Định nghĩa Chất độc (poinsons)


Những chất terpenoide và steroide độc hại



tải về 185.33 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích185.33 Kb.
#31385
1   2   3

4.3. Những chất terpenoide và steroide độc hại

4.3.1 Terpenoide

Nó cũng là sản phẩm thứ cấp được tổng hợp bởi thực vật. Terpenoide cũng có nhiều dẫn xuất khác nhau C5 (Isoprenoide) có trong cây phi lao, terpenoide bao gồm hoạt chất sinh học là carotenoide. Ngoài ra, nó còn có C10 ,C15, C20 và C30, nghĩa là mạch carbon có thể dài ngắn khác nhau. Trong các loại terpenoide có loại mang hoạt tính sinh học như là 1 tiền vitamin, nhưng cũng có nhiều hợp chất là độc tố có tác hại khác nhau đến cơ thể. Người ta nhận thấy 1 loại terpen có 15 cacbon (C15) gọi là sesquiterpenoide tìm ra trong thực vật Myoporum (Myoporaceae) ở Úc và ở New Zealand gây thiệt hại lớn cho cừu. Ngoài ra còn tìm thấy trong thực vật họ bìm bìm (Ipomoea) cũng có loại terpen này, ngay cả trong khoai lang, nó có tác dụng gây bệnh trên gan. Trong lá một loại cây thân bụi Lantana camara (Werbenaceae) có chứa chất Lantadenes, là một loại triterpenoide (C30) nó gây độc hại cho gan. Độc tố này gây ra viêm gan và rất nhạy cảm với ánh sáng. Những sản phẩm có chứa gốc porphyrin từ các chlorophyll không phân giải, một phần nó bài tiết ra được, phần không bài tiết đưa vào máu đi đến tổ chức ngoại biên, chất porphyrin ở ngoại biên nhận năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành hợp chất hoá học gây hư hại tổ chức tê bào và vì thế nó cũng xếp vào loại độc tố thuộc nhóm chất nhạy cảm với ánh sáng , có tên gọi là "hợp chất nhạy cảm quang học – photosensitive componds".



4.3.2 Các chất steroide độc hại

Trong số các steroide độc hại được người ta chú trọng nhiều nhất là oestrogen thực vật (Fitooestrogen). Loại hợp chất này có chứa trong một số loại thực vật. Triệu chứng ngộ độc: khi gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất này có thể gây ra triệu chứng động dục giả, nó kích thích làm cho âm hộ sưng lên, chảy nước nhờn, trên heo con thường thấy các núm vú sưng đỏ. Gia súc có động tác nhảy chồm lên nhau như biểu hiện của sự động dục. Hậu qủa của nó là làm sẩy thai hàng loạt. Tuy nhiên, nếu ăn mức vùa phải sẽ có tác dụng tốt với gia súc tiết sữa, kích thích bầu vú phát triển, tăng tiết sữa, với những gia súc bị nân, sổi có tác dụng kích thích động dục trở lại. Chất fitooestrogen được người ta chú ý đầu tiên là ở châu Úc, nơi đây khi chăn thả bò trên đồng cỏ, ăn một loại cỏ 3 lá (Trifolium subterraneum) làm cho đàn cừu động dục hàng loạt. Người ta tìm hiểu trong loại cỏ này có chứa nhiều chất giống với oestrogen. Sau đó người ta còn tìm thấy ở nhiều loại cỏ họ đậu khác cũng có chứa fitooestrogen như: các cỏ alfalfa (Medicago sativa); cỏ dái ngựa, một số loại cỏ hoà thảo và cả cây bắp cũng có chứa chất fioestrogen với số lượng đáng kể. Khi phơi hoặc sấy khô thì các chất này bị phân huỷ, nhưng nếu ủ chua thì nó còn lưu lại trong thức ăn khá nhiều.

Ngoài thực vật ra, ngày nay người ta còn thấy loại nấm fuzarium thường phát triển trên hạt bắp khi thu hoạch bị chậm trễ, nó cũng sản xuất ra một loại độc tố có tên là F2-toxin (Zearalenone) cũng có tác dụng giống như oestrogen thực vật, nó làm sưng âm hộ và sẩy thai ở lợn và nó cũng có hại đến việc sản xuất tinh trùng, làm giảm tỷ lệ thụ tinh ở gà. Fito-oestrogen có nhiều dạng hợp chất khác nhau: Isoflavin cumarin, stiben hoặc các dẫn xuất khác của steroide. Cấu trúc hoá học nó có khác với oestron và oestradion tự nhiên. Hoạt tính sinh học của oestrogen thực vật giống như một hormon sinh dục nữ. Việc xác định bằng phương pháp hóa học thì rất khó, phải có chất chuẩn giống như chất kiểm tra mà trong thiên nhiên thì lại có rất nhiều dẫn xuất khác nhau và phải có thiết bị đặc biệt như sắc ký lỏng cao áp. Người ta sử dụng phương pháp sinh vật học: dùng chuột cái infantilis (chuột bạch) để thử và tính ra đơn vị chuột đối với fito-oestrogen.

4.4. Các chất nhạy cảm quang học (photosensitive compounds)

4.4.1 Những phát hiện có liên quan đến bệnh viêm rộp da do chất nhạy cảm quang học (Vesicula dermatitis and photosensitizasion)

Cơ chế gây độc hại của chất nhạy cảm quang học:

Các chất nhạy cảm quang học là những chất mà khi gia súc ăn, hấp thu vào máu và ra da nơi không có sắc tố bảo vệ, dưới tác dụng của tia ánh sáng mặt trời nó làm phân hủy chất nhạy cảm quang học ra các sản phẩm phản ứng trên da làm cho da đỏ ửng lên và sau đó viêm rộp da. Sự viêm nhiễm này đặc biệt xảy ra ở xung quanh khóe mắt, ở cổ, ở các khớp chân và ở cuối các chi gây ra cảm giác đau đớn cho gia súc. Đối với gia cầm thì ở mỏ, mồng, tích tai và bàn chân, nơi không có lông che phủ. Gà tây thường bị nặng hơn vì phần da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều. Năm 1994, Peckham đã mô tả bệnh viêm rộp da mỏ ở gia cầm và ông đã chụp 2 hình bệnh tích trên ngan. Theo Calnek và CTV (1991) thì bệnh này đã xảy ra trên gà, gà tây,vịt, ngỗng và cũng theo các tác giả này bệnh có thể gây tử vong đến 20%. Ngoài ra nó còn giảm sự sinh trưởng, sức đẻ trứng. Theo Peckham thì nguyên nhân đã được làm sáng tỏ là do gia cầm ăn một số loại thức ăn có chứa chất nhạy cảm quang học. Chất này cũng đã được xác định là nó có trong một số loài hạt thực vật có tên là Ammi visnaga Ammi majus. Thể viêm rộp da đã làm giảm sức sản xuất và sự sinh sản đối với vịt mái đẻ.



4.4.2 Nguyên tắc phòng trừ bệnh tật do chất nhạy cảm quang học gây ra Muốn chữa trị bệnh này phải tránh không cho gia súc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc che chuồng cho tối bớt, làm như vậy cho đến khi cơ thể thải ra hết các chất nhạy cảm quang học mới cho con vật trở lại môi trường chăn thả bình thường. Chất nhạy cảm quang học có nhiều trong một số loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi như: cỏ Fagopyrum vulgare, Fagopirum esculentum (kiều mạch), một loại cỏ trên các đồng cỏ ôn đới. Khi động vật ăn loại cỏ này với số lượng khá nhiều thì xuất hiện những rối loạn trao đổi chất. Vì vậy, người ta gọi bệnh này là bệnh fagopirizmus. Nếu bò sữa ăn thì hàm lượng của nó trong sữa cũng tăng lên. Dưới tác dụng của tia nắng mặt trời có bước sóng từ 540-610nm làm cho da đỏ lên như qủa ớt chín, nếu tiếp tục cho gia súc ăn loại cỏ này nữa thì làm viêm rộp lớp tế bào da và trở thành lớp tế bào chết trên da. Người ta thấy khi cho lợn ăn cỏ alfalfa thường xuyên thì ở lợn Yorkshire thiếu sắc tố da hay sinh ra chứng viêm da còn ở lợn da màu thì lại không sao.

4.4.3 Sự phân bố chất nhạy cảm trong thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm

Như trên đã trình bày, chất nhạy cảm quang học phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trước tiên, nó có nhiều trong một số loại thực vật có thể gây ra ngộ độc cho gia súc khi gia súc ăn phải. Ngoài ra, người ta còn thấy nó trong hèm rượu và nước rửa của qúa trình chế tinh bột.Nếu dùng các loại này để vỗ béo cho bò, lợn kết hợp với cho ăn cỏ alfalfa và cỏ dái ngựa (cỏ 3 lá Trifolium repens hoặc Trifolium pratense) cũng xuất hiện triệu chứng viêm rộp da như mô tả ở trên. Chất olaqiundox là một loại hoá dược được người ta sử dụng làm chất kích thích tăng trọng và kiểm soát bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, trước đây người ta đưa nó vào một số loại premix cũng có tác dụng như là một chất nhạy cảm quang học. Khi trộn nó vào thức ăn cho gia súc ăn thì tuyệt đối không cho gia súc vận động ngoài ánh sáng mặt trời. Nếu để gia súc ra nắng thì sẽ có hiện tượng viêm rộp da. Ngày nay, trên thị trường có qúa nhiều những loại hóa dược để phòng bệnh và kích thích cho gia súc tăng trọng. Trong số đó có những chất nhạy cảm quang học rất độc hại cho vật nuôi, nhất là con vật có màu da trắng, rất dễ bị viêm rộp da. Nếu có trong thực phẩm của người qua sản phẩm chăn nuôi thì chất này tích lủy lâu ngày sẽ gây ra ung thư da. Chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại hóa chất này để cho vào thức ăn chăn nuôi thường xuyên.



4.5. Nhóm chất saponin

Về bản chất hoá học thì chất saponin có nhiều loại hợp chất hoá học khác nhau. Đặc tính chung của chúng là trong nước dễ dàng tạo thành các bọt như bọt xà phòng. Saponin có chứa nhóm chất Aglycone liên kết với một hoặc nhiều phân tử đường hoặc với olygosaccharide (Fenwick et al.,1991).



Sự phân bố saponin trong thực vật: có nhiều trong trái cây bồ kết. Nếu gia súc ăn nhiều có tác dụng bào mòn niêm mạc. Trên đồng cỏ có những loại cỏ dại có chứa nhiều saponin, ví dụ: cỏ Konkoly có hàm lượng saponin rất cao. Cỏ này có hạt lẫn trong các loại hạt ngũ cốc. Khi gieo hạt thì chúng cùng phát triển với hạt ngũ cốc. Nó có thể gây ngộ độc nếu sự nhiễm của nó trong các loại ngũ cốc trên 0.5%. Một số loại cỏ họ đậu khác như cỏ alfalfa cũng có một số lượng đáng chú ý chất saponin.

Triệu chứng ngộ độc: do nó dễ tạo bọt nên khi gia súc nhai lại ăn nhiều lên men sinh hơi, gia súc không ợ hơi lên được, do đó sinh ra chứng chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra, ngày nay người ta biết được chất saponin trong cỏ alfalfa cũng là chất kháng dinh dưỡng (antinutritive). Tại Hunggary, người ta thử nghiệm chế protein lá với phương pháp VEPEX từ nguyên liệu cỏ alfalfa với hy vọng để thay thế một phần đậu nành nhập khẩu.

Khi thí nghiệm trên gia súc người ta nhận thấy trong chế phẩm này có chất ức chế sinh trưởng đối với gà, lợn và bê. Trong dịch ép cỏ alfalfa cũng có chất ức chế enzymee tiêu hoá protein (antiproteinase).



4.6. Chất gossipol

Bản chất hoá học của gossipol nó là một hợp chất polyphenol. Những dẫn xuất của nó được coi là độc hại cho gia súc. Gossipol có nhiều trong khô dầu bông vải, nó có tác dụng ức chế sinh trưởng. Ở gia súc nhai lại trưởng thành, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động dễ dàng phân hủy chất gossipol nên chúng sử dụng tốt khô dầu bông vải. Tuy nhiên khi cho ăn nhiều, có một phần khô dầu đi qua dạ cỏ không bị lên men và có một phần gossipol được hấp thu vào máu qua màng thai gây hại cho bào thai. Vì lẽ đó, ở bò chữa không dùng khô dầu này. Gà mái đẻ có sức đề kháng với gossipol, tuy vậy sau khi cho ăn khô dầu bông vải vài ngày thì gossipol đi vào trứng biến màu trứng xanh nâu, phần lòng trắng có màu hồng. Gần đây, người ta có đề xuất phương pháp khử độc gossipol gồm 2 bước:

- Sử dụng acetone để chiết rút béo

- Nâng cao nhiệt độ

Sau khi xử lý như vậy, gossipol trong khô sẽ trở nên mất tác dụng độc hại. Nhược điểm của phương pháp này là làm cho protein bị biến tính và trở nên khó tiêu hóa, và giảm giá trị sinh vật học.

4.7. Nhóm chất tannin

4.7.1 Bản chất hoá học của tannin

Tannin là một hợp chất ester giữa đường glucose và một nhóm chất khác, thường là một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu đem thủy phân ra ta thu được đường glucose và một thành phần khác không phải đường, đó là axit gallic và mdigallic, như thế ta gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tannin khác gọi là "ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit ellagic. Theo Kumar và D’Mello (1995) thì tannin là những hợp chất có chứa phenolic hòa tan, có phân tử lượng >500, có khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong môi trường nước. Trong thực vật có 2 loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy phân gọi là hydrolysable tannin (HTs) và một loại không có khả năng thủy hóa gọi là condensed tannin (CTs).



4.7.2 Sự phân bố của tannin và ảnh hưởng của nó trên động vật

Tannin phân bố rất rộng trong các loại thực vật, tuy nhiên có loại thực vật chứa nhiều, có loại ít. Thực vật càng già, đã hóa gỗ thì tannin càng nhiều. Chất gallotannin có nhiều trong lá cây non cây Shin-oak (Quereus havardi) gây tổn thất lớn cho động vật chăn thả trong mùa nó phát triển gia súc phải sử dụng loại cây này (Pigeon et al.,1962) ở Bắc Mỹ. Một dẫn chứng khác về loại độc tố này đã gây thiệt hại kinh tế khá lớn trong chăn nuôi, đó là một loại cây ở châu Úc: Terminalia oblongata (Evereist, 1974; Payner, 1975). Độc tố của nó còn có ở cây Acacia salicina.

Từ xưa, người ta biết sử dụng tannin để thuộc da, bảo vệ chất đạm chống lại sự lên men phân giải của vi khuẩn. Một hướng khác người ta cũng sử dụng tannin để làm se niêm mạc ruột trị các bệnh tiêu chảy.

Cơ chế tác động của tannin trong dinh dưỡng động vật: phản ứng với protein gây kết tủa và biến tính protein làm cho nó trở nên khó tiêu hóa. Trong các loại cây cao lương, những giống nguyên thủy hàm lượng tannin rất cao. Những giống cao lương cải tiến có hàm lượng protein khá cao (11-13%) nhưng vì có chứa tannin nên khả năng tiêu hóa kém, protein bao bọc xung quanh hạt tinh bột, dưới tác động của tannin làm cho nó kết tủa, tiêu hóa kém, từ đó tỉ lệ tiêu hóa tinh bột cũng kém theo. Nếu cao lương được hấp hơi hoặc ép dẹp làm khô cho gia súc ăn sẽ tiêu hóa tốt hơn rât nhiều. Tannin còn có ảnh hưởng như một chất kháng dinh dưỡng. Sự có mặt của tannin trong một vài cây cỏ làm thức ăn gia súc quan trọng không những làm giảm khả năng tiêu hóa, mà còn làm giảm tính ngon miệng của gia súc, làm thay đổi trao đổi chất trong dạ cỏ và gây hại cho động vật.



4.8. Những chất kháng enzyme tiêu hóa protein (proteinase inhibitors)

Những yếu tố ức chế enzyme tiêu hóa protein đã được các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện từ rất lâu, tuy nhiên chưa làm sáng tỏ cơ chế ức chế, mà mới chỉ chú ý tìm tòi loại thức ăn có chất ức chế và giải pháp để xử lý nó nhằm hạn chế tác hại gây ra cho động vật . Ngày nay, người ta nhận thấy đó là những cấu trúc phân tử protein có tác dụng bịt kín hoặc ngăn cản không cho enzyme proteinase hoạt động thủy phân protein. Đây là những chất ức chế enzyme tiêu hóa của tuyến tụy. Sự có mặt của chúng trong thức ăn làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa protein của động vật. Nguồn thức ăn tìm thấy có chất kháng enzyme tiêu hóa khá nhiều. Trong sữa đầu có chất antitrypsine, nó chống lại sự tiêu hóa protein của enzyme trypsin và chymotrypsin. Nhờ vậy, nó bảo vệ được các chất kháng thể có trong sữa đầu của mẹ chuyền sang con bằng cách hấp thụ trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột.



5. Chất độc GÔTXIPÔN:

5.1Nguồn gốc- phân loại:

Có trong hạt bông

Thuộc họ phenol và andehiyt thơm có trong nhân hạt bông, tồn tại dưới dạng hạch sắc tố màu vàng, da cam hoặc đỏ tuỳ theo giai đoạn phát triển và điều kiện của cây bông.

Có 2 loại gôxipôn, gôxipôn liên kết-không độc và gôxipôn tự do-độc đối với gia súc dạ dày đơn và gia cầm



5.2. Biện pháp xử lý gôxipôn:

Rang (phun ẩm 12-18%), giảm đáng kêt tỉ lệ gôxipôn nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá

Hạt bông ép trong máy ép dầu vít xoắn, vừa có tác dụng cán vỡ vừa có tác dụng nhiệt nên có thể thu hồi độc khô dầu bông hàm lượng gôxipôn tự do thấp

Khô dầu bông chiết xuất bằng ete hoặc butanol( có 5- 10 % nước) là khô dầu hạt bông hàm lượng gôxipôn tự do thấp

Khô dầu hạt bông có hàm lượng gôxipôn tự do 0.04 %, mức trộn 20% trong thức ăn đảm bảo an toàn cho lợn và gia cầm

5.3. Giải độc:

Thêm sắt hoặc methionin vào khẩu phần ăn. Theo M.F Fuller, nếu biết hàm lượng goxipon tự do thì lượng sắt thích hợp là 2,6g sunphat sắt trên 1g goxipon. nếu không biết hàm lượng, để an toàn nên thêm 750g sunphat sắt vào 1 tấn thức ăn.

6. Chất độc MINOSIN:

Minisin( 3hiđrroxy -4pyridin)- aminopropionic axit- là loại axit xamn tự do ở trong lá, hạt cây keo dậu, 3hiđrroxy -4pyridin( DHP) có thể biến đổi thành 2,3 DHP

Hàm lượng minosin bình quân trong các giống keo dậu là 3,07%. Chủ yếu là ở hạt non (6,2%), hạt già(2,6%), lá non(5%)

Bằng biện pháp phơi nắng có thể giảm đáng kể lượng minosin



V. ĐỘC TỐ NẤM TRONG THỨC ĂN

5.1. Khái niệm

Độc tố nấm là chất độc sinh ra từ nấm mốc. Nó xuất hiện trong nguyên liệu sau quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến do các loại nấm mốc tạo ra. Nó gây tác hại rất lớn cho gia súc, gia cầm và cả cho sức khỏe con người.



Về chủng loại độc tố nấm, người ta phát hiện ra hơn 300 loại độc tố. Tuy vậy, trong thực tế người ta thường gặp và để ý nhiều nhất vẫn là các loại độc tố sau đây: Aflatoxin: có 4 loại (do nấm Aspergilus flavus, Aspergilus parasiticus sinh ra).

  • B1 và B2: trong ánh sáng cực tím (UV) của đèn hồng ngoại (fluoress) phát ra màu xanh nước biển.

  • G1 và G2: trong ánh sáng UV phát ra màu xanh lá cây.

Giữa bốn loại trên thì loại aflatoxin B1 chiếm số lượng nhiều nhất và cũng gây tác hại nhiều nhất, phổ biến trong nhiều bệnh.

Fusariumtoxin: do nấm Fusarium tricothecenes sản xuất ra, người ta còn gọi chung các loại độc tố của chúng cytotoxin và tìm thấy nhiều trong ngô.

Ochratoxin: do vài loài Aspergilus Penicilium sản xuất ra trên bánh mì mốc.

Rubratoxin: là độc tố của nấm Penicilium sinh ra trên bắp bị nhiễm loại nấm này.

Citrinin: do nấm Peniciliumcitrinin sản xuất ra trên gạo mốc.

Stachybotryotoxin: do Stachybotry alternans sản sinh ra trong chất độn chuồng.

5.1.1 Độc tố nấm do Aspergillus flavus Aspergillus parasiticus sinh ra

Aflatoxin: là hợp chất hữu cơ có nhân đa mạch vòng có 16 dẫn xuất hoá học khác nhau, trong đó có 4 loại có tính độc lớn nhất: B1, B2, G1 và G2. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin là do khả năng liên kết của chất này với ADN trong nhân tế bào, sự liên kết này gây ức chế enzyme polymerase của ARN làm hạn chế sự tổng hợp ARN và ức chế polymerase t-ARN. Đây là nguyên nhân làm giảm sút sự tổng hợp protein trong tế bào. Người ta cũng chứng minh rằng vòng -, -lactone không bão hoà có trong phân tử aflatoxin làm cho hợp chất này có hoạt tính gây ung thư, đồng thời vòng lactone này gây ức chế tổng hợp AND nhân tế bào, do đó làm rối loạn sự tăng trưởng bình thường của tế bào. Các loại nông sản dễ nhiễm aflatoxin bao gồm: hạt lạc, bánh khô dầu lạc, các hạt cốc (bắp), hạt họ đậu, cùi dừa, hạt hướng dương (bảng 6 và 7). Aflatoxin gây thương tổn gan và có thể gây ung thư. Nó cũng làm giảm khả năng đẻ trứng, tiết sữa, sức đề kháng cho gia súc gia cầm

Bảng 6:Hàm lượng aflatoxin trong một số thức ăn dùng cho chăn nuôi ở Việt Nam

Tên thức ăn

n

Hàm lượng trung bình

aflatoxin (ppb)

Hàm lượng tối đa

aflatoxin (ppb)

Bắp hạt

Gạo và tấm

Đậu nành hạt

Cám gạo

Bánh dầu mè

Bánh dầu dừa

Bánh dầu đậu nành

Bánh dầu lạc

Bột khoai mì lát

Thức ăn hỗn hợp

25

2

1

3

3

7

4

29

1

28


205

22

50

29

8

17

12

1200

40

105


600

25

50

55

10

50

50

5000

40

500


Nguồn: Trần Văn An, 1991.

Bảng 7. Hàm lượng aflatoxin thay đổi theo mùa ở các tỉnh phía Nam


Sản phẩm

Số mẫu (n)

Hàm lượng trung bình(ppb)

Hàm lượng tối đa (ppb)

Mùa mưa

Khô dầu lạc

Bắp vàng

Mùa khô

Khô dầu lạc

Bắp vàng



17

18
18

13



1520

240
525

120



5000

750
1160

450



Ochratoxin: Nó được sinh ra từ nấm Aspergillus ochraceus trên bánh mì mốc. Các loại thực vật dễ nhiễm là gạo, lúa mạch, lúa mì, bắp, cao lương, ớt, hạt tiêu, đậu nành, cafe. Độc tố này gây hại đến gan, thận động vật, với nồng độ lớn hơn 1ppm làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ, liều trên 5ppm có thể gây tổn hại đến gan và ruột, giảm sức đề kháng và gây ung thư ở người.

5.1.2 Độc tố nấm do Fusarium tricinotum

Nhóm này gồm 150 loại khác nhau, nhưng độc nhất là: DON và F2-toxin. DON (Deoxynivalenol): Nhiễm nhiều trong tấm gạo bị mốc, trong ngô. Độc tố DON gây ức chế tổng hợp AND, giảm tính ngon miệng, gây nôn mửa cho động vật. Do triệu trứng không đặc trưng như giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm sức tăng trưởng,giảm sức đề kháng bệnh tật.. nên việc chẩn đoán vô cùng khó khăn. F2-Toxin: Được tạo ra từ nấm mốc trên bắp, lúa mì mốc. Anh hưởng của loại này thể hiện rõ trên gia súc cái sinh sản: âm hộ sưng đỏ, sa trực tràng và âm đạo, hao mòn và thái hoá buồng trứng gây sẩy thai.



5.2. Những tác hại do độc tố nấm mốc sinh ra

Độc tố nấm gây ra những tác hại rất lớn và hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cơ thể của người và động vật. Những tác hại của độc tố nấm có thể tóm tắt như sau:



  1. Gây thương tổn tế bào gan. Những trạng thái bệnh tích và hiện tượng suy giảm miễn dịch do aflatoxin gây ra. Tất cà các trường hợp xác định sự ngộ độc aflatoxin đều có bệnh tích giống nhau ở chổ gan của gia cầm đều bị hư hại. Tùy theo mức độ nhiễm ít hay nhiều, lâu hay mau mà bệnh tích trên gan có khác nhau. Biểu hiện chung là: ban đầu gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng. Sau đó gan sung to lên, mật căn phòng và bắt đầu nổi các mốt hoại tử màu trắng sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở ,dễ vỡ (bảng 8).


Bảng 8. Ảnh hưởng của aflatoxin lên độ lớn của gan, tuyến Fabricius, tuyến ức và hiệu giá HI đáp ứng miễn dịch bệnh Newcastle của gà Leughorn

Các chỉ tiêu

Nhóm không nhiễm

aflatoxin

Nhóm nhiễm

aflatoxin

P

Số gà thử nghiệm

Trọng lượng cơ thể (g)

Trọng lượng gan (g)

Trọng lượng túi Fabricius (g)

Trọng lượng tuyến ức (g)

Hiệu giá HI (Newcastle)

20

223

11,2

1,2

2,5

1/264

20

112

19,0

0,6

1,1

1/38

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 185.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương