Phân tích thực trạng mứC ĐỘ trọng yếu và RỦi ro của công ty cp long hậu mục lụC



tải về 2.33 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2022
Kích2.33 Mb.
#51830
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BÀI TẬP NHÓM

Cách xác định mức trọng yếu.

Việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán được thực hiện thông qua 5 bước theo trình tự sau đây :
- Bước 1: Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu.
Đây là làm việc của KTV nhằm xác định mức sai phạm tối đa nhưng vẫn chấp nhận được. Có nghĩa là ở mức độ sai phạm ấy BCTC vẫn được coi là trung thực hợp lý hay những sai phạm này vẫn chưa làm thay đổi quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin.
Trong thực tế khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường dự kiến và ấn định mức trọng yếu ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo của các công ty kiểm toán. Ví dụ mức chỉ đạo về tính tọng yếu của các công ty kiểm toán quốc tế, đối với tổng tài sản là 3%-6% thì KTV thường ấn định sai phạm trọng yếu ban đầu là 2%-4%. Mức chỉ đạo về tính trọng yếu của TSLĐ, NPT hoặc tổng lãi kinh phí trước thuế là 5%-10% thì KTV thường ấn định mức trọng yếu ban đầu là 4%-8%.
- Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận, từng khoản mục.
+ Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận:
Sau khi ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV phải tiến hành phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục, từng bộ phận, từng chỉ tiêu còn gọi là sai sót có thể bỏ qua. Các sai phạm có thể được phân bổ cho cả báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Với chi phí kiểm toán hợp lý cùng với kinh nghiệm và khả năng xét đóan nghề nghiệp của KTV cho thấy: Khoản mục tiền mặt có thể phân bổ mức trọng yếu là 10; khoản mục các khoản phải thu sai sót không được quá 40; còn sai sót của khoản mục hàng tồn kho phụ thuộc vào mức trọng yếu được xác định của các khoản mục khác.
=> Từ đó việc phân bổ với lượng ban đầu về tính tọng yếu cho các khoản mục như sai số lớn hơn, sai số nhỏ hơn với nhiều TK khác nhau.
-Bước 3: Ước tính sai sót trong từng bộ phận.
KTV thực hiện kiểm toán cho từng khoản mục theo mẫu đã chọn. Từ sai sót đã ohast hiện trong mẫu chọn, KTV phải ước tính sai sót cho tổng thể của các khoản mục đó để từ đó KTV so sánh với sai sót có thể bỏ qua đối với khoản mục đó để chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung cho khoản mục này.
-Bước 4: Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận.
Đây là bước tổng hợp sai sót dự kiến của các khoản mục trên BCTC.
-Bước 5: So sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu ( hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu.
Việc so sánh này KTV phải lưu ý không chỉ so sánh đơn thuần chỉ có bước 4 với bước 1 ( hoặc đã điều chỉnh) mà còn phải lưu ý đến việc so sánh của từng khoản mục giữa ước tính sai sót của từng bộ phận , từng khoản mục với sai sót trọng yếu ban đầu được phân bổ cho từng khoản mục đó ( sai sót có thể bỏ qua).
=> Kết thúc việc so sánh này, với mức thỏa mãn cao nhất, KTV sẽ đưa ra một báo cáo kiểm toán phù hợp với BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán.

tải về 2.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương