Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang579/588
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích3.72 Mb.
#1984
1   ...   575   576   577   578   579   580   581   582   ...   588
2/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Đề nghị quan tâm tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và sức gió để mở rộng, phát triển nguồn năng lượng giá rẻ phục vụ cho đời sống của nhân dân, nhất là dân ở các vùng sâu, vùng xa”.

Trả lời (Tại Công văn số 689/BKHCN-VP ngày 28/03/ 2008):

Trước hết, Bộ Khoa học và Công nghệ xin bày tỏ sự đồng tình và chia sẻ quan điểm của các cử tri tỉnh Tây Ninh về việc cần tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Việc phát triển các nguồn năng tượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời và năng lượng gió là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây được coi là nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường, giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu mỏ, khí đốt) đang ngày càng cạn kiệt.

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nhận thức rõ điều này, trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã xác định ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và đề ra mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 30% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.

Trong những năm qua, việc khai thác các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở nước ta bước đầu đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước:

Về sử dụng năng lượng mặt trời, tính đến cuối năm 2007, đã có khoảng 2.000 trạm điện dùng năng lượng mặt trời (pin mặt trời) được lắp đặt trong toàn quốc. Tổng công suất lắp đặt đạt trên 1.500kwp, trong đó phục vụ cho sinh hoạt hộ gia đình, trung tâm văn hoá, trạm y tế, trường học chiếm 35%. (Đặc biệt, có 3 trạm điện mặt trời nối lưới tại Hà Nội (Trung tâm Hội nghị Quốc gia - 154.000WP, Toà nhà Bộ Công Thương - 2.700Wp và Trụ sở Viện Năng lượng – 1.100WP) và trên 100 trạm quan trắc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên điện mặt trời chưa được sử dụng rộng rãi.

Về sử dụng năng lượng gió, cho tới nay, Việt Nam đã vận hành một cột gió phát điện công suất 850 KW ở Bạch Long Vĩ. Rải rác ở một số địa phương đã được lắp đặt các tuốc-bin gió công suất 30KW (tại Hải Hậu, Nam Định), 20KW (tại Tam Kỳ, Quảng Nam), 2KW (tại Đắc Hà, Kon Tum). Bên cạnh đó, đã triển khai các dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15 MW tại bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn), Phù Cát (Bình định) và các trang trại gió quy mô lớn công suất 20 MW tại Khánh Hoà. Ngoài ra, đã lắp đặt trên 800 cột gió phát điện ở hơn 40 tỉnh/thành, tuy nhiên, đa số các cột gió này đều có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng.

Do nhiều nguyên nhân, việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở nước ta vẫn chưa xứng với tiềm năng. Có thể kể tới một số nguyên nhân cơ bản sau:

Giá thành phát điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió (ở tất cả các nước trên thế giới) còn đang cao so với sử dụng năng lượng truyền thống. Ở Việt Nam hiện nay, giá thành phát điện từ các trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió thường cao hơn ít nhất ba lần so với giá điện từ lưới điện quốc gia. Như vậy, việc mong muốn có các nguồn điện giá rẻ để phục vụ đời sống nhân dân chưa thể là hiện thực.

- Ánh nắng mặt trời và gió là những quá trình thời tiết, thay đổi bất thường và không ổn định khiến cho nguồn điện do chúng tạo ra cũng không ổn định, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt nếu trực tiếp nối các nguồn này với các hộ tiêu dùng. Giá thành chỉ rẻ và người dùng chỉ thấy thuận lợi khi các nguồn điện này được đưa vào mạng phân phối quốc gia. Việc hoà mạng từ các trạm điện nhỏ lẻ xa cách các trung tâm lớn, các đường dây tải điện lớn đòi hỏi những khoản đầu tư ban đầu rất lớn và sẽ dẫn đến giá thành của một đơn vị điện năng cao hơn nhiều so với các nguồn điện truyền thống.

Ngành công nghiệp Việt Nam (các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) chưa sản xuất được các tấm bán dẫn pin mặt trời có công suất lớn và hiệu suất chuyển dạng năng lượng cao, còn các nhà đầu tư nước ngoài chưa thấy đây là một lĩnh vực đầu tư sinh tồn nên chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù thời lượng nắng và gió ở Việt Nam là cao. Bên cạnh đó, các trang thiết bị và phụ kiện khác của trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió tuy đã thiết kế được, nhưng chất lượng thấp, gây nhiều khó khăn cho người sử dụng.

- Thiếu các số liệu chính xác trong điều tra, khảo sát, đánh giá, phân vùng nguồn tiềm năng năng lượng mặt trời và gió; thiếu các nghiên cứu đề xuất và lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp để đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.

- Chưa huy động được tối đa các nguồn lực tham gia phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và gió ở Việt Nam.

Để tháo gỡ các khó khăn nói trên, trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp phù hợp và có hiệu quả về phát triển nguồn năng lượng mặt trời và gió, để không chỉ phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân các vùng sâu, vùng xa mà còn góp phần đạt mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.




Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   575   576   577   578   579   580   581   582   ...   588




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương