PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác là gì?"



tải về 416.49 Kb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

47.- "Ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác là gì?"


Cảnh giới thứ nhứt là điạ ngục. Ðiạ ngục có ý nghĩa là lo âu. (Theo tiếng Thái, điạ ngục là "trái tim nóng bỏng"). Mỗi khi ta đang thể nghiệm sự lo âu, nóng bỏng hay cháy xém, đồng thời ta tái sanh làm một chúng sanh nơi cảnh địa ngục. Ðó là một sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Mặc dầu thân thể vật chất nầy đang ở nơi cõi nhơn gian, nhưng khi lo âu vừa khởi lên, thì tâm đã rơi vào điạ ngục. Lo âu vì ngại có thể bị mất uy tín và danh tiếng chẳng hạn, hay bất cứ lo âu thuộc loại nào -- đó là địa ngục đấy.

Rồi đến sự tái sanh vào cảnh giới súc sanh, đó chỉ là sự ngu độn. Tỏ ra quá khờ khạo, ngu độn về một việc gì: ngu, khi chẳng biết Chánh pháp và Niết bàn là điều đáng qúi; ngu, khi chẳng dám đến gần với Phật học; ngu, khi tin rằng kẻ nào tu tập theo Chánh pháp hay lưu tâm đến Phật học là hạng người hủ lậu và kỳ cục. Trẻ con , và ngay cả người lớn, đều nghĩ như vậy, và họ lánh xa Chánh pháp cùng tôn giáo. Ðó là sự ngu mê. Chẳng kể ngu mê về loại nào, sự đần độn cũng tương đương với sự tái sanh làm súc sanh (thú vật). Hễ khi sự ngu mê vừa khởi lên và làm tràn ngập tâm trí ai, tức thì kẻ ấy trở nên hạng súc sanh; đó là sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Ðấy là cảnh giới thảm ác thứ hai.

Cảnh giới thảm ác thứ ba là hoàn cảnh của loài ngạ qủi (petas, qủi đói), loại chúng sanh ma quỉ bị đói khát kinh niên, bởi vì sự đòi hỏi của chúng luôn luôn vượt quá sự cung ứng phẩm vật. Ðây là tình trạng đói khát kinh niên về tâm linh, chẳng phải đói về thức ăn. Thí dụ như, (...) có người muốn được một ngàn đồng, vừa được một ngàn lại muốn mười ngàn, rồi trăm ngàn, cho đến cả triệu mà vẫn còn chưa mãn ý. Ðây là trường hợp chạy đuổi theo mãi mà chẳng bao giờ bắt gặp; có đầy đủ triệu chứng của bịnh đói kinh niên. Lại còn giống với loài ngạ quỉ đói khát, bụng to như hòn núi mà miệng lại nhỏ như lỗ kim. Phần nội nhập để tiêu thụ chẳng bao giờ vừa đủ cho cơn đói, nên mới luôn luôn là qủi đói. Ðối ngược với ngạ qủi là người, (...) dầu được hai mươi xu cũng tốt mà chỉ có mươi xu cũng đành lòng. Nhưng bạn đừng vì thế mà vội nghĩ rằng, ưng dạ như thế có nghĩa là thôi chẳng còn muốn tìm cầu vật gì nữa. Trí thông minh dạy ta những gì cần nên làm và làm ngay việc đó một cách đứng đắn. Bằng cách đó, ta thấy thích thú thoả mãn, mỗi khi đuổi theo sự vật gì. Ta thưởng thức sự tìm cầu và (cảm thấy) được mãn nguyện sau đó. Ðấy là lối sống chẳng thành ngạ quỉ, nghĩa là, chẳng mắc bịnh đói kinh niên. Ðuổi theo sự vật nào với lòng khao khát, là thành ngạ quỉ. Ðuổi theo sự vật một cách thông minh chẳng phải là có bụng đang thèm thuồng; bởi thế, chẳng được xem đó như là cảnh qủi đói, mà chỉ là giản dị làm những việc gì cần phải làm mà thôi. 

Ước vọng chẳng phải là khao khát, nhứt là ước vọng muốn dập tắt hết đau khổ. Bạn chớ nên đi nói với kẻ khác rằng (...) ước vọng là khao khát, là tham lam. Khao khát hay tham lam khởi lên do có sự si mê đần độn. Ước vọng chứng đắc Niêt bàn có thể là sự khao khát, nếu được đuổi theo với sự rồ dại, sự mê đắm, hay sự hãnh diện. Theo học khóa thiền mà chẳng hiểu thiền là gì cả thì là khát vọng và tham lam; chính sự si mê đó đưa tới đau khổ vì đầy những chụp nắm và bám níu. Tuy nhiên, nếu một người có ước vọng chứng đắc Niết bàn, sau khi đã cảm nhận một cách rõ ràng và thông minh, thế nào là đau khổ, cùng phương cách theo đó để diệt tận khổ đau, và với một tâm trạng sẵn sàng và thật lòng học tập đứng đắn về thiền định và minh triết, thì ước vọng về Niết bàn đó đâu phải là khát vọng tham lam, đâu phải là đau khổ. (....). Vậy thì, (...) nếu ước vọng bắt nguồn từ sự si mê hay một lậu hoặc nào khác, hoặc các triệu chứng giống với bịnh đói kinh niên -- hằng theo đuổi mà chẳng hề bắt được -- thì đó là (....) cảnh giới thảm ác của ngạ quỉ, một lối tái sanh (tâm linh) tự phát.

Cảnh giới Thảm ác chót là cõi a tu la (Asuras, loại yêu thần, qủi thần, nhát gan). Trước hết, xin giải nghĩa chữ Asura: sura là can đảm; asura là chẳng can đảm, nhát gan, khiếp nhược. Vậy thì, khi nào ai đó trở nên nhát gan chẳng có lý do, kẻ ấy đang tái sanh, một cách tự phát động, vào cảnh giới a tu la. Nhát sợ loài rắn mối vô hại, loài đa túc, loài trùn là lo sợ vô cớ và cũng là một hình thức của đau khổ. Sợ hãi một cách chẳng cần thiết, hoặc sợ hãi một điều gì vì đã quá lo nghĩ đến, cũng là tái sanh làm a tu la một thứ. Ai cũng sợ chết, nhưng nỗi lo lắng đó được nhơn lên trăm vạn lần vì mình phóng đại quá đáng về nguy cơ sẽ chết. 

Lo âu dày vò con người, ngày lẫn đêm. Sợ sẽ lọt xuống địa ngục và đang sợ như vậy là đã thành một a tu la mất rồi. Hoá cho nên, con người đang tái hạ sanh vào trong Bốn Cõi Thảm Ác hằng ngày, hằng tháng, lại hằng năm. Nếu ta biết hành động đúng đắn và chẳng để lâm vào các thảm trạng xem như Bốn Cõi Thảm Ác, ngay lúc nầy, thì sau khi chết đi, chúng ta đâu có phải rơi lọt vào Bốn Cõi đó, như đã được vẽ trên tường tại các chùa chiền.

Cách giải thích Bốn Cõi Thảm Ác như trên phù hợp với ý nghĩa và mục đích giảng dạy của Ðức Phật. Các sự tin hiểu sai lầm về Bốn Cõi Thảm Ác phải nên được xem như là mê tín dị đoan. Ðiều đáng thương hại nhứt cho các Phật tử là đường lối giải thích sai lầm lời giáo huấn của Ðức Phật và việc đem ra thực hành một cách thiếu hẳn sự thông minh. Chẳng cần phải đi tìm các mê tín dị đoan ở đâu xa; ngay trong Kinh Tạng cũng đã có nhiều đoạn mô tả những giáo phái tu theo hạnh con bò, con chó, nhan nhản ở Ấn độ, vào thời Ðức Phật. (...) Các sự mê tín dị đoan đó cần phải dẹp bỏ mới có cơ bước vào Dòng Nước Niết bàn. Bực Tu đà huờn, hay là Dự Lưu (Stream Enterer, Dự Lưu; dự=bước vào, lưu=dòng nước), đã dẹp bỏ được sự tin tưởng sai lầm vào một thực thể bản ngã thường hằng, sự nghi ngờ, và sự mê tín dị đoan, để bước vào dòng nước Thánh và chứng được pháp nhãn, đôi mắt nhìn thông suốt Chánh pháp và được tự do, giải thoát khỏi sự si mê.

Xin các bạn ghi nhớ rằng, thường nhơn chúng ta ai cũng còn ít nhiều si mê và vọng tưởng dưới hình thức ngã kiến, nghi ngờ và mê tín. Chúng ta cần bước lên một bực và đả phá sạch ba mối si ám đó để có thể đặt chơn bước vào "Dòng nước Niết bàn". Từ điểm đó trở đi, sẽ có một sự tuôn chảy theo dốc cao đổ xuống rất thuận tiện để hướng về Niết bàn, tựa như một hòn đá rơi lăn từ sườn núi. Nếu bạn muốn trở nên quen thuộc với Niết bàn, bước vào dòng nước Thánh, và thẳng tiến đến bờ Niết bàn, tất nhiên bạn cần hiểu rõ ba mối kết sử đó phải được dẹp bỏ xong, trước khi ta diệt trừ được tham sắc ái và sân hận là hai kết sử cao hơn và vi tế hơn. Bước vào dòng nước Thánh là buông bỏ xong ba hình thức si mê (thân kiến, nghi và giới cấm thủ); lại cũng có nghĩa là dẹp xong sự tự kỷ hướng tâm, sự do dự (...) và các mê tín cố hữu. Sự dứt bỏ nầy có giá trị phổ quát và ứng dụng cho tất cả mọi người trên thế giới.(...) Người vừa dẹp xong ba món kết sử đó liền trở thành bực Hiền trí, bực Thánh giả (Ariya, bực Thánh). Khi đã tự cải thiện và tiến lên đến nấc cao nhứt trong hàng thường nhơn, ta vẫn phải vượt lên nữa, cho đến giai đoạn mà chẳng còn ngõ nào khác hơn là bước vào "Dòng Nước Niết bàn", trở nên bậc Tu đà huờn. Rồi lại cứ thẳng tiến, thuận theo dòng mãi mà cặp bến vào Niết bàn.

Khi tu tập nhằm lánh xa việc chấp thủ, sự tự kỷ hướng tâm (self centredness), và vọng tưởng, ta phải nên quán chiếu rằng mọi sự vật đều chẳng đáng cho ta chụp nắm và bám níu vào. (...) Vậy thì, ngay trong giờ phút nầy, mỗi người trong chúng ta, tùy theo trình độ, hãy bắt đầu lưu tâm ngay đến việc khước từ tham luyến. Nếu chẳng may, bạn thi rớt, chẳng cần phải khóc than; hãy quyết tâm bắt đầu lại đi và nỗ lực hết mình. Còn nếu bạn thi đậu, thì cũng đừng vui mừng quá bồng bột; tưởng nên xem đó là việc thường ở đời. Ðược như thế đó, đấy là có khởi lên sự hiểu biết về việc chẳng chụp nắm và bám níu vào (kết quả thi cử) đó.

Khi đi thi, các bạn nên quên chính các bạn đi. Nên nhớ điều đó nhé! Khi bắt đầu làm bài thi, bạn phải quên bạn đang là chính bạn. Hãy quên cái việc "Ta" đang bị khảo sát và "Ta" sẽ đậu hay rớt. Bạn có thể nghĩ sẵn trước làm cách nào để thi cho đậu và lập kế hoạch thi hành việc đó, nhưng đến khi bạn bắt đầu viết, bạn phải nên quên hết các điều đó đi. Chỉ giữ lại sự định tâm, nó sẽ giúp bạn xuyên thấu qua các câu hỏi và (chóng) moi ra câu trả lời. Một tâm trí, dẹp sạch được cái "Ta sẽ đậu hay rớt", lập tức trở nên thanh tịnh và linh hoạt. Nó nhớ thật mau và suy nghĩ sắc bén. Do vậy, ngồi thi với sự định tâm đúng mức sẽ mang đến kết quả tốt. Ðó là biết cách ứng dụng thế nào là nguyên tắc cit waang, tâm không, (cit waang, từ ngữ Thái, nghĩa là giữ tâm rỗng vắng, chẳng có ngã kiến), một nguyên tắc Phật học về sự chẳng chụp nắm và bám níu (vào cái "Ta"), vào trường hợp đang ngồi thi. Theo cách đó, bạn sẽ được kết quả tốt.

Những ai còn chưa biết cách dùng kỹ thuật đó thì thường cảm thấy quá lo lắng là sẽ thi rớt. Họ trở nên quá căng thẳng, khiến cho chẳng thể nhớ hết lại được trong trí những điều đã học qua. Họ chẳng viết được các câu trả lời chính xác và có thứ tự, khiến cho họ phải thi hỏng. Vài người khác lại quá bồng bột với ý nghĩ "Ta học giỏi, ta sẽ đậu chắc chắn". Sinh viên nào vướng vào việc bám níu vào cái "Ta"như thế, chắc là sẽ làm bài thi kém lắm, bởi vì thiếu cit waang, tâm không. Mặt khác, người có cit waang, tâm không, chẳng để cho cái "Ta", cái "cuả Ta" xen vào rối trí, nên chẳng hề quá lo sợ hoảng hốt hoặc quá tự tín. Chỉ có sự hiện diện của định tâm, vốn là một năng lực tự nhiên. Hoàn toàn quên hết "mình" đi, người ấy sẽ thành công. Ðó là một thí dụ sơ đẳng, nhưng lại căn bản nhứt, làm nổi bật các hiệu quả của sự chẳng bám níu và của cit waang, tâm không.

(Nói đến tâm không), một người còn bị sự si mê che mờ tâm trí, khi nghe nói đến chữ "Sunnatà", trong thời thuyết pháp ở giảng đường các chùa, liền dịch là "sự hư vô, sự rỗng vắng hoàn toàn". Cách dịch đó là một lối giải thích duy vật và là điều mà nhiều nhóm người đã hiểu sai nghĩa của chữ đó như thế. 

Chữ "Sunnatà" của Ðức Phật có nghĩa là sự vắng mặt của bất cứ sự vật gì mà ta nên chụp bắt và bám níu vào coi như một thực thể thường trú, hay là cái "tự ngã", mặc dầu về phương diện vật lý, tất cả đều có đó trong sự toàn vẹn đầy đủ của mọi sự vật. Nếu chúng ta chụp bắt, thì liền có sự đau khổ (dukkha); nếu chúng ta chẳng chấp thủ, thì liền có sự thoát khỏi đau khổ. Thế giới nầy được mô tả như rỗng vắng, bởi vì chẳng có bất cứ gì mà chúng ta được quyền chụp nắm. Chúng ta phải nên đương đầu với thế giới rỗng vắng đó với một tâm trạng chẳng chụp nắm lấy. Nếu chúng ta muốn một vật nào, chúng ta phải nên đuổi theo vật đó với một tâm trạng chẳng chấp thủ, để rồi có được vật mong muốn mà nó chẳng hề trở thành một nguồn gây ra đau khổ.

Hiểu lầm ý nghĩa của vỏn vẹn một chữ "rỗng vắng" đó, là một sự mê tín (sìlappata paràmàsa, giới cấm thủ, bám vào sự tin tưởng sai lầm) và tạo nên một trở ngại to lớn cho người (tu hành) bước vào "Dòng Nước Niết bàn". Do đó, chúng ta nên tìm hiểu cho thật đúng đắn và đầy đủ nghĩa của chữ "rỗng vắng" và các chữ khác được Ðức Phật dùng. Ngài mô tả thế giới nầy như rỗng vắng bởi vì chẳng có chi ở trong đó mà ta có thể xem như là có "ngã" hay là "tự ngã" cả. Trả lời câu hỏi của Vua Mogha, Ngài bảo: "Nên luôn luôn xem thế giới nầy như là cái gì rỗng vắng. Nên luôn luôn xem thế giới nầy và các vật chứa trong đó như là cái gì rỗng vắng." Khi nhìn thấy nó rỗng vắng, tâm thức tự động vứt bỏ sự chụp bắt và bám níu. Rồi làm sao mà xảy ra được sự tham luyến, sân hận và si mê? Làm được như thế đó, là bực A la hán. Nếu ta còn chưa thành công làm được như thế đó, ta cũng phải tiếp tục cố gắng mãi, (để rồi) mặc dầu vẫn còn là một thường nhơn tầm thường, nhưng sẽ ít bị đau khổ hơn. Bao lâu mà ta giữ được tâm không, cit waang, thì đau khổ chẳng thể khởi lên được. Bất cứ lúc nào ta bị quá kích thích và có sơ sót, thì liền có lại sự đau khổ ngay. Nếu chúng ta canh chừng cẩn mật, tạo sự rỗng vắng (của ngã kiến) càng ngày càng nhiều và lâu bền, chúng ta sẽ thấm nhập thâm sâu vào cốt tủy của Phật học, và sẽ biết đến "Dòng Nước Niết bàn."

* * *

Giờ đây, còn đôi chút thì giờ, tôi xin nêu câu hỏi chót:




tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương