PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ


IV. Phật giáo du nhập Trung Quốc thế nào?



tải về 239.56 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích239.56 Kb.
#37963
1   2   3   4   5   6


IV. Phật giáo du nhập Trung Quốc thế nào?



1. Sự đồng hóa bất chấp thực tế
Điều gì đã khiến Mục Sư Choan Seng Song, Mục Sư Tin Lành giáo nghiên cứu lịch sử Phật giáo truyền nhập Trung quốc? Có thể trả lời dứt khoát ông không nghiên cứu để mà phục vụ Phật giáo. Ông nghiên cứu để phục vụ cho ý đồ "đồng hóa" ngay từ ban đầu của ông, từ ngữ mà tôi phải bất đắc dĩ lập đi lập lại nhiều lần. Chúng ta hãy đọc những đoạn văn dưới đây sẽ rõ:
Phật giáo Trung Quốc là một bộ phận quan trọng bậc nhất của tôn giáo toàn Á Châu này. Do đó, về mặt lịch sử cũng như thần học, Phật giáo đã thâm nhập đất Trung Hoa ra sao cũng là một vấn đề lý thú như cách thức Kitô giáo chinh phục Châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề này sẽ giúp chúng ta lần ra manh mối để hiểu Thiên Chúa hoạt động ra sao trong lịch sử nhân loại (tr. 166).
Hay một sự mừng thầm hóm hỉnh, đầy dụng ý: "Điều thú vị là cùng một thời Phật giáo vào Trung Hoa, còn Kitô giáo thì xuất hiện ở Palestine. Người Kitô hữu chúng ta nên chú ý sự trùng hợp quan trọng này" (tr. 188). Rốt đến cách đặt vấn đề nặng lòng tiếc nuối an ủi:
"Thế nhưng tin mừng của Thiên Chúa Kitô truyền đi sang Rôma, chứ không sang Hán. Trái lại, Phật hoằng dương đến Hán, chứ không đến Rôma. Phải chăng là vì núi non hiểm trở, sa mạc cách ngăn giữa Ấn Độ và Trung Hoa với Palestine và thế giới dưới quyền kiểm soát của La Mã? Có thể là như thế!" (tr. 170).
Cũng với niềm tin Thiên Chúa Toàn Năng cứu chuộc, ông lại viết: "Mà lạ lùng thay, cái chuyện khác ấy - Kitô giáo trong thế giới phương Tây, lại đi đôi với chuyện Phật giáo ở Trung Quốc, và vì lẽ ấy, ở Châu Á nói chung" (tr. 173).
Không chỉ thế, ông dẫn lời Eusebius, sử gia về lịch sử Giáo hội Thiên Chúa sơ khai, để đồng hóa sự kiện Hán Minh Đế về việc Phật giáo du nhập Trung Quốc (điều mà có lúc ông bảo là dật sử hoang đường - tr. 167) với Constantine, bành trướng Thiên Chúa giáo sang Rôma bằng chiến tranh - hai vấn đề mà từ bản chất, nội dung cho đến thời gian, không gian hoàn toàn khác lạ, không thể là nhau:
Constantine đã thắng trong trận đánh quyết liệt ở cầu Milvian gần Rôma, năm 312, với dấu thập giá phất phới đi đầu đạo quân - dấu ấy ông đã thấy trong một thị kiến khi đang cầu nguyện hôm trước trận đánh. Điều này có làm ta liên tưởng đến truyền thuyết tương tự về giấc mơ của Hán Minh Đế và khởi thủy của đạo Phật tại Trung Quốc chăng? “ (tr. 175).
Kế đến ông còn đối chiếu hai sự thành công trong công cuộc truyền giáo của đạo Phật ở Trung Quốc và đạo Thiên Chúa ở thế giới Hy-La, để kích thích đức tin nhẹ dạ của những tín đồ đạo Kitô vốn tin triệt để vào Thiên Chúa, cho rằng Phật giáo "là một phần Thiên Chúa giáo": Những người Châu Âu theo đạo Kitô chắc không biết mảy may rằng Kitô giáo làm được gì cho thế giới Hy-La, thì Phật giáo cũng làm những điều như thế cho Trung Quốc Nho Lão" (tr. 177). Dưới đoạn văn nầy, để trả lời câu hỏi ông đặt ra là "làm thế nào đạo Phật có thể đạt được kỳ công vĩ đại ấy, nếu không vĩ đại hơn kỳ công đạo Kitô thực hiện tại phương Tây thì cũng không thua kém chút nào?." Ông bảo "nói cho đơn giản, câu trả lời là: ‘Cũng như Kitô giáo, đạo Phật là đạo cứu độ mà điều người ta cần chính là tìm được một con đường cứu độ’ " (tr. 177) mặc dù có thể ông dư biết cứu độ trong Phật giáo là sự nỗ lực tu tập chánh pháp của tự bản thân, trong khi đó "cứu chuộc" trong Thiên Chúa giáo là phát xuất từ Thiên Chúa - cái mà đạo Phật cho là không thể thực hiện được.
Ở một đoạn khác, ông đã phô trương mặc khải truyền đạo của Thiên Chúa rất đa dạng, theo đó, ông quy kết Phật giáo là hình ảnh khác của Thiên Chúa, thì quả thực ông chẳng hiểu chút gì về giáo lý của Phật giáo và cả giáo lý đạo của ông. Đây, ta hãy nghe ông lập luận:
Nếu Thiên Chúa được liên hệ tới phương Tây theo cách thức quá quen thuộc với Kitô hữu chúng ta, thì liệu có thể quan niệm được rằng Thiên Chúa cũng liên hệ tới Châu Á và Châu Phi, dù những cách thức liên hệ không quen thuộc lắm đối với chúng ta.” (tr. 187).
Để thuyết phục những tín đồ đạo Kitô, vốn là những người nhẹ đức tin nơi sự cứu chuộc "giả tạo" của Thiên Chúa, ông lập luận bất chấp sự khác nhau giữa đạo Phật và đạo Ky-tô, và dĩ nhiên càng xa bản chất Phật giáo hơn:
"Việc gì mà Kitô giáo cứ phải là tôn giáo một cỡ? Thần học là hệ thống tin tưởng một kích thước, còn Kitô hữu chúng ta cứ phải là một tín đồ cùng một khổ như nhau?" (tr. 188).
Và trong một đức tin thiếu nền tảng của nhân quả, ông trở nên cuồng tín vào quyền năng giả định của Thiên Chúa, bày ra mặt mũi của ý đồ, cái mà ông đã phải len lỏi một cách vi tế để mà đánh lừa độgiả, dẫn người tin ông đi đến một chân trời mà nơi đó không có một lối thoát thật sự:
"Nếu nơi đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa nói ngôn ngữ chúng ta, thì tại sao chúng ta lại e ngại không dám dùng ngôn ngữ của Phật giáo chẳng hạn?" (tr. 188).
Và:
"Đạo Phật, vốn tin vào sự giải phóng khỏi khổ đau, là sứ điệp quan phòng cho dân Trung hoa đang cơn đau khổ" (tr. 201-202).
Hay:
"Tuy nhiên, có người Kitô hữu vẫn thắc mắc: thế thì tại sao phải là đạo Phật, chứ không phải là đạo Kitô? Xin thưa ngay rằng chúng ta không biết. Chỉ biết mỗi một điều là nhờ Thánh Phaolô, Kitô giáo đã được truyền sang phương Tây, phải hết sức phấn đấu tranh thủ từng bước để cắm rễ vào thế giới Hy-La. Thiên Chúa, đấng tạo thành và cứu chuộc toàn thể thọ tạo như thể hành động trong những thời kỳ đặc biệt này của lịch sử thế giới bằng cả hai tay: tay phải hướng về Châu Âu bằng cách chỉ cho Phaolô truyền đức tin vào Chúa Giêsu Kitô sang Rôma, còn tay trái thì quay về phương Đông bằng cách cho sứ điệp cứu khổ của đạo Phật nhập vào Trung quốc. Nói thế chẳng qua là lấy lòng tin mà ước đoán, chứ thượng trí của Thiên Chúa ai mà dò biết được" (tr. 202).
Tất cả những lời lẽ, ngôn từ này của ông mang sắc thái là gì thì đọc đến đây chúng ta đã rõ. Nhưng điều quan trọng là chân lý của Phật giáo, con đường tuệ giác, giải phóng con người khỏi thần linh, Thượng Đế, có phải là giáo lý của Thiên Chúa giáo, giáo lý lệ thuộc tuyệt đối vào thần linh, Thượng Đế không? Câu trả lời đơn giản mà vẫn đầy đủ ý nghĩa và sự khẳng định là KHÔNG. Tuy nhiên, từ niềm tin nào đó, tín đồ Kitô giáo cứ cho rằng Phật giáo là một phần của Thiên Chúa giáo; sự nhận thức như vậy là tùy. Người ta có quyền lắm chứ. Nhưng đối với người Phật tử, việc đồng hóa như vậy chẳng là cái gì cả, như chính cái gọi là quyền năng thụ tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa vốn chỉ là những giả định trống rổng vô thật. Cũng như Hoa Sen tự nó là Hoa Sen, nhưng nếu ai đó cứ bảo là hoa hồng, hoa cúc để đồng hóa nó với các hoa bình thường, thì có sao đâu. Vấn đề quan trọng là hoa sen không vì thế mà trở thành hoa hồng, hoa cúc, mà nó vẫn nghiễm nhiên siêu việt hơn hoa hồng, hoa cúc vì bản chất siêu việt của hoa sen vốn là như vậy.
2. Hán Minh Đế và Kinh Tứ Thập Nhị Chương, chứng tích Phật giáo du nhập Trung Quốc.
Đề cập về bối cảnh lịch sử cũng như thời gian du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc, Mục Sư Choan Seng Song cho rằng không thể khảo cứu được. Ông viết: "Phật giáo xuất hiện lúc đầu ở Trung Quốc khi nào và như thế nào là chuyện bí mật còn bao trùm" (tr. 167). Tiếp theo đó, ông còn cho rằng: "Những chuyện kể lại thời Phật giáo mới vào toàn là dật sử hoang đường. Trong số đó nổi tiếng nhất là câu chuyện giấc mộng của Hán Minh Đế" (tr. 167). Rồi kế đó cũng chính ông lại lập luận: "Đằng sau truyền thuyết đế mộng này hẳn có ít nhiều sự thật lịch sử" (tr. 168), nhưng nêu lên để rồi ông cho đó là chuyện cường điệu: "Song nếu chắc bất quá nó chỉ là hạnh tích do lòng sùng tín, cốt chứng minh và cường điệu việc vua quan Trung Hoa chấp thuận đạo Phật" (tr. 168). Thế thì khi đọc mấy trang sách chứa những lập luận tự mâu thuẫn của ông (mâu thuẫn này thể hiện rõ ở trang 175) người đọc sẽ thắc mắc rằng "sự thật của vấn đề này là gì? Có đúng với lời ông viết không?" Để vấn đề được sáng tỏ, trước hết chúng ta nên nói về Kinh Tứ Thập Nhị Chương.
Theo Mục Sư Choan Seng Song, Kinh Tứ Thập Nhị Chương là do sứ thần vâng sắc chỉ Minh Đế sang tận Tây Vự飠(theo lời giải mộng của Thái sư Phó Nghi) rước mang về (tr. 167-168). Điều này thật là sai lầm. Nhưng có lẽ ông phải viết như vậy để quy kết sự thật lịch sử là "dật sử hoang đường." Sự kiện Hán Minh Đế có nằm mộng hay không điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta phải biết được rằng Kinh Tứ Thập Nhị Chương không phải do sứ thần đem về, mà do phái đoàn truyền giáo đầu tiên của hai vị cao Tăng người Trung Ấn là Ca-diếp-ma-đằng (Kasyapa Matanga) và Trúc-pháp-lan (Gobhavana). Các Ngài đi sang Trung Quốc dọc theo đường thông thương trên bộ, khởi đầu miền Tây Bắc Ấn đến Peshawar dọc theo Bamiyan và Balkh về hướng đông đến Kashgar xuyên qua Kucha về hướng đông bắc rồi đến Kotan về hướng nam, rẽ sang Đôn Hoàng và vào Trung Quốc. Phái đoàn truyền giáo này mang theo nhiều kinh điển Nam tông và Bắc tông bằng chữ Phạn, trong số đó có 5 bộ Kinh đã được phiên dịch ra tiếng Trung Hoa, riêng Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bộ kinh duy nhất còn lưu truyền cho đến ngày nay. Khi đặt chân đến đất Trung quốc, hai Tôn giả Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan đã được Hán Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 (tức năm 67) tiếp đón nồng hậu và cho xây dựng chùa Bạch Mã (nằm về phía tây thành Lạc Dương), ngôi chùa đầu tiên tại Trung Hoa, vừa làm nơi tàng trữ và dịch kinh, và vừa để kỷ niệm ngày mà ánh sáng chân lý tuệ giải thoát của đạo Phật chiếu và ngự trị ở Trung Quốc. Công trình truyền bá này tuy không mang tầm vóc lớn lao như sau này nhưng nó mở ra một kỷ nguyên mới cho người dân Trung Quốc, kỷ nguyên bắt đầu hé mở bình minh chân lý của Phật giáo.
3. Tại sao đạo Phật thịnh hành ở Trung Quốc mà không phải là đạo Thiên Chúa?
Có thể nhận thức rằng câu hỏi này là trọng tâm bài viết của Mục Sư Choan Seng Song. Câu hỏi nghe như giản đơn nhưng giải thích thấu lý thật chẳng giản đơn chút nào. Để trả lời cho câu hỏi quan trọng này, Mục Sư Choan Seng Song đưa ra các lý do sau đây:
(i) Đạo Phật đã nhanh chóng trở thành một bộ phận tích hợp của cảnh quan tôn giáo và văn hóa Trung Quốc (tr. 175).

(ii) Được Vua chúa biệt đãi (tr. 175).

(iii) Các tu sĩ Phật giáo từng làm cố vấn chính trị, quân sự và ngoại giao (tr. 175).

(iv) Nhờ phù phép thần thông với dân chúng ít học (tr. 175).
Nhưng trong diễn tiến lý luận, ông tỏ ra không nhất quán lắm, khi thì nói thế này, lúc khác lại bảo thế nọ, mà hai lý do trước sau lại trái ngược nhau (xem các trang 176, 177, 178, 179). Do đó, tôi có thể nói thẳng là các giải thích trên không chính xác, không hợp lý. Bởi lẽ, như tôi đã chứng minh ở phần III.1 của bài viết này, Phật giáo, dù là Phật giáo Nam truyền hay Bắc truyền, Ấn Độ hay Trung Quốc, không thể là một bộ phận phân tích tổng hợp của cảnh quan và tôn giáo bản địa (ở đây là Trung quốc). Và chúng ta chỉ cần nghiên cứu nội dung Kinh Tứ Thập Nhị Chương thôi, mà không cần đến nhiều kinh khác, chúng ta cũng đã thấy được nét đặc thù và không thể so sánh được giữa Phật giáo với văn hóa và tôn giáo bản địa Trung quốc. Các giá trị văn hóa, đạo đứ飬 luân lý, triết học, học thuật ... của đạo Phật hoàn toàn mới mẻ, có giá trị nhân bản cao (thậm chí không dừng lại ở Nhân thừa, mà mục đích là cùng hướng đến Phật thừa nhất chân bình đẳng), siêu phóng tột độ, phù hợp với căn cơ muốn tiến bộ trong nhận thức và phát triển nhân cách toàn thiện của người dân Trung Hoa, so với các tiền học thuyết bản địa. Chính từ đặc điểm giáo lý vốn siêu tuyệt, lại có công năng bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến, nên Phật giáo là nguồn thức ăn tâm linh dồi dào cho cả hai hạng người trí thức và bình dân, hay nói đúng hơn, cho mọi đối tượng.
Nhờ ba yếu tố chân vạc nầy, Phật giáo thích nghi nhanh chóng, phát triển rộng rãi và chiếm vị thế độc tôn trên mãnh đất. Trung Quốc nói riêng, Châu Á nói chung. Trong khi đó, chúng ta thừa biết dù Thiên Chúa giáo có nhiều nỗ lực đầu tư cho sự phát triển mở rộng tôn giáo mình ở mảnh đất này bằng nhiều chủ trương, tài lực và nhân lực, nhưng vì ngay bản chất tôn chỉ và giáo nghĩa, nó không có được một trong các đặc tính trên, nên nó không thể phát triển rộng rãi. Và hơn thế nữa, sự truyền bá và bành trướng Thiên Chúa giáo, phần lớn được thực hiện bằng một cái gì đó không hòa bình, lành mạnh.

V. Nghiệp và cách chặt tan xiềng xích này.
1. Từ một "tất định luận" . . .
Trong 15 trang còn lại của bài viết, Mục Sư Choan Seng Song dành trọn cho vấn đề Karma – Nghiệp - trong Phật giáo. Nhưng trên thực tế, ông không trình bày Nghiệp theo nội dung giáo huấn của Đức Phật qua các kinh điển. Ông diễn tả nghiệp như một "tất định luận" - điều mà Đức Phật đã từng lên án và bỏ ra biết bao công sức lẫn thời gian thuyết pháp nhằm gột bỏ, tẩy sạch "chất nhơ nguy hại của quan niệm tà kiến" này.
Mở đầu cho một "tất định luận," Mục Sư Choan Seng Song viết: "Từ nguyên thủy đã có Karma" (tr. 188). Nhưng thật ra nhận thức về Karma có gốc nguồn từ nguyên thủy, là thuyết Nghiệp khổ của Bà-la-môn giáo Cổ Ấn, cũng chính là thuyết "nguyên tội, tông tội" của Thiên Chúa giáo. Phật giáo hoàn toàn phủ bác nhận thức phi nhân quả như vậy. Từ tận đáy lòng của người cầm bút, Mục Sư Choan Seng Song còn muốn biến học thuyết Nghiệp trong Phật giáo thành một cái gì đó như là một quyền năng không thể tránh khỏi, vì theo ông, Nghiệp quyết định đời sống tương lai của người ta một cách máy móc khó hiểu. Ông nói: "Kiếp này người ta làm gì, là gì đều do tiền kiếp tạo nên" (tr. 188). Tính chất tất định luận đã đè nặng, khống chế não trạng ông, khiến ông phải nhận xét chung cuộc vô cùng bi quan, đáng khiếp:
Tóm lại, cuộc sống là một đại dương bao la sâu thẳm của ‘Karma’ (nghiệp hải) trong đó mọi loại hữu sinh đều phải kinh qua chuỗi vô tận những nghiệp khổ, luống công đợi chờ giải thoát.” (tr. 189).
Mặc dù không được tốt nghiệp từ một trường tất định luận, nhưng ông Song cứ bị ám ảnh mãi cái gọi là "túc mạng luận," để ông phải bất giác thốt lên tiếng rên xiết buồn thảm trong nỗi niềm tuyệt vọng:
Thế thì sự sống là gì? Có phải là tập hợp các nghiệp quả thừa hưởng từ tiền kiếp và truyền lại cho tương lai không? Lịch sử là gì? Phải chăng là lưới Karma giăng bắt lấy muôn loài trong khổ não và tái sanh.” (tr. 189).
Rồi trong sự bế tắc, bất lực thật sự, ông Song đã nặng lời quy kết cho giáo lý Nghiệp của Phật giáo đã bóp chết sức mạnh cải tạo của con người, như dưới đây, ông nói:

Là điều thân thiết gần gũi với các truyền thống tôn giáo phương Đông, Karma được coi là đặc sản của tư duy Đông Phương điển hình, của đầu óc đã đánh mất sức mạnh và ý chí muốn thay đổi cuộc đời và thế giới. Toàn thể thế giới Phương Đông nằm dưới ách của Nghiệp đành nhẫn nhục thúc thủ chịu đựng. Mọi dân tộc phương Đông thở dài rên xiết, mỏi mòn hy vọng.” (tr. 189).


Từ chỗ không nhận được chân lý Phật giáo, ông bị trói buộc "thời gian, không gian, lịch sử và thế giới quẫn quanh trong vòng tròn tất định luận" (tr. 190, 193, 195). Chẳng những thế ông còn muốn cho: "Toàn thể nhân loại sống dưới bóng Karma, cái nghiệp âm này đủ sức mạnh kết liễu mọi nổ lực con người tìm kiếm tự do, công bằng và nhân ái" (tr. 195). Như vậy nhiều người sẽ tự hỏi ông rên xiết trước túc mạng luận, xem vai trò của Nghiệp như một sự "tất định" không thể tránh được ở tương lai để làm gì? Rõ ràng là để minh họa cho quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa, mặc dù Thiên Chúa không có quyền năng đó, không thể làm được việc đó, và quan trọng hơn, Thiên chúa cũng chưa từng hiện hữu để có được các quyền năng giả định do con người áp đặt lên.
2. Cho đến ý đồ của sự rên xiết: quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa?
Sau khi rên xiết, ông Song đã đi đến kết luận hoàn toàn không có cơ sở cho sự tiến bộ: "Chúng ta không tài nào bứt thủng lưới Nghiệp, chui thoát được" (tr. 197), để từ đó ông kêu cứu đến Thiên Chúa: "Chúng ta cần phải tạo thêm chỗ ở trong linh hồn chúng ta để đáp lại tiếng gọi từ bi nhân ái của Thiên Chúa" (tr. 197). Muốn được như vậy, ông lừa mọi người vào cái gọi là quyền năng giả tạo của Chúa: "Còn Chúa Giêsu, người đã đập tan xiềng xích của Nghiệp bằng sức mạnh không thể chống lại được của Tình Yêu Thương" (tr. 198). Trên cơ sở sai lầm đó, ông "đồng hóa con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ của Phật giáo" là Tin Mừng của Thiên Chúa giáo. "Sứ điệp cứu khổ, thoát khổ này (Phật giáo) đến tai những người bình thường đã trở nên Tin Mừng" (tr. 200). Hay khéo léo đáng sợ hơn: "Đạo Phật vốn tin vào sự giải phóng khỏi đau khổ, là sứ điệp quan phòng cho dân Trung Hoa đang cơn khổ não" (tr. 201-202). Và ông Song còn đồng hóa một cách thô thiển hơn, sai lệch hơn: "Nơi hình thái Phật giáo Đại thừa, cái phần nhân loại cao cả nhất mà sức mạnh quyền năng của Thiên Chúa tác động đến đã được mặc khải hiển lộ" (tr. 202).
Còn nhiều lý luận nhất hóa, đẳng thức hóa bất chấp thực tế, bất chấp dư luận, để đạt mục đích xuyên tạc, hạ thấp Phật giáo. Ông viết:
Tại Trung Quốc và các nước Á Châu khác, nơi dân chúng sùng mộ Đại thừa Phật giáo, thì các vị Bồ Tát rao giảng sứ điệp từ bi chính là ngôn sứ của niềm tin, lòng hy vọng và tình thương" (tr. 203).
Ông đã đánh đồng từ bi của Phật giáo với tình yêu của Thiên Chúa:
Lòng từ bi vĩ đại của một Bồ-tát phải là tấm lòng gần gũi với lòng Thiên Chúa ... Chính tấm lòng yêu thương, con tim từ bi ấy đã mở ra những con đường mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với mọi tạo vật. Tấm lòng ấy đủ sức cứu vớt những ai sa xuống vũng lầy của gian truân đau khổ.” (tr. 204).
Dù tốn nhiều thời gian, giấy mực, nói quàng xiên, nói tráo trở, nói vọng, nói tà, ông Song vẫn tiếc nuối cái quyền năng giả tạo của Thiên Chúa không được thực hiện thành công ở Châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng, vì lẽ, trong chân lý, Thiên Chúa còn không được chấp nhận, nói gì là chuyện cứu chuộc:
Trong thánh ý quan phòng của Thiên Chúa, Đạo Phật đã thu phục được lòng người Trung Hoa. Song không phải vì vậy mà Trung Hoa vuột khỏi tay Thiên Chúa. Chắc chắn là không. Xuyên qua bao nỗi thăng trầm, được thua của đạo Phật, dân tộc Trung Hoa đã biết được, trong dòng lịch sử lâu đời của họ, rằng có một quyền năng vĩ đại hơn sức mạnh của sự dữ, lớn lao hơn sức mạnh của sự hủy diệt, đó là sức mạnh của tình yêu (Thiên Chúa) (tr. 206).
3. Còn chân lý về Nghiệp của Phật giáo thế nào?
Sau khi chúng ta đã đi giáp vòng sự phân tích về Nghiệp lệch lạc, sự đề cao quyền năng giả dối của Thiên Chúa, sự đồng hóa tào tạp giữa giáo lý phá chấp của Phật giáo với giáo lý chấp mê của Thiên Chúa giáo, của Mục Sư Choan Seng Song, chúng ta hãy trở về với cội nguồn chân lý về Nghiệp của Phật giáo.
3.1- Định nghĩa khái quát.
Một cách khái quát nhất, không phải là từ Thượng Đế, mà do từ con người nhận thức, Nghiệp là những hành vi tạo tác, là những hành động thi thố trong mọi lãnh vực cuộc sống, dưới ba cơ năng: ý nghĩ, ngôn ngữ và thân hành. Nghiệp không chỉ giới hạn trong hành vi cụ thể được thi thố như lời nói và sự tạo tác, mà còn bao gồm luôn những ý tưởng, ý niệm, sự tư duy, nhận thức. Ý nghĩ được gọi là Nghiệp, gồm hai trường hợp: thứ nhất là hình ảnh của một năng lực hành động tiềm ẩn, là chất xúc tác dẫn khởi hành vi cụ thể; thứ hai, ý nghĩ cũng là một hành động cụ thể biểu hiện dưới dạng thức năng lực vô hình nhưng vô cùng mạnh mẽ như sóng điện từ hay dòng điện, chẳng hạn lòng bi-trí-dũng, chánh kiến, tỉnh thức ... (thiện nghiệp của ý) hay các tâm lý vẩn đục tham lam, sân hận, si mê, trạo hối, hôn thùy, hoài nghi chánh pháp ... (ác nghiệp của ý). Con người là chủ thể nhận thức, tác tạo ra Nghiệp. Tùy theo tính chất và kết quả của sự biểu hiện, mà Nghiệp được phân định là thiện hay là ác. Thiện nghiệp là những hành vi tạo tác mang tính chất sáng suốt, lợi ích, hướng đến tiến bộ giải thoát. Ác nghiệp là những hành vi tạo tác đeo mang tính chất vô minh, bất lợi ích, chướng ngại con đường hướng đến tiến bộ giải thoát cho mình và người.
Trong rất nhiều kinh điển, Đức Phật đã khai thị cho chúng ta thấy được Nghiệp là do chính con người tạo tác, do đó chính con người ấy phải gặt hái kết quả tạo tác đó đem lại:
Này các Tỳ-kheo, các chúng sanh là chủ của Nghiệp, là thừa tự của Nghiệp, là sanh căn của Nghiệp. Phàm chúng sanh nào tạo tác hành vi gì, thiện hay ác, chính họ phải gặt hái những kết quả của những hành vi đó" (Tăng Chi III, 549).
Đức Phật nhấn mạnh đến tính chất tự tạo và tự thọ của Nghiệp để giúp cho con người ý thức hành vi cuộc sống của mình. Nhờ ý thức sáng suốt này, con người trở nên thận trọng trong lời nói, ý nghĩ việc làm, qua đó tạo ra hạnh phúc thật sự cho cuộc sống. Kinh Tăng Chi còn cho thấy Nghiệp tức hành vi tạo tác của ta, do ta làm, chứ không phải do thân nhân hay Thiên Chúa. Như vậy, tội, tức các hành vi ác nghiệp, là do bản thân ta gây nên, không thể là "tông tội", "nguyên tội." Do đó, còn gì hợp lý và xứng đáng cho bằng, tự mỗi chúng ta phải tu tập thiện, từ bỏ ác, cải tạo ác:
Chính do con người phóng dật, con người đã làm các điều ác về thân, về lời, về ý nghĩ. Ác Nghiệp của con người, chính do con người ý thức tạo tác, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bà con huyết thống, bà con thân hữu làm, không phải chư Thiên, Phạm Thiên [Thiên Chúa] làm. Ác Nghiệp ấy, chính do con người tự nó làm, nó sẽ lãnh hái quả dị thục đau khổ của Ác Nghiệp đó.” (Tăng Chi I, 155).

Từ chân lý có thể nhận thức được, có thể chấp nhận được là Nghiệp của ai thì do chính người đó tạo tác và do đó, cũng chính người đó phải lãnh nhận kết quả tạo tác của mình. Đức Phật hướng dẫn con người đến chỗ từ bỏ hoàn toàn mọi ác nghiệp về thân, lời, ý nghĩ và dũng mãnh tô bồi tất cả những thiện nghiệp với một tiến độ tinh tấn và sáng suốt. Đây chính là chân lý, là mục đích, là giáo nghĩa về nghiệp của Phật dạy:


"Khổ lụy thay, này các Tỳ-kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các pháp ác, bất thiện và mục đích lớn bị suy giảm. An lạc thay, này các Tỳ-kheo, là người sống tinh cần tinh tấn các thiện pháp, viễn ly các ác bất thiện pháp và mục đích lớn được viên mãn.

Này các Tỳ-kheo, không phải với cái hạ liệt với nỗi lòng cầu nguyện, có thể đạt được cái cao thượng. Phải bằng những hành vi cao thượng, xa lìa thái độ nguyện cầu, mới đạt được cái cao thượng.

Đáng được tán thán, này các Tỳ-kheo, là phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Đạo Sư. Do vậy, này các Tỳ-kheo, hãy tinh tấn lên để đoạn trừ những ác pháp nào chưa được đoạn trừ, để thực hiện những thiện pháp nào chưa được thực hiện, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Đó là kết quả thành tích của tu học chánh pháp của Như Lai.” (Tương Ưng II, 34).
3.2- Nghiệp được cải hoán bởi chính con người.
Cũng đồng thời chủ trương về Nghiệp, nếu như Bà-la-môn giáo, Thiên Chúa giáo cho rằng Nghiệp là một khối nặng túc mạng, tất định, không thể vẫy vùng nổi, nếu không có bàn tay cứu chuộc của Thiên Chúa, không thể chọc thủng, xé nát được, thì trái lại trong Phật giáo, Đức Phật dạy Karma, hành vi tạo tác được vận động, chuyển hướng, thay đổi theo nhận thức và sự cải tạo hành vi của con người. Chính con người, với nhận thức thiếu sáng suốt đã tạo tác ra các hành vi tổn hại lương tâm, đạo đức, làm đời sống thối hóa, sa đọa, thì cũng chính con người nhờ nhận thức chánh kiến đã tinh chuyên từ bỏ mãi mãi các ác, sự dữ, tô bồi, đắp xây cái thiện, sự tốt làm lại đời sống của mình trở nên thiện ích, tốt đẹp, chứ không do bàn tay mặc khải của Thiên Chúa. Dưới ánh sáng toàn năng của chân lý chánh pháp, Thiên Chúa không có quyền năng thụ tạo và cứu chuộc. Thiên Chúa không thể can thiệp vào đời sống của bất kỳ một ai. Thiên Chúa cũng chỉ là một hợp thể nhân duyên mang tính suy tư và hành động của tính người, nghĩa là Thiên Chúa không thoát khỏi vòng tay bao la, dang rộng của hành vi nhân quả tương xứng. Và vì vậy, cuộc đời của Thiên Chúa bị quyết định bởi sự lành hoặc sự dữ của Thiên Chúa. Trong hành vi sự dữ nếu có, Thiên Chúa sẽ không thể cứu được mình thì làm sao có thể cứu được người khác, do đó, khái niệm "quyền năng thụ tạo, quyền năng cứu chuộc" không có trong Phật giáo, không có trong chân lý cuộc sống.
Nghiệp dưới cái nhìn tỉnh thức viên mãn của Đức Phật là một chuỗi vận hành và được chuyển biến, thay đổi bằng chuỗi vận hành của nghiệp được tạo tác sau đó. Sự dằng co năng lực, vị thế và sự quyết định cuộc sống lành dữ của con người giữa những tạo tác trước và tạo tác sau là một chiến trường cải hoán, phá vỡ, thiêu hủy đập tan xiềng xích của tất định luận hay túc mạng luận của các tôn giáo khác. Chúng ta hãy nghe bài thi kệ của Đạo Phật diễn tả sáng sủa vấn đề này:
"Ai sống trước buông lung,

Sau sống không phóng dật,

Chói sáng rực đời này,

Như trăng thoát mây che" (PC, 172)


Và dễ nhận hơn:
"Ai dùng các hạnh lành,

Làm xóa mờ nghiệp ác,

Chói sáng rực đời này,

Như trăng thoát mây che" (PC, 173)


Tất định luận hay túc mạng luận không hề có trong giáo nghĩa Phật giáo. Ở Kinh Tăng Chi, Đức Phật đả kích, phủ nhận hệ thống tất định luận, túc mạng luận của Bà-la-môn giáo, của những tôn giáo tin thờ vào một Thượng Đế thụ tạo an bài, như một chướng ngại, hay khối vật cản lớn chống lại sự cải tạo tiến hóa của đạo đức cuộc sống con người:
Nếu ai cho rằng, này các Tỳ-kheo, con người phải gặt hái hết kết quả của những hành động trong quá khứ, thì người đó chận đứng đời sống đạo đức và theo đó, con người sẽ không có cơ hội để diệt tận phiền não ác pháp. Này các Tỳ-kheo, ta tuyên bố rằng, quả gặt sẽ tương xứng với nhân đã gieo và con người có thể cải tạo quả đó, nếu nó xấu ác. Do đó sẽ có đời sống đạo đức và con người nhất định dập tắt được phiền muộn.” (Warren, Buddhism in Translations, tr. 219; Tăng Chi I, 248-285).
Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật còn tuyên bố mọi hành vi cuộc sống của con người, mọi sự theo đuổi nghề nghiệp, sự tiến hóa cũng như thối lui của con người gần như toàn thể đều do hành vi trong cuộc sống hiện tại quyết định, chứ không phải là do túc mạng, định nghiệp hay thiên mệnh:
Là cùng đinh, không phải do từ sự sanh trưởng. Là Bà-la-môn, không phải do từ sự sanh trưởng ...

Từ hiện tại, do hành động, người này là cùng đinh.

Từ hiện tại, do hành động, người kia là Bà-la-môn ...

Sự sanh trưởng không làm cho con người được liệt vào Bà-la-môn hay bị loại khỏi Bà-la-môn ...

Do nếp sống hằng ngày tạo ra người nông dân, thương gia hay nô bộc.

Do nếp sống hàng ngày tạo ra binh sĩ, tu sĩ, vua chúa ... hay sự lành và sự dữ v.v...” (Trung Bộ II, Kinh 98, tr.563-564; cũng như ĐBNB II, 302-303, 552-556).
Tất định luận, trong Phật giáo, được xem là nhận thức lệch lạc, tà kiến, có hại cho sự tiến hóa trong mọi lãnh vực cuộc sống, mọi lãnh vực xã hội. Nó là một thứ nhận thức đầy nguy hại, hiểm độc đối với con người. Nó nhốt chặt, xiềng xích con người trong ngục tù của thái độ thụ động, chán nản, chịu đựng mù quáng, để đi đến niềm tin mù mờ và quyền lực cứu rỗi của Thiên Chúa bất toàn. Ta hãy nghe Đức Phật, người đầu tiên đã phá tan gông cùm này, dạy như sau:
"Này các Tỳ-kheo, những ai có kiến chấp như sau: ‘phàm tất cả cảm giác gì mà con người phải lãnh thọ hạnh phúc hay đau khổ, đều do nghiệp quá khứ (Túc mạng luận, Tất định luận). Hay phàm tất cả cảm giác gì mà con người phải lãnh thọ, hạnh phúc hay đau khổ, đều do Đấng Tạo Hóa tạo ra (Thần ý luận).’ Này các Tỳ-kheo, Ta nói với chúng như sau: ‘như vậy thời theo lập luận của các Tôn giả, do "nghiệp nhân quá khứ," do "Đấng Tạo Hóa" con người sẽ trở thành ác độc, trộm cướp, tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác độc, nói phù phiếm, tham lam, sân hận, si mê và tà kiến ...’
Nhưng này các Tỳ-kheo, với những ai dựa vào "Đấng Tạo Hóa," dựa vào "nghiệp quá khứ" cho là lý do chân thật thì nên biết rằng họ là "người tà kiến" và nguy hại hơn nữa là họ sẽ không có ước muốn, không có tinh thần "đây là việc phải làm, đây là việc không nên làm" và họ sẽ sống thất niệm buông lung, tội ác với tâm không hộ trì. Này các Tỳ-kheo, đó là những chủ trương của ngoại đạo, họ vẫn chấp chặt và bảo thủ quan điểm sai lầm ấy" (Tăng Chi I, 195-196; ĐBNB II, 534-543)
Từ đây, chúng ta có thể đi đến kết luận rõ ràng là Mục Sư Choan Seng Song không hiểu gì về triết thuyết Nghiệp của Phật giáo. Chính sự không biết này dẫn ông đến nhận thức lệch lạc cho rằng Nghiệp trong Phật giáo là Tất định luận, là Túc mạng luận, để rồi từ đó ông chạy tìm đến Thượng Đế để van xin kêu cứu, điều mà Phật giáo gọi là bỏ mê này bám víu sang mê khác, bởi vì, quyền năng siêu nhiên của Thượng Đế trong quan niệm của Thiên Chúa giáo không thể cứu chuộc con người dưới cái nhìn chân lý chánh kiến của Phật giáo.
Каталог: TCN -> TCNtg
TCNtg -> LỜi nóI ĐẦU
TCN -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)
TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
TCN -> Technical standard
TCNtg -> NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”
TCNtg -> Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn

tải về 239.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương