PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- Phần 3 - Thường nhơn hay hỏi câu nầy: 39.- "Ðiều gì đem lại nhiều phước, điều gì đem lại ít phước?"



tải về 416.49 Kb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

- Phần 3 -


Thường nhơn hay hỏi câu nầy:

39.- "Ðiều gì đem lại nhiều phước, điều gì đem lại ít phước?"


Ðức Phật dạy: "Giá trị của việc tạo phước, căn cứ trên sự tham lam, chẳng bằng một phần mười sáu giá trị của việc vun trồng tâm từ (mettà)." 

Việc tạo phước căn cứ trên lòng tham bao gồm các việc làm phước vì danh vọng, làm phước vì muốn đánh đổi với việc sanh lên cõi Trời hay cảnh Thiên đàng, làm phước để được tái sanh lại làm bực giàu sang, và làm phước để được hưởng các thú vui nhục dục. (...) Ðó chỉ là nắm bắt và bám níu. Tạo phước như thế đó, tuy vẫn có được phước đức, nhưng giá trị của nó chẳng bằng một phần mười sáu của việc tu tập tâm Từ (Mettà). Lòng Từ chẳng dựa trên tự lợi; nó được thực tập vì lợi ích của người khác. "Từ " là sự thương yêu phổ quát đến mọi chúng sanh. Sự tạo phước căn cứ trên tâm Từ có một giá trị cao rộng, to lớn hơn nhiều so với việc tạo phước căn cứ trên lòng tham. 

[Trong ngôn ngữ Pali, khi muốn chỉ sự khác biệt to lớn giữa các vật, người ta thường dùng thành ngữ: "phần mười sáu lấy (chẻ nhỏ) mười sáu lần". Thí dụ như ta có một đơn vị của vật gì. Chẻ đơn vị ấy ra làm mười sáu phần, lấy một; rồi đem phần mười sáu đó chẻ ra làm mười sáu phần nữa, rồi lấy một... cứ thế cả thảy mười sáu lần chẻ, mới được phần mười sáu của phần mười sáu.] 

(...)


* * *

40.- "Phước đức to lớn nhứt tìm thấy ở đâu?"


Ðã có lần Ðức Phật nói: "Phát triển sự hiểu biết rõ về vô thường (aniccaannà), dầu chỉ trong cái khảy ngón tay cũng đem lại nhiều hiệu quả và phước đức hơn là cúng dường thực phẩm cho cả Tăng đoàn có Ðức Phật hướng dẫn."

Ðiều nầy có nghĩa là, nếu chúng ta có thể thỉnh Tăng đoàn và Ðức Phật (...) đến hiến cúng thực phẩm, chúng ta vẫn còn chưa được phước bằng việc thành công trong sự phát triển ý thức về vô thường, dầu chỉ xảy ra ngắn ngủi như cái khảy ngón tay. Ðây là điểm căn bản nhứt.

Do đó, các bạn nên tỏ ra dè dặt trước các đại công tác bố thí của vài người được trưng bày trên tường các đền đài, bởi vì các thí chủ đó quan tâm đến các lạc thú nhục dục. Ðại phước báu phải là điều mà Ðức Phật đã mô tả. Phát triển ý thức về lẽ vô thường, dầu chỉ trong phút chốc, cũng còn qúi hơn tất cả các loại cúng dường cho chư tỳ kheo.

* * *

41.- "Tìm ở đâu mà gặp được (...) hạnh phước?"


Trong Kinh điển, có một đoạn thuật lại rằng, các vị Trời (devatas) hấp hối, sắp qua đời, vì đã hưởng hết phước đức, nên đã đến giai đoạn chót của đời họ. Ðoạn Kinh còn nói, chư Thiên ước mong đạt đến một tình trạng an lạc, tìm cầu và hi vọng biết được nơi ấy. Sau cùng, họ đi đến kết luận là tình trạng an lạc đó có thể tìm thấy ở cõi nhơn gian. Họ đồng thanh nói lên trong sự vui mừng: "Nguyện cầu mọi ước mong được thành tựu! Hãy đi đến cảnh an lạc ở cõi nhơn gian!"

Từ ngữ "cảnh an lạc ở cõi nhơn gian" có nghĩa là, ở cõi nhơn gian lẽ vô thường, sự bất toại nguyện, và lý vô ngã đều có thể nhận thấy được dễ dàng hơn là ở cõi chư Thiên. Nơi cõi nhơn gian, có các bậc giác ngộ, có các bậc A la hán, và có cả Ðức Phật, Chánh Pháp, cùng Tăng già. Trên cõi Trời, (giữa) rừng lạc thú nhục dục, chẳng có các điều (quí báu) vừa kể. Vì vậy, các bậc Trời đã đến cõi nhơn gian để tìm cảnh an lạc. Thật là buồn cười khi loài người lại muốn sanh lên Trời để được sung sướng! Vậy mà nhiều người muốn tìm cách sanh lên thiên đàng, để tìm hạnh phúc cho kiếp sau. Họ "đầu tư" vào việc đó bằng cách tạo phước, bố thí, bán nhà cửa của cải, và xây cất (...) chùa chiền. Cảnh hạnh phúc thật sự ở vào đâu? Xin các bạn hãy suy gẫm kỹ lại.

* * *

Tiếp theo đây, liên quan đến vấn đề thần thông (iddhis), câu hỏi thường nêu lên là:


42.- "Chúng ta nên quan tâm đến mức nào về vấn đề thần thông (iddhis)?"


Trước nhứt, (...) chữ iddhis (tạm dịch là thần thông), có nghĩa là "năng lực". Nguyên trước kia, tiếng đó được dùng hằng ngày, để chỉ một đồ vật trong nhà có công dụng góp phần tiện lợi cho ta làm xong mỹ mãn một công việc một cách hoàn toàn thông thường. Bất cứ vật gì giúp ta được tiện lợi như thế đều được gọi là iddhi. Nghĩa gốc nầy sau đó được dùng rộng ra để nói đến các việc kỳ diệu, lạ thường, rồi sau cùng, mới chỉ đến các "phép mầu thần thông" vốn là những hiện tượng hoàn toàn về tâm linh. Vì các thần thông đó có tính cách tâm linh, chúng có được các đặc tánh tạo tác và tiện lợi khiến chúng trở thành kỳ diệu hơn và bao quát hơn, so với các sự việc vật chất. Chúng cũng tựa như các dụng cụ, máy móc để đỡ tốn nhơn lực của chúng ta ngày nay, (...) như các xe trắc tơ (ủi đất) đấp đường, v.v... Các dụng cụ đó cũng có thể được gọi là iddhis, nhưng chúng chỉ là những "kỳ quan" vật chất mà thôi. Còn các iddhis, thần thông, mà chúng ta muốn nói đến, lại liên quan đến tâm thần, chúng (...) chẳng phải là vật chất. 

Một người biểu diễn thần thông (iddhis) đã huấn luyện tinh thần mình cho đến mức mà y có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm được bất cứ cảm giác nào mà y muốn cho kẻ khác cảm xúc được. Y có thể khiến cho các người khác thấy vật với chính mắt của họ, đúng như y muốn cho họ thấy; nghe được rõ ràng và phân biệt các âm thanh nào mà y muốn cho họ nghe; ngửi mùi hương nào mà y muốn họ ngửi được; nếm vị nào mà y muốn họ được nếm bằng chính lưỡi của họ; và cảm xúc qua làn da của họ sự mềm dịu hay cứng rắn và các kích thích khác về xúc giác. Phương cách đó còn tiếp diễn cho đến khi người biểu diễn thần thông có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm sự sợ sệt, sự thương yêu, hoặc là các tâm trạng khác nữa mà họ chẳng biết được lý do tại sao. Thần thông, iddhis, như thế đã tỏ ra rất tiện lợi và thật là kỳ diệu.

Nhưng thần thông là một loại hiện tượng thuộc về tâm linh, (...) chẳng thể tạo nên các món đồ vật chất thật sự có giá trị hữu dụng được. Chúng chẳng thể tạo dựng am cốc cho chư Tăng, đền miếu, lúa gạo, cá hay thực phẩm được (...) Các đối tượng (gợi lên đó) dường như có thật trước mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hay tâm, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian mà thần thông được thi triển, rồi sau đó chúng biến đi mất. Các thần thông, tự chúng, chẳng cất nổi am cốc, chùa chiền,.(...), Kỳ viên tự, Trúc lâm tịnh xá đã phải do tín đồ xây dựng và cúng dường lên Ðức Phật. Và đã nhiều phen, chính Ðức Phật đã nhịn đói vì nạn đói kém; ăn luá mã mạch dành để nuôi ngựa, và mỗi ngày chỉ một nắm lúa thôi.

Các điểm nêu trên nhắc nhở ta rằng, vật chất và tinh thần là hai cảnh giới khác biệt nhau. Có thể biểu diễn thần thông (iddhis) về cả hai mặt. Ðức Phật chẳng phủ nhận các thần thông về tâm linh, nhưng Ngài cực lực cấm đoán sự biểu diễn chúng vì chúng chỉ là những ảo giác không hơn không kém. Ngài cấm các tỳ kheo thi triển thần thông, và chính Ngài cũng tự chế, chẳng dùng đến. Chúng ta chẳng đọc thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka) có đoạn nào nói đến việc Ðức Phật thi triển thần thông. Cũng có nhiều đoạn kể lại việc Ðức Phật thi triển thần thông, nhưng chỉ thấy ghi trong các bản Chú giải, Phụ giải, và các tác phẩm khác; do đó, sự thật của các lời tường thuật đó vẫn còn đáng nghi ngờ -- mặc dầu chúng ta nghĩ, đâu có cần gì phán đoán đúng hay sai.

Ðức Phật đã có lần nói rằng: "Các loại thần thông được thi triển như bay trên không, tàng hình, thiên nhĩ, thiên nhãn, và các loại tương tợ khác đều có liên hệ với các lậu hoặc và các chấp thủ (sàsavà và upadhikà)." Sàsavà có nghĩa là "liên hệ với các lậu hoặc (= àsavàs, tức là chất mủ rỉ chảy (lậu) ra nơi các vết độc tinh thần như tà kiến và si mê). Nói cách khác, thần thông hữu lậu, sàsavà iddhis, được thi triển vì các lậu hoặc tà kiến hoặc si mê đã thúc dục. Còn chữ upadhikà nghĩa là chấp thủ (= bám níu), do đó upadhikà iddhis là các thần thông vì sự chấp thủ mà thi triển lên. Cả hai loại thần thông đó đã được người phô diễn ra với một tâm trạng nhiễm ô còn chụp nắm và bám níu.

Giờ đây, hãy chú tâm đến hai loại thần thông chơn chánh hơn, đó là anàsavà iddhis (thần thông vô lậu) và anuppadhikà iddhis (thần thông miễn chấp, nghĩa là chẳng chấp thủ), tức là cái khả năng biết kiểm soát và làm chủ được tâm trí mình theo như ý muốn. Thí dụ như khả năng nhìn bất cứ sự vật nào mà chẳng so đo phân biệt là đẹp hay xấu, là dễ thương hay đáng ghét: thấy vật đẹp, chẳng cho là đẹp; mà thấy vật xấu chẳng cho là xấu; cùng xem mọi vật chẳng đẹp, chẳng xấu, bình đẳng như nhau. Khả năng đó giúp ta kiểm soát hoàn toàn được tâm trí mình khiến cho mình giữ được sự tỉnh giác thường hằng và có tâm bình đẳng đứng trước các vật đối tượng bên ngoài như hình sắc, âm thanh, huơng vị, xúc giác. Sự tỉnh giác, tính hằng hay biết và bình đẳng tâm đó là những thần thông (iddhis) được gọi là thần thông vô lậu (anàsavà iddhis) và thần thông miễn chấp (anuppadhikà iddhis) (chẳng có sự chấp thủ, bám níu vào), các thần thông nầy mới thật đáng cho ta lưu tâm đến chúng.

Các loại thần thông hữu lậu và chấp thủ (sàsavà iddhis với upadhilkà iddhis), nếu muốn thi triển được, cần phải có sự tập luyện rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhọc mệt. Chúng cũng có thể được thực hiện đàng hoàng, nhưng chỉ do một số ít người mà thôi; ngoài ra có nhiều biến loại khá phức tạp, xem ra chỉ là những mưu mẹo hoàn toàn phỉnh gạt, đôi khi lại còn lạm dụng đến các bùa chú, phù phép nữa.

Ngược lại, các loại được gọi là anàsavà iddhis, thần thông vô lậu và anuppadhikà iddhis, thần thông miễn chấp, đều nằm trong khả năng luyện tập của đa số mọi người, khiến cho sự tỉnh giác và bình đẳng tâm được phát triển, mới thật là các thần thông đáng được người Phật tử quan tâm và tập luyện. (*)

[*- Người dịch xin chơn thành sám hối với Pháp Sư diễn giả, vì chẳng dịch đúng theo nguyên văn bốn đoạn chót của bài pháp về Thần thông, mà chỉ lấy ý trong bài ra viết lại. (Thiện Nhựt).]

* * *


Giờ đây, ta bàn đến vấn đề:


tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương