Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang588/588
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích3.72 Mb.
#1984
1   ...   580   581   582   583   584   585   586   587   588
7/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị xem xét tăng biên chế cho ngành Toà án ở các địa phương, đặc biệt là cấp huyện để đáp ứng với yêu cầu tăng thẩm quyền xét xử và thực hiện cải cách tư pháp. Đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Toà án ở địa phương, đặc biệt là các Toà án cấp huyện chưa được xây dựng trụ sở mới”.

Trả lời (Tại Công văn số 114/TANDTC-TCCB ngày 18 tháng 03 năm 2008):

1- Về việc tăng biên chế cho các Toà án nhân dân địa phương:

Căn cứ vào nhu cầu công việc của toàn ngành Toà án, Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành xây dựng biên chế cho toàn ngành Toà án để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, tại Nghị quyết 716/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 18/6/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổng biên chế toàn ngành toà án là 12.024 người, trong đó: Toà án nhân dân tối cao là 603 người; Toà án nhân dân cấp tỉnh 3.599 người; Toà án nhân dân cấp huyện là 7.822 người. Sau khi có biên chế nêu trên, Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành phân bổ biên chế cho các Toà án địa phương theo nguyên tắc tính trên tỷ lệ vụ án thụ lý và giải quyết, đồng thời đôn đốc các địa phương tuyển dụng công chức theo biên chế được giao. Tính đến nay, đa số các Toà án địa phương đã thực hiện đủ số biên chế được phân bổ, chỉ còn một số Toà án địa phương do nguồn tuyển dụng hạn chế nên chưa tuyển dụng đủ số công chức được phân bổ, toàn ngành hiện còn thiếu số lượng công chức không đáng kể. Hiện tại, với số lượng biên chế của ngành Toà án chưa đáp ứng với được với yêu cầu nhiệm vụ, nhưng Toà án nhân dân các cấp đã tiến hành động viên cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, không để tồn đọng các vụ án xét xử quá hạn luật định. Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, của công tác xét xử, do số lượng các vụ án ngày một gia tăng và đáp ứng việc tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, thì toàn ngành Toà án nhu cầu cần được bổ sung biên chế là cần thiết. Do đó, Toà án nhân dân tối cao đang tiến hành xây dựng kế hoạch biên chế của toàn ngành để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định bổ sung biên chế cho toàn ngành, theo đó biên chế tăng thêm từ nay đến năm 2010 vào khoảng 1.000 người/năm thì mới đáp ứng được yêu cầu xét xử của các Toà án trong tình hình hiện nay.



2- Về việc đầu tư cơ sở vất chất cho ngành Toà án ở địa phương.

Từ tháng 10/2002 Toà án nhân dân tối cao tiến hành nhận bàn giao quản lý các Toà án địa phương từ Bộ Tư pháp chuyển sang, trên cơ sở sơ kinh phí của Chính phủ cấp cho ngành Toà án, Toà án nhân dân tối cao đã giao kinh phí cho các Toà án cấp tỉnh tổ chức mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho công tác xét xử. Đến nay, tuy cơ sở vật chất của ngành Toà án chưa được hiện đại và đáp ứng với nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhưng đa số các Toà án đã được trang bị đủ các phương tiện tối thiểu để làm việc như máy photocopy, điện thoại, máy Fax, bàn, ghế, tủ, diện tích làm việc đã bảo đảm chế độ của cán bộ, công chức theo quy định của Chính phủ (trừ các Toà án đang được xây dựng và chưa được đầu tư xây dựng). Ngoài ra Toà án nhân dân tối cao đang hoàn thiện đề án tin học để trang bị đủ máy vi tính đến từng Thẩm phán Toà án các cấp để phục vụ cho công tác xét xử. Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trong 5 năm qua, Toà án nhân dân tối cao đã đầu tư cho 36/64 trụ sở Toà án cấp tỉnh (trong đó xây mới 11; cải tạo mở rộng 25) và 519/678 trụ sở Toà án nhân dân cấp huyện (trong đó xây mới 217; cải tạo mở rộng 302). Về cơ bản các Toà án địa phương đều đã có trụ sở làm việc, những Toà án được đầu tư xây dựng mới trụ sở và phòng làm việc của cán bộ, công chức đã khang trang, rộng rãi. Tuy nhiên, hiện tại toàn ngành còn 14 Toà án cấp huyện chưa được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, còn đang phải đi thuê, mượn với lý do hiện chưa được địa phương cấp đất xây dựng vì các đơn vị cấp huyện này vừa được chia tách hoặc thành lập mới, chưa thông qua được quy hoạch chi tiết với cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Toà án nhân dân huyện Lộc Hà của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay về quản lý ngân sách và quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có Quyết định số 1730/2007/QĐ-TCCB ngày 29/11/2007 phân cấp cho Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh được quyền quản lý ngân sách và vốn đầu tư xây dựng trụ sở đối với TAND cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Để đảm bảo cho các toà án nêu trên sớm có trụ sở làm việc, TANDTC đã chỉ đạo các địa phương nơi có các toà án huyện chưa có trụ sở làm việc, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để xin đất lập kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư, để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc.





Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   580   581   582   583   584   585   586   587   588




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương