Point to Point Protocol (ppp) ppp được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức điều khiển truyền dữ liệu lớp cao (High-Level Data link Control (hdlc)) nó định ra các chuẩn cho việc truyền dữ liệu các giao diện dte và dce của mạng wan như V


Kinh nghiệm học thi wireless (từ bảo kiếm anh)



tải về 0.82 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.82 Mb.
#2201
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Kinh nghiệm học thi wireless (từ bảo kiếm anh)


Kinh nghiệm cho các bạn muốn học thi chứng chỉ CWNA

Như các bạn cũng đã biết, CWNA cũng là một chứng chỉ quốc tế nên nói chung việc học nó cũng tương tự như học các chứng chỉ khác, ở đây tôi sẽ đưa ra cách học tổng quát để các bạn có thể áp dụng khi học bất kỳ chứng chỉ nào chứ không riêng gì CWNA.

 

+ Đọc sách: tất nhiên rồi, học bất cứ cái gì cũng cần phải đọc sách. Mặc dù biết đây là một vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng đa số chúng ta đều mắc phải một “bệnh kinh niên” đó là lười. Chúng ta lười trong mọi chuyện chứ không riêng gì việc đọc sách, bệnh lười này đặc biệt khó chữa đối với đại đa số nam giới, điều này cũng dễ hiểu thôi, bản tính đàn ông là vậy mà. (Một lý do nữa khiến chúng ta ít đọc sách là không có thời gian đặc biệt là với những người đã đi làm, còn đối với các bạn sinh viên có lẽ vẫn còn mãi “bận” chơi). Nếu như có cố gắng lắm ngồi được vào bàn để đọc sách thì cũng chỉ được vài tiếng là cùng nhưng như vậy cũng là tốt lắm rồi. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh không phải số lượng mà là chất lượng. Đúng vậy, cho dù các bạn ngồi lâu, đọc nhiều sách nhưng các bạn không biết mình đọc cái gì, để làm gì thì các bạn có đọc xong rồi cũng chẳng hiểu thêm được gì, chỉ mất thời gian. Như vậy trước khi đọc các bạn phải xác định xem mình sẽ đọc về cái gì, điều này giúp chúng ta tập trung chú ý về cái mình đang đọc. Trong quá trình đọc các bạn có thể chú thích, gạch chân hay tô màu những đoạn quan trọng hoặc bạn có thể ghi lại vào một quyển sổ nhỏ (khuyến khích cách này vì có ghi thì chúng ta mới nhớ được và nó cũng rất tiện khi chúng ta ôn lại thì chỉ cần xem quyển sổ này thôi, khỏi cần lật nguyên cả quyển sách). Và cuối cùng, sau khi đọc xong một đoạn, một mục, một phần hay một chương thì bạn nên ngẫm lại xem mình đã đọc được những gì, hiểu được gì không, đây là cách rất tốt giúp chúng ta nhớ lâu. Các bạn thấy tôi nói dài dòng lắm phải không, thật sự nếu như các bạn đã hình thành một thói quen rồi thì mọi việc sẽ trở nên rất đơn giản.



+ Học nhóm: đây có lẽ là phương thuốc hữu hiệu nhất để chữa bệnh lười. Khi học nhóm, ta có thể tận dụng tối đa kiến thức của nhiều người khác nhau để cùng giải quyết một bài toán hay một vấn đề lý thuyết phức tạp mà khi nghiên cứu một mình ta không tài nào hiểu được. Hơn nữa, mỗi người một ý trong quá trình tranh luận sẽ giúp cho buổi học thêm sinh động, hấp dẫn, không nhàm chán nhu khi ta tự học. Các bạn lưu ý là hãy chủ động tham gia vào các cuộc tranh luận, nếu không có chủ kiến của mình thì hãy thể hiện kỹ năng lắng nghe của bạn để xem ý kiến của những người khác có đúng hay không, nếu sai thì hãy lập tức phản biện ngay, nó sẽ giúp bạn nhớ một vấn đề rất lâu đó.

+ Tham gia diễn đàn: đây là cách học tiết kiệm nhất, thể hiện tính hiện đại, dịch chuyển của các bạn trẻ ngày nay. Một khó khăn của cách học này là đôi khi có một vấn đề ta đưa lên diễn đàn cả tuần thậm chí cả tháng trời vẫn không có ai trả lời giúp bạn, trong trường hợp này thì chỉ còn cách duy nhất là “tự mình cứu lấy ta” mà thôi. Nếu các bạn muốn mọi người giúp mình thì trước tiên mình hãy giúp mọi người, các bạn hãy trả lời những bài viết trên diễn đàn trong khả năng của các bạn, diễn đàn là nơi mọi người giúp đỡ lẫn nhau, không có ai chỉ nhận thôi mà không bao giờ cho cả. Hiện nay có rất nhiều diễn đàn về các chủ đề khác nhau, nếu như bạn chỉ quan tâm đến mạng nói chung cũng như mạng không dây nói riêng thì chúng ta có thể vào http://www. wimaxpro.org, http://vnpro.org/forum … (tiếng Việt), còn đối với các bạn khá tiếng Anh thì có thể vào http://cwnp.com/phpBB2/index.php hoặc http://www.sadikhov.com/forum/

+ Đăng ký một khóa học: đây là cách học tốn tiền nhất phù hợp với những người không có khả năng tự học, tuy nhiên nó đảm bảo cho bạn có được khả năng làm việc thực tế nhiều hơn so với các cách còn lại vì trong một khóa học đã bao gồm luôn cả phần lý thuyết lẫn thực hành nên bạn có thể hiểu được, nắm bắt được vấn đề ngay sau khi thực hành. Sau khi hoàn thành khóa học thì bạn có thể bắt tay vào làm việc được ngay mà không cần phải mò mẫm như những người tự học. Một thuận lợi nữa của cách học này đó là nếu như bạn học ở một trung tâm uy tín thì khi đi xin việc, các nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng khả năng thực sự của bạn hơn các ứng viên khác. Tất nhiên, việc học ở một trung tâm uy tín không bảo đảm bạn sẽ là một người giỏi, mọi việc vẫn do chính bạn quyết định mà thôi. Trước khi đến lớp học, bạn hãy đọc về chủ đề mà bạn sẽ được học, trong lớp học bạn hãy thể hiện tính năng động của mình bằng cách tích cực lắng nghe giảng viên rồi cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính xây dựng giúp chúng ta hiểu bài hơn. Còn trong giờ thực hành thì các bạn hãy cố suy nghĩ tìm cách giải quyết bài toán đặt ra theo cách của riêng mình chứ đừng chép nguyên cấu hình trong sách lab lại, nếu như vậy thì chẳng có gì để nói, chẳng còn gì để học cả. Sau khi cấu hình xong, các bạn nên lưu file cấu hình lại để về nhà còn đọc lại ngay sau buổi thực hành hôm đó, nó sẽ giúp các bạn hiểu được vấn đề của bài toán và nhớ lâu hơn.

+ Trước khi thi: khoảng 1 hay 2 tuần trước khi thi là thời gian tốt nhất để chúng ta ôn lại những kiến thức đã học, việc này giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về tất cả những điều mà bạn đã học trong suốt thời gian vừa qua, kết nối lại các kiến thức mà trong quá trình học ta cứ tưởng như chúng chẳng có liên quan gì nhau. Đọc lại các file cấu hình mà bạn đã từng làm, sau khi đọc, có thể bạn sẽ “ngộ” ra được nhiều điều thú vị đấy. Việc cuối cùng và khá quan trọng đó chính là luyện thi mà cụ thể hơn chính là làm các câu hỏi trắc nghiệm giúp cho chúng ta làm quen với đề thi để khi vào thi chúng ta không bị “choáng” trước các câu hỏi của đề. Các đề thi mẫu các bạn có thể mua từ Tesking, Pass4sure, Actualtest … Một điều lưu ý cho các bạn đó là các bạn không nên tin hoàn toàn vào cách giải của các đề thi mẫu này vì theo kinh nghiệm của tôi, nó sai khá nhiều. Có những câu nó trả lời sai rồi giải thích rất ngon khiến mình không thể không tin vào nó. Các bạn nên vận dụng kiến thức đã học của mình để trả lời các câu hỏi trước khi xem kết quả và giải thích của nó có phù hợp không.

+ Trong lúc thi: điều quan trọng nhất tôi muốn nói đó chính là “bình tỉnh” và “tự tin” rồi các bạn sẽ “chiến thắng”.

+ Sau khi thi: còn gì hạnh phúc bằng việc ta đã vượt bao nhiêu gian khổ, tốn thời gian tiền bạc, giờ đây mình đã đạt được cái mình muốn rồi. Có một câu mà tôi thường hay nghe các bạn nói mỗi lần thi xong đó là “nhậu thôi”, hy vọng hai từ sẽ luôn được vang lên mỗi khi các bạn thi xong.

 

            Lời cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn đó là “Hãy học bằng tất cả sự đam mê của mình”, hãy làm sao đó để mỗi lần học chúng ta lại nói là “được học” chứ không phải là “phải học”. Không có ai ép buộc bạn làm việc gì cả, chỉ có bạn mới biết được việc gì là tốt nhất cho mình, hãy làm nó với tất cả sự đam mê của mình, đừng bao giờ bỏ cuộc và cuối cùng thành công sẽ đến với bạn mà thôi!



Bài 22:

Qui trình khôi phục password trên Cisco router.



Qui trình khôi phục password (password recovery)

I. Đối với Cisco 1600, 1700 and 2600 Series Routers:

1. Vào HyperTerminal (Private Edition 5.0 or higher) console.

2. Tắt router, sau đó bật lại. Nhấn Ctrl-Break trong vòng 60 giây

monitor: command "boot" aborted due to user interrupt


rommon 1 >

3. Dùng lệnh confreg để đổi nội dung thanh ghi sang 2142.

rommon 1 >confreg 0x2142

4. Reboot the router with the reset command.

rommon 2 >reset

5. Sau khi reboot, dùng Ctrl-C để vào user mode:

router>

6.


router>enable
router#copy startup-config running-config

7.


router>enable
router#show startup-config

8. Đặt lại password mới:

router#config term
router(config)#enable secret newpassword
router(config)#enable password newpassword
router(config)#line con 0
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword
router(config)#line aux 0
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword
router(config)#line vty 0 4
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword

9. #copy run start

10. Khôi phục giá trị thanh ghi về 0x2102

router#config term


router(config)#config-register 0x2102
router(config)#exit
router#copy running-config startup-config

11. Kiểm tra nội dung thanh ghi

router#show version
Cisco Internetwork Operating System Software
IOS (tm) C2600 Software (C2600-DO3S-M), Version 12.0(5)T1, RELEASE
SOFTWARE (fc1)
Copyright (c) 1986-1999 by cisco Systems, Inc.
Compiled Tue 17-Aug-99 13:18 by cmong
Image text-base: 0x80008088, data-base: 0x80CB67B0
ROM: System Bootstrap, Version 11.3(2)XA4, RELEASE SOFTWARE (fc1)
1 FastEthernet/IEEE 802.3 interface(s)
2 Low-speed serial(sync/async) network interface(s)
32K bytes of non-volatile configuration memory.
8192K bytes of processor board System flash (Read/Write)

Configuration register is 0x2142 (will be 0x2102 at next reload)


II. Cisco 2500 Series Routers:

1. Thiết lập HyperTerminal (Private Edition 5.0 or higher) console .

2. Tắt routers, sau đó bật lại. Nhấn CTRL-BREAK trong vòng 60 giây.

Abort at 0x10EA884 (PC)


>

3. Đổi nội dung thanh ghi thành 0x2142

>o/r 0x2142 (lower case of the letter O for o/r and zero for 0x2142)

4. Reboot router

>i

5. Nhấn Ctrl-C để vào user mode khi router khởi động lại



router>

6. Vào enable mode

router>enable
router#copy startup-config running-config
7. Thực hiện các lệnh show running-config or show startup-config
router#show startup-config

8.


router#config term
router(config)#enable secret newpassword
router(config)#enable password newpassword
router(config)#line con 0
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword
router(config)#line aux 0
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword
router(config)#line vty 0 4
router(config-line)#login
router(config-line)#password newpassword

9. Copying the startup-configuration to running-configuration. Thực hiện lệnh no shutdown trên tất cả các interface được dùng.

10. Chuyển nội dung thanh ghi về giá trị ban đầu. Lưu cấu hình

router#config term


router(config)#config-register 0x2102
router#copy running-config startup-config

11. Kiểm tra thanh ghi có giá trị là 2102 bằng lệnh show version

router#show version
Cisco Internetwork Operating System Software
IOS (tm) 2500 Software (C2500-D-L), Version 12.0(4), RELEASE SOFTWARE
(fc1)
Copyright (c) 1986-1999 by cisco Systems, Inc.
ROM: System Bootstrap, Version 5.2(8a), RELEASE SOFTWARE
BOOTFLASH: 3000 Bootstrap Software (IGS-RXBOOT), Version 10.2(8a), RELEASE
SOFTWARE (fc1)
1 Ethernet/IEEE 802.3 interface(s)
2 Serial network interface(s)
1 ISDN Basic Rate interface(s)
32K bytes of non-volatile configuration memory.
8192K bytes of processor board System flash (Read ONLY)
Configuration register is 0x2142 (will be 0x2102 at next reload)

12. Reboot the router.


router#reload
Bài 23:

Các khái niệm routing cơ bản

Khi trong bảng routing-table của router có 2 hoặc nhiều đường đi đến một destination network, việc chia tải (load-balancing) sẽ diễn ra. Quá trình chia tải có thể chia thành hai kiểu:

1. Per packet: từng packet khi đi vào router sẽ được xử lý riêng lẻ( process switching). Router sẽ đọc destination network của packet, search bảng routing table và sau đó sẽ switch packet ra interface phù hợp. Do đó nếu bảng route của router có hai đường đi đến cùng một địa chỉ network, các packet sẽ được chia tải đều trên cả hai đường.

2. Per destination: chỉ có packet đầu tiên thực hiện theo qui trình trên. tất cả các packet còn lại sẽ dùng kết quả đã được lưu trong cache. bảng routing-table sẽ không được tham khào cho các packet sau. Chế độ mặc định của router là fast-switching. Bạn có thể chuyển sang process-switching bằng lệnh no ip route-cache.

cần chú ý là chỉ có thể thực hiện debug ip packet nếu router hoạt động ở process switching.


    1. AS ( Autonomous System):

      Một nhóm các routers có chung chính sách quản lý, có chung một nguồn quản lý kỹ thuật duy nhất và thông thường dùng một IGP (Interior Gateway Protocol). Mỗi AS được gán bằng một số duy nhất từ 1 đến 65535, trong đó giá trị từ 64512 đến 65535 được dùng làm giá trị riêng, được gán cho các AS cục bộ

      2. Hội tụ (covergence):

      Quá trình tính toán bảng routing-table trên các router sao cho tất cả các bảng có chung một trạng thái nhất quán.

      3. chia tải (load balancing):

      Cho phép việc truyền packet đến một network đích diễn ra trên hai hoặc nhiều đường đi khác nhau.

      4. Metric:

      tất cả các routing protocols dùng metric để định lượng đường đi nhằm tìm ra đường đi tốt nhất. Một vài protocol dùng metric rất đơn giản, ví dụ như RIP dùng hop-count. EIGRP dùng metric phức tạp hơn, bao gồm băng thông, delay, reliabiliity...

      5. Passive interface:

      Ngăn ngừa các routing update gửi ra một interface nào đó. Tuy nhiên, interface này vẫn có thể lắng nghe các routing update do các router khác gửi về. Lệnh này được dùng trong router mode.

      6. Redistribution:

      Quá trình chia xẻ route được học từ các nguồn khác nhau. Ví dụ bạn có thể redistribute route được học từ RIP vào OSPF (trong trường hợp này bạn có thể gặp vấn đề với VLSM). Hoặc bạn có thể redistribute static route vào EIGRP. Quá trinh redistribution này phần lớn phải cấu hình bằng tay ( manually)

      7. Route flapping:

      Trạng thái thay đổi thường xuyên của route. Quá trình này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như những hệ thống mạng chạy ospf có thể phải liên tục tính toán lại database và broadcast những thay đổi này.

      8. Static route:

      static route có thể chỉ đến một host, một network. Bạn cũng có thể dùng floating static route, trong đó route này được thay đổi giá trị AD cao hơn giá trị của các routing protocol đang dùng.

      9. AD: là một đại lượng chỉ sự tin cậy của các routing protocol.


Bài 24:


So sánh chức năng Routing và Switching trong Router



So sánh Routing và Switchingtrong Router:

Phần này so sánh vai trò của routing và switching và làm thế nào để kết hợp hai chức năng này để chuyển gói tin đi trên mạng. Cisco phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa các chức năng này của một router. Sự khác nhau thật ra khá đơn giản. Để di chuyển một gói tin bên trong một router từ một cổng giao tiếp này đến một cổng giao tiếp kia, đường đi về đích phải được xác định và sau đó gói tin này sẽ được gửi ra interface hướng ra. Quá trình tìm đường là chức năng của routing trong khi đó quá trình gửi một gói tin đi ra interface là chức năng của switching.




Chức năng routing

Chức năng routing chịu trách nhiệm học các đồ hình dạng logic của mạng và sau đó ra quyết định dựa trên kiến thức đó. Các quyết định được thực hiện bởi router sẽ xác định khi nào thì một gói tin đi vào có thể được route và nếu như vậy, sẽ được route như thế nào. Khi một gói tin được nhận, quá trình định tuyến sẽ trải qua vài bước. Các bước này có thể tóm tắt trong các câu hỏi như sau:

- Giao thức routed và giao thức routing cho gói tin (thuộc về giao thức đó) có được cài đặt trên router hay không?
- Nếu có cài đặt, có một đường đi nào cho một hệ thống mạng ở xa tồn tại trong bảng định tuyến hay không?
- Nếu mạng đích là không có trong bảng định tuyến, có tuyến đường mặc định nào được cấu hình hay không?
- Nếu có một tuyến đường mặc định tĩnh hoặc động, địa chỉ đích có đến được không?
- Đường đi tốt nhất về một mạng nào đó là như thế nào?
- Có nhiều đường đi có chi phí bằng nhau hay không?
- Nếu có nhiều đường đi có chi phí bằng nhau, interface nào sẽ được dùng để đẩy gói đi ra.


Chức năng Switching

Chức năng switch liên quan đến việc di chuyển dữ liệu trên một router. Chức năng này sẽ chịu trách nhiệm chuyển gói tin. Switching chỉ được thực hiện sau khi những quyết định về routing đã được thực hiện. Mặc dù router đã ra quyết định, vẫn còn một vài quyết định phải thực hiện bằng phần cứng. Chức năng switching này thực hiện những việc sau:

1. Kiểm tra frame đầu vào xem có hợp lệ
2. Kiểm tra có phải frame này có địa chỉ đích là địa chỉ L2 của router hay không
3. Kiểm tra kích thước frame có hợp lệ hay không?
4. Kiểm tra phần CRC của frame
5. Gỡ bỏ phần mào đầu và phần cuối của frame. Sau đó kiểm tra địa chỉ đích với các thông tin trong cache
6. Tạo ra các header và trailer mới và đưa ra cổng ra của router

Mối quan hệ giữa routing và switching trong Cisco Router

Một gói tin sẽ được router chấp nhận nếu cấu trúc frame của nó chứa địa chỉ L2 của một trong những cổng của router. Nếu cấu hình địa chỉ là đúng, sau khi frame được kiểm tra, frame và nội dung của frame được đưa vào bộ đệm. Bộ đệm được chứa trong bộ nhớ hoặc trong một vài phần cứng đặc biệt của router.

Nếu địa chỉ ngùôn và địa chỉ đích L3 của gói tin đó không nhận thấy bởi router trước đó, gói tin sẽ được process switch hoặc routed. Hành động này bao gồm
- Khi một gói phải được chuyển đi, một quá trình tìm kiếm trong bảng định tuyến sẽ được kích hoạt và router sẽ quyết định sẽ chuyển gói tin đi như thế nào.
- Gói tin sau đó sẽ được đóng gói với giao thức L2 phù hợp.
- Nếu cơ chế fast-switching được dùng, gói tin sẽ được kiểm tra lại một lần nữa. Một tuyến sẽ được đưa vào cache. Một entry trong cache sẽ bao gồm: IP Prefix, cổng đi ra của router, phần header lớp 2 được dùng để chuyển gói tin đi
Các gói tin theo sau đó trong cùng luồng dữ liệu, nếu phần địa chỉ đích là so trùng trong route-cache, gói tin sẽ được chuyển đi dùng thông tin trong cache. Chức năng routing lúc này không bị ảnh hưởng. Kiểu cache được dùng phụ thuộc vào kiểu phần cứng được dùng. Các kiểu switching là fast switching, autonomous switching, silicon switching và CEF.
Bài 25:

TCP: quá trình thiết lập kết nối và hủy kết nối



Các kết nối TCP và các cổng

Hai ứng dụng dùng TCP phải thiết lập một kết nối TCP trước khi dữ liệu có thể được truyền. Mỗi kết nối sẽ tồn tại giữa một cặp TCP sockets với socket được định nghĩa như là một kết hợp của địa chỉ IP, cổng được dùng, giao thức lớp transport. Quá trình thiết lập kết nối, khởi tạo socket bao gồm giá trị cổng nguồn và cổng đích, chỉ số tuần tự và ACK. Hình 6-2 mô tả tiến trình bắt tay ba lần trong thiết lập TCP và quá trình hủy một kết nối TCP.



Trong quá trình thiết lập kết nối, hai host sẽ chọn lựa cổng, chọn lựa chỉ số tuần tự sequence-number và dùng các chỉ số của TCP để nhận ra thông điệp trong quá trình bắt tay ba chiều. Đầu tiên, đối với vấn đề cổng, bên server phải lắng nghe các yêu cầu kết nối từ client, trong trường hợp này là cổng 80. Phía client sẽ chọn một cổng chưa dùng làm source port, thường là giá trị 1024 hoặc lớn hơn. Lưu ý rằng khi so sánh các segment trong tiến trình trên, giá trị port là không đổi.

Trong phần header của TCP có bao gồm vài trường có giá trị 1-bit, gọi là các cờ. Các cờ này phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các cờ SYN và ACK sẽ chỉ ra một segment có phải là segment đầu tiên hay là thứ hai trong một kết nối TCP mới. Một segment có cờ SYN sẽ là segment đầu tiên trong một kết nối TCP. Một segment có cả SYN và ACK sẽ là segment thứ hai trong một kết nối. Các cờ này cho phép các host dễ dàng nhận ra các yêu cầu kết nối mới. Chỉ số ban đầu có thể được gán về bất kỳ giá trị hợp lệ nào và thường không được gán về 0. Hãy nhớ rằng trong quá trình khôi phục lỗi, việc sử dụng các giá trị này là độc lập trong cả hai chiều.

Quá trình khôi phục lỗi

Để thực hiện quá trình khôi phục lỗi, TCP sẽ gửi các công nhận ACK khi nhận được dữ liệu. Khi dữ liệu gửi đi không được ACK, bên gửi có thể gửi lại dữ liệu. Hình dưới đây mô tả tiến trình một web server gửi ra 1000-bytes trong đó khi segment thứ hai bị mất, dữ liệu sẽ được khôi phục lại.



Ví dụ trên mô tả một tiến trình khôi phục lỗi trong đó bên gửi (máy web) nhận được một ACK trong đó chỉ ra rằng một segment đã bị mất. Lưu ý rằng trường ACK sẽ chỉ ra byte mong đợi kế tiếp- chứ không phải là byte nhận được cuối cùng. Cũng lưu ý rằng trường ACK và trường sequence chỉ ra số bytes, chứ không phải chỉ ra TCP segment. Bên máy gửi sẽ gửi ra một bộ định thời timers, dựa trên giá trị TCP Measured Round Trip Time (MRTT) sao cho nếu một ACK là không nhận được, máy gửi sẽ gửi lại tất cả nhưng dữ liệu không được công nhận mà không chờ cho bên máy nhận gửi một yêu cầu truyền lại.


Bài 26:

Dạng địa chỉ của IPv6

Địa chỉ IPv6 thì rất khác so với địa chỉ IPv4. Không chỉ khác nhau về kích thước (dài hơn gấp 4 lần) mà sự khác nhau còn trong dạng biểu hiện ở dạng thập lục phân so với dạng thập phân. Các dấu ‘:’ sẽ tách các số dạng thập lục phân là các thành phần của địa chỉ 128-bit. Một ví dụ của địa chỉ Ipv6 là như sau:

4021:0000:240E:0000:0000:0AC0:3428:121C

Để tránh nhầm lẫn, lỗi và các trạng thái phức tạp không cần thiết, các luật sau sẽ được xác định:

Các số dạng thập lục phân không phân biệt chữ thường và chữ hoa.
Bất cứ một số 0 nào đứng trước các vùng 16 bit có thể được bỏ qua và được tượng trưng bằng dấu ‘:’. Một cặp dấu :: chỉ ra rằng các giá trị 16 bit của các số 0 đã được rút gọn. Quá trình nhận dạng số sẽ dễ dàng nhận ra số chữ số 0 đã bị thu gọn bằng cách thêm vào số chữ số 0 cho đến khi nào thu được một địa chỉ dài 128-bit
Chỉ có một cặp các dấu ‘:’ là cho phép tồn tại trong một địa chỉ bởi vì quá trình nhận dạng sẽ không thể chỉ ra có bao nhiêu số 0 trong mỗi vị trí.

Ví dụ địa chỉ 4021:0000:240E:0000:0000:0AC0:3428:121C có thể được viết ở dạng 4021:0:240E::0AC0:3428:121C

Mặc dù không thể có hai phiên bản của hai dấu ‘::’, các vùng với nhiều chữ số 0 chỉ có thể được biểu diễn như 0. Trong ví dụ nêu trên, các chữ số 0 trong vùng thứ hai của địa chỉ được thu gọn lại thành một chữ số 0. Nếu một địa chỉ không có phần host, địa chỉ có thể kết thúc ở dạng ‘::’. Ví dụ 4021:0:240E::.

IPv6 có thể có nhiều dạng và nó có khả năng giải quyết các hạn chế của IPv4.

Cấu trúc ba mức này được thể hiện thông qua cấu trúc của địa chỉ tích hợp của IPv6, trong đó bao gồm các vùng sau:

Vùng tiền tố FP: 3 bit của FP sẽ được dùng để chỉ ra kiểu của địa chỉ (là unicast. Multicast…). Giá trị 001 chỉ ra đây là địa chỉ toàn cục


Vùng TLA ID (top level aggregation) được dùng để chỉ ra mức thẩm quyền cho địa chỉ này. Các Internet Router sẽ duy trì các bảng cần thiết cho tất cả các giá trị TLA. VớI 13-bit, vùng này có thể có đến 8,192 TLAs.
RES field (8 bits): kiến trúc của IPv6 định nghĩa vùng dành riêng sao cho các giá trị TLA hoặc NLA có thể mở rộng. Hiện tại, giá trị này bằng zero
NLA ID (24 bits): vùng này được dùng để chỉ ra ISP. Vùng này có thể được sắp xếp để phản ánh mối quan hệ giữa các ISP.
LSA ID (16 bits): được dùng bởi các tổ chức để tạo ra các kiến trúc địa chỉ bên trong của nó và để chỉ ra các mạng con.
Interface ID (64 bits): chỉ ra các cổng giao tiếp riêng lẽ trên một kết nối. Vùng này là tương tự như vùng host trên IPv4 nhưng nó được dẫn xuất từ dạng địa chỉ IEEE EUI-64 bit. Dạng địa chỉ này tương tự như địa chỉ MAC nhưng thêm vào một vùng 16 bit.

Thêm vào dạng địa chỉ tích hợp toàn cục nêu trên, IPv6 hỗ trợ các địa chỉ nội bộ, tương tự như các địa chỉ RFC1918. Nếu một node không được gán một địa chỉ toàn cục hay một địa chỉ cục bộ nêu trên, nó có thể được định vị bằng địa chỉ kết nối cục bộ, chỉ ra một phân đoạn mạng. Local–Use Unicast address: được gọi là địa chỉ đơn hướng dùng nội bộ, được dùng cho một tổ chức có mạng máy tính riêng ( dùng nội bộ) chưa nối với mạng Internet tòan cầu hiện tại nhưng sẵn sàng nối được khi cần. Ngòai ra địa chỉ này còn được chia thành 2 loại là Link-Local ( nhận dạng đường kết nối local) và Site local (nhận dạng trong phạm vi nội bộ có thể nhiều nhóm Node – Subnet). Link-local, sẽ được sử dụng ngay lần đầu khi thiết bị IPv6 bật lên. Do khả năng tự cấu hình của IPv6, nên khi thiết bị được bật lên, tự động một địa chỉ là link-local sẽ được gán. Chú ý là địa chỉ này không phải do ta gán mà do máy tự gán để giao tiếp trong nội bộ kết nối, nghĩa là với các host có chung địa chỉ subnet. Sau đó, khi thấy có router tồn tại trong mạng thì máy sẽ gửi các gói tin router solicitation và advertising để xin router 1 subnet ID để tạo site-local để sử dụng giao tiếp giữa các subnet. Chú ý là 2 địa chỉ này không được định tuyến ra internet.




tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương