PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Chứng đắc Niết bàn sau khi chết hay còn sống?"



tải về 416.49 Kb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

28.- "Chứng đắc Niết bàn sau khi chết hay còn sống?"


Các vị Pháp sư thuyết giảng (...) thường chỉ nói đến cõi Niết bàn sau khi chết. Tuy nhiên trong Tam Tạng Kinh Ðiển, chúng ta chẳng thấy điều ấy. Có những từ ngữ như sandittithika nibbàna (Niết bàn mà chính hành giả thấy được) và ditthadhamma nibbàna (Niết bàn tại đây và bây giờ). Chúng ta được dạy rằng, các trạng thái an lạc của tâm thức đang thể nghiệm bốn cảnh giới sắc thìền (rùpa jhànas) và bốn cảnh giới vô sắc thiền (arùpa jhànas) (= tám đẳng cấp của sự thâm định) là sanditthika nibbàna hay là ditthadhamma nibbàna. Tuy nhiên, nhằm mục đích tiện lợi hiện giờ, chúng ta có thể hiểu rằng các cảnh giới đó cũng như là những hương vị được nếm trước của Niết bàn. Chúng có hương vị giống với Niết bàn, nhưng chẳng phải là đồng nhất với Niết bàn thật sự. Bởi vì các cảnh giới đó còn chưa tuyệt đối và hoàn toàn, cho nên chúng chỉ được gọi là sanditthika nibbàna và ditthadhamma nibbàna mà thôi.

Lại còn có những từ ngữ hay hơn, rõ ràng hơn. Trong một dịp, Ðức Phật có mô tả sự chấm dứt của tham, sân, và si như là: "thấy được trực tiếp" (sanditthikam), "có hiệu lực ngay tức khắc" (akalikam), "mời mọi người cùng nhìn thấy" (ehipassikam), "hướng nội"(opanayikam), và "được người hiền trí riêng thể nghiệm lấy" (paccatam veditabbam vinnùhi). Những từ ngữ nầy đều hàm chứa ý nghĩ có một người còn sống đang cảm thấy, nhận ra và thưởng thức Niết bàn, rồi gọi các bạn hữu đến cùng nhìn xem những gì người ấy vừa tìm thấy được. Ðiều nầy chứng tỏ rõ ràng kẻ ấy còn chưa chết, và y đang thưởng thức hương vị của Niết bàn ngay trong tâm khảm mình.

Lại còn có thêm những từ ngữ khác nữa, như: Anupàdà parinibbàna, nghĩa là, những gì chứng đắc được khi còn sống; như Parinibabbàyati ám chỉ đến sự quét sạch khổ đau và lậu hoặc mà chẳng cần đòi hỏi đến sự tan rả và diệt mất của năm uẩn (tức là thân tâm), nói cách khác, là chẳng cần phải chết về thể xác.

Trong ngôn ngữ thông thường hằng ngày, chữ Niết bàn thường mang ý nghĩa là "sự mát mẻ, sự vắng bóng của nóng bức, sự thiếu mặt của đau khổ." Tôi muốn mời các bạn để ý cứu xét đến sự minh triết của tổ tiên người Thái chúng ta qua câu nói: "Niết bàn tìm thấy trong sự hấp hối trước khi chết." (...) Xin hãy cặn kẽ cân nhắc ý nghĩa của câu nầy, (tôi xin nói rõ thêm ra): "Niết bàn tìm thấy trong sự hấp hối (của cái tự ngã), trước khi (thân xác nầy) chết đi." Ðâu đã cần thân xác nầy diệt đi mất; chỗ cần phải tiêu diệt, chính là sự chấp chặt vào ngã kiến (ý kiến về cái Ta). Ðấy mới là Niết bàn. Ai đã thực hiện được điều đó thì đang chứng đắc được niềm an lạc tối thượng, mà vẫn còn tiếp tục cuộc sống (như thường).

* * *

Nhằm đào sâu vấn đề Niết bàn hơn, chúng ta xét đến câu:


29.- "Thú vật thấp kém có đắc được Niết bàn không?"


Trong một bản Kinh, Ðức Phật dùng các từ ngữ parinibbàyati và parinibbuto liên quan đến các thú vật được huấn luyện thuần thục đến mức chúng dứt hẳn tánh cương ngạnh đi. Thí dụ như chó, voi, ngựa, hay bất cứ con thú nào khác, khi được huấn luyện cho đến mức thuần hoá, chẳng còn ngỗ nghịch nữa, thì chúng ta dùng chữ parinibbuto; chính chữ nầy lại được ứng dụng vào trường hợp một vị A la hán, bậc đã diệt trừ xong hoàn toàn tất cả các lậu hoặc. Hai từ ngữ trên đây cũng được áp dụng cho một người dập tắt hẳn các ngọn lửa, một người đã hoàn toằn lắng dịu lại. Trong ngôn ngữ Pali như đã được dùng vào thời Ðức Phật, từ ngữ parinibbàna cũng được dùng theo cách đó. Khi ứng dụng vào con người, nó có nghĩa là sự hoàn tất công việc dập tắt các lậu hoặc, tức là đạo quả A la hán (sự toàn thiện tinh thần). Khi ứng dụng vào hạng súc sanh, nó có nghĩa là đã dứt hẳn thú tánh cương ngạnh. Ứng dụng vào lửa, nó diễn tả sự tắt ngúm và nguội lạnh của các tàn than nhỏ còn sót lại. Nói đến cơm nóng bốc hơi, từ ngữ parinibbàna được dùng để chỉ chén cơm đã nguội. Ðó là một tiếng thông dụng hàng ngày, để nói đến các vật nào nguội lạnh, các vật nào chẳng còn gây tác hại nữa.

Vậy thì chúng ta nên biết khéo lợi dụng nghĩa chữ Niết bàn và đừng có làm tệ hơn ngay cả các thú vật mà chữ ấy còn áp dụng vào được nữa. Ðừng chần chờ cho tới khi thần chết đến; đó là sự ngu muội tột cùng, lãng phí mất món quà qúi báu của Ðức Phật. Hãy học tập trở lại ngay các từ ngữ Nibbàna (Niết bàn) và Parinibbàna (Ðại bát Niết bàn), cùng với tiếng phụ thuộc của nó là Parinibbuto (được thuần hoá, trở nên trầm tĩnh). Rồi khởi lên sự can đảm và nhiệt tâm tiến sâu vào, để sớm chứng đắc được Niết bàn. Chớ có co rút lùi lại như những kẻ vừa nghe đến hai tiếng Niết bàn đã chóng mặt, lo âu, hay tỏ ra chán ngấy.

Xin tất cả các bạn hãy đặc biệt lưu tâm đến chữ Niết bàn. Sự vượt thoát các ảnh hưởng tai hại, ngay cả việc trải qua các giai đoạn khó khăn của tuổi thanh thiếu niên, có thể được gọi là một thứ Niết bàn, cũng tựa như các thú vật đã được huấn kuyện để lià bỏ tánh cương ngạnh nguy hiểm của chúng; những điều đó là parinibbuta, nghĩa là, sự trầm tĩnh, sự nguội lạnh, hoàn toàn nguội lạnh. Vậy thì, chúng ta nên làm người trầm tĩnh, nguội lạnh, để chẳng còn có điều gì làm "bốc lửa" lên trong chúng ta, để nung nấu, đốt cháy chúng ta nữa được. Ðừng bao giờ khinh xuất để cho ngọn lửa bốc lên; trái lại cần đạt cho được phần thưởng Niết bàn. Hãy bắt đầu ngay với loại Niết bàn sanditthika nibbàna hay ditthadhamma nibbàna, rồi từ từ qua các giai đoạn mà thẳng tiến đến bực thang của Niết bàn thật sự.

* * *

30.- "Ðiều gì là tốt lành tột bực cho nhơn loại?"


Bực Ðại Giác (Ðức Phật) có lần nói rằng: "Tất cả chư Phật đều bảo, Niết bàn là tối thượng." Tối thượng ở đây có nghĩa là "điều tốt lành tối hậu và cao cả nhứt cho nhơn loại." Trong ngôn ngữ quốc tế về các qui điều hành động đúng qui tắc, có một từ ngữ La tinh là summum bonum (cực điểm tối hảo, điểm tốt cao tột), có nghĩa là sự tốt lành cao tột, điều tốt nhứt và cao cả nhứt mà một con người có thể đạt được ngay trong đời nầy. Các nhà học giả Phật giáo đồng ý rằng trong Phật học cũng có một summum bonum, và đó phải là chính Niết bàn. Vậy, nếu có người ngoại quốc nào hỏi bạn, summum bonum của Phật giáo là gì, bạn hãy trả lời rằng: "Chư Phật đều bảo, Niết bàn là tối thượng."

* * *



tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương