ĐÀo tạO: chíNH


“Điều 442. Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân



tải về 431.29 Kb.
trang49/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

“Điều 442. Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân


...
2. Trước mỗi lần tiến hành lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 435 của Bộ luật này và phải ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tự viết lời khai của mình.
...”
Việc sửa đổi này sẽ đảm bảo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nắm rõ về các quyền mà mình có tránh được tình trạng bị quên hoặc bỏ xót các quyền lợi hợp pháp của mình. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng không mất nhiều thời gian cho nên nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và thời lượng của hoạt động lấy lời khai. Vì vậy, theo người viết, giải thích quyền và nghĩa vụ nên được thực hiện trước mỗi lần tiến hành lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thay vì chỉ thực hiện ở lần lấy lời khai đầu tiên.
      1. Bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tiến hành lấy lời khai và ghi nhận lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân


        1. Về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

* Bất cập
Trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể áp dụng ghi âm, ghi hình có âm thanh nhưng việc lựa chọn hình thức ghi âm hay ghi hình có âm thanh trong hoạt động này sẽ do cán bộ lấy lời khai quyết định60. Tuy nhiên, trường hợp nào phải thực hiện ghi âm, trường hợp nào phải thực hiện ghi hình có âm thanh luật chưa có quy định cụ thể. Điều này phụ thuộc vào ý chí của người tiến hành hoạt động lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Mục đích mà pháp luật quy định hoạt động lấy lời khai của người đại diện có thể áp dụng ghi âm, ghi hình có âm thanh nhằm tăng cường sự giám sát, sự minh bạch
60 Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số: 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, Ngày 01 tháng 02 năm 2018 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ quốc phòng Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh; Sử dụng, Bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
trong hoạt động tố tụng, đồng thời đảm bảo các vấn đề quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hạn chế các sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động lấy lời khai của người đại diện như tình trạng móm cung, ép cung, dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo với người đại diện.
Với việc chưa có quy định cụ thể các trường hợp thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh rất dễ xảy ra các tình trạng không áp dụng biện pháp ghi hình có âm thanh mà chỉ áp dụng biện pháp ghi âm. Điều này có thể nhằm mục đích che giấu sự thật khách quan - vì trong lúc tiến hành hoạt động này người đại diện vẫn có thể bị người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bằng cử chỉ hành động, dùng nhục hình hoặc tra tấn mà chỉ cần không phát ra âm thanh…Bởi vì, biện pháp ghi hình có âm thanh được xem là mang tính toàn diện cao và đầy đủ hơn biện pháp ghi âm. Việc chỉ áp dụng biện pháp ghi âm sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo khi xảy ra các trường hợp người đại diện bị áp dụng các biện pháp trái luật. Điều này sẽ đi ngược lại với mục đích của hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh, khiến cho quyền và lợi ích của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không được đảm bảo.
* Giải pháp hoàn thiện
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì nguồn của chứng cứ bao gồm: Vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu diện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác61. Như vậy, bản ghi âm, ghi hình có âm thanh nếu được thu thập đúng theo trình tự thủ tục luật định thì sẽ có giá trị pháp lý và có thể được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Do đó bản ghi âm, ghi hình có âm thanh càng khách quan, minh bạch, rõ ràng, phản ánh đúng sự thật thì sẽ càng có giá trị. Dễ dàng nhận thấy, xét về tính toàn diện thì ghi hình có âm thanh sẽ có giá trị hơn ghi âm vì nó thể hiện đầy đủ, toàn bộ hành vi cử chỉ, cử chỉ , hành động, biểu cảm, lời nói cũng như thái độ của những người tiến hành cũng như có tham gia vào hoạt động lấy lời khai của người đại diện cho pháp nhân.
Từ những gì đã phân tích, để có thể khai thác tối đa hiệu quả của việc áp dụng ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động tố tụng hình sự. Làm cơ sở để đánh giá một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện quá trình diễn ra hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Cũng như là có căn cứ để giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì trong mọi trường hợp nên áp dụng biện pháp “ghi hình có âm thanh” trước

61 Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015


tiên. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể áp dụng biện pháp ghi hình có âm thanh thì biện pháp ghi âm được xem xét áp dụng. Nếu thuộc trường hợp này người có thẩm quyền tiến hành hoạt động lấy lời khai phải ghi rõ lý do không áp dụng biện pháp ghi hình có âm thanh vào biên bản để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong việc lựa chọn hình thức được áp dụng.

        1. Về quyền trình bày của người đại diện trong hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

* Bất cập
Hoạt động lấy lời khai như đã đề cập là hoạt động xoay quanh việc người có thẩm quyền tiến hành đặt ra các câu hỏi về những tình tiết cần làm sáng tỏ liên quan đến vụ án và ghi nhận câu trả lời của người bị tiến hành lấy lời khai. Tuy nhiên, trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng thì trước khi người có thẩm quyền tiến hành đặt câu hỏi, người này được phép chủ động trình bày trung thực, tự nguyện những nội dung họ biết về vụ án62. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người có thể biết về các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân. Việc được chủ động trình bày các nội dung mà họ biết về vụ án sẽ giúp cho hoạt động lấy lời khai có được nhiều thông tin về vụ án hơn là việc chỉ lấy được các thông tin trong phạm vi các câu hỏi được đặt ra. Các nội dung mà họ trình bày đôi khi nằm ngoài phạm vi câu hỏi mà người tiến hành tố tụng đặt ra nhưng có thể chứa đựng những tình tiết mà có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án.
Việc có được nhiều thông tin hơn về vụ án sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như: giúp các Cơ quan, người có thẩm quyền nhanh chóng xâu chuỗi các chứng cứ thuyết phục, chứng minh được tội phạm hoặc làm sáng tỏ vụ án. Từ đó quá trình giải quyết vụ án sẽ được rút ngắn; tiết kiệm chi phí, thời gian cho người tham gia tố tụng và người có tiến hành tố tụng; nâng cao uy tín của các Cơ quan tiến hành tố tụng và lòng tin của nhân dân.
Vì vậy người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng nên được chủ động, tự nguyện trình bày về những nội dung họ biết về vụ án để có thể góp phần nhanh chóng củng cố chứng cứ để thực hiện việc buộc tội pháp nhân hoặc gỡ tội đối với pháp nhân. Từ đó, sẽ giúp mang lại những lợi ích như người viết đã phân tích.
* Giải pháp hoàn thiện
Từ những phân tích trên, người viết tiến hành đề xuất hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 442 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

tải về 431.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương