PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Hạnh phước và Ðau khổ bắt nguồn từ đâu?"



tải về 416.49 Kb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

43.- "Hạnh phước và Ðau khổ bắt nguồn từ đâu?"


Thường được nghe nói rằng, Hạnh phước và Ðau khổ bắt nguồn từ Nghiệp cũ (Kamma). Ðó là câu trả lời thiếu đúng đắn nhứt. Ðau khổ là những gì đã khởi lên do nguyên nhơn và điều kiện; các nguyên nhơn và điều kiện đó có rất nhiều loại, nhiều hạng, nhiều thứ khác nhau, như: vô minh (si mê) là một nguyên nhơn; khát ái là một nguyên nhơn; nghiệp lực cũng cùng là nguyên nhơn nữa. Nay bảo rằng Ðau khổ bắt nguồn từ nghiệp lực, ta phải nghĩ đến cái nghiệp hiện tại, ngay trong đời nầy, tức là sự si mê, sự khát ái, sự tham luyến, đang còn "mới toanh" đây. Xin hãy suy gẫm về các yếu tố đó có trách nhiệm gây ra Ðau khổ, là cội nguồn của sự khởi sanh ra Ðau khổ. Chúng ta phải nhận định ra là nghiệp lực cũ chẳng thể chống chọi lại với nghiệp lực mới, bởi vì chúng ta đang nắm trong tay quyền lực tạo nên nghiệp mới. Nơi câu hỏi số 14, chúng ta đã biết nghiệp lực mới, cái nghiệp loại thứ ba, có khả năng dẹp bỏ được hoàn toàn nghiệp cũ. Nghiệp cũ bao gồm cả thiện nghiệp và ác nghiệp. Chẳng còn có loại nghiệp cũ nào ngoài hai thứ vừa kể. Tuy nhiên, nghiệp mới có thể là một trong (hai) loại nghiệp (thiện và ác) đó, và là nghiệp thứ ba; nghiệp thứ ba nầy chẳng gì khác hơn Con Ðường Bát Chánh Ðạo. Khi chúng ta khiến cho Con Ðường nầy rộng mở trước mặt ta và dấn bước đi theo nó, Con Ðường đó sẽ đàn áp và triệt tiêu loại nghiệp thứ nhứt và loại nghiệp thứ hai. Nếu chúng ta sống hoàn toàn đúng theo Bát Chánh Ðạo, tức là đang chấm dứt triệt để các lậu hoặc, thì nghiệp mới (do Bát Chánh Ðạo tạo nên) sẽ tràn ngập đến và chôn vùi hết cả hai ác nghiệp và thiện nghiệp của nghiêp lực cũ. Nói cách khác, nghiệp cũ (gồm loại thứ nhứt và thứ hai) chẳng chống cự nổi với Nghiệp mới (là loại nghiệp thứ ba).

Do vậy, chúng ta phải nên quan tâm đến cái điều mà ta gọi là "Con Ðường Bát Chánh Ðạo" đó. Trước đây, tôi có nói đến con đường đó như thế nào, nếu ta đi theo ngã thông thường mà tu tập, và phương pháp thực hành như thế nào nếu muốn theo lối tắt (Xin xem lại câu hỏi số 13). (Nay xin nhắc lại,) Sự thực hành theo con đường tắt là trực tiếp tự quán sát lấy mình, nhằm mục tiêu dẹp bỏ hẳn sự chụp bắt và bám níu vào cái ý tưởng về Ta, và những gì thuộc về của Ta (tức là chấp thủ vào Tự ngã và Ngã sở ). Nghiệp lực mới nầy, thuộc vào loại nghiệp thứ ba, và mạnh mẽ nhứt trong mọi loại nghiệp. Một khi nó được khởi tạo lên, nó sẽ "bén như gươm đao" và có thể tiêu diệt được một số thật lớn các nghiệp cũ đã lâu đời. Ðau khổ cũng khởi lên từ nghiệp mới do hoạt động của sự si mê, khát ái và tham luyến của ngày nay. Các lậu hoặc nầy khởi lên xuyên qua các việc chúng ta đã tiếp xúc, ngày hôm qua, ngày hôm kia, với các hình sắc, âm thanh, hương vị bên ngoài. Các lậu hoặc đó có thể bị vẹt bỏ qua một bên, do nghiệp mới mà chúng ta đang tạo khởi. Ðừng để bị phỉnh gạt khi nghĩ rằng chúng đều do nghiệp cũ gây nên cả. Nghiệp cũ có thể tìm thấy lại qua một chuỗi dài các nguyên nhơn (đã qua), mà trong hiện tại chúng ta có thể quét sạch được. Xin đừng quên rằng nghiệp mới rất mãnh liệt, nó có thể vô hiệu hoá hoàn toàn và triệt để nghiệp cũ.

* * *

Giờ đây, chúng ta xét tiếp đến vấn đề:


44.- "Tại nơi nào, ta có thể chấm dứt được đau khổ?"


Chúng ta chẳng chấm dứt hết đau khổ tại trong tu viện, nơi rừng vắng, tại gia đình, hay trên núi. Chúng ta phải chấm dứt đau khổ, ngay tại chính nơi nguyên nhơn sanh ra đau khổ. Ðiều chúng ta cần phải làm là tìm cho ra đau khổ đã gây ra hằng ngày ở nơi ta bằng cách nào và do từ cội nguồn nào nó đã sanh khởi. Rồi chúng ta phải cắt đứt ngay ngưồn gốc đó. Sự đau khổ của ngày hôm qua đã diễn ra và đi qua rồi. Nó chẳng thể nào trở lùi lại được; nó đã được giải quyết. Chính sự đau khổ ngày nay, ngay giờ phút nầy, mới là vấn đề. Sự đau khổ của ngày mai còn chưa phải là vấn đề; chỉ có sự đau khổ đang khởi diễn ngay phút nầy là cần phải được dập tắt. Vậy thì, phải dập tắt ngay ở chỗ nào đây? Dập tắt ngay nơi nguồn gốc của nó. Chúng ta cần học tập về đời sống cho đến khi nào nhận thức được, như lời Ðức Phật đã nói, rằng đau khổ chỉ sanh khởi lên do sự chụp nắm và bám níu (do sự chấp thủ).

Thường được nghe tuyên bố hùng hồn, nhưng hơi mơ hồ rằng, sanh, già và chết là đau khổ. Nhưng sanh chẳng là khổ, già chẳng là khổ, chết cũng chẳng là khổ, khi mà chẳng có sự bám chặt vào sự sanh, già, chết để bảo rằng "tôi sanh", "tôi già", "tôi chết". Vào giờ phút ấy, chúng ta chụp nắm sự sanh, già và chết để lấy đó làm "của Ta". Nếu ta chẳng chụp bắt, chúng chẳng thể là đau khổ được, vì chúng chỉ là những sự thay đổi của tấm thân mà thôi. Khi thân thể thay đổi như vầy, ta liền bảo là "sanh"; thay đổi thế kia, lại bảo là "già", thay đổi thế nọ, cũng bảo là "chết", và chẳng nhìn thấy ra được (cho rõ ràng) đó chỉ là sự thay đổi về thân thể. Chúng ta xem đó như thật có sự sanh, già, chết và hơn thế nữa, lại gọi dó là "Ta sanh", "Ta già", "Ta chết". Ðấy là một sự si mê đa dạng: tiên khởi là "Ta" là si mê thứ nhứt, kế đến thấy sự thay đổi của thân thể rồi bảo "Ta sanh", hoặc "Ta già", đấy là si mê thứ hai. Chúng ta chẳng nhận ra nổi đó chỉ là sự biến đổi của thân thể. Giờ đây, nếu chúng ta vừa nhận thấy đó chỉ là thân thể đổi thay, thì "sanh", "già", "chết" đều biến mất, và cái "Ta" cũng lặn luôn biệt dạng cùng một lúc. Chẳng còn có "Ta" nào nữa, (lấy ai mà chịu Khổ đây?), thì tình trạng nầy chẳng phải là đau khổ. 

Ðức Phật nói: "Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ." Ða số dân chúng đều hiểu lầm lời nói đó. Họ trỏ vào tình trạng sanh, tình trạng già, tình trạng chết như là đau khổ. Vài người chẳng thể giải thích được tại sao cả. Vài người, ngập ngừng và lưỡng lự, cắt nghĩa một cách mù mờ và ham hồ, ậm ờ lẫn tránh. Ðó là vì họ quên mất lời Ðức Phật nói: "Năm thủ uẩn, khi bị bám níu, là đau khổ." (Sankhittena pancupàdànakkhandhà dukkhà). Năm uẩn là thân và tâm; chúng hợp chung lại thành con người. Nếu có sự chụp bắt và bám níu vào chút gì được xem như là "Ta", hoặc là "của Ta", tức thì năm uẩn là đau khổ. Năm uẩn ấy là một gánh nặng, là một cội nguồn của đau khổ. Bên trong chúng là lửa, là diêm sinh. Vậy thì, năm uẩn đó, nếu liên hợp với sự chấp thủ (=nắm bắt và bám níu) thì là đau khổ.

Giờ đây, giả sử như năm thủ uẩn đó đang ở trong tình trạng "già". Nếu tâm ta chẳng chụp nắm và bám níu vào chúng như "già", hoặc như "Ta già", thì chúng chẳng thể sẽ là đau khổ. Ta sẽ xem thân nầy như rỗng vắng, cảm thọ nầy như rỗng vắng, tri giác nầy như rỗng vắng, các hành động cố ý nầy như rỗng vắng, và tâm thức nầy như rỗng vắng. Ta sẽ thấy được cái toàn thể đó đang trôi chảy và cuốn xoáy, chuyển hoá mọi thứ thành ra rỗng vắng. Chẳng bám níu, chẳng thể nào đau khổ được. Ðó là trường hợp của ngũ uẩn thanh tịnh (pancakkhandha, năm uẩn, năm tập họp, tách khỏi sự bám níu). Ðó là năm uẩn của vị A la hán, hay đúng ra, đó là những gì mà ta giả thiết để gọi là năm uẩn của một vị A la hán. Bởi vì, thật ra, với một vị A la hán, chẳng thể được (phép) mô tả vị ấy như đang làm sở hữu chủ của năm uẩn, nhưng chúng ta muốn nhìn phỏng vào các uẩn kia như là nơi chứa đựng các đức tánh của quả vị A la hán vậy. Tâm trạng ấy (của bực A la hán) chẳng thể nào nắm bắt và bám niú vào năm uẩn như là "của Ta"; tuy nhiên chúng ta vẫn phỏng đoán để gọi chúng là "năm uẩn tinh khiết" (pancakkhandha ) của một vị A la hán.

Dập tắt đau khổ tại nơi nào? Chúng ta phải loại trừ đau khổ ngay nơi nguồn gốc của nó, tức là nơi sự chụp bắt và bám níu vào sự vật. Ðau khổ do tham luyến sự giàu có, cần loại trừ đau khổ ngay trong sự tham luyến đó. Ðau khổ do sự chụp bắt và bám níu vào các ảo tưởng về quyền lực, về thể diện, về danh dự và tiếng tăm, cần loại trừ đau khổ ngay trong sự nắm bắt và bám níu đó. Rồi thì sự giàu có, quyền uy, và oai thế tự chúng chẳng thể là đau khổ được. Cho nên, ta nên tỉm ngay nơi nào đau khổ khởi lên và dập tắt nó ngay tại chỗ đó. Thơi xa xưa, các bực cổ đức lão luyện về Chánh pháp thường nói: "Theo ngõ nào nó đi lên, cứ đem nó xuống theo ngõ ấy."

* * *


Giờ đây, tôi muốn bàn luận về điều thường được gọi là "thật sự biết rõ":


tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương