ĐÁnh giá hiệu năng của giao thức aodv, aomdv và dsr trên một khu vực giao thông thành phố HỒ chí minh



tải về 0.57 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2023
Kích0.57 Mb.
#56177
1   2   3   4   5   6   7   8
7607-Văn bản của bài báo-7911-1-10-20211216
LVTh S NGHIEN CU CAC GIAO THC DNH TUY
4.1. Kịch bản mô phỏng 
Bảng 2. Bảng tham số cho mô phỏng 
Tham số 
Giá trị 
Mô hình giao tiếp 
V2V 
Giao thức định tuyến 
AODV, AOMDV, DSR 
Phạm vi mô phỏng 
2100m x 2400m 
Số lượng phương tiện 
100, 150, 200 
Giao thức truyền thông 
UDP 
Nguồn phát dữ liệu 
CBR 
Tầng Mac
802.11 
Kích thước gói 
512 Bytes 
Tốc độ gửi gói tin 
2 gói/giây 
Số kết nối 
20 UDP 
Tốc độ di chuyển 
Tùy biến theo mật độ và mặc định 
của tuyến đường 
Kịch bản mô phỏng với các tham số như trong Bảng 2, 
số lượng phương tiện giao thông lần lượt là 100, 150 và 
200, thời gian mô phỏng 500, giao thức định tuyến là 
AODV, AOMDV và DSR, giao thức truyền thông là UDP, 
20 nguồn phát CBR với tốc độ gửi 2 gói/giây và bắt đầu 
phát từ giây thứ 0, khu vực mô phỏng có phạm vi 2100 m 
x 2400 m tại TP.HCM. 
Có tất cả 30 topo mạng cho các trường hợp 100, 150 và 
200 phương tiện khác nhau di chuyển ngẫu nhiên được sinh 
ra bởi quy trình RVTG để tăng tính tổng quan của nghiên 
cứu. Nghiên cứu khảo sát 3 giao thức định tuyến AODv, 
AOMDV và DSR, cho nên có tất cả 90 kịch bản cho
30 topo mạng được chạy mô phỏng trên phần mềm NS-2 
trong nghiên cứu này. 
4.2. Kết quả mô phỏng 
Kết quả mô phỏng tỉ lệ gửi thành công của 3 giao thức 
AODV, DSR và AOMDV trong 30 topo mạng của 100, 
150 và 200 phương tiện giao thông được trình bày trong 
Hình 3. Trong đó, giao thức DSR có tỉ lệ gửi thành công 


16 
Nguyễn Quốc Anh, Lương Thái Ngọc, Võ Thanh Tú 
cao nhất trong 3 giao thức với trên 90% gói tin được gửi 
thành công tới đích khi mạng có 100 phương tiện giao 
thông (Hình 3a). 
 
a) 100 phương tiện 
 
b) 150 phương tiện 
 
c) 200 phương tiện 
Hình 3. Biểu đồ tỷ lệ gửi gói tin thành công 
Tuy nhiên, khi mạng có số lượng phương tiện giao 
thông lớn hơn với 150 và 200 phương tiện, do tính chất lưu 
tất cả đường dẫn đến các nút đích đã biết trong bảng định 
tuyến dẫn đến quá tải, giao thức DSR không đạt hiệu quả 
định tuyến và cho tỉ lệ thấp nhất như trong Hình 3b và 3c. 
Trong cả 3 trường hợp số lượng phương tiện giao thông, 
giao thức AODV cho hiệu quả ổn định và cao nhất trong 3 
giao thức với xấp xỉ 90% sau 300 giây mô phỏng và càng 
tăng theo thời gian mô phỏng kéo dài. Như vậy, giao thức 
AODV cho thấy được hiệu quả truyền gói tin tốt và ổn định 
trong điều kiện mật độ giao thông cao trên bản đồ một khu 
vực tại TP.HCM. 
Hình 4 trình bày kết quả mô phỏng phụ tải định tuyến 
của 3 giao thức AODV, DSR và AOMDV trong 3 trường 
hợp 100, 150 và 200 phương tiện giao thông. Nhìn tổng 
quát, phụ tải định tuyến của các giao thức sẽ giảm dần theo 
thời gian mô phỏng. Hình 4a biểu thị kết quả của kịch bản 
100 phương tiện và cho thấy rằng, giao thức DSR có phụ 
tải định tuyến thấp nhất, trong khi giao thức AOMDV vì 
truyền đa đường nên có phụ tải cao nhất. 
 
a) 100 phương tiện 
 
b) 150 phương tiện 
 
c) 200 phương tiện 
Hình 4. Biểu đồ phụ tải định tuyến 
Tuy nhiên, trong kịch bản với số phương tiện lớn hơn 
là 150 và 200 phương tiện, giao thức DSR lại có phụ tải 
định tuyến cao nhất trong 3 giao thức khảo sát (Hình 4b, 
Hình 4c). Hai giao thức AODV và AOMDV có phụ tải 
tương đồng nhau và AODV có giá trị phụ tải định tuyến 
thấp hơn. Từ đó cho thấy, DSR sẽ hoạt động tốt trong điều 
kiện khu vực khảo sát có mật độ giao thông 100 phương 
tiện với tỷ lệ gửi gói tin thành công cao (Hình 3a) và phụ 
tải định tuyến thấp (Hình 4a). 
Hình 5 trình bày kết quả mô phỏng độ trễ trung bình, 
trong cả 3 trường hợp 100, 150 và 200 phương tiện, độ trễ 
trung bình của giao thức DSR là cao nhất do tốn thời gian 
trong khi duyệt bảng định tuyến quá lớn vì lưu tất cả đường 
đi tới nút đích đã biết, và AOMDV là thấp nhất, AODV và 
AOMDV đều có độ trể trung bình giảm theo thời gian mô 
phỏng trong khi DSR không ổn định. AOMDV với cơ chế 
truyền đa đường nên có độ trễ trung bình thấp và ổn định 
theo thời gian mô phỏng. 


ISSN 1859-1531 - 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 19, NO. 11, 2021 
17 
 
a) 100 phương tiện 
 
b) 150 phương tiện 
 
c) 200 phương tiện 

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương