ĐÀo tạO: chíNH


“Điều 442: Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân



tải về 431.29 Kb.
trang52/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

“Điều 442: Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân


...
6.Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp biên bản có nhiều trang thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ký vào từng trang biên bản. Nếu có người phiên dịch tham gia thì cũng phải ký vào từng trang của biên bản.”


    1. Đề xuất khác liên quan đến hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
      1. Hoàn thiện Chương VI - Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lời khai được xem là nguồn của chứng cứ mà không có bất kì sự phân biệt nào về lời khai của các chủ thể có tư cách tham gia tố tụng khác nhau. Để lời khai có thể trở thành chứng cứ thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Vì vậy, lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nếu được thu thập theo đúng trình tự thủ tục luật định thì có thể được dùng để làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án.
Tại Chương VI “Chứng minh và chứng cứ” - Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã có quy định thành điều luật cụ thể về lời khai của các chủ thể có tư cách tham gia tố tụng khác nhau như: Lời khai của người làm chứng (Điều 91); lời khai của bị hại (Điều 92); lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (Điều 93); lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Điều 94); lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ (Điều 95); lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm (Điều 96), lời khai của người chứng kiến (Điều 97); lời khai của bị can, bị cáo (Điều 98).
Mặc dù lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng có thể được trở thành chứng cứ vì nó là nguồn của chứng cứ nhưng lại không được quy định cụ thể thành điều luật tương tự như lời khai của các chủ thể trên. Hầu như lời khai của tất cả các chủ thể có tư cách tố tụng đều được cụ thể hóa thành điều luật nhưng lại không có một điều luật nào dành riêng cho lời khai của người đại diện. Theo người viết đây là một thiếu xót của Bộ luật Tố tụng hình sự cho nên người viết tiến hành đề xuất bổ sung một điều luật ghi nhận nội dung về “lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân” trong phần chứng minh và chứng cứ.
Điều này có ý nghĩa trong việc thể hiện sự công bằng, xác định giá trị như nhau giữa lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân với các chủ thể khác vì đều có thể được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án. Đề xuất này cũng nhằm góp phần hoàn thiện hệ quy định pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự, cụ thể là hoàn thiện Chương VI của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Người viết tiến hành đề xuất bổ sung quy định về lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:

tải về 431.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương