ĐÁnh giá hiệu năng của giao thức aodv, aomdv và dsr trên một khu vực giao thông thành phố HỒ chí minh



tải về 0.57 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2023
Kích0.57 Mb.
#56177
1   2   3   4   5   6   7   8
7607-Văn bản của bài báo-7911-1-10-20211216
LVTh S NGHIEN CU CAC GIAO THC DNH TUY
3. Quy trình RVTG 
Để mô phỏng cho mạng VANET, việc thiết kế mô hình 
di động là rất quan trọng. Patil và cộng sự [13] đã đề suất 
quy trình tạo kịch bản di chuyển cho mạng VANET thực 
tế bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ: SUMO, 
OpenStreetMap, eWorld và TraNS. 
Bài báo này đề xuất quy trình RVTG là cải tiến quy trình 
trên, với việc giảm bớt các bước sử dụng phần mềm trung 
gian eWorld và TraNs. Bên cạnh đó, trình bài chi tiết hơn về 
các bước để thực hiện xây dựng kịch bản di chuyển cho 
mạng VANET tại một khu vực bản đồ lớn hơn. Hình 2 mô 
tả các bước trong quy trình VRTG. Nhóm tác giả kết hợp sử 
dụng phần mềm SUMO và Open Street Map (OSM) để tạo 
ra các kịch bản di duyển cho các phương tiện giao thông 
trong một khu vực giao thông thực tế. SUMO là một bộ mã 
nguồn mở và miễn phí dùng để mô phỏng giao thông, được 
phát triển từ năm 2001. SUMO được tích hợp nhiều công cụ 
hỗ trợ tự động hóa các tác vụ như tạo, thực hiện và đánh giá 
lưu lượng giao thông [12]. OpenStreetMap là một dịch vụ 
bản đồ thế giới trực tuyến được thành lập năm 2014. OSM 
cung cấp các dữ liệu địa lý do người dùng tải lên. Quy trình 
RVTG thực hiện thông qua các Bước sau: 
 
Hình 1. Trích xuất dữ liệu bản đồ thực thông qua Open Street Map 


ISSN 1859-1531 - 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 19, NO. 11, 2021 
15 
Bước 1: Các kịch bản được xác định dựa trên số 
phương tiện tham gia mô phỏng, giao thức truyền tin, thời 
gian truyền tin và bản đồ khu vực mô phỏng. Bản đồ dữ 
liệu các tuyến giao thông của một khu vực thực tại 
TP.HCM được trích xuất thông qua ứng dụng Open Street 
Map (Hình 1). 
Bước 2: Sau đó, dữ liệu bản đồ được chuyển đổi để lấy 
được dữ liệu các tuyến đường trong bản đồ và lưu vào một 
file *.net.xml bằng hàm netconvert do phần mềm SUMO 
cung cấp. 
Bước 3: Hàm polyconvert chuyển đổi dữ liệu bản đồ 
ban đầu để lấy thông tin về địa hình trong khu vực muốn 
mô phỏng, dữ liệu được lưu vào file *.poly.xml. 
Bước 4: Tiếp theo, một hàm python randomTrips của 
SUMO sẽ được sử dụng để tạo kịch bản di chuyển của các 
phương tiện trong bản đồ gồm số phương tiện, tốc độ thay 
đổi dựa trên mật độ trên đường và mặc định của tuyến 
đường mà từng phương tiện sẽ đi. Dữ liệu đầu ra của bước 
này sẽ được lưu vào file *.rou.xml. 
Bước 5: File đầu ra *.rou.xml được tích hợp cùng thời 
gian mô phỏng và lưu vào file *.sumo.cfg để có thể chạy 
mô phỏng trên phần mềm SUMO. Dữ liệu đầu ra sau khi 
chạy mô phỏng trên SUMO được lưu vào file *.sumo.xml. 

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương