PHẦn mở ĐẦU



tải về 0.69 Mb.
trang17/30
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.69 Mb.
#1685
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   30

Tóm lược.


      1. Công nghiệp hóa là chủ trương xuyên suốt của Đảng và nhà nước ta trong quá trình đi lên xây dựng CNXH, nhằm tạo ra những tiền đề vật chất để đưa nước ta phát triển trình độ cao hơn, hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.

      2. Đường lối công nghiệp hóa nước ta trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, gắn liền với công cuộc “kháng chiến kiến quốc”, lại bị ảnh hưởng của cơ chế cũ không tránh khỏi những thiếu sót nghiêm trọng ảnh hưởng, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế của nước ta.

      3. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trên cơ sở đánh giá đúng sự thật đã chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của đường lối CNH thời kỳ trước đổi mới, đồng thời đề ra những mục tiêu quan, điểm chỉ đạo đúng đắn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của nước ta. Nhờ đường lối đúng đắn đó, kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thấy được những hạn chế, bất cập của đường lối, cũng như nguyên nhân của đường lối CNH trong quá trình đổi mới, từ đó có những chính sách, biện pháp kịp thời để tiếp tục phát triển kinh tế nước ta.

CÂU HỎI TỰ LUẬN


  1. Bạn hãy trình bày một cách khái quát đường lối công nghiệp hóa ở nước ta những năm trước đổi mới là gì ?

  2. Những kết quả, ý nghĩa và hạn chế, nguyên nhân của đường lối CNH ở nước ta thời kỳ trước đổi mới là gì ?

  3. Những sai lầm nào trong nhận thức mà Đại hội VI của Đảng đã phê phán về đường lối CNH thời kỳ 1960-1985 ?

  4. Mục tiêu, quan điểm CNH hóa nước ta trong những năm sắp tới là gì ? Hãy phân tích quan điểm vì sao Đảng ta xác định trong sự nghiệp CNH ở nước ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững

?

  1. Hãy phân tích kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân và những hạn chế của đường lối CNH ở nước ta trong những năm đổi mới ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


  1. Nội dung CNH được Đại hội IV bổ sung từ 1975 – 1985 so với CNH trước đây là:

    1. Nhấn mạnh từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.

    2. Khẳng định mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp nặng với CN nhẹ và nông nghiệp.

    3. Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng.

    4. Cả a, b đều đúng.

  2. Đại hội nêu lên nhiệm vụ CNH phải lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu là đại hội:

    1. Đại hội III b. Đại hội IV

c. Đại hội V c. Đại hội VI

  1. Đặc điểm CNH thời kỳ trước đổi mới là:

    1. CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.

    2. Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ từ các nước XHCN.

    3. Chủ lực thực hiện CNH là nhà nước, việc thực hiện phân bổ các nguồn lực CNH chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, phi thị trường.

    4. Cả a,b,c đều đúng.

  2. Một trong những sai lầm cơ bản của đường lối CNH ở nước ta trong những năm trước đổi mới là:

    1. Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng.

    2. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

    3. Quá chú ý phát triển dịch vụ.

    4. Cả a,b,c đều đúng.

  3. Định hướng CNH hóa, HĐH nước ta gắn với kinh tế tri thức trong những năm trước mắt là:

    1. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

    2. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.

    3. Phát triển mạnh dịch vụ.

    4. Tăng cường quan hệ quốc tế.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI


  1. Câu hỏi tự luận

    1. Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới trải qua hai giai đoạn: từ năm 1960 đến năm 1975 triển khai ở miền Bắc và từ năm 1975-1985 trên phạm vi cả nước.

  • Giai đoạn 1960 1975: Đại hội III xác định: Mục tiêu xây dựng nền kinh tế XHCN cân đối, hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Về cơ cấu kinh tế đảng ta xác định kết hợp cả công nghiệp và nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng.

Về phương hướng: (Hội nghị TW 7 – Khóa III) ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương.

- Từ 1975 1985: ĐH IV xác định như nội dung của miền Bắc trước đây, nhưng trên cơ sở nhận thức ở trình độ cao hơn và đầy đủ hơn.

+ Nhấn mạnh từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.

+ Khẳng định mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp nặng với CN nhẹ và nông nghiệp.

Đại hội V: nêu lên khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, nhiệm vụ của công nghiệp hóa là: lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: SX hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn nầy cần làm có mức độ, vừa sức, thiết thực hiệu quả phục vụ cho nông nghiệp và CN nhẹ.

2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế nguyên nhân của đường lối CNH ở nước ta thời kỳ trước đổi mới là:


- Về kết quả: CNH nước ta thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, những tiền đề vật chất cần thiết cho CNH còn rất hạn chế và trong điều kiện chiến tranh phá hoại, nhưng cũng đạt được những kết quả quan trọng.

- Xây dựng được những cơ sở công nghiệp bước đầu có ý nghĩa quan trọng để phát triển nhanh hơn giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ: so với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5, lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành: thủy điện hòa Bình, Gang thép Thái Nguyên, cơ khí Gia Lâm v.v….

- Đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề xấp xỉ 43 vạn người, gấp 19 lần so với 1960.



- Về hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CNH thời kỳ trước đổi mới cũng còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.

- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu mới phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, đất nước không những nghèo nàn mà còn rơi vào trình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.

Nguyên nhân của tình hình trên là:

+ Về mặt khách quan: VN làm CNH từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, không tập trung sức người, sức của cho CNH.

+ Về mặt chủ quan: do sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi, bố trí cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, chủ quan duy ý chí, giáo điều trong nhận thức.



  1. Каталог: wp-content -> uploads -> 2014
    2014 -> -
    2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
    2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    2014 -> BÀi toán va chạM
    2014 -> 06/gtgt (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/tt-btc ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    2014 -> Khoa ngôn ngữ VÀ VĂn hoá nga sổ tay sinh viêN
    2014 -> CỤc quản lý kháM, chữa bệNH
    2014 -> MỤc lục mẫu biểU Áp dụng trong hồ SƠ thủ TỤc khen thưỞNG
    2014 -> CỤc thuế tp. HỒ chí minh tài liệu tập huấn về chính sách thuế MỚI
    2014 -> Ptn trọng đIỂM ĐIỀu khiển số VÀ KỸ thuật hệ thống (dcselab)

    tải về 0.69 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương