PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Ðức Phật đã phê phán dân chúng qua các thời đại như thế nào?"



tải về 416.49 Kb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

17.- "Ðức Phật đã phê phán dân chúng qua các thời đại như thế nào?"


Trong một bản Kinh, Ðức Phật đã khiển trách "chúng ta ngày nay", có nghĩa là, kể từ thời Ðức Phật cho đến ngày nay, mỗi thế hệ mới "cứ lo thọ hưởng các thú vui chẳng chánh đáng, lại quá tham lam và hay nghiêng về các giáo lý tà đạo." Họ thích thú đi tìm cho mình các sự kích thích chẳng đúng đắn, nói cách khác, họ quá hướng ngã (chỉ nghĩ đến chính mình). Họ hoàn toàn thiếu sự tỉnh giác, và như thế sự tham luyến của họ rất mãnh liệt và thái quá. Họ rơi vào các giáo lý tà ngụy, bởi vì họ đã lọt hoàn toàn vào vòng thế lực của các lậu hoặc (ô nhiễm tinh thần).

Lời tuyên bố của Ðức Phật đã có hơn hai ngàn năm, tuy nhiên Ngài đã dùng từ ngữ "dân chúng các thời đại sau", khoảng thời gian kể từ khi Ngài có lời phán xét đó cho chí đến ngày nay. Ở đây, chúng ta có bổn phận phải nhìn lại chính chúng ta ngay trong hiện tại. Dân chúng trên thế giới ngày nay có quá thích thú đi tìm các lạc thú chẳng chánh đáng, quá ích kỷ, và nghiêng về các tà thuyết hay không? Rõ ràng, dân chúng thời nay khác xa với dân chúng vào thời Ðức Phật. Tuy nhiên, nếu ngày nay họ muốn sống đúng theo mẫu mực của Ðức Phật đã đưa ra, thì tuy vẫn tìm thấy thích thú trong màu sắc, hình dạng, âm thanh, hương, vị và các khích động xúc giác, họ vẫn có thể sống như thế mà vẫn hằng giữ sự tỉnh giác và chánh tri kiến, và chẳng để cho lòng tham luyến trở nên thái quá. Ðiều nầy có nghĩa là, họ chẳng muốn có được màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi, vị, và kích thích xúc giác một cách nhiều hơn mức cần thiết, chẳng được có đến quá mức. Chỉ riêng danh từ "thái quá" nầy, tức là hơn mức cần thiết, cũng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của các nguyên nhơn gây nên sự xáo trộn, khó khăn và biến động trên thế giới ngày nay.

Tôi có được đọc và biết, theo Thiên chúa giáo, khi muốn lấy quá hơn sự cần thiết, đó là một "tội". Theo tiêu chuẩn trong Thiên chúa giáo, ngưòi nào lấy nhiều hơn sự cần thiết cho mình là một người có tội. Tuy nhiên phải chăng ngày nay chúng vẫn chưa cho là mình có tội, bởi vì chúng ta chẳng quan tâm (đến tội phước) hay bởi vì chúng ta thật xem mình như còn chưa đi quá mức? Phải chăng chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có điều gì quá mức đâu? Về vấn đề nầy, chỉ có thể bàn luận với những người thành thật với chính mình.

Trong một quyển sách ngụ ngôn rất hay của Tây tạng, (ta đọc thấy) các loài chim tu tập lại với nhau, và bàn luận về cách nào thực hành Chánh pháp để mang lại hạnh phước. Mỗi loài phát biểu ý kiến, rồi chúng cùng đồng ý rằng: "Chúng ta sẽ chẳng tìm kiếm vật thực một cách quá mức cần thiết. Ðó là tối hậu." Sau cùng, tất cả được yêu cầu đừng đi kiếm ăn quá mức mình cần. Câu chuyện chấm dứt ở đó.

Ai ai cũng nên nghĩ rằng, tìm cầu cho được nhiều hơn mức mình cần dùng, chính là nguồn gốc của sự đau đớn và thống khổ, nguyên nhơn tạo nên các rối loạn cho cá nhơn và xã hội. Nên suy nghĩ kỹ về điều đó! Ngã theo các tà thuyết có nghĩa là dầu biết rõ một điều nào đó rất sai lầm, mà vẫn cứ muốn điều đó chẳng chút lo ngại hoặc hổ thẹn, bởi vì các lậu hoặc (cấu nhiễm tinh thần) đang tràn ngập và áp đảo. Kẻ nào quá thâm nhiễm theo lối suy tư như thế thì thật là chẳng chút thích hợp với Chánh pháp. 

Vậy, nếu ta muốn vượt khỏi khổ đau, chúng ta phải quay về với Chánh pháp.

* * *

Chúng ta sẽ nói về Ðức Phật, và đặt câu hỏi nầy:


18.- "Ðức Phật kính lễ những ai?"


Chính Ðức Phật có nói: "Như Lai kính lễ Chánh pháp và kính lễ Cộng đồng Tăng già có đầy đủ các đức tánh gương mẫu." Một cộng đồng Tăng già với các tu sĩ cư xử tốt và tu tập tinh tấn được gọi là Cộng đồng có đầy đủ đức tánh gương mẫu. (...) Chúng ta nên suy gẫm về điều chính Ðức Phật cũng kính ngưỡng Chánh pháp và tôn trọng kính lễ các tập đoàn tỳ kheo giữ gìn giới hạnh vẹn toàn. 

Ðiểm nầy ngày nay có thể áp dụng vào xã hội Thái lan của chúng ta, cũng như trên toàn thể thế giới. Kính Pháp, trọng Tăng là điều mà hiện nay chúng ta nên làm theo đúng. 

* * *

19.- "Tìm thấy Phật ở nơi nào?"


Ðức Phật có nói: "Kẻ nào nhìn thấy Chánh pháp, kẻ ấy thấy được Như Lai. Kẻ nào chẳng nhận thấy Chánh pháp thì còn chưa thấy được Như Lai. Bất cứ ai còn chưa thấy Chánh pháp mà dầu có nắm áo của Như Lai và giữ lấy chặt, cũng chẳng thể nào thấy được Như Lai." Như Lai (Tathàgata) là danh hiệu mà Ðức Phật thường tự xưng.

Lời nói trên có nghĩa là, Ðức Phật chẳng có thể tìm thấy ra được ở ngoài tấm thân vật chất. Hay đúng hơn, chỉ tìm thấy Ðức Phật ở đức tánh cao qúi nơi tâm của Phật, còn được gọi là Chánh pháp. Ðó là phần (thân thể) cần được nhận thấy ra trước khi tìm thấy được Ðức Phật.

Mỗi khi chúng ta qùi lạy trước tượng Phật, tâm chúng ta trú vào hình tượng, rồi vượt qua đó thấy được thân tướng của Ðức Phật mà hình tượng đang phô diễn. Kế đến, chúng ta nhìn vượt qua thân tướng đó, để đi sâu vào tâm Phật, cho đến khi nào chúng ta thấm vào các đức tánh cao qúi nơi Phật tâm. Chúng ta nhận ra các đức tánh ấy như là Chánh pháp thật trong suốt, chói lọi, hiền hoà, chẳng gợn chút chấp thủ nào, hoàn toàn giải thoát. Và như thế, ta có thể nói là đang tìm thấy được Ðức Phật.

* * *

20.- "Ðức Phật có hiện hữu vào giờ phút nầy không?"


Nếu được hỏi như trên, chúng ta có thể viện dẫn chính lời Ðức Phật nói với Ngài A nan: "Nầy A nan, Chánh pháp và Giới luật mà Như Lai giảng dạy và minh chứng, hãy lấy đó làm Thầy của ông, khi Như Lai qua đời."

Ngày nay chúng đang học tập Chánh pháp và tuân hành Giới luật, thừa hưởng lợi lạc do Chánh pháp và Giới luật mang lại. Như thế thì vị Thầy, bực Ðại Ðạo Sư, vẫn còn hiện hữu đó.

Bài Kệ trên đây rất được nhiều người biết đến, vì được Ðức Phật thốt lên ngay vào lúc Ngài sắp qua đời. Vậy, các bạn nên ghi nhớ kỹ, bài Kệ đó dạy ta rằng Ðức Thầy vẫn còn hiện hữu.

* * *

21.- "Ðức Phật có chấm dứt xong Nghiệp lực của Ngài hay không?"


Nếu được hỏi như vậy, chúng ta phải dè dặt đừng làm giảm thanh giá của Ðức Phật bằng các câu trả lời bất cẩn và liều lĩnh. Thật ra, chúng ta chẳng thể nào hạ thấp nổi Ðức Phật, nhưng lời nói của chúng ta có thể vô tình xem nhẹ giá trị của Ngài.

Ðức Phật chắc chắn đã chấm dứt nghiệp lực của mình, bởi vì Ngài đã tận diệt tất cả các lậu hoặc, như đúng theo nghĩa của chữ "dứt hết nghiệp lực". Ngài đã siêu thoát hết tất cả các loại nghiệp lực, và chính việc nầy đã khiến danh tiếng Ngài lừng vang. Bực hiền giả Gotama (Ðức Phật) đã trở thành vị nghiệp tận đắc giả (sabbakammakkhayam patto)(sabba=trọn vẹn;kamma=nghiệp lực; khaya=tiêu diệt;patto=chứng đắc), tức là một vị đã thành công trong việc chấm dứt hoàn toàn mọi nghiệp lực của mình. Tin tức về biến cố nầy được loan truyền khắp xứ Ấn độ, đến tai tín đồ các giáo phái ngoại đạo khác. Như, đã có một đạo sĩ người Bà la môn tên Bavari sai mười sáu đồ đệ đến yết kiến Ðức Phật để thưa hỏi Ngài và thâu thập các kiến thức. Nhiều kẻ khác cũng đã đến, để trắc nghiệm Ngài.(...) Dân chúng Ấn độ vào thời ấy tỏ ra vô cùng hân hoan được nghe lời nói của một bực sabbakammakkhayam patto, hay là một bực"lậu tận thông" [Lậu tận thông: chấm dứt hoàn toàn các cấu nhiễm về tinh thần]. (...) 

Chúng ta nên noi gương Ngài để nỗ lực chấm dứt nghiệp lực.

* * *



tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương