Phát triển chưƠng trình giáo dụC



tải về 465.17 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu01.04.2022
Kích465.17 Kb.
#51452
1   2   3   4   5   6   7   8
CP12BK120180907091153

1.1.1. Các xu thế chuyển đổi của thời đại 

Theo Phan Trọng Ngọ và các cộng sự, bối cảnh thế giới hiện đại 

có những đặc trưng sau:

a) Bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức

 Xã hội công nghiệp, với nền tảng của nó là nền kinh tế công 

nghiệp, là một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội 

loài người. Xã hội công nghiệp đã tạo ra những bước tiến lớn về năng 

suất lao động, về lượng của cải vật chất, về tốc độ đô thị hoá…, tạo 

điều kiện để phát triển khoa học – công nghệ, văn hoá, giáo dục. Đi 

liền với trình độ phát triển của xã hội công nghiệp, những đặc trưng 

khác của xã hội như kiến trúc thượng tầng, phương thức tư duy, lối 

sống, quan hệ xã hội... cũng được phát triển và vận hành trên cơ sở 

của xã hội công nghiệp. Xã hội công nghiệp cũng để lại sau nó những 



 

 

 



{[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]} 

12

13



hệ luỵ không nhỏ: sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi 

trường, phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, bệnh tật…

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất 

là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), loài người đang 

bước sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, 

và đương nhiên xã hội cũng dần chuyển sang xã hội tri thức. 

Trong xã hội tri thức, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội được 

vận hành và phát triển nhờ cậy vào tri thức. Giá trị của mọi sản phẩm 

trong nền kinh tế tri thức không phụ thuộc vào khối lượng vật chất 

làm ra nó, mà được quy định bởi hàm lượng chất xám tích tụ trong 

đó. Với cách hiểu như vậy, xã hội tri thức sẽ phát triển dựa trên 4 trụ 

cột là: thể chế kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ và 

hạ tầng thông tin. Điều này làm thay đổi tận gốc quan niệm truyền 

thống về giáo dục và đào tạo, đưa giáo dục và đào tạo, cùng với khoa 

học và công nghệ, lên tầm cao mới, trở thành lực lượng sản xuất trực 

tiếp, quyết định tương lai của cả quốc gia, dân tộc.

b) Cuộc cách mạng CNTT&TT

Gắn liền với bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri 

thức, tạo tiền đề cho xã hội tri thức hình thành và phát triển là cuộc 

cách mạng về CNTT&TT. Cuộc các mạng này vẫn đang diễn ra với 

tốc độ ngày càng nhanh, nhào nặn lại mọi mặt của đời sống chính 

trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục và đào tạo… buộc mỗi ngành, 

mỗi người phải tư duy lại về cách làm việc trong hiện tại và tương lai. 

CNTT&TT đang trở thành công cụ không thể thiếu không những 

trong lao động nghề nghiệp mà còn là nguồn năng lượng vô tận 

cho tư duy, là kho tàng thông tin khổng lồ cho tìm tòi, sáng tạo. 

CNTT&TT cũng đang làm thay đổi tận gốc quan niệm truyền thống 



12

13

về nhà trường, về dạy, về học, về người dạy, người học. Giáo dục 



không còn là sự truyền thụ kiến thức của thế hệ trước cho thế hệ sau

người thầy lên lớp không phải để truyền thụ kiến thức, mà để chia sẻ 

thông tin, giúp người học xử lí thông tin, đồng hoá với các tri thức đã 

có để chiếm lĩnh những kiến thức mới. Người học sẽ trở thành đồng 

chủ thể trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, tự học, tự nghiên 

cứu và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.

c) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cụm từ  “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được sử dụng 

trong Diễn đàn kinh tế thế giới khai mạc với chủ đề “Làm chủ Cuộc 

cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vào ngày 20-1-2016, với sự tham 

dự của 2.500 đại biểu từ hơn 100 quốc gia, cùng nhiều quan chức 

lớn: Phó tổng thống Mĩ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, 

Bill Gates – CEO của Microsoft Satya Nadella, Chủ tịch Tập đoàn 

Alibaba – Jack Ma.

Khái niệm Industry 4.0 hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần 

thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến 

lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. 

Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, 

Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc cách mạng công 

nghiệp thứ tư (FIR) là một thuật ngữ bao gồm một loạt công nghệ tự 

động hoá hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. FIR được định nghĩa 

là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức 

trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lí trong không gian 

ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ. 

FIR tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông 

minh. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lí không 




14

15

gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lí, tạo ra một bản sao ảo của thế 



giới vật lí. Với Internet của vạn vật, các hệ thống vật lí không gian ảo 

này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, thông 

qua Internet của các dịch vụ thì người dùng sẽ được tham gia vào 

chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhiều cuộc cách mạng công 

nghiệp đã diễn ra. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ 

năm 1760 đến khoảng năm 1840, được bắt đầu bằng việc xây dựng 

các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỉ 

nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỉ nguyên sản xuất cơ khí. Tiếp 

theo, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối 

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với việc sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy 

bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công 

nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960 và thường được gọi là 

cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi 

sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy 

tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). 

Bối cảnh lịch sử của FIR: Sự phát triển của các công nghệ số với phần 

cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng 

phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã 

hội và nền kinh tế toàn cầu.

FIR đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỉ này và xây 

dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng 

phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá 

thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và “học máy”.




14

15

Hình 1. Bốn cuộc cách mạng công nghiệp

Bối cảnh đó đang đặt ra cho các nhà giáo dục những thách thức 

chưa từng có: cung cấp những công dân toàn cầu, sáng tạo và khởi 

nghiệp, có hoài bão vươn lên trong một thế giới khi “impossible is 

nothing”. Cuộc cách mạng lần thứ 4 đã và đang đặt ra những thách 

thức cho nền giáo dục Việt Nam. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) đã đánh dấu 

một bước tiến phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân 

loại. Nó tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh của nền 

kinh tế mỗi quốc gia và tạo được những hiệu ứng tích cực, trở thành 

tiêu điểm ở diễn đàn kinh tế thế giới.

d) Toàn cầu hoá

Cùng với sự xuất hiện của Internet và sự phát triển như vũ bão 

của khoa học và công nghệ, xu thế và các quá trình toàn cầu hoá 

đang diễn ra là một hệ quả tất yếu. 




16

17

Toàn cầu hoá là dòng chảy xuyên biên giới của thông tin, tri thức, 



ý tưởng, công nghệ, là sự luân chuyển tự do giữa các quốc gia về hàng 

hoá, dịch vụ, nguồn vốn, kể cả vốn con người. Dòng chảy đó dẫn đến 

các tiến trình hội nhập tất yếu về kinh tế, văn hoá, giáo dục… giữa 

các quốc gia, tạo ra một thế giới phẳng dần; trong đó các quốc gia, 

dân tộc xích lại gần nhau, hợp tác, cạnh tranh để cùng tồn tại và phát 

triển. Trong bối cảnh đó, các hệ thống giáo dục được quốc tế hoá, 

yếu tố địa giáo dục bị thu hẹp; con người được học, được giáo dục 

không phải chỉ để biết, để làm mà còn để chung sống trong một mái 

nhà chung là Trái Đất.

đ) Đấu tranh xác lập những giá trị văn hoá cốt lõi

Về cơ bản, các giá trị cốt lõi của nhân loại, như hoà bình, độc lập 

dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn đang được gìn giữ và tôn 

trọng, nhưng những vấn đề như xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng 

bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp 

và chưa có hồi kết.

Mặt khác, sự phát triển của xã hội tiêu dùng với sự trợ giúp của 

CNTT &TT đã làm cuộc sống của con người ngày càng phụ thuộc 

vào những sản phẩm do chính mình tạo ra và trượt theo những giá 

trị thực dụng, tầm thường.

Trong bối cảnh đó, con người đang dần ý thức được mối nguy 

hại tiềm tàng về sự xói mòn các giá trị văn hoá cốt lõi được sàng lọc 

và tích tụ qua các thời đại và hướng giáo dục đến việc củng cố, phát 

triển trong thế hệ trẻ những giá trị này, làm cơ sở cho việc xây dựng 

một ngôi nhà chung cho cả thế giới.




16

17


tải về 465.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương