PHẦn I giới thiệu chung về trưỜng đẠi học công nghệ thông tin & truyềN thông đẠi học thái nguyên giới thiệu về Trường


Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng



tải về 8.31 Mb.
trang5/41
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích8.31 Mb.
#20546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Văn bản này quy định về trang phục; giao tiếp; ứng xử; bảo vệ tài sản; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường của HSSV, học viên (sau đây gọi chung là Người học) đang học tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông- ĐHTN.


II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định về trang phục.

1. Khi đến trường người học phải đeo thẻ sinh viên, học viên; quần áo lịch sự, mặc áo sơ mi hoặc áo phông có cổ; quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu.

2. Trường hợp làm việc trong phòng thí nghiệm, thực hành hoặc theo đặc thù môn học, ngành học thì người học sử dụng trang phục theo quy định riêng.

3. Sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường vào thứ 2, thứ 6 hàng tuần và một số ngày đặc biệt theo Quy định số 661/QĐ- ĐHCNTT&TT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.



Điều 4. Quy định về giao tiếp và ứng xử.

1. Phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không nói tục; không hút thuốc lá trong phòng học, phòng họp; không sử dụng điện thoại di động khi lên lớp, dự họp.

2. Quan hệ bạn bè trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên Trường.

3. Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác.



Điều 5. Quy định về bảo vệ tài sản.

Người học phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà trường và của cá nhân. Không xé hoặc làm nhàu nát tài liệu, sách báo; không hủy hoại, phá phách làm hư hỏng các trang thiết bị và các tài sản khác của nhà trường; chủ động tắt đèn, quạt trong các phòng học sau khi tan học, tắt điện, nước khi ra khỏi phòng ở ký túc xá... Tuân thủ nghiêm các quy định của Thư viện và các phòng thí nghiệm về bảo vệ tài sản.



Điều 6. Quy định về giữ gìn an ninh trật tự.

1. Phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của Trường và đơn vị nơi đến làm việc, học tập, nghiên cứu.

2. Chơi thể thao đúng nơi quy định.

3. Không tự ý tập trung đông người gây rối trật tự công cộng, phao tin đồn nhảm; không chứa chấp các loại tội phạm; cấm đánh bạc, cá độ, trộm cắp dưới mọi hình thức; không tự ý tổ chức uống rượu, bia trong khuôn viên trường.

4. Không phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

5. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo, tuyên truyền chống phá Nhà nước; không tham gia biểu tình, lập hội và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.

6. Không tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan; cấm in sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy. Không được truy cập vào các Website không lành mạnh.

7. Không tàng trữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, sử dụng, mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hóa chất độc hại trái phép trong khuôn viên trường.

8. Không đi lại trong khuôn viên trường trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, ngoại trừ những lực lượng nhà trường yêu cầu làm nhiệm vụ và các trường hợp cấp cứu, hoặc các trường hợp đặc biệt khác có đăng ký trước.

Điều 7. Quy định về an toàn giao thông.

1. Người học phải tuyệt đối chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các biển báo cấm, hiệu lệnh, chỉ dẫn giao thông trong khu vực Trường và hướng dẫn của lực lượng bảo vệ.

2. Người học phải để xe đúng nơi quy định; không để xe trong văn phòng, hành lang nơi làm việc, học tập.

Điều 8. Quy định về giữ gìn vệ sinh, môi trường.

1. Người học phải chấp hành đúng nội quy, quy định của Trường và đơn vị, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường góp phần xây dựng nếp sống văn minh, Trường xanh, sạch, đẹp. Nghiêm cấm việc vứt rác bừa bãi, làm bẩn tường dưới mọi hình thức.

2. Không treo, dán áp phích, băng rôn, biểu ngữ khi chưa được phép.

3. Không tự ý viết, vẽ, dán trên tường, bàn, ghế trong các phòng học, phòng họp, phòng ở ký túc xá và các khu vực khác trong khuôn viên Trường.

Chỉ được phép dán những thông báo liên quan đến học tập, rèn luyện và sinh hoạt của lớp, của Khoa hoặc của trường tại bảng tin theo đúng quy định.

4. Không chặt, phá cây, buôn bán trái phép trong Trường.



Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1.Thực hiện nghiêm túc quy định này là một trong các tiêu chí trong xem xét thi đua, khen thưởng đối với người học.

2. Người học có thành tích xuất sắc trong thực hiện quy định này sẽ được nhà trường xem xét khen thưởng.

3. Người học vi phạm một trong các nội dung của quy định này sẽ bị xử lý theo các hình thức dưới đây:



TT

Nội dung vi phạm

Hình thức xử lý

(Số lần tính trong năm học)

Ghi chú

Vi phạm lần 1

Vi phạm lần 2

Vi phạm lần 3

1

Trang phục

Nhắc nhở, trừ điểm rèn luyện

Khiển trách, hạ 1 bậc điểm rèn luyện

Cảnh cáo, hạ 2 bậc điểm rèn luyện

Trường hợp vi phạm lần thứ tư trở đi sẽ bị xử lý ở mức cao hơn.

2

Giao tiếp và ứng xử

Nhắc nhở, trừ điểm rèn luyện

Khiển trách, hạ 1 bậc điểm rèn luyện

Cảnh cáo, hạ 2 bậc điểm rèn luyện

3

An ninh trật tự

Khiển trách, hạ 1 bậc điểm rèn luyện

Cảnh cáo, hạ 2 bậc điểm rèn luyện

Đình chỉ học tập 1 năm

4

An toàn giao thông

Nhắc nhở, trừ điểm rèn luyện

Khiển trách, hạ 1 bậc điểm rèn luyện

Cảnh cáo, hạ 2 bậc điểm rèn luyện

5

Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường

Nhắc nhở, trừ điểm rèn luyện

Khiển trách, hạ 1 bậc điểm rèn luyện

Cảnh cáo, hạ 2 bậc điểm rèn luyện

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức cao hơn hoặc đề nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ tài sản nêu ở Điều 5 thì sẽ bị xử lý theo quy định riêng.

5. GVCN, các Khoa, các Phòng chức năng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cùng các đơn vị liên quan phối hợp nhắc nhở và đôn đốc người học thực hiện nghiêm túc các quy định về nếp sông văn hoá học đường trong trường.

6. Bộ phận Bảo vệ có trách nhiệm tuần tra, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn người học thực hiện đúng quy định; trường hợp không chấp hành sự nhắc nhở, hướng dẫn thì có quyền lập biên bản vi phạm và báo cáo Ban giám hiệu (qua Phòng Công tác học sinh sinh viên) xử lý.


III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 12 năm 2011. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện những điều không hợp lý, Phòng Công tác học sinh sinh viên là đơn vị tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu xem xét điều chỉnh cho phù hợp./. HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký) TS. Phạm Việt Bình




D. Quy trình về cấp phát và sử dụng thẻ sinh viên đối với HSSV trong thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 733/QĐ-ĐHCNTT&TT ngày 26/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng được cấp thẻ: Sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông (sau đây gọi tắt là Trường). Mỗi sinh viên được cấp duy nhất một thẻ sinh viên.

2. Mục đích: Việc cấp và sử dụng thẻ sinh viên nhằm mục đích đảm bảo cho việc quản lý sinh viên của Trường  theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của sinh viên, góp phần xây dựng môi trường đào tạo văn minh, lịch sự và tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ trật tự an toàn nhà trường.

3. Sử dụng thẻ:

a. Thẻ sinh viên được sử dụng trong phạm vi Nhà trường như sau:

- HSSV nhất thiết phải đeo thẻ sinh viên khi thực hiện các hoạt động học tập, thi kiểm tra, giao tiếp với cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường và phải xuất trình thẻ sinh viên, khi được người có trách nhiệm kiểm tra yêu cầu.

- HSSV phải xuất trình và đeo thẻ, khi ở trong thư viện, trong phòng máy tính và khi mượn, trả thiết bị dạy và học.

- Khuyến khích HSSV đeo thẻ khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Ngoài phạm vi Nhà trường, HSSV được sử dụng thẻ sinh viên để thực hiện các quyền ưu đãi, ưu tiên, xác nhận nhân thân theo các quy định của Nhà nước và của các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với HSSV.

4. Thẻ sinh viên chỉ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trên mặt trước của thẻ.

5. Hình thức và nội dung ghi trên thẻ sinh viên do Trường quy định.



II. CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG THẺ SINH VIÊN

Thẻ sinh viên được cấp vào đầu khoá cho tất cả thí sinh trúng tuyển vào trường và có giá trị trong toàn khoá học. Quy trình làm thẻ như sau:



  1. Đối với sinh viên khoá mới:

- Sinh viên nhập học sau khi ổn định lớp, phòng CT-HSSV sẽ làm thẻ.

- Đại diện Ban cán sự lớp đến nhận thẻ tại phòng CT-HSSV sau 01 tháng nhập học và phát cho sinh viên.



- Thời gian nhận thẻ từ 5/10 đến 25/10 hàng năm.

  1. Đối với sinh viên khoá cũ:

- Thẻ Sinh viên bị hỏng hoặc mất được phòng CT-HSSV cấp cho 01 giấy chứng nhận tạm thời trong thời gian làm lại thẻ.

- Thẻ sinh viên bị hỏng: Sinh viên mang thẻ hỏng, kèm theo ảnh (3x4 cm) và lệ phí đến phòng CT-HSSV để được cấp lại.

- Thẻ sinh viên bị mất: Sinh viên phải làm đơn để được cấp lại thẻ có xác nhận của Khoa, kèm theo ảnh (3x4cm) và lệ phí đến phòng CT-HSSV để được xem xét cấp lại.

- Làm lại thẻ sinh viên được thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm.

3. Thu hồi thẻ sinh viên: Sinh viên phải nộp lại thẻ sinh viên cho Phòng CT-HSSV trước khi hoàn thành các thủ tục rời Trường khi có một trong các quyết định sau:

- Công nhận tốt nghiệp, ra trường.

- Chuyển trường.

- Ngừng học, thôi học.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của HSSV.

a. Giữ gìn, bảo quản tốt thẻ sinh viên được cấp, tránh làm hư hỏng, mất mát.

b. Tuân thủ những qui định về sử dụng thẻ nêu trong phần Những quy định chung.

c. Không được sử dụng thẻ của người khác, thẻ đã hết giá trị sử dụng. Không được cho mượn hay thay đổi bất cứ chi tiết nào ghi trên thẻ.

d. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa Trường khi đeo thẻ để làm những việc vi phạm pháp luật hoặc không đúng với mục đích sử dụng thẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định sử dụng thẻ của Trường.

2. Trách nhiệm của Phòng Công tác HSSV.

a. Tổ chức việc cấp thẻ, cấp lại thẻ, thu hồi thẻ sinh viên theo quy định của Trường.

b. Tổ chức việc thu lệ phí theo quy định của Trường; Phối hợp giáo viên chủ nhiệm lớp, các đơn vị liên quan trong Trường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở HSSV thực hiện đúng quy định về sử dụng thẻ sinh viên.

3. Trách nhiệm của Phòng TTKT&ĐBCLGD.

a. Thanh tra, kiểm tra các lớp HSSV việc thực hiện Quy định sử dụng thẻ sinh viên trong lớp học, phòng thí nghiệm, thực hành.

b. Lập danh sách HSSV không tuân thủ Quy định sử dụng thẻ sinh viên gửi về Khoa để xét hạ điểm rèn luyện.

4. Trách nhiệm của các Khoa, Bộ môn và GVCN các lớp HSSV.

a) Có trách nhiệm phổ biến quy định này; theo dõi, kiểm tra, nhức nhở HSSV các lớp thực hiện nghiêm túc quy định.

b) Tổng hợp, đánh giá tình hình sử dung thẻ sinh viên của tập thể lớp để làm cơ sở cho việc đánh giá điểm rèn luyện và xét thi đua khen thưởng cho cá nhân và tập thể lớp.

5. Xử lý vi phạm về việc quản lý, sử dụng thẻ sinh viên đối với sinh viên và tập thể lớp HSSV.

a. HSSV không tuân thủ quy định đeo thẻ tại thư viện hoặc phòng máy tính, trong lớp học sẽ bị cán bộ phụ trách, giảng viên nhắc nhở và mời ra khỏi phòng, lớp học đồng thời bị hạ điểm rèn luyện theo quy định đánh giá kết quả rèn luyện của Trường.

b. HSSV bảo quản thẻ không tốt, làm hư hỏng hoặc mất thẻ, không đeo thẻ theo quy định sẽ bị hạ điểm rèn luyện cuối mỗi học kỳ, năm học theo quy định.

c. Không xét khen thưởng danh hiệu tập thể cho lớp sinh viên có từ 05 sinh viên trở lên làm mất thẻ phải cấp lại thẻ trong mỗi kỳ học.

d. Mọi vi phạm về sử dụng thẻ sinh viên đều được xem xét trừ vào thành tích thi đua cuối học kỳ, cuối năm học của cá nhân và tập thể lớp HSSV. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định./.



IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Hiệu lực thi hành

a, Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

b, Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vấn đề mới, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo (qua Phòng CT-HSSV) để tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng giải quyết.

2. Trách nhiệm thi hành.

Trưởng các đơn vị có liên quan, cán bộ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên chịu trách nhiệm thi hành quy định này.



HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)


TS. Phạm Việt Bình

E. Quy định tổ chức đánh giá hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trình độ Đại học, Cao đẳng chính quy của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 520/QĐ-ĐHCNTT&TT ngày 16/6/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Quy định này cụ thể hóa một số nội dung từ các yêu cầu và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông:

Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy định công tác Học sinh - Sinh viên Đại học Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số 809/QĐ-ĐHTN ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên.

1.2. Quy định này áp dụng cho sinh viên đại học, cao đẳng chính quy Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông có hiệu lực từ năm học 2014 – 2015.



Điều 2. Mục đích

2.1. Bổ trợ kiến thức, rèn luyện, bổ sung kỹ năng mềm và kinh nghiệm sống cho sinh viên, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, giúp sinh viên trở thành những con người toàn diện.

2.2. Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, tình nguyện vì cộng đồng, nhân ái, tương trợ và chủ động góp sức trẻ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, gia đình và xã hội.

2.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên khi tham gia các hoạt động lao động theo nghĩa vụ, hoạt động đoàn thể, hội thảo và các công tác ngoại khóa khác của nhà trường.

2.4. Việc đánh giá Hoạt động ngoại khóa nhằm ghi nhận quá trình rèn luyện của sinh viên trong suốt quá trình học, được ghi lại trong hồ sơ sinh viên.

Điều 3. Nội dung Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa (viết tắt là HĐNK) là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Sinh viên có thể tham gia HĐNK ở trường hoặc ngoài xã hội với nhiều nội dung khác nhau.

3.1. Các hoạt động ngoại khóa do nhà trường, Đoàn thanh niên, lớp, chi đoàn tổ chức có tính chất bắt buộc:

+ Tham gia các buổi lễ, theo triệu tập của nhà trường: Lễ khai giảng, lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, ngày kỉ niệm thành lập trường, tuần sinh hoạt chính trị đầu năm, các buổi hội thảo, các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động tư vấn nghề nghiệp, các buổi đối thoại…

+ Tham gia các buổi lao động vệ sinh môi trường theo nghĩa vụ

+ Tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên triệu tập theo chỉ tiêu phân theo lớp, chi đoàn.

+ Tham gia các hoạt động của lớp, chi đoàn tổ chức có giáo viên chủ nhiệm.

+ Tham gia các HĐNK theo yêu cầu khác.

3.2. Các HĐNK được sinh viên tham gia hoặc chủ động tổ chức không mang tính chất bắt buộc:

+ Hoạt động thể dục - thể thao: Do các Câu lạc bộ (viết tắt là CLB), tổ, đội, nhóm về bóng đá, bóng chuyền, biểu diễn các chương trình văn nghệ trong và ngoài trường; các CLB, tổ, đội, nhóm về năng khiếu như đàn, kèn, jazz, chơi cờ, ảo thuật, hiphop…

+ Công tác xã hội – tình nguyện: Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, tự quản KTX, quản trị các diễn đàn, mạng xã hội của trường; các hoạt động công ích tại địa phương nơi cư trú, hoạt động quyên góp, cứu trợ vùng thiên tại, vùn sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn; các hoạt động từ thiện, chăm lo cho đối tượng chính sách, người già neo đơn đang điều trị tại các bệnh viện hay tại nhà, dạy học cho các em gia đình khó khăn, trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ…

+ Hoạt động học thuật: các CLB – diễn đàn về tiếng Anh, CLB học thuật chuyên ngành; đội tuyển Olympic, tay nghề và các đội thi khác.

3.3 Căn cứ vào năng lực sở trường của mình, sinh viên chủ động tìm kiếm các HĐNK phù hợp do các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức. Các đơn vị trong trường sẽ tư vấn và hỗ trợ để tổ chức các HĐNK cho sinh viên. Khuyến khích sinh viên đề xuất thành lập các CLB, tổ, đội, nhóm sinh viên để HĐNK. Sinh viên có quyền tham gia HĐNK ở bất kì tổ chức hợp pháp nào nếu có điều kiện.

Điều 4. Nguyên tắc đánh giá điểm, thời gian đánh giá và phân loại kết quả HĐNK

Điểm đánh giá các HĐNK trong toàn khóa học được tính bằng tổng điểm của tất cả các HĐNK, đồng thời có sự cân bằng giữa học tập và HĐNK, Nhà trường quy định khung điểm tối thiểu phải đạt được cho mỗi sinh viên. Khung điểm này đảm bảo mức độ tham gia HĐNK của sinh viên, khuyến khích sinh viên tham gia tăng cường vào những năm đầu và giảm ở năm cuối khóa.



4.1. Điểm tối thiểu/tối đa:

+ Điểm tối thiểu cho sinh viên các ngành học với thời gian đào tạo 5 năm: 200 điểm.

+ Điểm tối thiểu cho sinh viên các ngành học với thời gian đào tạo 4 năm: 150 điểm.

+ Điểm tối thiểu cho sinh viên các ngành học với thời gian đào tạo 3 năm: 100 điểm.

+ Điểm tối đa: Không giới hạn mức điểm tối đa.

4.2. Khung điểm đánh gia các hoạt động:

a. Các hoạt động ngoại khóa do nhà trường, Đoàn thanh niên, lớp, chi đoàn tổ chức có tính chất bắt buộc:

STT

Hoạt động

Điểm/Hoạt động



Tham gia các buổi lễ, tham dự theo triệu tập của nhà trường

5



Tham gia các buổi lao động vệ sinh môi trường

10



Tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên triệu tập theo chỉ tiêu phân theo lớp, chi đoàn

5



Tham gia các hoạt động của lớp, chi đoàn tổ chức có giáo viên chủ nhiệm

10

b. Các HĐNK được sinh viên tham gia hoặc chủ động tổ chức không mang tính chất bắt buộc:

STT

Hoạt động

Điểm/Hoạt động



Hoạt động thể dục – thể thao

5



Công tác xã hội – tình nguyện (tính theo ngày)

10



Hoạt động học thuật

5

c. Các hoạt động khác:

Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi hoạt động, bộ phận chịu trách nhiệm quản lý HĐNK sẽ đánh giá và cho điểm đối với từng hoạt động, tối thiểu 5 điểm và tối đa 50 điểm.



4.3. Thời gian đánh giá kết quả tham gia HĐNK

1. Việc đánh giá kết quả của HĐNK của từng sinh viên được tiến hành theo từng năm học và toàn khóa học.

2. Kết thúc năm học, sinh viên sẽ nhận được tổng điểm HĐNK đã tích lũy được cho tới hết năm học đó để làm cơ sở chuẩn bị cho việc tham gia HĐNK của năm sau.

3. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ nhận được kết quả xếp loại HĐNK của toàn khoá học.



4.4. Phân loại kết quả HĐNK

Kết quả HĐNK được phân thành các loại: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình và không đạt. Xếp loại HĐNK được tính theo thời gian học, quy định cụ thể theo bảng dưới đây:



STT

Xếp loại

Điểm

Hệ 3 năm

Hệ 4 năm

Hệ 5 năm



Xuất sắc

>= 250

>= 300

>= 350



Tốt

200 – 249

250 – 299

300 - 350



Khá

150 – 199

200 – 249

250 – 299



Trung bình

100 – 149

150 – 199

200 – 249



Không đạt

0 - 99

0 - 149

0 - 199


tải về 8.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương