Point to Point Protocol (ppp) ppp được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức điều khiển truyền dữ liệu lớp cao (High-Level Data link Control (hdlc)) nó định ra các chuẩn cho việc truyền dữ liệu các giao diện dte và dce của mạng wan như V


Các phương thức để cập nhật bảng định tuyến



tải về 0.82 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.82 Mb.
#2201
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Các phương thức để cập nhật bảng định tuyến

Sử dụng một giao thức định tuyến là cách dễ dàng nhất để tạo và duy trì một bảng định tuyến. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất hoặc cách hiệu quả nhất để thông báo cho router biết về những mạng hiện có trong một AS. Nếu một router có rất ít tài nguyên, một cách hiệu quả là định nghĩa một đường đi mặc định đến một router có đủ thông tin về các mạng khác. Do đó ngoài cách dùng các giao thức định tuyến, còn có những cách khác để cập nhật.



Dùng định tuyến tĩnh (Static Routes)

Cấu hình bảng định tuyến tĩnh có nghĩa là thêm vào các tuyến đường tĩnh vào trong bảng định tuyến. Thuận lợi của cách dùng định tuyến tĩnh là giúp tiết kiệm tài nguyên mạng. Nhược điểm của cách dùng này là người quản trị phải chịu trách nhiệm cập nhật cho từng dòng định tuyến tại mọi router nếu có một thay đổi trong mạng. Theo định nghĩa, các tuyến đường tĩnh không thể tự điều chỉnh động mỗi khi có thay đổi xảy ra. Do đó các mạng sẽ không hội tụ cho đến khi nào các router được cấu hình. Có một vài tình huống cần phải dùng định tuyến tĩnh:

- Các đường truyền có băng thông thấp.
- Người quản trị mạng cần kiểm soát các kết nối.
- Kết nối dùng định tuyến tĩnh là dự phòng cho đường kết nối dùng các giao thức động.
- Chỉ có một đường duy nhất đi ra mạng bên ngoài. Tình huống này gọi là mạng stub.
- Router có rất ít tài nguyên và không thể chạy một giao thức định tuyến động.
- Người quản trị mạng cần kiểm soát bảng định tuyến và cho phép các giao thức định tuyến classful và classless.

Dùng định tuyến tĩnh với giá trị AD thay đổi (floating static route)

Cơ chế dùng định tuyến tĩnh với giá trị AD thay đổi là một cơ chế khác để đưa thông tin vào bảng định tuyến. Giải pháp này khắc phục một số giới hạn trong thiết kế mạng. Một floating static route cho phép một đường đi dự phòng nằm chờ cho đến khi nào tuyến đường chính bị chết. Sau đó đường dự phòng sẽ được kích hoạt. Khi đường chính được sửa chữa, đường backup sẽ lui về chế độ dự phòng. Một ví dụ là một đường quay số sẽ làm đường dự phòng cho đường frame-relay .



Định tuyến theo yêu cầu (On Demand Routing)

Tất cả các vấn đề định tuyến đều quan tâm đến vấn đề phí tổn quản lý. Trong trường hợp các routing update, dùng định tuyến tĩnh thì có chi phí quản trị cao, còn dùng định tuyến động thì tiêu tốn tài nguyên. Thông thường, việc chọn lựa khi nào thì dùng định tuyến tĩnh, khi nào dùng định tuyến động là một quyết định dễ dàng. Định tuyến tĩnh thường được dùng để chia sẽ thông tin định tuyến giữa classful và classless hoặc để định nghĩa một tuyến đường mặc định. Tuy nhiên trong một vài dạng mạng có sơ đồ phân bố lớn, định tuyến tĩnh hay động đều không phù hợp. Trong một hệ thống mạng như vậy, các kết nối thường có băng thông thấp và rất ít thông tin cần gửi trên các kết nối này. Trong tình huống này, có vẻ như định tuyến tĩnh và tuyến đường mặc định default-route là các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên nếu có rất nhiều mạng ở xa trong mô hình hub-and-spoke, giải pháp này có thể trở nên không thể quản lý được. Trong giải pháp dùng ODR, tất cả các spoke router có thể có cấu hình giống nhau, mặc dù các địa chỉ IP phải là duy nhất cho từng router.

ODR dùng CDP để gửi các địa chỉ mạng của các mạng kết nối trực tiếp từ spokes hoặc từ stub về hub router. Hub router sẽ gửi các địa chỉ IP của các kết nối chung như là một tuyến mặc định về stub router. ODR có thuận lợi là chỉ gửi các thông tin tối thiểu, chẳng hạn như phần prefix và phần mask, mặc định là mỗi 60 giây. Thông tin này sẽ được cập nhật vào bảng định tuyến của hub router và có thể được redistribute vào các giao thức định tuyến. Bởi vì giá trị netmask được gửi trong cập nhật, VLSM có thể được dùng.



Trong hình vẽ trên, routerA có đầy đủ thông tin về tất cả các mạng kết nối đến từng spoke. Các thiết bị còn lại trong AS chưa được đặt trong bảng định tuyến của router A nhằm đơn giản hóa cấu hình. tất cả các spoke router, tượng trưng ở đây là routerB, sẽ gửi một tuyến mặc định đến phần còn lại của hệ thống mạng. Route mặc định 0.0.0.0 với giá trị next hop là địa chỉ IP của cổng kết nối về A. Router B sẽ có hai mạng kết nối trực tiếp tới nó. Một mạng là tuyến mặc định 0.0.0.0 và giá trị next-hop là địa chỉ của routerA.



Khi cấu hình ODR, ta cần phải nhớ các điểm quan trọng sau:

- Không có giao thức định tuyến nào cấu hình trên stub router. IP routing được bật lên ON ở chế độ mặc định. Cho phép sử dụng đường đi mặc định.


- Bất kỳ một địa chỉ phụ (secondary) nào được cấu hình trên stub router sẽ không được truyền bởi CDP về hub router.
- ODR phải được cấu hình trên hub router.
- Mặc dù CDP là cho phép ở chế độ mặc định trên tất các các cổng, một vài cổng giao tiếp WAN chẳng hạn như ATM đòi hỏi phải cấu hình CDP bằng lệnh cdp enable.
- CDP dùng cơ chế multicast. Với những công nghệ WAN yêu cầu phát biểu mapping (ví dụ như trong frame-relay), hãy dùng từ khóa broadcast để đảm bảo rằng các CDP là được truyền.
- Có thể hiệu chỉnh CDP timers để gửi các cập nhật thường xuyên hơn chu kỳ mặc định 60s.
Bài 34:

Một số thuộc tính của IPv6



Tóm tắt địa chỉ (Address Aggregation)

Quá trình tóm tắt các route, bất cứ khi nào có thể, là quan trọng trong Internet. Bảng định tuyến thì dễ quản lý hơn với cách hiện thực CIDR. Mặc dù tất cả các sơ đồ địa chỉ trong IPv6 cho phép cấp phát hầu như vô tận các địa chỉ, kiến trúc của IPv6 vẫn cho phép triển khai theo dạng có cấu trúc sao cho nó không bị quá tải. Như trong IPv4, các bit bên trái của địa chỉ được dùng để tóm tắt các địa chỉ mạng xuất hiện ở phía phải của cấu trúc địa chỉ. Như vậy, địa chỉ IPv4 140.108.128.0/17 có thể bao gồm các subnets 140.108.225.0/24. Điều này có nghĩa là bảng định tuyến có thể route đến tất cả các subnets nhưng thay vì có 128 địa chỉ subnet nằm trong bảng định tuyến, chỉ còn 1 dòng duy nhất tượng trưng cho tất cả các route. Để chỉ ra một subnet nhỏ hơn, các qui luật thông thường trong định tuyến vẫn được tuân theo và gói tin được gởi tới cho router quảng bá network 140.108.128.0/17. Router này trong bảng định tuyến của nó có nhiều thông tin chi tiết hơn, sẽ chuyển gói cho đến khi nó đến được network đích.

Trong IPv6, kiến trúc địa chỉ cho phép điều chỉnh tốt hơn dạng địa chỉ được dùng trong Internet. Địa chỉ thì rất dài và mỗi phần phục vụ một chức năng khác nhau. 48-bit đầu tiên của địa chỉ được dùng bởi IANA cho quá trình định tuyến động trong Interner để tạo ra các địa chỉ khả kết toàn cục. Ba bit đầu tiên được gán giá trị 001 để chỉ ra một địa chỉ toàn cục.

Tự động cấu hình (Autoconfiguration)

Các địa chỉ cục bộ hay các router kết nối trực tiếp gửi prefix ra các kết nối cục bộ và ra tuyến đường mặc định. Các thông tin này được gửi đến tất cả các node trên hệ thống mạng, cho phép các host còn lại tự động cấu hình địa chỉ IPv6. Router cục bộ sẽ cung cấp 48-bit địa chỉ toàn cục và SLA hoặc các thông tin subnet đến các thiết bị đầu cuối. Các thiết bị đầu cuối chỉ cần đơn giản thêm vào địa chỉ lớp 2 của nó. Địa chỉ L2 này, cùng với 16-bit địa chỉ subnet tạo thành một địa chỉ 128-bit. Khả năng gắn một thiết bị vào mà không cần bất cứ một cấu hình nào hoặc dùng DHCP sẽ cho phép các thiết bị mới thêm vào Interner, chẳng hạn như dùng cellphone, dùng các thiết bị wireless và. Mạng Internet trở thành plug-and-play.



Tái cấu hình địa chỉ (Renumbering)

Khả năng kết nối đến các thiết bị ở xa một cách tự động cho phép đơn giản hóa nhiều tác vụ trước đây là các cơn ác mộng cho các nhà quản trị. Tính năng tự động cấu hình của IPv6 cho phép các router cung cấp tất cả các thông tin cần thiết đến tất cả các host trên mạng của nó. Điều này có nghĩa là các thiết bị có thể cấu hình lại địa chỉ của nó dể dàng hơn. Trong IPv6, các thay đổi này là trong suốt đối với người dùng cuối.



Header đơn giản và hiệu quả

Phần header của IPv6 đã được đơn giản hóa để tăng tốc độ xử lý và tăng hiệu quả cho router. Các cải tiến bao gồm:


Có ít vùng hơn trong header.
Các vùng bao gồm 64bits.
Không còn phần kiểm tra lỗi checksum.

Do có ít vùng hơn, quá trình xử lý cũng ngắn hơn. Bộ nhớ dùng hiệu quả hơn với các field 64 bits. Điều này cho phép quá trình tìm kiếm trở nên rất nhanh bởi vì các bộ xử lý ngày nay cũng là các bộ xử lý 64 bit. Trở ngại duy nhất là việc sử dụng địa chỉ 128-bit, lớn hơn kích thước một word hiện hành. Việc loại bỏ phần check sum cũng giảm thiểu thời gian xử lý nhiều hơn nữa.




Bảo mật (Security)

Với các kết nối trực tiếp thông qua các không gian địa chỉ rộng lớn, vấn đề bảo mật là một chọn lựa nhiều thực tế cho IPv6. Bởi vì nhu cầu dùng firewall và các quá trình NAT giữa các thiết bị đầu cuối là giảm, các giải pháp về bảo mật có thể được thực hiện bằng cách mã hóa giữa các hệ thống. Mặc dù IPSec đã sẵn có trong IPv4, nó đã trở thành một thành phần trong IPv6. Việc sử dụng các thành phần mở rộng cho phép một giao thức cung cấp giải pháp end-to-end.



Tính cơ động

Địa chỉ IPv6 được thiết kế với tính cơ động được tích hợp vào trong Mobile IP. Mobile IP cho phép các hệ thống đầu cuối thay đổi vị trí mà không mất các kết nối. Đặc điểm này rất cần thiết cho những sản phẩm wireless chẳng hạn như IP phone và các hệ thống GPS trong xe hơi. Định dạng phần header cho phép các thiết bị đầu cuối thay đổI địa chỉ IP bằng cách dùng một địa chỉ gốc như là nguồn của gói tin. Địa chỉ gốc này là ổn đinh, cho phép các địa chỉ duy trì tính cơ động.


Bài 35:

L2 Security

Tài liệu Cisco SAFE Blueprint (có ở địa chỉ http://www.cisco.com/go/safe) đề nghị một số giải pháp sau cho bảo mật switch. Trong phần lớn các trường hợp, việc khuyến cáo phụ thuộc vào một trong ba đặc điểm sau trên các cổng của switch.



Các port không được dùng của switch: Là các port không kết nối đến bất kỳ thiết bị nào. Ví dụ như các switchport có thể được gắn cáp sẵn vào các ổ mạng trên tường.

Các port của người dùng: Là các port gắn vào các thiết bị đầu cuối của end-user hoặc bất cứ port nào có gắn cáp dẫn đến một vài khu vực không được bảo vệ.

Các port tin cậy hay các port trunks: Là các port kết nối đến những thiết bị tin cậy, chẳng hạn như các switch khác hoặc các switch đặt trong các khu vực có bảo mật vật lý tốt.

Danh sách dưới đây tóm tắt các khuyến cáo áp dụng cho các cổng đang dùng và chưa được dùng của switch. Các điểm chung của những kiểu port này là một người dùng có thể truy cập được đến switch sau khi họ đã đi vào bên trong toà nhà mà không cần đi vào wiring closet hay data center.

* Tắt các giao thức cần thiết như CDP hay DTP.
* Tắt các giao thức trunking bằng cách cấu hình các port này như là access port.
* Bật tính năng BPDU Guard và root Guard để ngăn ngừa các kiểu tấn công STP và giữ một sơ đồ mạng STP ổn định.
* Dùng các tính năng như Dynamic ARP Inspection (DAI) hoặc private VLAN để ngăn ngừa frame sniffing.
* Bật tính năng port security để giớI hạn số địa chỉ MAC cho phép và để cho phép những MAC cụ thể nào đó.
* Dùng xác thực 802.1X.
* Dùng DHCP snooping và IP source Guard để ngăn ngừa DHCP DOS và kiểu tấn công man-in-the-midle.

Bên cạnh các khuyến cáo trên, Cisco SAFE Blueprint còn có thêm các khuyến cáo sau:

* ĐốI với bất cứ port nào (bao gồm cả trusted port), hãy xem xét khả năng triển khai private vlan để bảo vệ mạng khỏI bị sniffing, bao gồm cả việc ngăn ngừa các routers hay các L3 switch không định tuyến các gói tin giữa các thiết bị trong private LAN.

* Cấu hình xác thực VTP ở chế độ toàn cục cho từng switch để ngăn ngừa kiểu tấn công DOS.

* Tắt bất cứ cổng nào không dùng của switch và đặt các cổng này vào trong các vlan không dùng.

* Tránh sử dụng VLAN 1. Đối với các kết nối trunk, không dùng native vlan.



Phần kế tiếp sẽ mô tả cách triển khai các đặc điểm trên.


Bảo mật cho switch trên các cổng đang dùng và chưa dùng

Ví dụ dướiđây mô tả một cấu hình trên switch Cat 3560, với cách cấu hình từng đặc điểm được nêu ra. Trong ví dụ này, cổng F0/1 là cổng không được dùng. CDP đã được tắt trên các cổng nhưng CDP vẫn còn chạy ở chế độ toàn cục vì giả thuyết là một vài cổng vẫn còn cần dùng CDP. DTP đã được tắt và STP RootGuard và BPDU Guard được bật.

Lệnh cdp run cho phép CDP vẫn chạy ở chế độ toàn cục nhưng CDP đã bị tắt trên cổng F0/1 là cổng không được sử dụng.

cdp run
int fa0/0
no cdp enable


Lệnh switchport mode access ngăn ngừa port không trở thành trunking và lệnh switchport nonegotiate ngăn ngừa bất kỳ thông điệp nào của DTP được gửi hay nhận.

switchport mode access
switchport nonegotiate

Hai lệnh cuối cùng bật tính năng Root Guard và BPDU Guard trên từng cổng. BPDU cũng có thể được bật trên tất cả các cổng bằng tính năng PortFast. Tính năng này được cấu hình bằng lệnh ở chế độ toàn cục spanning-tree portfast bpduguard enable.



spanning-tree guard root
spanning-tree bpduguard enable


Port Security

Tính năng switchport port security giám sát một cổng của switch để giớI hạn số địa chỉ MAC kết hợp với port đó trong bảng switching L2. Tính năng này cũng áp đặt giới hạn số địa chỉ MAC bằng cách chỉ cho vài địa chỉ MAC có thể dùng trên cổng đó.

Để hiện thực tính năng port security, switch sẽ thêm vào vài bước trong tiến trình xử lý bình thường của các frame đi vào. Thay vì tự động thêm vào bảng MAC địa chỉ MAC nguồn và số cổng, switch xem xét cấu hình port security và sẽ quyết định nó có cho phép địa chỉ đó không. Bằng cách ngăn ngừa các địa chỉ MAC khỏi việc thêm vào switch, port security có thể ngăn ngừa không đẩy frame về các địa chỉ MAC đó trên một cổng.

Tính năng port security hỗ trợ những đặc điểm chủ chốt sau:


Giới hạn số địa chỉ MAC có thể kết hợp với một cổng của switch.
Giới hạn địa chỉ MAC thật kết hợp với cổng, dựa trên ba phương thức sau:

Cấu hình tĩnh địa chỉ MAC.


Học động địa chỉ MAC, số địa chỉ MAC có thể lên đến giá trị định nghĩa tối đa, trong đó các hàng trong bảng định tuyến sẽ bị mất khi reload.
Học động các địa chỉ MAC nhưng các địa chỉ này sẽ được lưu trong cấu hình (còn được gọi là sticky).

Chức năng port security bảo vệ vài kiểu tấn công. Khi một bảng CAM điền thông tin mới vào, các thông tin cũ sẽ bị xóa ra. Khi một switch nhận được một frame đi về địa chỉ MAC đích không còn trong bảng CAM, switch sẽ phát tán frame đó ra tất cả các cổng. Một kẻ tấn công có thể làm cho các switch điền lại thông tin trong bảng CAM bằng cách gửi ra rất nhiều frame, mỗi frame có một địa chỉ MAC nguồn khác nhau, làm cho switch xóa các thành phần trong bảng CAM cho hầu hết các host hợp lệ. Kết quả là, switch sẽ phát tán các frame hợp lệ bởi vì địa chỉ MAC đích không còn trong bảng CAM, làm cho máy tấn công thấy tất cả các frame.


Bài 36:

Một số tính năng nâng cao của NAT

• Cấu hình pool uyển chuyển hơn:

Cú pháp cấu hình dãy địa chỉ đã được mở rộng để cho phép một dãy không liên tục các địa chỉ. Cú pháp sau đây là cho phép:



ip nat pool { netmask | prefix-length } [ type { rotary }]

Lệnh này sẽ đưa người dùng vào IP NAT pool, trong đó một dãy địa chỉ có thể được cấu hình. Chỉ có một lệnh được cấu hình trong chế độ này:

address
Example:
Router(config)#ip nat pool fred prefix-length 24
Router(config-ipnat-pool)#address 171.69.233.225 171.69.233.226
Router(config-ipnat-pool)#address 171.69.233.228 171.69.233.238

Cấu hình tạo ra một dãy chứa các địa chỉ 171.69.233.225-226 và dãy địa chỉ 171.69.233.228-238 (địa chỉ 171.69.233.227 đã bị loại bỏ).



Dịch sang địa chỉ của cổng:

Để giúp các người dùng muốn dịch tất cả các địa chỉ bên trong gán đến một cổng trên router, NAT cho phép ta đặt tên cho cổng của router khi cấu hình nat động.



ip nat inside source list interface overload

Nếu không có địa chỉ nào trên cổng, hay nếu cổng là không up, NAT sẽ không xảy ra.


Ví dụ:
ip nat inside source list 1 interface Serial0 overload

Cấu hình NAT tĩnh với các cổng:

Khi chuyển dịch địa chỉ đến địa chỉ của một cổng, các kết nối đến router xuất phát từ bên ngoài (chẳng hạn như email) sẽ cần các cấu hình thêm để có thể chuyển các kết nối vào các máy bên trong. Lệnh này cho phép người dùng ánh xạ vài dịch vụ đến vài máy bên trong.



ip nat inside source static { tcp | udp }
Ví dụ:
ip nat inside source static tcp 192.168.10.1 25 171.69.232.209 25

Trong ví dụ này, các kết nối SMTP từ bên ngoài đến cổng 25 sẽ được gửi vào máy bên trong ở địa chỉ 192.168.10.1.



Hỗ trợ cho route maps:

Các lệnh thực hiện NAT động có thể chỉ ra một route map để xử lý thay vì là một access-list. Một route map cho phép người dùng lựa ra một kết hợp của access-list, next-hop và địa chỉ cổng ra (output interface) để xác định dãy địa chỉ nào sẽ được dùng.



ip nat inside source route-map pool
Example:
ip nat pool provider1-space 171.69.232.1 171.69.232.254 prefix-length 24
ip nat pool provider2-space 131.108.43.1 131.108.43.254 prefix-length 24
ip nat inside source route-map provider1-map pool provider1-space
ip nat inside source route-map provider2-map pool provider2-space
!
interface Serial0/0
ip nat outside
!
interface Serial0/1
ip nat outside
!
interface Fddi1/0
ip nat inside
!
route-map provider1-map permit 10
match ip address 1
match interface Serial0/0
!
route-map provider2-map permit 10
match ip address 1
match interface Serial0/1


Từ khóa “extendable”:

Từ khóa extandable cho phép người dùng cấu hình vài luật chuyển đổi không rõ ràng, ví dụ như các luật có cùng địa chỉ local và global.



ip nat inside source static extendable

Một vài khách hàng muốn dùng nhiều hơn một nhà cung cấp dịch vụ và sẽ dịch vào từng không gian địa chỉ của nhà cung cấp dịch vụ. Ta có thể dùng route map để việc chọn lựa dựa trên địa chỉ toàn cục hay trên những cổng ra hoặc dựa vào access list. Dưới đây là một ví dụ:



ip nat pool provider1-space ...
ip nat pool provider2-space ...
ip nat inside source route-map provider1-map pool provider1-space
ip nat inside source route-map provider2-map pool provider2-space
!
route-map provider1-map permit 10
match ip address 1
match interface Serial0/0
!
route-map provider2-map permit 10
match ip address 1
match interface Serial0/1

Ta cũng muốn định nghĩa các ánh xạ tĩnh cho một host đặc biệt trên từng không gian địa chỉ của người dùng. Hệ điều hành Cisco IOS không cho phép hai câu lệnh cấu hình tĩnh có cùng địa chỉ cục bộ vì nó sẽ gây ra sự nhập nhằng từ phía bên trong. Router sẽ chấp nhận các câu lệnh tĩnh này và giải quyết việc nhập nhằng bằng cách tạo ra các câu lệnh ánh xạ đầy đủ và nếu việc ánh xạ được đánh dấu như là “extendable”. Đối với một dòng từ bên ngoài vào, các luật route map động sẽ được dùng đến tạo ra việc chuyển đổi.



* Tạo ra các tên cho các dãy địa chỉ:

Nhiều khách hàng muốn cấu hình NAT để dịch các địa chỉ cục bộ sang địa chỉ toàn cục được cấp phát từ những địa chỉ không dùng trong một dãy địa chỉ mạng. Điều này yêu cầu router trả lời những ARP request cho những địa chỉ này để các gói tin đi về địa chỉ toàn cục được chấp nhận bởi router và được thực hiện NAT. Tiến trình định tuyến routing trong router sẽ quản lý gói tin này khi địa chỉ toàn cục được cấp phát từ một địa chỉ ảo, không kết nối vào đâu. Khi một dãy địa chỉ NAT dùng một địa chỉ inside global hoặc outside local bao gồm các địa chỉ trên một subnet, phần mềm sẽ tạo ra một tên giả cho địa chỉ mà router sẽ trả lời ARP.

Quá trình đặt tên tự động này cũng diễn ra cho các địa chỉ inside global hay outside global trong các hàng cấu hình tĩnh. Cơ chế này có thể tắt bằng cách dùng lệnh no-alias:

ip nat inside source static no-alias

• Host Number Preservation: Lưu giữ địa chỉ host.

Để dễ cho việc quản trị, một vài site chỉ muốn đổi phần địa chỉ mạng, không đổi phần địa chỉ. Nghĩa là họ muốn phần địa chỉ đã chuyển đổi phải có cùng địa chỉ phần host giống như ban đầu. Dĩ nhiên là hai địa chỉ mạng phải có cùng prefix length. Đặc điểm này có thể được bật bằng cách cấu hình nat động như thường lệ nhưng cấu hình phần dãy địa chỉ thêm vào từ khóa match-host.



ip nat pool fred prefix-length type match-host

• Cải tiến thời gian timeouts.

Các lệnh sau đây đã được hỗ trợ để mở rộng thời gian chuyển dịch



ip nat translation ?
icmp-timeout Specify timeout for NAT ICMP flows
syn-timeout Specify timeout for NAT TCP flows after a SYN and no further data


• Giới hạn số lượng NAT sessions:

Dùng các lệnh sau, Cisco IOS NAT có thể được cấu hình để giới hạn số lượng NAT tạo ra. Mặc định là không giới hạn.



ip nat translation max-entries

Bài 37:

Cách xem thông tin bảng routing table



CẤU TRÚC BẢNG ĐỊNH TUYẾN VÀ CÁCH ROUTER XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐI TRONG BẢNG ĐỊNH TUYẾN

(ROUTING TABLE STRUCTURE and ROUTE LOOKUP PROCESS)

Một khi đã quyết định trở thành người quản trị mạng bạn phải thực sự hiểu về cấu trúc của bảng định tuyến và quá trình tìm đường đi dựa vào bảng định tuyến (lookup process). Kiến thức này rất quan trọng khi người quản trị giải quyết những vấn đề liên quan tới bảng định tuyến.

Để hiểu được quá trình router thực hiện tra bảng định tuyến như thế nào, ta phải hiểu được định dạng của bảng định tuyến, layer 1 route và layer 2 route.

Ta sử dụng mô hình mạng với 2 router, R1 gồm 1 mạng chính 172.16.0.0 /16 được chia subnet 172.16.0.0 /24. R2 gồm 3 mạng chính (major network) 172.17.0.0/16, 172.16.0.0/16, 192.168.1.0/24.



Hình 1: mô hình lab gồm 2 router


Để đơn giản ta chỉ xét thông tin bảng đinh tuyến trên Router 2



Hình 2: Thông tin bảng đinh tuyến của Router 2

Khi show bảng định tuyến cơ bản ta sẽ thấy được những thông tin sau:
Cho biết tuyến đường này có được do người quản trị chỉ ra (static route), router học được nhờ các giao thức định tuyến (dynamic route) hay là mạng kết nối trực tiếp tới router (connected route).
Router có thể gửi được dữ liệu tới mạng này
Để tới được mạng mong muốn Router phải gửi gói tin ra interface nào hay gửi gói tin tới địa chỉ IP nào (IP next-hop)

Ví dụ: như trên hình 2, router 2 muốn gửi gói tin tới mạng 172.16.12.0 thì sẽ gửi ra cổng (interface) serial0/0/0 hay gửi tới cổng của router có địa chỉ IP 172.16.1.1. Thông tin này được học nhờ giao thức định tuyến RIP
I/ Cấu trúc phân cấp của bảng định tuyến.
Bảng định tuyến của router có cấu trúc phân cấp, việc này rất quan trọng giúp router không cần phải tra hết tất cả tuyến đường trong bảng định tuyến để chọn đường đi. Đơn giản ta chỉ tìm hiểu tuyến đường với 2 cấp lever 1 và 2.

Level 1 ultimate route: là những tuyến có subnet mask bằng hoặc nhỏ hơn classfull mask của địa chỉ mạng và bao gồm thông tin về next-hop IP address hay interface mà router sẽ gửi gói tin ra để đi đến mạng mong muốn.

Như trong hình 3, 192.168.1.0 /24 là tuyến đường cấp 1 vì nó có subnet mask là 24 bằng với classful mask của địa chỉ mạng lớp C /24 và interface trên router để đi ra mạng này là serial Ethernet0/1/0.


Hình 3: level 1 route
Parent and child routes ( level 1 parent route and level 2 route)
Khi một mạng có chia subnet được add vào bảng định tuyến, tuyến đường này được phân thành 2 cấp: parent route và child route hay còn được gọi parent route cấp 1(level 1 parent route) và route cấp 2.
Level 1 parent route: là địa chỉ classfull không mang thông tin về địa chỉ IP next-hop hay exit interface. (xem tiếp bên dưới)
Level 2 route: Là tuyến đường chỉ ra mạng con của địa chỉ mạng chính
Như trong hình 4

Hình 4: parent and child routes



Mạng 172.16.0.0 /24 và 172.17.0.0 /16 là parent routes, các mạng khác 172.16.1.0 – 172.16.12.0 và 172.17.1.0 /24 – 172.17.128.0 /24 là child routes vì chúng là mạng con của địa chỉ mạng chính 172.16.0.0 và 172.17.0.0
Trong phần này chúng ta chia làm 2 trường hợp
Trường hợp 1: Tất cả các subnet của cùng một mạng chính có subnet mask bằng nhau
Parent route là địa chỉ classful có subnet mask được chỉ ra đại diện cho các mạng con của nó. Trên hình 4, 172.16.0.0 /24 là parent route có subnet mask là 24 chỉ ra rằng hai mạng con của nó 172.16.1.0 và 172.16.12.0 đề sử dụng subnet mask là 24.
Trường hợp 2: Các subnet của cùng một mạng có subnet mask với chiều dài khác nhau
Parent route cũng là địa chỉ classful nhưng subnet mask là classfull mask ( classful mask của địa chỉ mạng lớp A là /8, lớp B /16, lớp C/24). Mỗi subnet đều mang thông tin riêng về subnet mask của mình. Trên hình 4, 172.17.0.0 /16 được chia làm 2 mạng con có địa chỉ 172.17.1.0 /24 và 172.17.128/17.Parent route 172.17.0.0 /16 có classfull mask là /16 và mỗi mạng con đều có subnet mask riêng của mình.

II/ Quá trình router thực hiện tra bảng định tuyến
Khi router nhận được một gói IP nó sử dụng địa chỉ IP đích của gói tin này kết hợp với bảng định tuyến để xác định đường đi. Như vậy quá trình tra bảng định tuyến như thế nào? Làm thế nào router có thể xác định được đường đi tốt nhất? Subnet mask của mỗi mạng trong bảng định tuyến có ý nghĩa gì? . . .

Các bước router thực hiện tra bảng định tuyến:
Bước 1: Đầu tiên router sẽ so sánh địa chỉ IP đích với tất cả level 1 routes trong bảng định tuyến. Nếu địa chỉ này phù hợp nhất với level 1 ultimate route thì nó sử dụng đường này để chuyển gói tin đi. Nếu địa chỉ này phù hợp nhất với level 1 parent route thì router sẽ thực hiện sang bước thứ 2.
Bước 2: Router sẽ so sánh địa chỉ IP đích với tất cả level 2 child routes. Nếu có một tuyến phù hợp nhất thì nó sẽ sử dụng tuyến này để chuyển gói tin đi. Nếu không phù hợp thì router thực hiện tiếp bước 3.
Bước 3: Router xét xem nó thực hiện định tuyến classfull routing behavior hay classless routing behavior
Nếu router thực hiện định tuyến classful routing behavior ( Router(config) # no ip classless) : Gói tin này sẽ bị hủy
Nếu router thực hiện định tuyến là classless routing behavior ( Router(config)# ip classless): Router sẽ quay lại tìm tiếp level 1 xem có default route hay supernet ( địa chỉ mạng có subnet mask nhở hơn classfull mask) được chỉ ra hay không, nếu có thì router thực hiện tiếp bước 4.
Bước 4: Nếu router tìm được default route hay supernet phù hợp thì nó sẽ sử dụng tuyến đường này để chuyển gói đi, nếu không tìm thấy bất kỳ sự phù hợp nào thi gói sẽ bị hủy.

Để hiểu rõ ta xét ví dụ sau với 2 router như hình 2 kết hợp với router 3, trên router có mạng 172.16.4.0 /24. Ta tắt cấu hình định tuyến động trên mạng 192.168.2.0 (Router(config-rip)# no network 192.168.2.0) và cấu hình stactic route 172.0.0.0/8 tới router R3.

Mô hình lab.



Bảng định tuyến trên router 2.



Đứng trên Router 2 ta ping tới địa chỉ IP 172.16.4.1. Router thực hiện tra bảng định tuyến như sau:

Bước 1: Router so sánh địa chỉ IP 172.16.4.1 với level 1 routes, những level 1 uitimate route ( 192.168.1.0 /24 và 192.168.2.0 /24 ) không phù hợp chỉ có 1 level parent route 172.0.0.0 /8 phù hợp với 8 bits đầu và 1 level parent route 172.16.0.0 /24 phù hợp với 16 bits đầu. Trong đó, level 1 parent route 172.16.0.0 /24 là phù hợp nhất. Router thực hiện tiếp bước 2

Bước 2: Vì level 1 parent route 172.16.0.0 /24 là phù hợp nhất do đó router sẽ tiếp tục so sánh địa chỉ IP 172.16.4.1 với các level 2 child routes ( 172.16.1.0 và 172.16.2.0), 2 level child route này không phù hợp với địa chỉ 172.16.4.1 router thực hiệp tiếp bước 3

Bước 3:
Nếu router được cấu hình IP classless ( mặc định IOS từ 11.3 trở đi, các router có chức năng này) router thực hiện so sánh lại một lần nũa địa chỉ 172.16.4.1 với level 1 route và thấy level 1 parent route 172.0.0.0 /8 phù hợp với 8 bits đầu của địa chỉ do đó router sẽ chuyển gói tin tới IP next-hop 192.168.2.3


Nếu router không cấu hình IP classless ( command: R(config) # no ip classless) thì gói tin này sẽ bị hủy cho dù router có cấu hình default route tới IP next-hop 192.168.2.3

Chú ý: Nếu router được cấu hình “no ip classless” defaul route chỉ được sử dụng khi không có bất kì một level 1 ultimate route và level 1 parent route nào phù hợp.
Bài 37:

Bài 1
TỔNG QUAN VỀ IP VERSION 6

I- GIỚI THIỆU CHUNG
Hệ thống địa chỉ IPv4 hiện nay không có sự thay đổi về cơ bản kể từ RFC 791 phát hành 1981. Qua thời gian sử dụng cho đến nay đã phát sinh các yếu tố như :


  • Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet dẫn đến sự cạn kiệt về địa chỉ Ipv4

  • Nhu cầu về phương thức cấu hình một cách đơn giản

  • Nhu cầu về Security ở IP-Level

  • Nhu cầu hỗ trợ về thông tin vận chuyển dữ liệu thơi gian thực (Real time Delivery of Data) còn gọi là Quality of Service (QoS)


Dựa trên các nhược điểm bộc lộ kể trên, hệ thống IPv6 hay còn gọi là IPng (Next Generation : thế hệ kế tiếp) được xây dựng với các điểm chính như sau :


1- Đinh dạng phần Header của các gói tin theo dạng mới

Các gói tin sử dụng Ipv6 (Ipv6 Packet) có cấu trúc phần Header thay đổi nhằm tăng cương tính hiệu quả sử dụng thông qua việc dời các vùng (field) thông tin không cần thiết (non-essensial) và tùy chọn (Optional) vào vùng mở rộng (Extension Header Field)


2- Cung cấp không gian địa chỉ rộng lớn hơn
3- Cung cấp giải pháp định tuyến (Routing) và định vị địa chỉ (Addressing) hiệu quả hơn
-Phương thức cấu hình Host đơn giản và tự động ngay cả khi có hoặc không có DHCP Server

(stateful / stateless Host Configuration)


4- Cung cấp sẵn thành phần Security (Built-in Security)
5- Hỗ trợ giải pháp Chuyển giao Ưu tiên (Prioritized Delivery) trong Routing
6- Cung cấp Protocol mới trong việc tương tác giữa các Điểm kết nối (Nodes )
7- Có khả năng mở rộng dễ dàng thông qua việc cho phép tạo thêm Header ngay sau Ipv6 Packet Header
Chúng ta có thểm tham khảo 1 Bảng so sáng giữa IPv6 Packet và IPv4 packet sau :


Bảng so sánh Ipv6 / Ipv4


IPv4

IPv6

Source and destination addresses are 32 bits (4 bytes) in length.

Source and destination addresses are 128 bits (16 bytes) in length. For more information, see “IPv6 Addressing.”

IPsec support is optional.

IPsec support is required. For more information, see “IPv6 Header.”

No identification of packet flow for QoS handling by routers is present within the IPv4 header.

Packet flow identification for QoS handling by routers is included in the IPv6 header using the Flow Label field. For more information, see “IPv6 Header.”

Fragmentation is done by both routers and the sending host.

Fragmentation is not done by routers, only by the sending host. For more information, see “IPv6 Header.”

Header includes a checksum.

Header does not include a checksum. For more information, see “IPv6 Header.”

Header includes options.

All optional data is moved to IPv6 extension headers. For more information, see “IPv6 Header.”

Address Resolution Protocol (ARP) uses broadcast ARP Request frames to resolve an IPv4 address to a link layer address.

ARP Request frames are replaced with multicast Neighbor Solicitation messages. For more information, see “Neighbor Discovery.”

Internet Group Management Protocol (IGMP) is used to manage local subnet group membership.

IGMP is replaced with Multicast Listener Discovery (MLD) messages. For more information, see “Multicast Listener Discovery.”

ICMP Router Discovery is used to determine the IPv4 address of the best default gateway and is optional.

ICMP Router Discovery is replaced with ICMPv6 Router Solicitation and Router Advertisement messages and is required. For more information, see “Neighbor Discovery.”

Broadcast addresses are used to send traffic to all nodes on a subnet.

There are no IPv6 broadcast addresses. Instead, a link-local scope all-nodes multicast address is used. For more information, see “Multicast IPv6 Addresses.”

Must be configured either manually or through DHCP.

Does not require manual configuration or DHCP. For more information, see “Address Autoconfiguration.”

Uses host address (A) resource records in the Domain Name System (DNS) to map host names to IPv4 addresses.

Uses host address (AAAA) resource records in the Domain Name System (DNS) to map host names to IPv6 addresses. For more information, see “IPv6 and DNS.”

Uses pointer (PTR) resource records in the IN-ADDR.ARPA DNS domain to map IPv4 addresses to host names.

Uses pointer (PTR) resource records in the IP6.ARPA DNS domain to map IPv6 addresses to host names. For more information, see “IPv6 and DNS.”

Must support a 576-byte packet size (possibly fragmented).

Must support a 1280-byte packet size (without fragmentation). For more information, see “IPv6 MTU.”


II- ĐỊA CHỈ IPv6
1- Không gian địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv6 (IPv6 Adddress) với 128 bits địa chỉ cung cấp khối lượng tương đương số thập phân là

2128 hoặc 340,282,366,920,938,463,463,374,607,431,768,211,456 địa chỉ

so với IPv4 với 32 bits địa chỉ cugn cấp khối lượng tương đương số thập phân là



232 hoặc 4,294,967,296 địa chỉ
2-Hình thức trình bày
IPv6 Address gồm 8 nhóm, mỗi nhóm 16 bits được biểu diển dạng số Thập lục phân (Hexa-Decimal)
Vd-1 : 2001:0DB8:0000:2F3B:02AA:00FF:FE28:9C5A

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)


Co thể đơn giản hóa với quy tắc sau :

  • Cho phép bỏ các số không (0) nằm phía trước trong mỗi nhóm

  • Thay bằng 1 số 0 cho nhóm có giá trị bằng không

  • Thay bằng :: cho các nhóm liên tiếp có giá trị bằng không

Như vậy địa chỉ ở Vd-1 có thể viết lại như sau :


Vd-2 : 2001:DB8:0:2F3B:2AA:FF:FE28:9C5A
Vd-3 : địa chỉ = FE80:0:0:0:2AA:FF:FE9A:4CA2

Có thể viết lại = FE80::2AA:FF:FE9A:4CA2


(*) Lưu ý : phần Giá trị đầu (Prefix) được xác định bởi Subnet Mask IPv6 tương tự IPv4

Vd-4 : 21DA:D3::/48 có Prefix = 21DA:D3:0 (48 bits)

hoặc 21DA:D3:0:2F3B::/64 có Prefix = 21DA:D3:0:2F3B ( 64 bits)



Chú thích :
Để không bị bỡ ngỡ, chúng ta nên lưu ý về một số khái niệm trước khi nói về địa chỉ của IPv6 Host
a) Link-Local : khái niệm chí về các Host kết nối cùng hệ thống thiết bị vật lý (tạm hiểu Hub, Switch)
b) Site-Local : khái niệm chỉ về các Host kết nối cùng Site
c) Node : điểm kết nối vào mạng (tạm hiểu là Network Adapter). Mỗi Node sẽ có nhiều IPv6 Address cần thiết (Interface Address) dùng cho các phạm vi (Scope), trạng thái (State), vận chuyển (Tunnel) khác nhau thay vì chỉ có 1 địa chỉ cần thiết như IPv4
d) Do vậy khi cài đặt IPv6 Protocol trên một Host, mỗi Network Adapter sẽ có nhiều IPv6 Address gán cho các Interface khác nhau
3-Các loại IPv6 Address
a- Unicast

Unicast Address dùng để định vị một Interface trong phạm vi các Unicast Address. Gói tin (Packet) có đích đến là Unicast Address sẽ thông qua Routing để chuyển đến 1 Interface duy nhất



b- Multicast

Multicast Address dùng để định vị nhiều Interfaces. Packet có đích đến là Multicast Address sẽ thông qua Routing để chuyển đến tất cả các Interfaces có cùng Multicast Address


c-Anycast

Anycast Address dùng để định vị nhiều Interfaces. Tuy vậy, Packet có đích đến là Anycast Address sẽ thông qua Routing để chuyển đến một Interfaces trong số các Interface có cùng Anycast Address, thông thường là Interface gần nhất (khái niệm Gần ở đây được tính theo khoảng cách Routing)


Trong các trường hợp nêu trên, IPv6 Address được cấp cho Interface chứ không phải Node, một Node có thể được định vị bởi một trong số các Interface Address
IPv6 không có dạng Broadcast, các dạng Broadcast trong IPv4 được xem như tương đương Multicast trong Ipv6
4-Các loại IPv6 - Unicast Address
IPv6 Unicast Address gồm các loại :

  • Global unicast addresses

  • Link-local addresses

  • Site-local addresses

  • Unique local IPv6 unicast addresses

  • Special addresses




    a-Global unicast addresses (GUA)

GUA là địa chỉ IPv6 Internet (tương tự Public IPv4 Address). Phạm vi định vị của GUA là tòan bộ hệ thống IPv6 Internet (RFC 3587)




001 : 3 bits đầu luôn có giá trị = 001 nhị phân (Binary – bin) (Prefix = 001 /3)
Global Routing Prefix : gồm 45 bits. Là địa chỉ được cấp cho một tổ chức, Công ty / Cơ quan ..(Organization) khi đăng ký IPv6 Internet Address (Public IP)

Subnet ID : gồm 16 bits. Là địa chỉ tự cấp trong tổ chức để tạo các Subnets
Interface ID : gồm 64 bits. Là địa chỉ của Interface trong Subnet
Có thể đơn giản hóa thành dạng như sau (Global Routing Prefix = 48 bits)



(*) Các địa chỉ Unicast trong nội bộ (Local Use Unicast Address) : gồm 2 loại :
Link-Local Addresses : gồm các địa chỉ dùng cho các Host trong cùng Link và Neighbor Discovery Process (quy trình xác định các Nodes trong cùng Link)
Site-Local Addresses : gồm các địa chỉ dùng để các Nodes trong cùng Site liên lạc với nhau


    b-Link-local addresses (LLA)

LLA là địa chỉ IPv6 dùng cho các Nodes trong cùng Link liên lạc với nhau (tương tự các địa chỉ IPv4 = 169.254.X.X). Phạm vi sử dụng của LLA là trong cùng Link (do vậy có thể bị trùng lặp trong các Link)

Khi dùng HĐH Windows, LLA được cấp tự động với cấu trúc như sau :


64 bits đầu = FE80 là giá trị cố định (Prefix = FE80 :: / 64)
Interface ID = gồm 64 bits . Kết hợp với Physical Address của Netwoprk Adapter (nói ở phần sau)


    c-Site-local addresses (SLA)

SLA tương tự các địa chỉ Private IPv4 (10.X.X.X, 172.16.X.X, 192.168.X.X) được sử dụng trong hệ thống nội bộ (Intranet). Phạm vi sử dụng SLA là trong cùng Site.


(*) Site : là khái niệm để chỉ một phần của hệ thống mạng tại các tọa độ địa lý khác nhau


1111 1110 11 = 10 bits đầu là giá trị cố định (Prefix = FEC0 /10)

Subnet ID : gồm 54 bits dùng để xác địng các Subnets trong cùng Site
Interface ID : gồm 64 bits. Là địa chỉ của Interfaces trong Subnet

(*) Chú thích
Với cấu trúc như trình bày ở phần trên, các Local Use Unicast Address (Link-local, Site Local) có thể bị trùng lặp (trong các Link khác, Site khác). Do vậy khi sử dụng các Local Use Unicast Addresss có 1 thông số định vị được thêm vào (Additional Identifier) gọi là Zone_ID với cú pháp :

Address%Zone_ID


Vd-5 : ping fe80::2b0:d0ff:fee9:4143%3 Zone_ID = %3. Trong đó :
Address = Local-Use Address (Link-Local / Site-Local)

Zone ID = giá trị nguyên, giá trị tương tương đối (so với Host) xác định Link hoặc Site.


Trong các Windows-Based IPv6 Host, Zone ID được xác định như sau :
+ Đối với Link-Local Address (LLA) : Zobe ID là số thứ tự của Interface (trong Host) kết nối với Link. Có thể xem bằng lệnh : netsh interface ipv6 show interface
+ Đối với Site-Local Address (SLA) : Zone ID là Site ID, được gán cho Site trong Organization. Đối với các Organization chỉ có 1 Site, Zone ID = Site ID = 1 và có thể xem bằng lệnh :

netsh interface ipv6 show address level=verbose


    d-Unique- local addresses (ULA)

Đối với các Organization có nhiều Sites, Prefix của SLA có thể bị trùng lặp. Có thể thay thể SLA bằng ULA (RFC 4193), ULA là địa chỉ duy nhất của một Host trong hệ thống có nhiều Sites với cấu trúc:





111 110 : 7 bits đầu là giá trị cố định FC00/7. L=0 : Local  Prefix =FC00 /8
Glocal ID : địa chỉ Site (Site ID). Có thể gán tùy ý
Subnet ID : địa chỉ Subnet trong Site
Với cấu trúc này, ULA sẽ tương tự GUA và khác nhau ở phần Prefix như sau :




    e- Các địa chỉ đặc biệt (Special addresses)

Các địa chỉ đặc biệt trong IPv6 gồm :



0:0:0:0:0:0:0:0 : địa chỉ không xác định (Unspecified address)
0:0:0:0:0:0:0:1 : địa chỉ Loopback (tương đương IPv4 127.0.0.1)
IPv4-Cpompatible Address (IPv4CA) :
Format : 0:0:0:0:0:0:w.x.y.z Trong đó w,x,y,z là các IPv4 Address

Vd : 0:0:0:0:0:0:0:192.168.1.2
IPv4CA là địa chỉ tương thích của một IPv4/IPv6 Node. Khi sử dụng IPv4CA như một IPv6 Destination, gói tin sẽ được đóng gói (Packet) với IPv4 Header để truyền trong môi trường IPv4


    IPv4-mapped address (IPv4MA)

    Format : 0:0:0:0:0:FFFF:w.x.y.z (::FFFF:w.x.y.z) Trong đó w,x,y,z là các IPv4 Address



Vd : 0:0:0:0:0:FFFF:192.168.1.2
IPv4MA là địa chỉ của một IPv4 Only Node đối với một IPv6 Node, IPv4MA chỉ có tác dụng thông báo và không được dùng như Resource hoặc Destination Address

6to4 Address
Là địa chỉ sử dụng trong liên lạc giữa các IPv4/IPv6 nodes trong hệ thống hạ tầng IPv4 (IPv4 Routing Infrastructure). 6to4 được tạo bởi Prefix gồm 64 bits như sau :

Prefix = 2002/16 + 32 bits IPv4 Address =64 bits


6to4 Address là địa chỉ của Tunnel (Tulneling Address) định nghĩa bởi RFC 3056

5-Các loại IPv6 - Multicast Address
Multicast Address của IPv6 Node có họat động tương tự Maulticast trong IPv4. Một IPv6 Node có thể tiếp nhận tín hiệu của nhiều Multicast Address cùng lúc. IPv6 Node có thể tham gia hoặc rời khỏi một IPv6 Multicast Address bất kỳ lúc nào
Ví dụ về một số IPv65 Multicast Address được sử dụng :


    FF01::1 (interface-local scope all-nodes multicast address)

FF02::1 (link-local scope all-nodes multicast address)




    FF01::2 (interface-local scope all-routers multicast address)

    FF02::2 (link-local scope all-routers multicast address)

    FF05::2 (site-local scope all-routers multicast address)




tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương