PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ


- Chặt tan xiềng xích nghiệp chướng bằng sự tu tập chánh pháp của bản thân không phải là ơn cứu rỗi của Thiên Chúa



tải về 239.56 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích239.56 Kb.
#37963
1   2   3   4   5   6

3.3- Chặt tan xiềng xích nghiệp chướng bằng sự tu tập chánh pháp của bản thân không phải là ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
Như vừa trình bày, sức mạnh công phá, chặt tan xiềng xích nghiệp chướng, theo Phật giáo, là con đường tu tập trau dồi chánh pháp, một sự nỗ lực mang tính biện chứng nhân quả, của bản thân từng người, thông qua sự hướng đạo của Đức Phật, chứ không thể là ân cứu rỗi của Thiên Chúa. Một cách dứt khoát, theo Phật giáo, Thiên Chúa không có giá trị cứu rỗi con người, vì tất cả hành vi, sự lành sự dữ của con người là do con người tác tạo, tất con người phải là chủ thể là đối tượng nhận lãnh phản ứng của nó. Thái độ van xin cầu nguyện vào ơn cứu độ không hề có trong nhận thức của người Phật tử thấu hiểu lý nhân quả của Đức Phật đã dạy, nghĩa là quyền năng Thiên Chúa là không có và không thể có. Ác nghiệp tự nó có sức mạnh đổ dồn lên người làm ra nó mà không biết cải hoán. Cũng vậy Thiện nghiệp sẽ có công năng đem lại an lạc, hạnh phúc đến với tác giả của nó. Khi nghiệp quả đã trổ, nghĩa là phản ứng nghiệp đã diễn tiến chín mùi, sự van xin cầu nguyện lại càng trở nên vô nghĩa hơn nữa, Đức Phật dạy:
"Nếu ai làm 10 ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu khẩn van xin, thành kính mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Làm 10 nghiệp ác phải rơi vào đọa xứ. Sự thể như có một người quăng tảng đá vào hồ nước, rồi nhiều người đến cầu khẩn van xin cho tảng đá ấy được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Vì tảng đá, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ như lời cầu khẩn. Cũng vậy, tạo 10 nghiệp ác thì phải rơi vào đọa xứ " (Tương Ưng IV, 313).
Chúng ta thấy hàng loạt những bài kệ, những đoạn Phật ngôn chứa đầy chất chánh kiến và nhân quả tương xứng như vậy trong các bản văn kinh Phật. Điều đó chứng tỏ, cái gọi là "ơn cứu chuộc của Thiên Chúa" là không thể chấp nhận được. Hãy nghe một đoạn Kinh tương tự dưới đây:
"Một người không chú tâm trong sự tu tập, dẫu có khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ, ước muốn ấy nhất định không được toại nguyện" (Tăng Chi III A, 123. Tương Ưng III, 184).
Trong một lần khác, Đức Phật tái khẳng định sự ước muốn nguyện cầu, mong mỏi, nếu trái với tính chất chân lý của nhân quả, nhất định sự ước muốn đó là không cần thiết, vô ích, không thành tựu được một cái gì cả, ngoài sự thất vọng:
“Vắt sữa nơi "sừng" con bò cái

Tìm dầu nơi thùng cát có nước

Dầu ước nguyện cũng không thành tựu.” (Trung Bộ I, 103).
Sự giác ngộ, giải thoát hay chứng đắc trong Phật giáo là kết quả của quá trình dày công tu tập, chặt đốt phiền não, lậu hoặc. Sự tận diệt phiền não là cội nguồn của Niết-bàn, của đạo quả Vô thượng Bồ đề. Nhưng đó không phải là hệ quả của cầu nguyện hay cứu rỗi: "Muốn chứng được Vô thượng Bồ đề mà không đoạn trừ Sát Đạo Dâm Vọng, chẳng khác nào như nấu cát muốn thành cơm, dù trải qua ngàn ức kiếp cũng không thể nào thành tựu được" (Lăng Nghiêm, VI, 234-242). Trong quá trình hướng đến giải thoát của mọi hành giả, Đức Phật đã tuyên bố là Ngài chỉ đóng vai trò của Đạo Sư dẫn đường, không thể ban bố cho chúng ta kết quả giải thoát. Do đó để đạt chân lý giải thoát, chúng ta phải là hành giả tu tập, như bài kệ dưới đây, Đức Phật đã khuyên:
"Hãy tự siêng trau dồi,

Như Lai chỉ thuyết dạy.

Tự hành trì thiền định,

Tự giải thoát ác nghiệp" (PC, 276)


Sự tu tập trên cơ sở nỗ lực của tự thân còn được Đức Phật sánh ví với ốc đảo vững chắc, chính trên cơ sở này hoa tỉnh thức sẽ nở rộ, phiền não nghiệp chướng bị tiêu trừ:
"Hãy tự làm hòn đảo,

Tinh cần gấp sáng suốt,

Trừ cấu uế: thanh tịnh.

Đến thánh địa chư Phật" (PC, 236).


Và Đức Phật cũng lưu ý chúng ta, không phải từ Ngài, không phải từ ân sủng cứu chuộc của Thiên Chúa, không phải do một ai, mà chính do sự tự tu tập của chúng ta dẫn chúng ta đến sự giác ngộ. Có như vậy, sự giác ngộ ấy mới vững chắc:
"Chẳng phải nương người khác,

Mà đạt được Niết-bàn,

Do tự điều, tự nương,

Mà đích đến kiên cố "(PC, 323)


Có thể nói đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Sự khác biệt này cũng khẳng định được niềm tin trong Phật giáo đặt nặng tự tín, cứu độ trong Phật giáo là tự tu tập để giải thoát và thái độ người Phật tử là thái độ dứt khoát, không mong mỏi, rên xiết, nguyện cầu. Do đó không thể đồng hóa Phật giáo với Thiên Chúa giáo. Phật giáo là Phật giáo, còn Thiên Chúa giáo là Thiên Chúa giáo. Vì một đàng đặt nền tảng trên sự chánh tín, giải thoát trên sự tự tu, cứu độ được thực hiện bằng chính mình, còn một đàng đặt cơ sở trên niềm tin và hy vọng vào tình yêu của Chúa, và sự giải thoát là do ân Chúa cứu chuộc. Do đó, nỗ lực đồng hóa Phật giáo với Thiên Chúa giáo của Mục Sư Choan Seng Song quả thực là sai lầm nghiêm trọng và cũng hết sức nguy hiểm.
*

* *
Để tổng kết bài viết này, tôi xin nhắc lại rằng phương pháp luận của Mục Sư Choan Seng Song là phương pháp đồng hóa hai nguyên lý hoàn toàn trái ngược nhau, một đàng của Phật giáo và đàng còn lại của Thiên Chúa giáo làm một. Mưu đồ của việc làm thiếu nghiêm túc, thiếu khoa học này cốt nhằm xuyên tạc một cách công khai, trắng trợn giáo nghĩa của Phật giáo - một nền triết thuyết vượt xa Thiên Chúa giáo từ mọi mặt, nhận thức cho đến sự tu tập giải thoát - để minh họa cuồng tín cho một tình yêu giả tạo, một quyền năng bất thật, một sự hiện hữu rỗng của Thượng Đế. Sau mỗi thuật ngữ, tiêu đề viết về đức Phật và Phật giáo, ông tiến hành đồng hóa với Thiên Chúa giáo để đánh lừa người đọc, nhất là những người có đức tin nhẹ dạ vào cái gọi là "quyền năng thụ tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa," dù trong chân lý, cái ấy là kiến chấp, vọng tưởng, bất thật. Đó là chưa nói đến những thuật ngữ, tiêu đề ông viết về Phật giáo đều là bôi nhọ, tô đen, lệch lạc. Do đó, "Thần Học Kitô Giáo theo Cung Cách Châu Á" của Mục Sư Choan Seng Song cần phải được thẳng thắn lên án, phủ định, nếu không nó là sự đổ vỡ của một nền học thuyết trùng phức, phá sản.


Tỳ-kheo Thích Nhật Từ

(1991)
Viết Tắt và Tài Liệu Tham Khảo:


ĐBNB. = Kinh Đại Bát Niết-Bàn, 2 tập, HT. Thích Trí Tịnh dịch (HCM: Thành Hội Phật giáo Hồ Chí Minh, PL 2510).
Đại Bảo Tích = Kinh Đại Bảo Tích, 11 tập, HT. Thích Trí Tịnh dịch (HCM: Thành hội Phật giáo Hồ Chí Minh, 1988).
Lăng Nghiêm = Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực dịch và lược giải. (HCM: Thành Hội Phật giáo Hồ Chí Minh, tái bản 1993).
PC. = Kinh Pháp Cu HT. Thích Minh Châu dịch (HCM: Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam, 1990).
Pháp Hoa = Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, HT. Thích Trí Tịnh dịch (HCM: Thành Hội Phật giáo Hồ Chí Minh).
Tăng Chi = Tăng Chi Bộ Kinh, 3 tập, HT. Thích Minh Châu dịch (HCM: Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam, 1988).
Tương Ưng = Tương Ưng Bộ Kinh, 5 tập, HT. Thích Minh Châu dịch (HCM: Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam, 1982).
Trường Bộ = Trường Bộ Kinh, 3 tập, HT. Thích Minh Châu dịch (HCM: Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam, 1988).
Trung Bộ = Trung Bộ Kinh, 3 tập, HT. Thích Minh Châu dịch (HCM: Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam, 1988).
Choan Seng Song, Thần Học Kitô Giáo theo Cung Cách Châu ٠(HCM: Ủy Ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1991).

Thích Nhật Từ, Kinh Tứ Thập Nhị Chương và sự Liên Hệ với Kinh Điển Đại Thừa và Tiểu Thừa (HCM: Bản đánh máy, 1990).


Cập nhật: 13-6-2000
Каталог: TCN -> TCNtg
TCNtg -> LỜi nóI ĐẦU
TCN -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)
TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
TCN -> Technical standard
TCNtg -> NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”
TCNtg -> Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn

tải về 239.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương