Qcvn 01 159 : 2014/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giáM ĐỊnh bệnh phấN Đen lúa mỳ tilletia indica mitra là DỊch hại kiểm dịch thực vật của việt nam



tải về 6.34 Mb.
trang15/29
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích6.34 Mb.
#34435
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29

2.8.1. Sổ theo dõi và các tài liệu khác

- Sổ theo dõi:

Sổ theo dõi dịch hại và sinh vật có ích vào bẫy, bả;

Sổ ghi chép số liệu điều tra sâu bệnh định kỳ, bổ sung;

Sổ theo dõi diện tích nhiễm thường kỳ, hàng vụ, hàng năm;

Sổ theo dõi thời tiết.

- Tài liệu khác

Cơ sở dữ liệu và phần mềm có liên quan;

Ảnh và các mẫu vật, tiêu bản có liên quan.

2.8.2. Thông báo kết quả điều tra

Theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).

2.9. Báo cáo

Theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).

2.10. Lưu giữ và khai thác dữ liệu

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ thực vật phải lưu giữ, hệ thống, quản lý và khai thác dữ liệu điều tra, báo cáo bằng các phương pháp truyền thống kết hợp phát huy lợi thế của công nghệ thông tin.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC

Thực hiện điều tra, kiểm tra và tổng hợp tình hình dịch hại và gửi thông báo định kỳ; Thông báo tháng; thông báo, điện báo đột xuất và các văn bản chỉ đạo; báo cáo diễn biến và kết quả phòng trừ các đợt dịch; báo cáo tổng kết vụ; dự báo vụ, năm... Theo quy định trong Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại cây ngô tại Việt Nam./.




QCVN 01 - 168 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỊCH HẠI TRÊN CÂY LẠC, ĐẬU TƯƠNG



National technical regulation on surveillance method of Peanut and Soybean pests


Lời nói đầu

QCVN 01 - 168 : 2014/BNNPTNT do Phòng Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỊCH HẠI TRÊN CÂY LẠC, ĐẬU TƯƠNG

National technical regulation on surveillance method of Peanut and Soybean pests

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nguyên tắc, nội dung, phương pháp áp dụng trong công tác điều tra phát hiện dịch hại chủ yếu và sinh vật có ích trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc, đậu tương, phục vụ cho dự tính dự báo và phòng trừ dịch hại hiệu quả, an toàn.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, phát hiện dịch hại cây lạc, đậu tương tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1.3.1. Dịch hại lạc, đậu tương (còn gọi là sinh vật gây hại lạc, đậu tương)

Là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho cây lạc, đậu tương; bao gồm: côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác.



1.3.2. Dịch hại chính

Là những dịch hại thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng vụ, hàng năm ở địa phương.



1.3.3. Dịch hại chủ yếu

Là những dịch hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.



1.3.4. Yếu tố điều tra chính

Là các yếu tố đại diện có liên quan đến dịch hại, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc, đậu tương và tập quán canh tác.



1.3.5. Khu vực điều tra

Là khu đồng, ruộng đại diện cho các yếu tố điều tra và được chọn cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.



1.3.6. Tuyến điều tra

Là tuyến được xác định theo một lịch trình đã định sẵn, theo đường chéo góc của khu vực điều tra và thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của khu vực điều tra.



1.3.7. Mu điều tra

Là số lượng cây hoặc bộ phận của cây lạc, đậu tương (lá, thân, cành, củ, quả, rễ,...) trên đơn vị điểm điều tra.



1.3.8. Điểm điều tra

Là điểm được bố trí tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều tra.



1.3.9. Mật độ dịch hại hoặc thiên địch bắt mồi

Là số lượng cá thể dịch hại hoặc thiên địch bắt mồi trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.



1.3.10. Tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại

Là số lượng mẫu điều tra bị bệnh hoặc bị hại, tính theo phần trăm (%) so với tổng số mẫu điều tra.



1.3.11. Chỉ số bệnh hoặc chỉ số hại

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị bệnh hoặc bị hại của cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%).



1.3.12. Sinh vật có ích (thiên địch)

Bao gồm virus, vi khuẩn, tuyến trùng, nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác dụng hạn chế tác hại của dịch hại đối với cây lạc, đậu tương.



1.3.13. Điều tra định kỳ

Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật trong khoảng thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của dịch hại cây lạc, đậu tương và thiên địch của chúng.



1.3.14. Điều tra bổ sung

Là mở rộng tuyến điều tra hoặc tăng số lần điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây lạc, đậu tương và dịch hại đặc thù của vùng sinh thái hoặc trong vùng dịch, vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của dịch hại chủ yếu trên cây lạc, đậu tương ở địa phương, cũng như sự lây lan, tái phát dịch.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.3. Thời gian điều tra



2.3.1. Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.

2.3.2. Điều tra bổ sung

Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.

2.4. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc, đậu tương.

2.5. Khu vực điều tra

Chọn khu ruộng có diện tích từ 2 ha trở lên.

2.6. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.

2.7. Phương pháp điều tra

2.7.1. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá (sâu khoang, sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu cuốn lá,...) và thiên địch

2.7.1.1. Số mẫu điều tra: 1m2/điểm.

2.7.1.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng:

+ Điều tra dịch hại: Quan sát từ xa đến gần, đếm trực tiếp số lượng sâu hại và phân loại từng pha phát dục của sâu có trong điểm điều tra.

+ Điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt): tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng:

Để theo dõi ký sinh: Thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ tối thiểu 30 ổ trứng hoặc 30 cá thể sâu non, nhộng hoặc trưởng thành.



2.7.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mật độ sâu (con/m2);

- Mật độ thiên địch (con/m2);

- Tỷ lệ pha phát dục của sâu (%);

- Tỷ lệ tuổi sâu (%);

- Tuổi sâu phổ biến;

- Tỷ lệ ký sinh (%);

- Tỷ lệ cây bị hại (%);

- Diện tích bị nhiễm sâu (ha);

- Diện tích đã xử lý thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.1.4. Công thức tính

Mật độ sâu, thiên địch (con/m2)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra




Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ pha phát dục (%)

=

Tổng số sâu ở từng pha

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ tuổi sâu (%)

=

Tổng số sâu ở từng tuổi

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Số cá thể bị ký sinh

x 100

Tổng số cá thể theo dõi

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.1.5. Diện tích nhiễm dịch hại (ha)

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định mật độ sâu, tỷ lệ hại để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Sâu khoang
Sâu xanh
(con/m2)

Sâu cuốn lá (con/m2)

Sâu xanh da láng (con/m2)

Nhiễm nhẹ

10 - 20

15 - 30

10 - 20

Nhiễm trung bình

> 20 - 40

> 30 - 60

> 20 - 40

Nhiễm nặng

> 40

> 60

> 40

Mất trắng

Thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.2. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm chích hút (nhện, rệp, bọ trĩ, rầy xanh,…) và thiên địch

2.7.2.1. Số mẫu điều tra

- Đối với rệp, bọ trĩ, nhện: Điều tra 10 cây/điểm.

- Đối với rầy xanh: Điều tra 1 khung/điểm.

2.7.2.2. Cách điều tra

- Điều tra dịch hại:

+ Đối với nhện, rệp, bọ trĩ: quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng cây bị hại và phân cấp hại.

Phân cấp cây bị hại theo 3 cấp sau:

Cấp 1: nhẹ (rệp, nhện, bọ trĩ phân bố rải rác trên cây).

Cấp 2: trung bình (rệp, nhện, bọ trĩ phân bố dưới 1/3 diện tích của cây).

Cấp 3: nặng (rệp, nhện, bọ trĩ phân bố từ 1/3 diện tích của cây).

+ Đối với rầy xanh: quan sát, đếm trực tiếp số lượng rầy có trong điểm điều tra.

- Điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt): Tương tự như điều tra sâu hại.

2.7.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ cây bị hại (%);

- Chỉ số hại (%);

- Mật độ rầy, thiên địch (con/m2);

- Diện tích nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.2.4. Công thức tính

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Mật độ rầy, thiên địch (con/m2)

=

Tổng số rầy, thiên địch điều tra




Tổng số m2 điều tra

Chỉ số hại (%)

=

(N1 x 1) + (N­2 x 2) + (N3 x 3)

x 100

N x 3

Trong đó:

N1 là số cây bị rệp ở cấp 1;

N2 là số cây bị rệp ở cấp 2;

N3 là số cây bị rệp ở cấp 3;

3 là cấp hại cao nhất trong thang phân cấp.



Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.2.5. Diện tích nhiễm dịch hại

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm



Mức độ nhiễm

Rệp, bọ trĩ (% cây)

Nhện (% cây)

Rầy xanh (con/m2)

Nhiễm nhẹ

15 - 30

10 - 20

500 - 1.000

Nhiễm trung bình

> 30 - 60

> 20 - 40

> 1.000 - 2.000

Nhiễm nặng

> 60

> 40

> 2.000

Mất trắng

Thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.3. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại thân, gốc (ruồi đục thân, sâu xám,…) và thiên địch

2.7.3.1. Số mẫu điều tra: 30 cây/điểm.

2.7.3.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng:

+ Điều tra sâu hại:

Tỷ lệ cây bị hại: Đếm số cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra.

Điều tra mật độ sâu xám: Quan sát, đếm toàn bộ cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra. Bới đất xung quanh những cây, lá mới bị sâu kéo xuống đất để tìm sâu. Sau đó đếm trực tiếp số lượng và phân loại từng pha phát dục của sâu.

+ Điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt): Tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng: Khi cần thiết, thu ít nhất 30 cá thể sâu non hoặc trưởng thành về phòng để theo dõi.

2.7.3.3. Các ch tiêu theo dõi

- Tỷ lệ cây bị hại (%);

- Mật độ sâu (con/m2);

- Tỷ lệ pha phát dục của sâu (%);

- Tỷ lệ tuổi sâu (%);

- Tuổi sâu phổ biến;

- Mật độ thiên địch (con/m2);

- Tỷ lệ ký sinh (%);

- Diện tích nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.3.4. Công thức tính

Mật độ sâu, thiên địch (con/m2)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra




Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ pha phát dục (%)

=

Tổng số sâu từng pha

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ tuổi sâu (%)

=

Tổng số sâu sống ở từng tuổi

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Số cá thể bị ký sinh

x 100

Tổng số cá thể theo dõi

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.3.5. Diện tích nhiễm dịch hại

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định mật độ sâu, tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Ruồi đục thân (giai đoạn sinh trưởng) (% cây)

Sâu xám (giai đoạn cây con)

(% cây)

(con/m2)

Nhiễm nhẹ

5 - 10

5 - 10

2,5 - 5

Nhiễm trung bình

> 10 - 20

> 10 - 20

> 5 - 10

Nhiễm nặng

> 20

> 20

> 10

Mất trắng

Diện tích phải gieo lại hoặc thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối đợt dịch hoặc cuối vụ).

2.7.4. Phương pháp điều tra phát hiện sâu hại quả và thiên địch

2.7.4.1. Số mẫu điều tra: 10 cây/điểm. Đếm toàn bộ số quả và số quả bị hại có trong điểm điều tra.

2.7.4.2. Phương pháp điều tra

- Ngoài đồng:

+ Điều tra dịch hại: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng quả bị hại có trong điểm điều tra.

+ Điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt): Tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng: Khi cần thiết, thu ít nhất 50 quả trứng hoặc 30 cá thể sâu non hoặc trưởng thành về phòng để theo dõi.

2.7.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ quả bị hại (%);

- Diện tích nhiễm (ha).

- Diện tích đã xử : Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.4.4. Công thức tính

Tỷ lệ quả bị hại (%)

=

Tổng số quả bị hại

x 100

Tổng số quả điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.4.5. Diện tích nhiễm dịch hại

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định tỷ lệ quả bị hại để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Sâu đục quả

Giai đoạn quả mới hình thành (% quả)

Giai đoạn ra phát triển quả đến chín (% quả)

Nhiễm nhẹ

10 - 20

5 - 10

Nhiễm trung bình

> 20 - 40

> 10 - 20

Nhiễm nặng

> 40

> 20

Mất trắng

Thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.5. Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại lá (bệnh sương mai, bệnh đốm vòng, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt,…)

2.7.5.1. Số mẫu điều tra: 10 lá kép/điểm.

2.7.5.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Lấy 10 lá kép ngẫu nhiên/điểm. Đếm số lá bị bệnh và phân cấp hại các lá đó, ghi nhận cấp bệnh phổ biến.

Phân cấp lá bệnh theo các cấp như sau:

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị bệnh;

Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị bệnh;

Cấp 5: > 5 - 25% diện tích của lá bị bệnh;

Cấp 7: > 25 - 50% diện tích của lá bị bệnh;

Cấp 9: > 50% diện tích của lá bị bệnh.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.

2.7.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ lá bị bệnh (%);

- Chỉ số lá bị bệnh (%);

- Cấp bệnh phổ biến;

- Diện tích nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.5.4. Công thức tính

Tỷ lệ lá bị bệnh (%)

=

Tổng số lá bị bệnh

x 100

Tổng số lá điều tra

Chỉ số lá bị bệnh (%)

=

(N1 x 1) + (N3 x 3) + ...+ (Nn x n)

x 100

N x 9

Trong đó:

N1 là số lá bị bệnh ở cấp 1;

N3 là số lá bị bệnh ở cấp 3;

Nn là số lá bị bệnh ở cấp n;

N là tổng số lá điều tra.

9 là cấp bệnh cao nhất trong thang phân cấp.


Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.5.5. Diện tích nhiễm (ha)

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định tỷ lệ lá bị bệnh để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bệnh gỉ sắt
(% lá)

Bệnh đốm lá
(% lá)

Bệnh sương mai
(% lá)

Nhiễm nhẹ

15 - 30

15 - 30

10 - 20

Nhiễm trung bình

> 30 - 60

> 30 - 60

> 20 - 40

Nhiễm nặng

> 60

> 60

> 40

Mất trắng

Thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.6. Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại thân, rễ (bệnh héo vàng, héo rũ gốc mốc trắng, héo xanh vi khuẩn ...)

2.7.6.1. Số mẫu điều tra: Tối thiểu 30 cây ngẫu nhiên/điểm.

2.7.6.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng: Đếm số cây bị bệnh.

- Trong phòng: Khi cần thiết thu mẫu về phòng theo dõi.

2.7.6.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi và công thức tính

- Tỷ lệ cây bị bệnh (%);

- Diện tích nhiễm bệnh (ha).

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



Tỷ lệ cây bị bệnh (%)

=

Tổng số cây bị bệnh

x 100

Tổng số cây điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + … + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.6.4. Diện tích nhiễm

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,...

- Quy định tỷ lệ cây bị bệnh để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Bệnh héo vàng, héo rũ gốc mốc trắng (% cây)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (% cây)

Nhiễm nhẹ

2,5 - 5

2,5 - 5

Nhiễm trung bình

> 5 - 10

> 5 - 10

Nhiễm nặng

> 10

> 10

Mất trắng

Thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.7. Phương pháp điu tra phát hiện chuột hại

2.7.7.1. Số mẫu điều tra: 1m2/điểm.

2.7.7.2. Cách điều tra

- Điều tra cây bị hại: Đếm toàn bộ cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra, tính tỷ lệ cây bị hại.

- Điều tra quả đậu tương bị hại: Đếm toàn bộ số quả và quả bị hại của 10 cây ngẫu nhiên mang quả có trong điểm điều tra.

2.7.7.3. Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính

- Tỷ lệ cây bị hại (%);

- Tỷ lệ quả bị hại (%);

- Diện tích nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Tỷ lệ quả bị hại (%)

=

Tổng số quả bị hại

x 100

Tổng số quả điều tra

Diện tích nhiễm chuột Xi (ha)

=

(N1 x S1) + … + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích trồng lạc, đậu tương của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.7.4. Diện tích nhiễm

- Căn cứ để thống kê diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan, cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển,…

- Quy định tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm

Mức độ nhiễm

Cây đậu tương

Cây lạc (% cây)

(% cây)

(% quả)

Nhiễm nhẹ

5 - 10

10 - 20

5 - 10

Nhiễm trung bình

> 10 - 20

> 20 - 40

> 10 - 20

Nhiễm nặng

> 20

> 40

> 20

Mất trắng

Diện tích phải gieo lại hoặc thiệt hại trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.8. Thu thập số liệu, tài liệu và thông báo kết quả

2.8.1. Sổ theo dõi và các tài liệu khác

- Sổ theo dõi:

Sổ theo dõi dịch hại, sinh vật có ích vào bẫy;

Sổ ghi chép số liệu điều tra dịch hại, sinh vật có ích định kỳ, bổ sung;

Sổ theo dõi diện tích nhiễm dịch hại thường kỳ, hàng vụ, hàng năm;

Sổ theo dõi thời tiết.

- Tài liệu khác

Cơ sở dữ liệu và phần mềm có liên quan;

Ảnh và các mẫu vật, tiêu bản có liên quan.

2.8.2. Thông báo kết quả điều tra

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.9. Báo cáo

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.10. Lưu giữ và khai thác dữ liệu

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ thực vật phải lưu giữ, hệ thống, quản lý và khai thác dữ liệu điều tra, báo cáo bằng các phương pháp truyền thống kết hợp phát huy lợi thế của công nghệ thông tin.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Thực hiện điều tra, kiểm tra và tổng hợp tình hình dịch hại và gửi thông báo định kỳ; thông báo tháng; thông báo quý, điện báo đột xuất và các văn bản chỉ đạo; báo cáo diễn biến và kết quả phòng trừ các đợt dịch; báo cáo tổng kết vụ; dự báo vụ, báo cáo tổng kết năm,... theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại cây lạc, đậu tương tại Việt Nam./.




QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỊCH HẠI CÂY RAU HỌ HOA THẬP TỰ



National technical regulation on surveillance method of Cruciferous vegetable pests


Lời nói đầu

QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT do Phòng Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỊCH HẠI CÂY RAU HỌ HOA THẬP TỰ

National technical regulation on surveillance method of Cruciferous vegetable pests

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nguyên tắc, nội dung, phương pháp áp dụng trong công tác điều tra phát hiện dịch hại chính và sinh vật có ích trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau họ hoa thập tự.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1.3.1. Cây con rau họ hoa thập tự

Là từ khi gieo/trồng đến giai đoạn đầu thời kỳ phát triển thân lá.



1.3.2. Cây lớn rau họ hoa thập tự

Là từ giai đoạn phát triển thân lá đến khi thu hoạch.



1.3.3. Dịch hại cây rau họ hoa thập tự (còn gọi là sinh vật gây hại cây rau họ hoa thập tự)

Là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho rau họ hoa thập tự bao gồm: Côn trùng, nhện hại, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác.



1.3.4. Dịch hại chính

Là những dịch hại thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng vụ, hàng năm ở địa phương.



1.3.5. Dịch hại chủ yếu

Là những dịch hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.



1.3.6. Yếu tố điều tra chính

Là các yếu tố đại diện có liên quan đến dịch hại, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau họ hoa thập tự và tập quán canh tác.



1.3.7. Khu vực điều tra

Là khu đồng, vườn đại diện cho các yếu tố điều tra và được chọn cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.



1.3.8. Tuyến điều tra

Là tuyến được xác định theo một lịch trình đã định sẵn theo đường chéo góc của khu vực điều tra và nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của khu vực điều tra.



1.3.9. Mẫu điều tra

Là số lượng lá, thân, củ, quả hoặc cây rau trên đơn vị điểm điều tra.



1.3.10. Điểm điều tra

Là điểm được bố trí tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều tra.



1.3.11. Mật độ dịch hại hoặc thiên địch bắt mồi

Là số lượng dịch hại hoặc thiên địch bắt mồi trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.



1.3.12. Tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại

Là số lượng mẫu điều tra bị bệnh hoặc bị hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số mẫu điều tra.



1.3.13. Chỉ số bệnh hoặc chỉ số hại

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị bệnh hoặc bị hại của cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%).



1.3.14. Sinh vật có ích (thiên địch)

Bao gồm virus, vi khuẩn, tuyến trùng, nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác dụng hạn chế tác hại của dịch hại đối với cây rau họ hoa thập tự.



1.3.15. Điều tra định kỳ

Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của dịch hại cây rau họ hoa thập tự và thiên địch của chúng.



1.3.1.6. Điều tra bổ sung

Là mở rộng tuyến điều tra hoặc tăng số lần điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây rau họ hoa thập tự và dịch hại đặc thù của vùng sinh thái hoặc trong vùng dịch, nhằm xác định thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của dịch hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự ở địa phương, cũng như sự lây lan hoặc tái phát dịch.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.3. Thời gian điều tra

- Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.

- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.

2.4. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau.

2.5. Khu vực điều tra

- Đối với vùng chuyên canh rau: Chọn khu ruộng có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.

- Đối với vùng không chuyên canh: Chọn khu ruộng có diện tích từ 0,5 ha đại diện cho các yếu tố điều tra.

2.6. Điểm điều tra

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc phân bố ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét.

2.7. Phương pháp điều tra



2.7.1. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá (sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ,...) và thiên địch

2.7.1.1. Số mẫu điều tra của 1 đim

- Đối với rau gieo, trồng thưa (dưới 50 cây/m2): 1 m2/điểm (đối với sâu tơ mật độ trên 300 con/m2, điểm điều tra 0,2 m2/điểm);

- Đối với rau gieo, trồng dày (trên 50 cây/m2): 1 khung (40 x 50 cm)/điểm (đối với sâu tơ mật độ trên 300 con/m2, điều tra 1/4 khung/điểm).

2.7.1.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng sâu và phân từng pha phát dục của sâu có trên từng cây trong điểm điều tra.

Cách điều tra sinh vật có ích (thiên địch bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng

Để theo dõi ký sinh: Thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ của trứng tối thiểu 50 trứng đẻ rời hoặc 30 ổ trứng hoặc 30 cá thể sâu non, nhộng hoặc trưởng thành.



2.7.1.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Mật độ sâu (con/m2);

- Tỷ lệ pha phát dục của sâu (%);

- Tỷ lệ tuổi sâu (%);

- Mật độ các loại thiên địch bắt mồi (con/m2);

- Tỷ lệ ký sinh (%);

- Diện tích bị nhiễm sâu (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.1.4. Công thức tính

Mật độ sâu, thiên địch (con/m2)

=

Tổng số sâu (thiên địch) điều tra




Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ pha phát dục (%)

=

Tổng sâu sống ở từng pha

x 100

Tổng số sâu sống điều tra

Tỷ lệ tuổi sâu (%)

=

Tổng số sâu sống ở từng tuổi

x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%)

=

Tổng số sâu bị ký sinh ở từng pha

x 100

Tổng số sâu điều tra ở từng pha

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + … + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.1.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau họ hoa thập tự,...

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm



Mức độ nhiễm

Sâu tơ (con/m2)

Sâu xanh bướm trắng (con/m2)

Sâu khoang (con/m2)

Cây con

Cây lớn

Nhiễm nhẹ

10 - 20

15 - 30

3 - 6

3 - 6

Nhiễm trung bình

> 20 - 40

> 30 - 60

> 6 - 12

> 6 - 12

Nhiễm nặng

> 40

> 60

> 12

> 12

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.2. Phương pháp điều tra phát hiện nhóm chích hút (rệp, nhện, bọ trĩ), bọ nhảy và thiên địch

2.7.2.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm: 10 cây/điểm hoặc 1 khung (40 x 50 cm)/điểm (đối với rau gieo, trồng dày trên 50 cây/m2).

2.7.2.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Điều tra cây bị hại: Đếm số lượng cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra. Phân cấp hại các cây đó.

Phân cấp cây bị hại theo 3 cấp như sau:



Cấp hại

Đối với rệp, nhện, bọ trĩ

Đối với bọ nhảy

Cấp 1 (nhẹ)

Phân bố rải rác trên cây

Dưới 1/3 diện tích lá cây có vết hại

Cấp 2 (trung bình)

Phân bố dưới 1/3 diện tích của cây

Từ 1/3 - 1/2 diện tích lá cây có vết hại

Cấp 3 (nặng)

Phân bố trên 1/3 diện tích của cây

Trên 1/2 diện tích lá cây có vết hại

Ghi chú: Coi diện tích toàn bộ thân, lá của cây là 100% (gọi chung là diện tích của cây).

Điều tra mật độ bọ nhảy: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng bọ nhảy có trong điểm điều tra, pha phát dục phổ biến.

Cách điều tra sinh vật có ích (thiên địch bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại.

- Trong phòng

Để theo dõi ký sinh: Thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ tối thiểu 30 cá thể của sâu non hoặc trưởng thành.

2.7.2.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ, chỉ số cây bị hại (%);

- Mật độ bọ nhảy (con/m2);

- Mật độ các loại thiên địch bắt mồi (con/m2);

- Tỷ lệ ký sinh (%);

- Diện tích bị nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.2.4. Công thức tính

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Chỉ số cây bị hại (%)

=

(N1 x 1) + (N­2 x 2) + (N3 x 3)

x 100

N x 3

Trong đó:

N1: số cây bị hại ở cấp 1;

N2: số cây bị hại ở cấp 2;

N3: số cây bị hại ở cấp 3;

N: Tổng số cây điều tra

3: cấp hại cao nhất trong thang phân cấp.


Mật độ thiên địch (con/m2)

=

Tổng số thiên địch điều tra




Tổng số m2 điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + … + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.2.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau họ hoa thập tự,...

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm

Cấp hại

Bọ trĩ, rệp (% cây)

Nhện hại (% cây)

Bọ nhảy (tính % cây hoặc con/m2)

(% cây)

(con/m2)

Nhiễm nhẹ

15 - 30

10 - 20

15 - 30

10 - 20

Nhiễm tr.bình

> 30 - 60

> 20 - 40

> 30 - 60

> 20 - 40

Nhiễm nặng

> 60

> 40

> 60

> 40

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.3. Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại lá (bệnh sương mai, thối nhũn, đốm vòng,...)

2.7.3.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm: Tối thiểu 30 cây/điểm hoặc 30 lá (đối với bệnh đốm vòng).

2.7.3.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

Đếm số cây và số cây, lá bị bệnh; phân cấp hại, cấp bệnh phổ biến.

- Phân cấp cây bị bệnh theo thang 9 cấp như sau

+ Cấp 1: < 1 % diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.

+ Cấp 3: Từ 1 đến 5% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.

+ Cấp 5: > 5% đến 25% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.

+ Cấp 7: > 25% đến 50% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.

+ Cấp 9: > 50% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi

2.7.3.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ, chỉ số cây bị bệnh (%);

- Cấp bệnh phổ biến;

- Diện tích nhiễm bệnh (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).

2.7.3.4. Công thức tính

Tỷ lệ bệnh (%)

=

Tổng số cây, lá bị bệnh

x 100

Tổng số cây, lá điều tra

Chỉ số bệnh (%)

=

(N1 x 1) + …. + (Nn x n)

x 100

N x 9

Trong đó:

N1: số cây bị bệnh ở cấp 1;

Nn: số cây bị bệnh ở cấp n trong kỳ điều tra

N: tổng số cây điều tra

9: cấp hại cao nhất trong thang phân cấp.



Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.3.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau họ hoa thập tự,...

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định tỷ lệ cây bị bệnh để thống kê diện tích nhiễm



Mức độ nhiễm

Bệnh sương mai
(% cây)

Bệnh thối nhũn
(% cây)

Bệnh đốm vòng
(% lá)

Nhiễm nhẹ

5 - 10

5 - 10

15 - 30

Nhiễm trung bình

> 10 - 20

> 10 - 20

> 30 - 60

Nhiễm nặng

> 20

> 20

> 60

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.4. Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại thân, rễ, củ (bệnh héo xanh, héo vàng,...)

2.7.4.1. Số mẫu điều tra của 1 điểm: Tối thiểu 30 cây hoặc 30 củ/điểm.

2.7.4.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng:

Đếm số cây hoặc củ và số cây hoặc củ bị bệnh có trong điểm điều tra.

- Trong phòng

Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.

2.7.4.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi

- Tỷ lệ cây hoặc củ bị bệnh (%);

- Diện tích nhiễm bệnh (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.4.4. Công thức tính

Tỷ lệ bệnh (%)

=

Tổng số cây hoặc củ bị bệnh

x 100

Tổng số cây hoặc củ bị điều tra

Diện tích nhiễm dịch hại Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;

N1: Số điểm dịch hại của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.4.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rau họ hoa thập tự,...

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan

- Quy định tỷ lệ cây bị bệnh để thống kê diện tích nhiễm



Mức độ nhiễm

Bệnh héo xanh (% cây)

Bệnh héo vàng (% cây)

Bệnh hại củ (% củ)

Nhiễm nhẹ

2,5 - 5

2,5 - 5

5 - 10

Nhiễm trung bình

> 5 - 10

> 5 - 10

> 10 - 20

Nhiễm nặng

> 10

> 10

> 20

Mất trắng

Giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.7.5. Phương pháp điều tra phát hiện chuột hại

2.7.5.1. Số mẫu điều tra: Tối thiểu 1m2/điểm hoặc 30 cây/điểm (đối với cây trồng thưa).

2.7.5.2. Cách điều tra

Ngoài đồng: Đếm số cây và số cây bị hại có trong điểm điều tra.



2.7.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ cây bị hại (%);

- Diện tích nhiễm (ha);

- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).



2.7.5.4. Công thức tính

Tỷ lệ cây bị hại (%)

=

Tổng số cây bị hại

x 100

Tổng số cây điều tra

Diện tích nhiễm chuột Xi (ha)

=

(N1 x S1) + ….. + (Nn x Sn)




10

Trong đó:

Xi (ha): Diện tích nhiễm chuột ở mức i;

N1: Số điểm nhiễm chuột của yếu tố thứ 1;

S1: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ 1;

Nn: Số điểm nhiễm chuột của yếu tố thứ n;

Sn: Diện tích gieo, trồng rau của yếu tố thứ n;

10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng


2.7.5.5. Căn cứ để tính diện tích nhiễm

- Cơ cấu giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng,...

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan.

- Quy định tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm.



Mức độ nhiễm

Chuột (% cây hoặc củ)

Nhiễm nhẹ

5 - 10

Nhiễm trung bình

> 10 - 20

Nhiễm nặng

> 20

Mất trắng

Diện tích gieo trồng lại hoặc giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối vụ sản xuất).

2.8. Thu thập số liệu, tài liệu và thông báo kết quả

2.8.1. Sổ theo dõi và các tài liệu khác

- Sổ theo dõi:

Sổ theo dõi dịch hại, sinh vật có ích vào bẫy;

Sổ ghi chép số liệu điều tra dịch hại, sinh vật có ích định kỳ, bổ sung;

Sổ theo dõi diện tích nhiễm dịch hại thường kỳ, hàng vụ, hàng năm;

Sổ theo dõi thời tiết.

- Tài liệu khác

sở dữ liệu, phần mềm, ảnh và các mẫu vật, tiêu bản có liên quan;



2.8.2. Thông báo kết quả điều tra

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.9. Báo cáo

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

2.10. Lưu giữ và khai thác dữ liệu

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ thực vật phải lưu trữ, hệ thống, quản lý và khai thác dữ liệu điều tra, báo cáo bằng các phương pháp truyền thống kết hợp phát huy lợi thế trong công nghệ thông tin.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Thực hiện điều tra, kiểm tra, tổng hợp tình hình dịch hại và gửi thông báo định kỳ; thông báo tháng; thông báo, điện báo đột xuất và các văn bản chỉ đạo; báo cáo diễn biến và kết quả phòng trừ các đợt địch; báo cáo tổng kết vụ; dự báo vụ, báo cáo tổng kết năm,... Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự tại Việt Nam./.




Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế

tải về 6.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương