NHƯ MỘt lời mờI


TU ĐỨC THÁNH GIUSE,CON NGƯỜI KHÔN NGOAN



tải về 0.51 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.51 Mb.
#33080
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

TU ĐỨC

THÁNH GIUSE,CON NGƯỜI KHÔN NGOAN


Tại Việt Nam, thánh Giuse được tôn kính đều khắp. Nơi thì đề cao ở Ngài vai trò gia trưởng. Chỗ thì nhấn mạnh nơi Ngài chức vị Đấng bảo vệ Hội Thánh.

Dù với xu hướng nào, hầu như mọi người tôn sùng thánh Giuse đều nhìn Ngài là một Đấng thánh khôn ngoan. Khôn ngoan trong việc bảo vệ thánh gia. Khôn ngoan trong việc bảo vệ Hội Thánh.

Khôn ngoan nói đây là thứ khôn ngoan được ca ngợi trong sách Khôn Ngoan của Cựu Ước. Khôn ngoan đó cũng được Chúa Giêsu khuyên nhủ và khen thưởng nhiều lần trong Tân Ước.

Ở đây, suy gẫm của tôi về sự khôn ngoan nơi thánh Giuse sẽ để ý đến ba lãnh vực, mà sự khôn ngoan của Ngài được sáng tỏ:

- Khôn ngoan của nghề nghiệp.

- Khôn ngoan của Lời Chúa.

- Khôn ngoan của chiêm niệm.

1/ Khôn ngoan của nghề nghiệp

Trước hết, thánh Giuse được Kinh Thánh giới thiệu là ông thợ mộc. Dân làng gọi Ngài bằng tên một người có nghề.

Có một nghề, đó là một danh dự. Kẻ được thụ hưởng, mà không có nghề, vẫn không được kính trọng.

Nghề mộc có nhiều liên hệ tốt. Như liên hệ trực tiếp với thiên nhiên. Cây gỗ là một chất liệu của thiên nhiên. Thiên nhiên có trước nghề mộc. Người thợ mộc đẽo gọt nó thành dụng cụ, để phục vụ con người.

Khi phục vụ con người bằng nghề mộc, người ta có những liên hệ trực tiếp với đủ loại người. Những liên hệ đó không chỉ trong vấn đề tiền công, mà còn trong những lãnh vực đòi thăng tiến nghề nghiệp: Làm sao sản phẩm của mình có những tiến tới về sáng tạo, về mỹ thuật. Nó chứng tỏ phần nào óc thông minh và ý chí.

Từ những liên hệ trực tiếp với con người, thánh Giuse đã có những liên hệ về cuộc đời. Những cuộc đời khát vọng và thất vọng. Những cuộc đời nụ cười và nước mắt.

Thánh Giuse coi mình cũng như mọi người. Ngài hoà mình vào cuộc đời. Ngài ở giữa mọi người, kiếm sống như mọi người. Họ và Ngài có những liên hệ quen thân.

Từ những kinh nghiệm đó, thánh Giuse rút ra sự khôn ngoan cần thiết, để nuôi dưỡng và bảo vệ thánh gia. Những liên hệ thân thương hài hoà sẽ bảo vệ thánh gia một cách có hiệu quả.



2/ Khôn ngoan của Lời Chúa

Khi nhận được lời thiên thần báo mộng, thánh Giuse hiểu đó là ý Chúa. Chúa muốn trao cho Ngài một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đó là bảo vệ Đức Maria và Hài nhi Giêsu.

Mặc dù sự việc coi như có phần nghịch lý, nhưng thánh Giuse vẫn vâng phục. Ngài giữ luật đời, luật đạo, và vâng phục kế hoạch Chúa trao cho Ngài.

Ngài tin chắc Lời Chúa là con đường phải đi.

Sức mạnh xây dựng niềm tin nơi Ngài là ơn thiêng của Chúa Thánh Thần. Ơn thiêng ấy tác động từ bên trong tâm hồn, đi đôi với báo mộng. Ngài đón nhận như ơn gọi, một ơn gọi chỉ dành riêng cho Ngài.

Ngài sống ơn gọi đó một cách khiêm nhường. Khiêm nhường nên giữ kín. Khiêm nhường nên vẫn khó nghèo. Khiêm nhường là môi trường cho ơn gọi của Ngài được phát triển. Phát triển một cách sâu rộng, từ ý thức, đến tiềm thức, vô thức.



Nếu ồn ào, phô trương, Ngài sẽ không bảo vệ được thánh gia.

Chính vì Lời Chúa được đón nhận và thực hiện một cách khiêm nhường, mà thánh Giuse có được sự khôn ngoan. Sau này thánh Phaolô tông đồ gọi đó là sự khôn ngoan của thánh giá. Chính sự khôn ngoan này đã giúp thánh Giuse bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu một cách rất hiệu quả qua biết bao thử thách.



3/ Khôn ngoan của chiêm niệm

Ngôi Hai xuống thế làm người, đó là một sự kiện. Sự kiện cao cả đó đã được Ngài nhìn thấy và chạm tới. Sự kiện ấy không xuất hiện như một sự kiện, nhưng như là một mầu nhiệm. Thánh Giuse chiêm niệm mầu nhiệm ấy, một mầu nhiệm luôn sống động bên Ngài.

Chiêm niệm đã cho Ngài khám phá thấy sự tự hạ lạ lùng của Đấng Cứu thế.

Thánh Phaolô viết: "Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,6-7).

Khám phá trên đây của thánh Phaolô đã là chứng kiến của thánh Giuse. Nếu tìm lý do tại sao Chúa Giêsu đã có một chọn lựa tự hạ như vậy, thì câu trả lời vẫn là: mầu nhiệm của tình yêu Chúa.

Một tình yêu dùng sự tự hạ và thánh giá, để chiến thắng tội lỗi và xây dựng Nước Trời là nước tình yêu.

Một tình yêu đơn sơ và thiết thực, để đưa người ta đi vào cuộc sống thân mật của Chúa giàu lòng thương xót.

Một khi đã được nếm sự ngọt ngào của mầu nhiệm tình yêu Chúa, thánh Giuse chỉ còn biết đi sâu vào thân phận nghèo khó, bé mọn. Ý nguyện đó được Chúa thực hiện qua đời sống kín đáo và cái chết thầm lặng của thánh Giuse. Như thế là để tập trung vào điểm chính là Đức Giêsu Kitô. Đó là sự khôn ngoan của đời chiêm niệm.

Suy gẫm trên đây khiến tôi khát khao sự khôn ngoan của thánh Giuse. Khát khao có nghĩa là chưa có. Khát khao cũng có nghĩa là đi tìm.

Tôi chưa có, nên tôi đi tìm. Trên đường đi tìm, tôi luôn cầu nguyện cho tôi gặp được thánh Giuse. Tôi tin Ngài thương tôi, bây giờ và suốt đời. Sao cho suốt đời tôi luôn được chia sẻ phần nào sự khôn ngoan, mà Chúa đã ban cho Ngài.

Chúng ta cần rất nhiều khôn ngoan để có thể bảo vệ Hội Thánh, nhất là trong những tình thế phức tạp.


ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục


HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

Toàn văn Bức Thư ĐTC Biển Đức XVI về việc Tha Vạ Tuyệt Thông cho các vị Giám Mục của Nhóm Ly Giáo Lefebvren



Chư huynh thân mến trong thừa tác vụ giáo phẩm.
Việc tha vạ tuyệt thông cho 4 vị Giám Mục được ĐTGM Lefebvre tấn phong năm 1988 không được phép của Tòa Thánh, vì nhiều lý do, đã gây ra, cả trong lẫn ngoài Giáo Hội Công Giáo, một cuộc tranh luận nóng bỏng hơn bất cứ những gì chúng ta chứng kiến thấy qua một thời gian dài. Nhiều vị giám mục cảm thấy bối rối trước một biến cố không ngờ xẩy ra và khó lòng thấy được một cách tích cực theo chiều hướng của các vấn đề và công việc Giáo Hội đang phải đối diện ngày nay. Mặc dù nhiều vị giám mục và các phần tử trong tín hữu theo nguyên tắc có một cái nhìn tích cực về mối quan tâm của Giáo Hoàng đối với việc hòa giải, thì vấn nạn vẫn là ở chỗ một cử chỉ như vậy có xứng hợp với những đòi hỏi khẩn trương chân thực của đời sống đức tin trong thời đại của chúng ta hay chăng. Đàng khác, lại có một số nhóm người công khai buộc tội vị Giáo Hoàng này là muốn vặn ngược kim đồng hồ đối với Công Đồng: bởi thế mới xẩy ra dồn dập những chống đối gây ra những vết thương đau còn sâu hơn là những vết thương của lúc này đây. Thế nên, quí huynh thân mến, tôi cảm thấy buộc phải lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này cùng quí huynh, những gì cần phải giúp cho quí huynh hiểu được những quan tâm khiến tôi cùng các phân bộ có thẩm quyền của Tòa Thánh thực hiện việc làm ấy. Nhờ đó, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng niềm an bình trong Giáo Hội.
Một điều chẳng may không thấy trước được đã xẩy ra cho tôi đó là sự kiện gây ra bởi vụ Williamson đứng đầu việc tha vạ tuyệt thông. Cử chỉ nhân hậu thận trọng này đới với 4 vị giám mục được tấn phong thành nhưng không hợp lệ đột nhiên xuất hiện như là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn: như một thứ thoái thác về mối hòa giải giữa Kitô hữu và Do Thái, và do đó như là một thứ đảo ngược những gì được Công Đồng đặt định về vấn đề này để hướng dẫn đường đi nước bước của Giáo Hội. Một cử chỉ hòa giải với một nhóm thuộc giáo hội dính dáng tới một tiến trình phân rẽ như thế đã trở thành chính cái phản đề của nó, thành một bước rõ ràng thoái bộ trước tất cả những bước tiến hòa giải giữa người Kitô hữu và Do Thái được thực hiện từ Công Đồng – những bước tiến được chính công việc của tôi với tư cách là thần học gia đã tìm kiếm từ ban đầu trong việc tham phần và ủng hộ. Cái chồng chéo với hai tiến trình này đã xẩy ra và hiện nay gây xáo động giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như trong Giáo Hội là những gì khiến tôi chỉ biết hết sức hối tiếc. Tôi đã được bảo rằng việc tham khảo tin tức sẵn có trên mạng điện toán toàn cầu có thể giúp thấy được vấn đề sớm hơn. Tôi đã học được một bài học mà trong tương lai nơi Tòa Thánh chúng tôi sẽ phải chú trọng hơn nữa tới các nguồn tín liệu. Tôi cảm thấy buồn trước sự kiện là ngay cả người Công giáo, thành phần mặc dù có thể hiểu biết hơn về trường hợp này, họ vẫn hận thù tấn công tôi một cách công khai. Chính vì lý do này mà tôi càng phải cám ơn tất cả mọi người bạn Do Thái hơn nữa, những người đã mau chóng làm sáng tỏ vấn đề hiểu lầm và phục hồi bầu khí thân tình và tin tưởng mà – như trong thời của Đức Gioan Phaolô II – cũng đã hiện hữu suốt giáo triều của tôi và nhờ ơn Chúa vẫn còn tiếp tục tồn tại.
Một lầm lẫn nữa tôi cảm thấy hết sức hối tiếc đó là sự kiện liên quan tới mức độ và giới hạn của những gì vào lúc ban hành ngày 21/1/2009 chưa được giải thích rõ ràng và đầy đủ. Vạ tuyệt thông có tác dụng cho cá nhân mà thôi chứ không cho các cơ cấu. Việc tấn phong giám mục không được giáo hoàng chuẩn nhận gây ra mối nguy hiểm ly giáo, vì nó nguy hại đến mối hiệp nhất của Giám Mục Đoàn với Giáo Hoàng. Bởi thế Giáo Hội cần phải phản ứng bằng việc sử dụng hình phạt trầm trọng nhất là tuyệt thông với mục đích kêu gọi những ai bị phạt như thế thống hối mà trở về với mối hiệp nhất này. Hai mươi năm sau cuộc tấn phong ấy, mục đích này rất tiếc chưa đạt được. Việc tha vạ tuyệt thông cũng có cùng một mục đích như của hình phạt, tức là một lần nữa mời gọi 4 vị giám mục này hãy trở về. Cử chỉ này là những gì khả dĩ một khi các phần tử trong cuộc đã bày tỏ việc họ nhìn nhận về nguyên tắc Giáo Hoàng và quyền bính Mục Tử của ngài, mặc dù còn một số trù trừ về phương diện tuân phục thẩm quyền tín lý của ngài cũng như thẩm quyền của Công Đồng. Ở đây tôi trở lại với việc phân biệt giữa cá nhân với cơ cấu. Việc tha vạ tuyệt thông là phương cách thực hiện trong lãnh vực kỷ luật của giáo hội, ở chỗ, cá nhân được khỏi gánh nặng lương tâm gây ra bởi hình phạt nặng nhất của giáo hội. Cần phải phân biệt lãnh vực kỷ luật này với lãnh vực tín lý. Sự kiện Hội Thánh Piô X không có chỗ đứng về giáo luật trong Giáo Hội thực ra không phải là căn cứ vào lý do kỷ luật mà là lý do tín lý. Bao lâu tổ chức này không có vị thế về giáo luật trong Giáo Hội thì các vị thừa tác viên của tổ chức ấy không thi hành các thừa tác vụ hợp lệ trong Giáo Hội. Vậy cần phải phân biệt giữa lãnh vực kỷ luật liên quan tới cá nhân như thế, với lãnh vực tín lý liên quan tới thừa tác vụ và cơ cấu. Để làm sáng tỏ vấn đề này một lần nữa thì cho tới khi các vấn đề về tín lý được sáng tỏ, thì tổ chức này vẫn không có vị thế về giáo luật trong Giáo Hội, và các thừa tác viên của tổ chức ấy – cho dù có được khỏi hình phạt của giáo hội – vẫn không thi hành hợp pháp bất cứ thừa tác vụ này trong Giáo Hội.
Bởi thế, theo chiều hướng của trường hợp này như thế, tôi muốn liên kết Ủy Ban Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’ – một bộ phận từng có thẩm quyền từ năm 1988 đối với những cộng đồng và những con người xuất thân từ Hội Thánh Piô X hay các nhóm tương tự, muốn trở về hiệp thông hoàn toàn với Đức Giáo Hoàng – với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Điều này sẽ làm sáng tỏ vấn đề là các vấn đề giờ đây cần phải giải quyết thực sự tự bản chất liên quan tới tín lý và liên quan chính yếu tới việc chấp nhận Công Đồng Chung Vaticanô II cùng với các Huấn Quyền hậu Công Đồng của các vị Giáo Hoàng. Những nhóm phân bộ này, những cơ cấu cùng với thánh bộ Tín Lý Đức Tin nghiên cứu các vấn đề xẩy ra (đặc biệt vào buổi gặp gỡ Thứ Tư bình thường của các vị hồng y và đại hội hằng năm hay hai năm một lần) cần có các vị tổng trưởng của các thánh bộ Rôma khác nhau cùng với những vị đại diện giám mục trên thế giới trong tiến trình quyết định. Thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội không thể nào bị đông lạnh vào năm 1962 – điều này phải là những gì rất hiển nhiên đối với Hội này. Thế nhưng một số trong họ, thành phần cho mình là những đại bệnh vực viên của Công Đồng, cũng cần phải được nhắc nhở là Công Đồng Chung Vaticanô II bao gồm toàn thể lịch sử về tín lý của Giáo Hội. Bất cứ ai muốn vâng lời Công Đồng này cần phải chấp nhận đức tin được tuyên xưng qua các thế kỷ, và không thể nào cắt lìa các thứ gốc rễ mang lại sự sống cho cây này.
Chư huynh thân mến, tôi hy vọng rằng điều này giúp làm sáng tỏ ý nghĩa tích cực cũng như những giới hạn của điều khoản ngày 21/1/2009. Thế nhưng, ở đây vẫn còn vấn đề là: Có cần đến biện pháp này hay chăng? Phải chăng nó thực sự là những gì ưu tiên? Những điều khác chẳng lẽ chẳng quan trọng hơn hay sao? Dĩ nhiên là có những vấn đề khác quan trọng hơn và khẩn thiết hơn. Tôi tin rằng tôi đã rõ ràng đề ra những ưu tiên cho giáo triều của tôi qua những bài tôi nói ngay từ ban đầu giáo triều này. Vậy hết những gì tôi đã nói sẽ tiếp tục không thay đổi trong dự định hoạt động của tôi. Ưu tiên đầu tiên đối với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đã được Chúa Kitô đề ra ở Căn Thượng Lầu bằng những từ ngữ rõ ràng nhất: ‘Con… làm kiên cường anh em của con’. Chính Thánh Phêrô đã phác họa ưu tiên này lại một lần nữa trong Bức Thư thứ nhất của ngài: ‘Hãy luôn sẵn sàng biện chứng cho bất cứ ai muốn biết về niềm hy vọng nơi anh em’. Trong thời đại của chúng ta đây, khi mà trong những vùng rộng lớn trên thế giới đức tin đang có nguy cơ chết đi như một ngọn lửa không còn dầu, thì cái ưu tiên hơn hết đó là làm cho Thiên Chúa hiện diện trên thế giới này và cho con người nam nữ thấy được đường lối đến cùng Thiên Chúa. Không phải là bất cứ một vị thần linh nào mà là Vị Thiên Chúa nói trên Núi Sinai; đến với Vị Thiên Chúa có dung nhan chúng ta thấy được nơi một tình yêu ‘cho đến cùng’ – nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng tử giá và phục sinh. Vấn đề thực sự trong lúc này đây của lịch sử chúng ta đó là Thiên Chúa đang biến mất khỏi chân trời của loài người, và nơi cái mờ mịt về thứ ánh sáng xuất phát từ Thiên Chúa ấy, nhân loại đang mất đi sức chịu đựng của mình, được chứng tỏ bằng những hậu quả hủy hoại hiển nhiên đang càng ngày càng gia tăng.
Viện dẫn con người nam nữ đến cùng Thiên Chúa, đến cùng Vị Thiên Chúa phán trong Thánh Kinh, đó là ưu tiên tối thượng và chính yếu của Giáo Hội cũng như của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô vào lúc này đây. Kết luận hữu lý của vấn đề này đó là chúng ta cần phải thiết tha với mối hiệp nhất của tất cả mọi tín hữu. Tình trạng chia rẽ, những bất đồng nơi họ, là những gì gây trở ngại cho uy tín việc làm của Chúa nơi họ. Bởi thế, nỗ lực cổ võ một chứng từ chung của Kitô hữu cho niềm tin của mình – việc đại kết – là những gì thuộc về mối ưu tiên tối thượng này. Ngoài ra, tất cả những ai tin vào Thiên Chúa cũng cần phải hợp nhau để tìm kiếm hòa bình, để cố gắng xích lại gần nhau, và để cùng nhau hành trình, cho dù tin vào những hình ảnh khác nhau về Thiên Chúa, tiến đến nguồn mạch của Aùnh Sáng – đó là cuộc đối thoại liên tôn. Bất cứ ai công bố Thiên Chúa là Tình Yêu ‘cho đến cùng’ cần phải làm chứng cho tình yêu: trong việc ưu ái dấn thân cho người đau khổ, trong việc loại trừ oán ghét hận thù – đó là khía cạnh về xã hội của niềm tin Kitô giáo là những gì tôi đã nói đến trong Thông Điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’.
Bởi vậy nếu công việc gian khổ của vấn đề hoạt động cho đức tin, đức cậy và đức mến trong thế giới hiện nay (và ở những cách thức khác nhau bao giờ cũng thế) là ưu tiên chính yếu của Giáo Hội, thì một phần của nó cũng bao gồm cả tác động hòa giải nữa, nhỏ và không nhỏ lắm. Một cử chỉ âm thầm giơ bàn tay ra ấy đã gây ra ồn ào náo động cả thể, từ đó thực sự đã trở thành những gì phản ngược lại với một cử chỉ hòa giải, là sự kiện chúng ta cần phải chấp nhận. Thế nhưng, giờ đây tôi muốn hỏi là: Phải chăng nó đã hay đang là những gì thực sự sai lầm trong trường hợp tiến đến gặp gỡ người anh em ‘có điều gì phạm dến các con’ và tìm cách hòa giải hay chăng? Không phải hay sao xã hội dân sự cũng cố gắng để chặn đứng những hình thức của chủ nghĩa cực đoan cũng như để sát nhập những thành phần cuối cùng phục tùng – ở mức độ có thể – vào những hướng đi cao cả làm nên đời sống xã hội, nhờ đó tránh gây ra cảnh cô lập hóa họ cùng với tất cả những hậu quả sau đó nữa? Có thể nào lại hoàn toàn sai lầm khi thực hiện việc phá vỡ những gì là ngoan cố và hẹp hòi để dọn chỗ cho những gì là tích cực và khả dĩ phục hồi cho toàn khối hay chăng? Chính tôi đã thấy, trong những năm sau 1988, việc những cộng đồng đã từng tách khỏi Rôma trở lại khi thay đổi những thái độ nội tâm của họ; tôi đã thấy việc trở lại cùng Giáo Hội rộng lớn hơn này giúp cho họ có thể vượt ra ngoài những vị thế đơn phương và phá đổ tình trạng mắc nghẹn để có thể vươn vào toàn khối những năng lực tích cực. Chúng ta có thể nào lạnh lùng dửng dưng về một cộng đồng có 149 vị linh mục, 215 chủng sinh, 6 chủng viện, 88 học đường, 2 tổ chức cấp đại học, 117 nam tu, 164 nữ tu và hằng ngàn giáo dân hay chăng? Chúng ta có muốn ngẫu nhiên để cho họ càng xa lìa Giáo Hội hơn nữa hay chăng? Chẳng hạn tôi đang nghĩ đến 491 vị linh mục. Chúng ta không thể nào biết được những động lực của họ lẫn lộn như thế nào? Cũng thế, tôi không nghĩ rằng họ chọn thiên chức linh mục nếu, song song với những yếu tố méo mó và bệnh hoạn khác nhau, họ không có một tình yêu mến đối với Chúa Kitô và một ước vọng muốn loan truyền Người, và với Người, loan truyền Vị Thiên Chúa hằng sống. Có thể nào chúng ta lại loại trừ họ là thành phần đại diện của một cánh thủ cựu, khỏi việc họ theo đuổi mối hòa giải và hiệp nhất hay chăng? Vậy thì họ trở thành những gì đây?
Thực ra, qua một thời gian cho tới nay, và một lần nữa vào dịp đặc biệt này, chúng ta đã nghe được từ một số đại diện của cộng đồng này nhiều điều tỏ ra khó chịu – kiêu căng và ngạo mạn, một thứ ám ảnh theo những chủ trương một chiều v.v. Tuy nhiên, nói thật, tôi cần phải thêm là tôi cũng nhận được một số những chứng từ cảm kích về lòng biết ơn rõ ràng cho thấy một tấm lòng cởi mở. Thế nhưng chẳng lẽ Giáo Hội cao cả lại không được tỏ ra quảng đại nơi nhận thức về chiều rộng lớn lao của mình, nơi nhận thức về lời hứa hẹn giành cho mình? Chẳng lẽ chúng ta, với tư cách là những giáo dục gia tốt lành, lại không thể bỏ qua những lầm lỗi khác nhau và thực hiện mọi nỗ lực để mở ra một triển vọng rộng lớn hơn? Và chúng ta lại không nhận thực là có những điều khó chịu cũng xuất hiện trong nội bộ của Giáo Hội? Có những lúc người ta có cảm tưởng là tổ chức của chúng ta cần phải có tối thiểu là một nhóm nào đó không thể nào chấp nhận được; một nhóm người ta có thể dễ dàng tấn công và thù ghét. Và nếu ai dám chạm đến họ – trong trường hợp này vị Giáo Hoàng – thì ngài cũng không có quyền dung nhượng; ngài cũng có thể bị thù ghét một cách không e dè hay hạn chế.
Quí Huynh thân mến, trong những ngày khi tôi mới có tư tưởng viết bức thư này, tình cờ, trong chuyến thăm viếng Chủng Viện Rôma, tôi đã giải thích và nhận định về Đoạn Thư Galata 5:13-15. Tôi giật mình thấy đoạn thư này trực tiếp nói tới chúng ta về giây phút này đây: ‘Đừng sử dụng tự do của anh chị em như cơ hội cho xác thịt, mà bằng yêu thương hãy trở nên tôi tớ của nhau. Vì toàn thể lề luật được nên trọn trong một lời duy nhất đó là Các người hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình. Thế nhưng, nếu anh chị em cắn cấu nhau, hãy nghe đây, anh chị em không bị nhau tiêu thụ’. Tôi lúc nào cũng cảm thấy những lời này như một trong những lời thái quá về ngôn từ mà chúng ta đôi khi thấy được nơi Thánh Phaolô. Ở một mức độ nào đó có thể là như vậy. Thế nhưng, đáng buồn khi phải nói rằng việc ‘cắn cấu’ này cũng xẩy ra trong Giáo Hội hôm nay nữa, như một thể hiện cho thấy một thứ hiểu biết nông cạn về tự do. Chẳng lẽ chúng ta lấy làm lạ lùng khi cho rằng cả chúng ta nữa cũng không khá hơn các tín hữu thành Galata? Rằng chúng ta ít là đang bị đe dọa bởi cùng những cám dỗ ấy hay sao? Rằng chúng ta bao giờ cũng cần phải học lại việc sử dụng tự do cách thích đáng hay sao? Rằng chúng ta luôn cần phải học lại cái ưu tiên tối thượng là tình yêu thương hay sao? Ngày tôi nói về điều này ở Đại Chủng Viện ấy là ngày lễ Đức Bà của Lòng Tin Tưởng được cử hành ở Rôma. Thật vậy, Mẹ Maria là vị dạy chúng ta tin tưởng. Mẹ dẫn chúng ta tới với Con Mẹ, nơi Người tất cả chúng ta có thể đặt niềm tin tưởng. Người là hướng đạo viên của chúng ta – thậm chí trong những lúc hỗn loạn. Vậy tôi muốn chân thành cám ơn tất cả nhiều vị giám mục gần đây đã chứng tỏ với tôi về niềm tin tưởng và lòng quí mến cảm kích, nhất là hứa nguyện cầu cho tôi. Tôi cũng cám ơn tất cả mọi tín hữu, trong những ngày này, đã cho tôi thấy chứng từ về lòng trung thành liên lỉ của họ đối với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Xin Chúa bảo vệ tất cả chúng ta và hướng dẫn đường đi nước bước của chúng ta trên con đường hòa bình. Đó là lời nguyện cầu tự nhiên nổi lên trong lòng tôi vào đầu Mùa Chay, một mùa phụng vụ đặc biệt thích hợp với việc thanh tẩy nội tâm, một mùa kêu gọi tất cả chúng ta bằng một niềm hy vọng mới mẻ hãy nhìn về ánh sáng đang đời chờ chúng ta ở Lễ Phục Sinh.
Tôi ở cùng Quí Huynh trong Chúa bằng Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 12/3/2009

Mục lục

Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng Đền thờ Hồi giáo Dome of the Rock ở Jerusalem


Jerusalem (ANSA) - Khi viếng thăm Thánh Địa vào tháng 5 sắp tới, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ là vị giáo chủ Giáo hội Công giáo Roma đầu tiên bước chân vào một thánh đường Hồi giáo tại Jerusalem.
Đức giám mục Antonio Franco, sứ thần Tòa thánh tại Đất Thánh, nói rằng Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng Dome of the Rock, ngôi đền thờ Hồi giáo cổ kính nhất trên thế giới, xây dựng từ hồi thế kỷ thứ 7; trong ngôi đền này có tảng đá tương truyền Tiên tri Muhamed đã để lại vết chân của ông khi được thiên sứ Gabriel đưa về trời.
Giám mục Franco nói thêm: “Cuộc viếng thăm Dome of the Rock đã được thỏa thuận trên nguyên tắc, và tháp tùng Đức giáo hoàng sẽ có Đại Giáo trưởng (Grand Mufti) của Jerusalem và các nhân vật Hồi giáo khác. Giám mục cũng bác bỏ các bản tin nói rằng ĐGH cũng có thể viếng thăm Đền al-Aqsa gần đó, nói rằng cuộc viếng thăm như thế “chưa được đề cập tới.”
Sáng hôm thứ Ba vừa qua, linh mục Pierbattista Pizzaballa, Quản trị viên Đất Thánh, cho thông tấn xã SIR của Hội đồng giám mục Ý biết rằng Đức giáo hoàng sẽ đến al-Aqsa, “nhưng cho đến nay chúng tôi chưa biết chắc chắn ngài có thể đi vào ngôi đền này hay không.” Năm 2000, vị tiền nhiệm của ngài là ĐGH Gioan Phaolô II đã viếng thăm Temple Mount nơi có hai ngôi đền Dome of the Rock và al-Aqsa, nhưng không bước chân vào ngôi đền nào cả. Báo Jerusalem Post hôm thứ Ba dựa vào các nguồn tin của giáo hội loan báo rằng mục đích chính yếu của Đức giáo hoàng khi đến Thánh Địa là để “cầu nguyện.”

Đền al-Aqsa


Hôm Chủ nhật vừa qua, Đức giáo hoàng xác nhận là ngài sẽ du hành sang vùng Đất Thánh, cùng với những trạm dừng chân tại Jordan và Israel. Trong cuộc viếng thăm từ ngày 8 đến 15 tháng 5, với cương vị là quốc trưởng và giáo chủ Giáo hội, ngài sẽ hội kiến với quốc vương Abdullah nước Jordan, thủ tướng Shimon Peres nước Israel, và chủ tịch thẩm quyền Palestine là Mahmoud Abbas. Đức giáo hoàng cũng sẽ cử hành thánh lễ tại Amman, Jerusalem, Bethlehem và Nazareth.
Theo tin của báo Jerusalem Post, trong thời gian ở Israel, Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng đài tưởng niệm nạn nhân diệt chủng Yad Vashem, nhưng cũng như Gioan Phaolô II trước đây, ngài sẽ không đi vào viện bảo tàng, nơi có treo bức ảnh Đức giáo hoàng Piô XII với lời phụ chú phê phán giáo hoàng này đã không cứu giúp người Do thái khỏi nạn diệt chủng của Đức quốc xã. Tòa thánh Vatican bác bỏ luận điệu đó, và vấn đề này vẫn còn là một điều không ổn định trong mối liên lạc giữa Israel và Roma, đặc biệt là khi có những nỗ lực muốn tuyên thánh cho Đức Piô XII.
Tòa thánh Vatican và Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1994 dưới triều đại của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Mục lục



Каталог: TDM2009 -> TinVuiVN
TinVuiVN -> NHƯ MỘt lời mờI
TDM2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
TDM2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
TDM2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
TDM2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
TDM2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
TDM2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
TDM2009 -> Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
TDM2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương