PHẦn I giới thiệu chung về trưỜng đẠi học công nghệ thông tin & truyềN thông đẠi học thái nguyên giới thiệu về Trường


Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị



tải về 8.31 Mb.
trang6/41
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích8.31 Mb.
#20546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị

5.1. Trách nhiệm của Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên

+ Quản lý về nội dung, kết quả thực hiện chương trình HĐNK và thực hiện chương trình HĐNK và thực hiện công tác lưu trữ, thống kê kết quả tích lũy số điểm HĐNK của sinh viên;

+ Quản lý, giám sát, kiểm tra các HĐNK do phòng chủ trì tổ chức;

+ Phối hợp với ĐTN lập chương trình HĐNK cho từng năm học. Thông báo nội dung và kết hoạch triển khai chương trình tới sinh viên.

+ Chủ trì tổ chức đánh giá HĐNK từng năm, toàn khóa học và thực hiện đánh giá, cấp chứng nhận để làm điều kiện xét tốt nghiệp cho sinh viên.

5.2. Trách nhiệm của Đoàn thanh niên

+ Lập chương trình HĐNK từng năm học, triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện HĐNK trong và ngoài trường (các hoạt động do Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm); đánh giá và xác nhận cho sinh viên đã tham gia các HĐNK do Đoàn thanh niên tổ chức.

+ Hướng dẫn thành lập các CLB, tổ, đội, nhóm sở thích theo đề nghị của sinh viên;

+ Liên hệ, tìm kiếm, giới thiệu thông tin các địa chỉ có thể tổ chức HĐNK nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoàn thành chương trình HĐNK theo quy định;

+ Kiểm tra, giám sát và chủ trì đánh giá kết quả hoạt động của các CLB, tổ, đội, nhóm theo từng năm học.

+ Tham gia vào tổ đánh giá HĐNK cuối năm.



5.3. Trách nhiệm của các Khoa, Bộ môn, Phòng, Trung tâm liên quan:

+ Phối hợp với phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Đoàn thanh niên tổ chức các HĐNK;

+ Gửi danh sách, kết quả tham gia các hoạt động của sinh viên khi tổ chức các hoạt động hoặc huy động sinh viên tham gia.



5.4. Trách nhiệm của Giáo viên chủ nhiệm và các lớp:

a. Trách nhiệm của Giáo viên chủ nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và gửi số liệu tổng kết HĐNK của sinh viên đảm bảo tính chính xác;

+ Phối hớp với Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Đoàn thanh niên tổ chức cho sinh viên tham gia HĐNK;

+ Tham gia vào việc đánh giá HĐNK cuối năm.



b. Trách nhiệm của các lớp sinh viên:

+ Ban cán sự Lớp, Ban chấp hành Chi đoàn có trách nhiệm thông báo HĐNK vào đầu năm học và tổng hợp, thống kê số liệu minh chứng về việc sinh viên tham gia HĐNK.

+ Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả HĐNK.

Điều 6. Quy trình đăng kí

6.1. Đối với các hoạt động bắt buộc do nhà trường, Đoàn thanh niên yêu cầu:

+ Sinh viên nhận thông tin từ nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp.

+ Sinh viên đăng kí với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp để tham gia HĐNK

+ Giáo viên chủ nhiệm gửi danh sách cho các Khoa, Bộ môn trực thuộc.

+ Các Khoa, Bộ môn trực thuộc kết hợp với Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả và gửi danh sách về Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên

6.2. Đối với các HĐNK do Đoàn thanh niên tổ chức không mang tính chất bắt buộc:

+ Sinh viên chủ động vào website của Đoàn thanh niên để đăng kí trực tuyến hoặc thông qua cán bộ lớp để đăng kí trực tiếp với Văn phòng Đoàn thanh niên.

+ Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm tổ chức, đánh giá và gửi kết quả về Phòng Công tác – Học sinh – Sinh viên.

6.3. Đối với các HĐNK do Lớp, Chi đoàn tự tổ chức:

+ Giáo viên chủ nhiệm đăng kí với Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên theo mẫu (mẫu HĐNK-01)

+ Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên kiểm tra và xác nhận đồng ý cho Lớp, Chi đoàn sinh viên được tổ chức HĐNK.

+ Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá HĐNK của sinh viên và gửi kết quả về Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.



6.4. Đối với các HĐNK do sinh viên tự tổ chức theo CLB, tổ, đội nhóm:

+ Đại diện nhóm sinh viên đăng kí với Đoàn thanh niên theo mẫu (mẫu HĐNK-02)

+ Đoàn thanh niên kiểm tra và xác nhận đồng ý cho sinh viên tổ chức HĐNK

+ Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm đánh giá HĐNK của sinh viên và gửi kết quả về Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.



6.5. Đối với các HĐNK sinh viên tham gia bên ngoài trường và các HĐNK khác:

+ Trước khi tham gia, sinh viên xin giấy giới thiệu của Đoàn thanh niên theo (mẫu HĐNK-03).

+ Sinh viên xin xác nhận của các đơn vị tổ chức HĐNK bên ngoài trường (có chữ kí và đóng dấu xác nhận) và nộp lại cho Đoàn thanh niên.

+ Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm đánh giá hoạt động và gửi kết quả cho Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.

Điều 7. Minh chứng đánh giá

+ Danh sách điểm danh tham gia các HĐNK do các Khoa, Bộ môn, Phòng ban, Trung tâm và Đoàn thanh niên với các HĐNK có tính chất bắt buộc.

+ Danh sách điểm danh các buổi lao động do đơn vị quản lý công tác lao động.

+ Giấy xác nhận của Đoàn thanh niên với các HĐNK do Đoàn thanh niên quản lý.

+ Danh sách sinh viên có xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm với các HĐNK do lớp tự tổ chức.

+ Giấy xác nhận của các đơn vị hợp pháp ngoài trường có chữ kí, đóng dấu đối với các HĐNK do sinh viên tự tham gia.



Điều 8. Quy trình đánh giá

+ Kết thúc mỗi hoạt động các đơn vị, cá nhân liên quan gửi danh sách sinh viên tham gia hoạt động về Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.



+ Tổ đánh giá HĐNK chịu trách nhiệm tổng hợp, xét điểm HĐNK cho sinh viên.

+ Tổ đánh giá HĐNK thông báo công khai điểm HĐNK cho sinh viên theo từng năm.

+ Tổ đánh giá HĐNK giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của sinh viên (nếu có).

Điều 9. Sử dụng kết quả HĐNK

9.1. Sinh viên năm cuối chưa hoàn thành đủ số điểm HĐNK, Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên đưa vào danh sách chưa hoàn thành thủ tục tốt nghiệp theo quy định và các sinh viên này phải bổ sung đủ số điểm theo quy định mới được công nhận tốt nghiệp.

9.2. Kết thúc khóa học, sinh viên hoàn thành đủ số điểm tích lũy HĐNK theo quy định sẽ được nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành có ghi xếp loại HĐNK. Đây là điều kiện tiên quyết để xét công nhận tốt nghiệp.

9.3. Những sinh viên có kết quả xếp loại HĐNK xuất sắc sẽ được nhà trường xem xét cấp “Giấy khen cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động ngoại khóa”, kèm theo các thành tích nổi bật trong HĐNK để sinh viên bổ sung và hồ sơ xin việc.



Điều 10. Thời gian thực hiện và đối tượng áp dụng

10.1. Thời gian thực hiện: Quy định này được áp dụng từ Học kì 1 năm học 2014 – 2015.

10.2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng cho các sinh viên đại học chính quy bắt đầu từ Khóa XI và Cao đẳng chính quy khóa XIII;

10.3. Đối với sinh viên học tập trước thời gian ban hành quy định này, số điểm HĐNK tối thiểu được giảm trừ 50 điểm cho mỗi năm đã học, cụ thể:

+ Đối với sinh viên Khóa XI, hệ 5 năm: 100 điểm, hệ 4 năm: 50 điểm.

+ Đối với sinh viên Khóa XII, hệ 5 năm: 150 điểm, hệ 4 năm: 100 điểm;



Điều 11. Kinh phí tổ chức HĐNK

11.1. Các hoạt động do nhà trường tổ chức sử dụng nguồn kinh phí theo kế hoạch hàng năm.

11.2. Các hoạt động do các Lớp, CLB, tổ, đội, nhóm tự tổ chức được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Đoàn thanh niên.

11.3. Các hoạt động bên ngoài trường, các hoạt động khác tùy theo điều kiện thực tế để huy động nguồn kinh phí trực tiếp từ sinh viên hoặc các tổ chức bên ngoài.



Điều 12: Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung quy định

12.1. Căn cứ vào Quy định này, Trưởng Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Chi đoàn và các Khoa, Bộ môn, Phòng ban, Trung tâm có liên quan cùng phối hợp phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung tới từng cán bộ, sinh viên và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện.

12.2. Quy định này gồm 12 điều. Trong quá trình thực hiện, Quy định sẽ sửa đổi phù hợp với các Quy định về quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Việc sửa đổi, bổ sung quy định do Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên chủ trì xem xét, đề xuất với Hiệu trưởng nhà Trường quyết định cho bổ sung, sửa đổi.




HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS. TS. Phạm Việt Bình

Chương II: Các chế độ chính sách có liên quan đến

học sinh – sinh viên
A. Trích nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 49/2010/NĐ-CP.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015  bao gồm:

1. Các cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

2. Các cơ sở giáo dục khác được quy định tại Điều 69 của Luật Giáo dục.

Điều 2. Học phí

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục.



II. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Điều 3. Đối tượng không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp.



Điều 4. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

3…

4…



5...

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh.

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Điều 5. Đối tượng được giảm học phí

1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

b)...

c) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp.



Điều 6. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập…

Điều 7. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1.Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

2. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí (Mức cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo các nhóm ngành nghề được quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ). Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP tương ứng với các nhóm ngành, nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học).

3. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác... thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.



Điều 8. Không thu học phí có thời hạn

1. Khi xẩy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai.

2. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục trong các trường hợp đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này được cân đối trong ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.



III. QUY ĐỊNH HỌC PHÍ

Điều 10. Nguyên tắc xác định học phí

1…

2. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.



3. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.

4. Cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí. Các cơ sở giáo dục phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm non và phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học) đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.



Điều 11. Khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông …

Điều 12. Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

1. Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:



Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên

Nhóm ngành

Năm học 2010 -2011

Năm học 2011 -2012

Năm học 2012 -2013

Năm học 2013 -2014

Năm học 2014 -2015

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;

nông, lâm, thủy sản



290

355

420

485

550

2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

310

395

480

565

650

3. Y dược

340

455

570

685

800

2. Mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau:

Trình độ đào tạo

Hệ số so với đại học

1. Trung cấp chuyên nghiệp

0,7

2. Cao đẳng

0,8

3. Đại học

1

4. Đào tạo thạc sĩ

1,5

5. Đào tạo tiến sĩ

2,5

 3. Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập quy định như sau:

Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng/học sinh, sinh viên

TÊN MÃ NGHỀ

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

TCN

CĐN

TCN

CĐN

TCN

CĐN

TCN

CĐN

TCN

CĐN

1. Báo chí và thông tin; pháp luật

200

220

210

230

230

250

240

260

250

280

2. Toán và thống kê

210

230

220

240

240

260

250

270

270

290

3. Nhân văn: khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội

220

240

230

250

250

270

260

290

280

300

4. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

250

290

270

310

280

330

300

350

310

360

5. Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

280

300

300

320

310

340

330

360

350

380

6. Nghệ thuật

310

340

330

360

350

390

370

410

400

430

7. Sức khoẻ

320

350

340

370

360

390

380

420

400

440

8. Thú y

340

370

360

400

390

420

410

440

430

470

9. Khoa học sự sống; sản xuất và chế biến

350

380

370

410

390

430

420

460

440

480

10. An ninh, quốc phòng

380

410

400

440

430

460

450

490

480

520

11. Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật

400

440

430

470

450

500

480

530

510

560

12. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

410

450

440

480

460

510

490

540

520

570

13. Khoa học tự nhiên

420

460

450

490

480

520

500

550

530

580

14. Khác

430

470

460

500

490

540

520

570

550

600

15. Dịch vụ vận tải

480

530

510

560

540

600

570

630

600

670

4. Học phí học đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: được thu theo thỏa thuận với người học nghề.

5. Học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập chương trình đại trà: căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ương quản lý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.

6. Học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ vào chi phí đào tạo, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức thu học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi thực hiện. Riêng đối với các chuyên ngành đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ, mức học phí phải theo khung quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người học biết trước khi tuyển sinh (Trường hợp người học thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước sẽ cấp bù học phí theo mức trần học phí tương ứng với các nhóm ngành, nghề quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP).

7. Học phí theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục và người học.

8. Học phí đào tạo theo tín chỉ: mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:


 Học phí tín chỉ =

Tổng học phí toàn khóa

__________________



Tổng số tín chỉ toàn khóa

Tstraight connector 43straight connector 1ổng học phí toàn khóa  = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.

9. Xác định học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao và đào tạo cho người nước ngoài

a) Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.

b) Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục quyết định.



tải về 8.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương