh vàng lùn theo thang 3 cấp:

+ Cấp 1: Lá vàng nhạt, có khuynh hướng xòe ngang, rễ vẫn phát triển bình thường; hoặc lúa đẻ nhánh nhiều.

+ Cấp 2: Lá màu vàng cam, hẹp, cứng, cây thấp lùn, mọc nhiều chồi, ít rễ mới.

+ Cấp 3: Lá màu vàng khô, trỗ không thoát, hạt lép nhiều; cả bụi lúa hoặc ruộng lúa khô lụi dần, chết.

* Phân cấp bệnh lùn xoắn lá theo thang 3 cấp:

+ Cấp 1: Lá xanh đậm, cứng hơn bình thường, có biểu hiện nhăn nhẹ, cây chưa thấp lùn.

+ Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, rìa lá có thể bị rách và gợn sóng, lá bắt đầu xoăn.

+ Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, chóp lá bị biến dạng xoăn tít, mép lá xoăn nhiều, gân lá sưng phồng; trỗ không thoát, hạt lép nhiều; cả bụi lúa hoặc ruộng lúa khô lụi dần, chết.

* Đối với bệnh lùn sọc đen, phân cấp bệnh theo thang 3 cấp:

+ Cấp 1: Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây chưa thấp lùn.

+ Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.

+ Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau phiến lá và đốt thân có u sáp cổ lá xếp xít nhau; lúa trỗ nghẹn đòng, hạt bị đen lép.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.

2.7.7.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ, chỉ số bệnh (%);

- Cấp bệnh phổ biến;

- Diện tích bị nhiễm bệnh (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.7.4. Công thức tính

Tỷ lệ bệnh (%)

=

Tổng số dảnh bị bệnh

x 100

Tổng số dảnh điều tra

Chỉ số bệnh (%)

=

[(N1 x 1) + ….. + (Nn x n)]

x 100

N x 9

Trong đó:

N1: là số dảnh bị bệnh ở cấp 1;

Nn: là số dảnh bị bệnh ở cấp n;

N: là tổng số dảnh điều tra;

9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp



Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.7.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển);

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;

- Quy định tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bệnh khô vằn (% cây)

Bệnh thối thân (% cây)

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen

Giai đoạn đẻ nhánh (% cây)

Giai đoạn đòng trở đi (% cây)

Nhiễm nhẹ

10 - 20

5 - 10

2,5 - 5

5 - 10

Nhiễm trung bình

> 20 - 40

> 10 - 20

> 5 - 10

> 10 - 20

Nhiễm nặng

> 40

> 20

> 10

> 20

Mất trắng

Năng suất giảm trên 70% (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.8. Phương pháp điu tra phát hiện nhóm bệnh hại bông và hại lúa (bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh hoa cúc, bệnh than đen, bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt, ...)

2.7.8.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm

- Đối với bệnh hoa cúc, bệnh than đen, bệnh đạo ôn cổ bông:

+ Lúa cấy: điều tra toàn bộ số bông của 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm;

+ Lúa sạ: điều tra 100 dảnh ngẫu nhiên liên tiếp/điểm;

- Đối với bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt: Đối với lúa cấy, điều tra 10 bông lúa ngẫu nhiên, đối với lúa sạ chọn 10 bông ngẫu nhiên/điểm.

2.7.8.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

* Điều tra tỷ lệ bông bị bệnh (bệnh hoa cúc, bệnh than đen, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt)

+ Lúa cấy: Đếm toàn bộ số bông có trong 10 khóm lúa, đếm số bông bị bệnh.

+ Lúa sạ: Đếm số bông bị bệnh có trong 100 bông điều tra.

* Phân cấp bệnh:

Đối với bệnh hoa cúc, bệnh than đen, bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt: Chọn ngẫu nhiên tối thiểu 3 bông/3 khóm lúa/điểm, đối với lúa sạ chọn ngẫu nhiên tối thiểu 3 bông/điểm, đếm số hạt bị bệnh và phân cấp bông bị bệnh theo thang 9 cấp:

+ Cấp 1: > 0% đến < 1% hạt bị bệnh;

+ Cấp 3: từ 1 - 5% hạt bị bệnh;

+ Cấp 5: > 5 - 25% hạt bị bệnh;

+ Cấp 7: > 25 - 50% hạt bị bệnh;

+ Cấp 9: > 50 % hạt bị bệnh.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.



2.7.8.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ, chỉ số bệnh (%);

- Cấp bệnh phổ biến;

- Diện tích bị nhiễm bệnh (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.8.4. Công thức tính

Tỷ lệ bệnh (%)

=

Tổng số bông bị bệnh

x 100

Tổng số bông điều tra

Chỉ số bệnh (%)

=

[(N1 x 1) + ….. + (Nn x n)]

x 100

N x 9

Trong đó:

N1: là số bông bị bệnh ở cấp 1;

Nn: là số bông bị bệnh ở cấp n;

N: là tổng số bông điều tra;

9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp



Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.8.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, địa hình);

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;

- Quy định tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bệnh đạo ôn cổ bông (% bông)

Bệnh thối hạt vi khuẩn, lem lép hạt (% hạt)

Bệnh hoa cúc, bệnh than đen (% hạt)

Nhiễm nhẹ

2,5 - 5

5 - 10

2,5 - 5

Nhiễm trung bình

> 5 - 10

> 10 - 20

> 5 - 10

Nhiễm nặng

> 10

> 20

> 10

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).



tải về 265.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương