PHẬt giáo thừa thiên huế Số 11


TỊNH ĐỘ: THẾ GIỚI BẢN NGUYỆN



tải về 1.04 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34763
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

TỊNH ĐỘ: THẾ GIỚI BẢN NGUYỆN



Mọi người, khi đề cập đến tư tưởng Bản nguyện, đều cho rằng đó là phạm trù thuộc Phật giáo đại thừa, còn tiểu thừa thì không chấp nhận tư tưởng này.

Tư tưởng của nguyên thủy Phật giáo hay Tiểu thừa Phật giáo rất chú trọng và đề cao sự giải thoát chính mình ngay trong kiếp này và A La Hán vị là quả chứng cao nhất. Đồng thời quan điểm của tiểu thừa giáo lấy việc Tự lực là chính còn Tha lực là phạm trù nằm ngoài khả năng thực chứng.

Xét kỹ thì sự manh nha tư tưởng Bản nguyện phát sinh từ thời Phật còn tại thế, và diễn tả trong các kinh điển thuộc hệ A hàm và Nikaya. Nhưng, đến thời kỳ Phật Giáo Đại thừa xuất hiện thì tư tưởng này mới thật sự hình thành và phát triển. Chẳng hạn, trong tiểu phầm Bát Nhã có Lục nguyện (Lục Ba La Mật), mười tám nguyện trong kinh A Sơ Phật, 24 nguyện trong kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, 30 nguyện của Đại Phẩm Bát Nhã, 36 nguyện của kinh Vô Lượng Thọ.

Tư tưởng Bản nguyện lấy Bồ đề tâm, Bồ đề nguyện và Bồ đề hạnh làm chủ yếu; nghĩa là đem tâm trong sáng (Tuệ tâm), tâm thanh tịnh vô nhiễm (Thanh tịnh tâm) mà tu tập hóa độ chúng sanh; đem tâm rộng lớn (Đại tâm), tâm chân thật (Chân tâm), tâm bao dung hỷ xả (từ bi tâm) mà cứu độ mọi loài, tâm như thế gọi là Bồ đề tâm. Dùng tâm Bồ đề ấy, phát khởi thệ nguyện rộng lớn, vị tha, trong sáng để cứu giúp chúng sinh, gọi là Bồ đề nguyện. Giúp chúng sinh thực hành các thiện pháp, rồi kiến thiết thế giới Tịnh độ cho chúng sinh quy về gọi là Bồ đề hạnh. Do đó, thế giới Bản nguyện là thế giới được thiết lập trên căn bản của Nguyện lực. Hay nói cách khác, thế giới ấy được thiết lập trên Bồ đề tâm, Bồ đề nguyện và Bồ đề hạnh. Và lẽ đương nhiên, thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là thế giới Bản nguyện, bởi thế giới ấy được thiết lập trên căn bản 48 lời nguyện của Phật A di đà khi còn là Bồ Tát Pháp Tạng.

Thế giới Bản nguyện là thế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui. Vì thế, trong kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ hay kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v.... đều diễn tả thế giới ấy rất nghiêm tịnh, tráng lệ, không có dấu tích của khổ đau, không có bóng dáng của thù hận, không có con đường thấp kém, sa đọa như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh: “Này Xá Lợi Phất, đất nước ấy vì sao tên là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực lạc”13 (Kinh A Di Đà). Nơi ấy có các vị Phật thường thuyết pháp, có hoa thơm rơi xuống sực nức mùi hương, có chim báu do Phật A Di Đà biến hóa ra để thuyết pháp vi diệu, có nhạc đàn từ hư không vọng xuống, có ao hồ bằng bảy báu với những hoa sen đủ màu tỏa chiếu hào quang, có lâu đài bằng bảy báu, có đường sá bằng phẳng, có cây báu bên đường v.v.. Tất cả đều được xây dựng trên năng lực thệ nguyện của đức Phật A Di Đà. Bởi thế, thế giới Bản nguyện chính là con đường hành đạo của Bồ Tát. Bồ Tát hành đạo như dòng nước chảy không sợ sự ngăn ngại của sự vật, đối tượng, của hàng trúc kín vây quanh, như áng mây nhẹ trôi, dẫu non cao chặn đứng. "Trúc kín đâu ngăn dòng nước chảy, Núi cao đâu  ngại áng mây bay"14.

Vì thế, dầu địa ngục có khủng khiếp và ghê tởm bao nhiêu đi nữa thì bước chân của ngài Địa Tạng không thoái bộ để vào đó cứu quần mê; Ta bà có ô trược đến đâu thì Ngài Anan cũng nguyện vào trước15, chúng sinh đau khổ bao nhiêu đi nữa thì Ngài Quán Thế Âm cũng nguyện ngồi lắng nghe mà hóa độ để đưa họ về với thế giới không khổ, không đau, không sanh, không tử, không cô đơn buồn chán và thất vọng.

Lại nữa, thế giới Bản nguyện cũng là thế giới của Đạo đức và Văn hóa. Tại sao? Vì thế giới đó không có con người thấp kém mà chỉ có các bậc thượng thiện nhân. Hễ nơi nào có các bậc thượng thiện nhân là nơi đó có Đạo đức, có Văn hóa; còn hễ nơi nào có những kẻ thấp kém, ích kỷ hẹp hòi là nơi đó không có Đạo đức, không có Văn hóa. Nơi mà có những kẻ thấp kém tầm thường, ích kỷ có mặt là nơi ấy đánh mất chủ quyền, nơi mà đời sống hết sức bẩn thỉu, nên thế giới của họ cũng nhơ nhớp ô uế với đầy khổ đau, phiền não và dục vọng... Trái lại, những nơi nào có các bậc thượng thiện nhơn cư ngụ, các vị Bồ tát và Chư Phật an trú thi nơi đó hoàn toàn có tự do, và thật cao thương; môi trường sống của họ cũng hết sức nghiêm tịnh, sạch đẹp, thơm tho và tráng lệ. Điều này được diễn tả trong các kinh nói về Tịnh độ tông, đặc biệt là kinh A Di Đà, kinh Vô lượng thọ v.v....

Tóm lại, thế giới Bản nguyện là thế giới của nguyện lực được thiết lập trên căn bản Bồ đề tâm, Bồ đề nguyện và Bồ đề hạnh để kiến thiết và xây dựng một thế giới, cõi nước có Văn Hóa và Đạo Đức. Bởi ở đó người ta làm đúng với sự thật, nói đúng với sự thật, và suy nghĩ đúng với sự thật. Và đó chính là điểm hấp dẫn thu hút sự tìm tòi và khám phá của con người.
---o0o---

TỊNH ĐỘ: CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA TỰ TÂM


Sự tìm tòi, khám phá của con người chính là sự khám phá và chuyển hóa tâm thức. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Tâm như họa sư năng họa nhất thiết hình tượng”16, nghĩa là tâm ta như người nghệ sĩ có thể vẽ ra vô vàn cảnh vật, hiện tượng đẹp, xấu khác nhau. Tâm chúng ta có thể tạo ra Thiên đường, có thể xây nên Địa ngục. Vì thế, sự hiện hữu của tâm thức chính là sự hiện hữu của hai mặt trái ngược nhau trong tâm thức con người; sự thấp kém và cao thượng.

Nếu tư tưởng của chúng ta vẩn đục, ích kỷ thì đời sống của chúng ta trở nên nhỏ nhen, thấp kém. Trái lại, nếu tư tưởng chúng ta rộng lớn, bao dung và hỷ xả thì đời sống của chúng ta sẽ trở nên cao đẹp, thanh thoát. Và cảnh vật hiện hữu xung quanh chúng ta là sự hiện hữu rất nhiệm mầu, như:“Hoa vô tâm, nước không lưu cánh, Tâm vô niệm, mây chẳng vương tơ”. Khi tâm hồn đã thanh thoát, trong sáng thì cảnh vật trở nên chan hòa, đầy sức sống dâng trào, và đang trôi chảy trong cùng bản thể vô niệm, vô tâm. Thế nên, chuyển hóa tự tâm là con đường gột sạch tư tưởng thấp kém để mở ra con đường cao thượng.

Cũng vậy, tu tập Tịnh độ cốt lấy niệm Phật làm đầu, và niệm Phật chính là gột sạch tư tưởng vẩn đục kia. Mỗi câu niệm Phật là một tư tưởng xấu lắng xuống, một niệm trong sạch dấy lên; nhiều câu niệm Phật thì nhiều tư tưởng xấu được đoạn trừ. Và niệm Phật đến cực điểm của “nhất tâm bất loạn” thì ô nhiễm không còn. Lúc đó tâm ta và Phật  không khác và cánh cửa của thế giới Bản nguyện sẽ mở rộng. Nhưng tại sao con người vẫn mãi khổ đau và tuyệt vọng ? Bởi vì con người tạo tác ra nhiều tư tưởng xấu, mãi rong ruổi kiếm tìm một đối tượng hư huyễn mà cho là thật:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Thơ Xuân Diệu)

Hay lời cầu xin của kẻ tuyệt vọng được diễn tả trong hai câu thơ của Huy Cận:

"Sầu đã chín xin người thôi hãy hái

Nhận tôi đi dầu đi ngục thiên đàng

(Nói với thượng đế - Lửa Thiêng - Huy Cận)

Nỗi băn khoăn về cuộc sống toàn mỹ luôn là những ước vọng của hàng triệu người mà thi sĩ là lớp người mạnh dạn nói lên điều đó. Một lớp người sống "chớp giật”, tức là vội vã nắm chặt phút huy hoàng, dầu nó chỉ xảy ra trong tích tắc, bởi sau phút giây ấy là những tháng ngày khổ đau miên viễn. Và một lớp người khác phó mặc cho đời, phó mặc cho sự hoành hành của khổ đau và phó thác cho sự định đoạt của Thượng đế; và tất cả đều đang đau khổ. Nhưng viễn tưởng về một thế giới xa vời không có lý tưởng không phải là cách sống của Phật giáo. Phật Giáo không chấp nhận cách sống như thế; trái lại Phật Giáo đưa ra cách sống tỉnh thức, khi nào con người biết chuyển hóa thân tâm, chuyển khổ đau thành hạnh phúc, chuyển thất vọng thành nghị lực. Bởi vì, hạnh phúc và khổ đau không phải là thực thể ngoài ta, nó tồn tại trong tâm thức chúng ta17. Sự có mặt của hạnh phúc và khổ đau giống như bàn tay có úp có ngữa. Cái khổ đau ẩn tàng trong cái hạnh phúc, chẳng khác nào trong rác có hoa. Do đó, người biết tu tập chuyển hóa là người biết vun vén đống rác kia thành những chất liệu tạo nên hoa thơm, sắc thắm. Cũng như khổ đau và tuyệt vọng, biết cách ôm ấp và chuyển hóa thì nó sẽ trở nên hạnh phúc và bình an, lúc đó tâm ta bừng sáng, một sự đổi thay kỳ diệu của sự sống, đẩy lùi tất cả những tiếc nuối, tuyệt vọng và khổ đau. Nói như Albert Camus "... Rồi một ngày kia tâm hồn bừng sáng, và đặt câu hỏi, kể từ đó bắt đầu một cuộc sống mới, chôn vùi cái bóng tối tiếc nuối rã rời và đầy ngơ ngác”. Vì vậy, thanh lọc tư tưởng, chuyển hóa khổ đau, là những gì mà tất cả mọi người cần làm để xây dựng hạnh phúc và để tiếp cận với thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
---o0o---


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương