ĐÀo tạO: chíNH


“Điều 442: Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân



tải về 431.29 Kb.
trang51/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

“Điều 442: Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân


...
6. Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có yêu cầu thì cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được tự mình đọc lại biên bản.”


        1. Về ký tên trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

* Bất cập
Quy định của pháp luật hiện hành trong việc thực hiện ký vào biên bản trong hoạt động lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ mang tính bắt buộc phải thực hiện việc ký tên nhưng không có quy định rõ ràng về từng trường hợp cụ thể. Trong đó luật chỉ quy định cụ thể trường hợp biên bản có sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải thực hiện việc ký xác nhận. Như vậy, trong trường hợp biên bản không có sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa thì chỉ cần có một chữ ký của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là đã đáp ứng về mặt hình thức.
Trong hoạt động hỏi cung bị can trường hợp biên bản hỏi cung có nhiều trang thì bị can phải thực hiện việc ký tên vào từng trang trong biên bản. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch tham gia thì người phiên dịch cũng phải ký vào từng trang trong biên bản hỏi cung63. Có thể dễ dàng nhận thấy quy định này trong hoạt động hỏi cung bị can có ý nghĩa trong việc đảm bảo rằng nội dung của từng trang trong biên bản là chính xác và bị can phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình trong biên bản. Tương tự, người phiên dịch là cầu nối ngôn ngữ giữa người tiến hành tố tụng và bị can. Họ cũng là người biết được nội dung trong hoạt động hỏi cung thông qua quá trình phiên dịch của mình và phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã phiên dịch.
Việc ký tên vào từng trang trong biên bản sẽ giúp họ có thời gian để kiểm tra và xác nhận nội dung trong biên bản phù hợp với những gì đã diễn ra trong lúc hỏi cung. Nếu không thực hiện ký tên vào từng trang trong biên bản có thể sẽ xảy ra trường hợp

63 Khoản 2 và khoản 3 Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.


người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thêm trang khác chứa nội dung không đúng vào trong biên bản.
Tương tự, trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng nên có quy định bắt buộc phải thực hiện việc ký tên vào từng trang trong biên bản đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và người phiên dịch (nếu có). Điều này nhằm mục đích mang lại các ý nghĩa tích cực như người viết đã phân tích và tăng cường trách nhiệm của họ với nội dung được ghi trong biên bản lấy lời khai.
* Giải pháp hoàn thiện
Đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 442 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

tải về 431.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương