Phó Tổng Biên tập ts. Nb. Trần hanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ts. Lê Bích Phương



tải về 3.2 Mb.
Chế độ xem pdf
trang158/166
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2022
Kích3.2 Mb.
#52648
1   ...   154   155   156   157   158   159   160   161   ...   166
nhan to sanh huong den hai long
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
Nâng cao năng lực tự học . . .
Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ – 
BGDĐT về chương tr̀nh các môn lý luận ch́nh 
trị tr̀nh độ đại ḥc và cao đẳng, đào tạo theo 
ḥc chế t́n chỉ với 70% lý thuyết, 30% thảo 
luận. Thảo luận là hình thức dạy học chính khóa 
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như 
vậy, tổ chức tốt các giờ có thảo luận chính là góp 
phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và 
học tập các môn khoa học Mác – Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh.
Tự học và thảo luận có vai trò rất quan trọng 
trong quá trình nắm vững và vận dụng tri thức vào 
cuộc sống. Dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh 
trước hết phải quán triệt quan điểm của Người về 
vai trò của tự học, tự giáo dục và thảo luận.
Thảo luận là một trong những hình thức để 
khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học 
truyền thống (thuyết trình). Thông qua thảo luận, 
sinh viên có điều kiện, môi trường để thể hiện 
sự hiểu biết, năng lực đánh giá vấn đề cũng như 
việc thực hành ứng xử các chuẩn mực đạo đức 
theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quá 
trình chuẩn bị nội dung thảo luận, sinh viên phải 
nghiên cứu bài giảng, tìm tư liệu và xử lý thông 
tin trước khi đưa nội dung ra trước tập thể lớp, 
quá trình này làm cho sinh viên không những 
nắm được kiến thức cơ bản mà còn mở rộng và 
nâng cao sự hiểu biết về nội dung trí thức của 
môn học. Tổ chức thảo luận là cơ hội để sinh 
viên trình bày chính kiến, học hỏi lẫn nhau, cùng 
nhau đối thoại để giải quyết một vấn đề lý luận 
hoặc thực tiễn. Như vậy, thảo luận sẽ nâng cao 
năng lực tự học, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng 
trình bày vấn đề khoa học, góp phần nâng cao 
bản lĩnh chính trị của sinh viên.
Thảo luận đòi hỏi người dạy phải nâng cao 
trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, khả 
năng am hiểu thực tế để phục vụ cho công tác 
giảng dạy. Trong phương pháp tổ chức thảo 
luận, người học – đối tượng của hoạt động 
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động 
“ḥc” – được cuốn hút, tham gia vào các hoạt 
động do người thầy tổ chức và chỉ đạo. Thông 
qua hoạt động này sinh viên sẽ củng cố thêm hệ 
thống tri thức cũng như tự mình tìm kiếm vấn 
đề và các phương án giải quyết trong thực tiễn. 
Hình thức thảo luận phát huy tính tự tin, tích 
cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên không có 
nghĩa là vai trò của người thầy sẽ lu mờ, trái lại 
để thực sự đóng vai trò là người tổ chức thực 
hiện, hướng dẫn sinh viên trong hoạt động học 
tập vai trò của người thầy phải được nâng cao, 
có như vậy mới thực sự là người định hướng các 
hoạt động học tập của sinh viên.
Ưu thế của phương pháp này là: Phát huy 
được tính chủ động, tích cực của người học 
nhiều hơn (lấy người học làm trung tâm); kiến 
thức, kinh nghiệm sẵn có của người học được 
giảng viên tác động, kích thích, làm biến đổi, 
phát triển. Nội dung học tập phải gắn với kinh 
nghiệm sống của bản thân người học. Phát huy 
tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên trong khai 
thác di sản của Hồ Chí Minh, nhất là những vấn 
đề liên quan đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí 
Minh của Đảng ta vào thực tiễn Việt Nam. Bởi 
vì, để chuẩn bị cho tiết thảo luận, sinh viên buộc 
phải tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài 
liệu để có thông tin viết bài thảo luận theo sự 
hiểu biết và quan điểm của bản thân, trong quá 
trình chuẩn bị bài viết sinh viên có điều kiện bày 
tỏ chính kiến của bản thân một cách chủ động, 
luyện tập được cách viết, cách phân tích vấn đề 
logic, chặt chẽ. Quá trình trao đổi, thảo luận vấn 
đề giữa các sinh viên dưới sự hướng dẫn của 
giảng viên, sinh viên bộc lộc năng lực cá nhân 
trước nhiều người, học hỏi lẫn nhau cách trình 
bày, cách diễn đạt, được thực hành khả năng 
trình bày, diễn đạt của bản thân, qua đó lựa chọn 
được cách trình bày, diễn đạt tối ưu, bổ sung 
thêm nhận thức để làm sáng tỏ nội dung thảo 
luận, lý giải, phê phán có cơ sở khoa học, tạo 
thành lòng tin phát huy tính độc lập, tự chủ và 
sáng tạo trong tư duy, trong nhận thức.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – ḥc
Hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng 
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, đa 


144
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
dạng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như 
văn bản, sách báo, số liệu, bản đồ, sơ đồ, hình 
ảnh, âm thanh, phim tư liệu… Đó là những vật 
chất cần thiết để xây dựng những bài giảng sinh 
động, có hai hướng:
+ Khai thác thông tin, tư liệu giảng dạy từ 
internet. Ứng dụng công nghệ để khai thác thông 
tin, tư liệu giảng dạy từ internet là quá trình sử 
dụng công nghệ thông tin với những phần mềm 
tin học hết nối với internet để tìm kiếm, khai 
thác thông tin, tổng hợp thành hệ thống tư liệu 
phục vụ quá trình biên soạn, thiết kế bài giảng 
và giảng dạy. Với việc sử dụng internet để khai 
thác thông tin tư liệu cho phép giảng viên nhân 
chóng tiếp cận nhiều nguồn khác nhau trong 
thời gian ngắn, kết quả được thu thập, xử lý 
nhanh chóng. Kết quả tìm kiếm và thư viện tư 
liệu, giảng viên có thể giới thiệu để sinh viên 
nghiên cứu, học tập.
+ Khai thác tư liệu từ hệ thống băng, đĩa 
tư liệu về Hồ Chí Minh. Ứng dụng công nghệ 
thông tin để khai thác tư liệu từ hệ thống băng 
đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh là quá trình lựa chọn, 
sử dụng các thiệt bị công nghệ để khai thác tư 
liệu từ hệ thống băng, đĩa tư liệu về Hồ Chí 
Minh nhằm phục vụ cho quá trình dạy học môn 
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết 
kế trình bày bài giảng điện tử là quá trình sử 
dụng các phần mềm và phương tiện dạy học để 
xây dựng giáo trình, bài giảng và giảng dạy hệ 
thống giáo trình, bài giảng đó. Việc ứng dụng 
đó tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng 
cường khả năng tương tác, làm việc theo nhóm 
của sinh viên cũng như khả năng tương tác giữa 
giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên 
có thể tiến hành thiết kế bài giảng, điều chỉnh 
nội dung bài giảng một cách nhanh chóng phù 
hợp với từng đối tượng nhóm, lớp học.

tải về 3.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   154   155   156   157   158   159   160   161   ...   166




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương