Phát triển chưƠng trình giáo dụC



tải về 465.17 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu01.04.2022
Kích465.17 Kb.
#51452
1   2   3   4   5   6   7   8
CP12BK120180907091153

1.1.2. Sự tác động của các xu thế thời đại tới sự phát triển của giáo 

dục thế giới

Cũng theo các tác giả trên, những xu thế này có tác động to lớn 

tới sự phát triển của giáo dục. Đó là:

a) Sự thay đổi vai trò của giáo dục 

Giáo dục với tư cách là một lĩnh vực gắn liền với lịch sử phát triển 

của nhân loại với vai trò nguyên thuỷ của nó là xã hội hoá cá nhân, 



phát triển con người, giữ gìn và phát triển văn hoá.

Trong xã hội công nghiệp, giáo dục có vai trò mới là động lực 



phát triển kinh tế  xã hội thông qua đào tạo nguồn nhân lực; mô 

hình phát triển kinh tế được mở rộng thành mô hình phát triển con 

người, trong đó con người không chỉ là phương tiện mà chủ yếu và 

trước hết là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. 

Như vậy, giáo dục có thêm vai trò mới là phát triển con người và 

là chìa khoá để giải quyết các vấn đề xã hội; tức là giáo dục không chỉ 

tạo ra vốn con người mà còn tạo ra vốn xã hội, đảm bảo sự phát triển 

bền vững của mỗi quốc gia, cũng như góp phần giải quyết thành 

công những vấn đề của toàn nhân loại, như bảo vệ môi trường, ngăn 

chặn các hiểm hoạ bệnh tật, chiến tranh…

Cũng chính vì những nguyên nhân đó, trong hầu hết các quốc 

gia, giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo 

dục là đầu tư cho phát triển bền vững.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra cho giáo 

dục Việt Nam nhiều thách thức. Chúng ta cần đổi mới tư duy về vai 

trò của giáo dục trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 




18

19

Nói đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là người ta cứ 



nghĩ đến là cuộc cách mạng dành cho các ngành khoa học kĩ thuật 

với những công nghệ mới tạo ra nhiều sản phẩm máy móc đa dạng, 

hiện đại, có giá trị sử dụng cao, thậm chí có thể thay thế con người 

trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Đó là các loại hệ thống tự động: 

máy cảm ứng từ, cửa tự đóng, báo động khi có nguy hiểm, xe ô tô 

tự lái, máy bay không người lái và nhiều loại phương tiện tự động 

khác. Hay công nghệ Robot đã thay thế con người trong đời sống 

hằng ngày làm các công việc nhà, thay cho nhân viên bảo vệ, thay thế 

công nhân lắp ráp sản xuất ô tô; trong nhiều công đoạn của các dây 

chuyền sản xuất thuốc chữa bệnh… Chỉ cần một chiếc điện thoại 

thông minh nối mạng Internet, mọi người dân đều có thể theo dõi 

các buổi chất vấn của Quốc hội với các thành viên Chính phủ cũng 

như theo dõi những biến chuyển từng giờ trong cuộc bầu cử tổng 

thống Mĩ diễn ra vào ngày 8-11-2016… Cũng có thể dùng những 

phương tiện đó để gửi tiền, gọi taxi Uber (với giá rẻ), hay đặt vé máy 

bay, mua một sản phẩm ưng ý giao bán trên mạng; thực hiện thanh 

toán qua mạng; kết nối bạn bè trên Facebook, nghe nhạc hay xem 

phim đều có thể được thực hiện từ xa.

Cũng chính trong bối cảnh đó, Cuộc cách mạng công nghiệp lần 

thứ tư đã đặt giáo dục, khoa học – công nghệ vào một vị trí hoàn 

toàn khác. Giáo dục không chỉ  là dịch vụ công, hay một loại hình 

phúc lợi xã hội, mà đã trở thành động lực phát triển xã hội, và thông 



qua việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục, đào tạo, 

cùng với khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực 

tiếp, làm ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giá trị cao. Vì 

vậy, cần có nhận thức đúng về vai trò rất mới của giáo dục để có các 

chính sách phù hợp.



18

19

b) Một bộ phận của giáo dục cùng với khoa học và công nghệ trở 



thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Khi thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức với đặc trưng là 

các sản phẩm có giá trị được quy định bởi hàm lượng chất xám và 

độ tiêu hao nguyên liệu thì thông tin trở thành năng lượng cho sản 

xuất, và tri thức được xem là tư liệu sản xuất. Điều đó làm cho khoa 

học, với tư cách là cỗ máy sản sinh tri thức, trở thành lực lượng sản 

xuất trực tiếp.

Mặt khác, nếu khoa học được coi là cỗ máy vận hành nền kinh tế 

tri thức, thì giáo dục chính là nguồn cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy 

đó. Như vậy không chỉ khoa học, mà giáo dục (đặc biệt là giáo dục 

đại học) cũng đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (Phạm Đỗ 

Nhật Tiến, 2008).

Nếu một bộ phận của giáo dục trở thành lực lượng sản xuất 

trực tiếp thì vị trí của giáo dục cũng có sự chuyển dịch căn bản từ 

“thượng tầng kiến trúc sang hạ tầng kinh tế”. Để hội nhập với thế 

giới văn minh đang tiến bước mạnh mẽ vào kỉ nguyên cách mạng 

công nghiệp thứ tư, điều quan trọng trước hết là phải đổi mới đúng 

hướng hiện đại hoá của nền giáo dục. Phải tạo ra nguồn nhân lực 

tài năng, có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao, sắc sảo, 

có khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, biết 

vận dụng CNTT để trao đổi tri thức, biết kế thừa tri thức khổng lồ – 

nguồn liệu mở, biết tạo kiến thức mới nhằm đem lại năng suất, chất 

lượng vào quá trình đào tạo.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ là cách mạng công nghệ số. 

Chính vì vậy, nguồn nhân lực CNTT  có kĩ năng cao là rất cần thiết 

trong quá trình phát triển chung của đất nước.



 

tải về 465.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương