ĐÀo tạO: chíNH


“Điều 440. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân



tải về 431.29 Kb.
trang48/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

“Điều 440. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân



2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển ngay phần giấy triệu tập có kú nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy cho một người có đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình để ký xác nhận và gửi cho người đại diện. Cá nhân được giao giấy triệu tập phải có trách nhiệm chuyển giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Nếu không thực hiện có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.
…”

“Điều 4: Giải thích từ ngữ:



l) Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đến địa diểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
…”
Các đề xuất sửa đổi này theo người viết là cần thiết vì: Thứ nhất, nó vẫn giữ đúng theo tinh thần của quy định tại khoản 2 Điều 440 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Vì người có đủ năng lực hành vi dân sự đã bao gồm điều kiện chủ thể này là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Thứ hai, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Các thay đổi, bổ sung này nhằm giải quyết được các tồn tại như đã phân tích. Đồng thời nhấn mạnh, xác định trách nhiệm đối với người được giao giấy triệu tập. Buộc họ có trách nhiệm phải giao giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Từ đó, hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện nhanh chóng, chính xác, xét xử kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

        1. Về giải thích quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

* Bất cập
Theo quy định tại khoản 2 Điều 442 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Trước khi tiến hành lấy lời khai lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ về quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 435 của Bộ luật này...”. Như đã phân tích ở chương 2 việc pháp luật có quy định về nghĩa vụ phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là rất cần thiết. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành về điều này người viết cho rằng vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được hoàn thiện.
Quy định pháp luật hiện hành chỉ buộc các chủ thể có thẩm quyền lấy lời khai thực hiện việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đối với lần lấy lời khai đầu tiên. Trong khi đó, hoạt động lấy lời khai đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể được tiến hành nhiều lần. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể sẽ quên hoặc bỏ xót các quyền lợi hợp pháp của mình.
Mặt khác, cụm từ “lần đầu” cũng có phần chưa rõ nghĩa, đây có thể được hiểu là lần lấy lời khai đầu tiên của cả vụ án mà pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc lần lấy lời khai đầu tiên đối với từng người có tư cách đại diện theo pháp luật của pháp nhân ở từng thời điểm khác nhau. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng có thể bị thay đổi nếu thuộc các trường hợp luật định. Do đó, nếu cụm từ “lần đầu” được hiểu theo nghĩa là lần lấy lời khai đầu tiên của cả vụ án thì người được chỉ định hoặc được cử để thay thế - làm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ không được giải thích quyền và nghĩa vụ. Họ sẽ không thể nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình của mình khi đại diện cho pháp nhân tham gia vào các hoạt động tố tụng. Điều này sẽ làm cho quy định về việc giải thích quyền và nghĩa vụ không đạt được mục đích vốn có của nó.
* Giải pháp hoàn thiện
Người viết đề xuất hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 442 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để khắc phục các bất cập trên như sau:

tải về 431.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương