“Đánh giá đặc tính thành thành phần tinh dầu một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) trồng ở Việt Nam và mối liên hệ của nó với một số vấn đề sinh thái môi trường điển hình’’


Bảng 6. Khối lượng và thể tích tinh dầu trong lá Bạch đàn chanh thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước theo thời gian



tải về 0.66 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.66 Mb.
#31541
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 6. Khối lượng và thể tích tinh dầu trong lá Bạch đàn chanh thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước theo thời gian

Mẫu

Khối ượng
mẫu (gam)

Thời gian chiết (giờ)

Khối lượng tinh dầu (gam)

Thể tích tinh dầu (ml)

Phần trăm khối lượng tinh dầu trên lá tươi (%)

Tỉ

khối


(g/ml)

ECI-LC01

200

1

2,0200

2,67


1,01

0,7501


ECI-LC02

200

2

2,2000

2,93


1,10

0,7508


ECI-LC03

200

3

2,3800

3,17


1,19

0,7510


ECI-LC04

200

4

2,6000

3,34


1,33

0,7670


ECI-LC05

200

5

2,6000

3,34


1,33

0,7670


Từ bảng số liệu trên cho thấy thời gian chưng cất tối ưu là 4 giờ sẽ thu được khối lượng tinh dầu lớn nhất. Tỉ lệ tinh dầu thu được sau thời gian này là 1,33 % tính trên mẫu lá tươi. Tỉ khối thay đổi không nhiều, từ 0,7501 g/ml đến 0,7670 g/ml và nhẹ hơn tinh dầu của loài Bạch đàn trắng.

Đối với loài Bạch đàn xanh (E. globulus) trồng tại Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội được thu hái vào ngày 20 tháng 08 năm 2010, kết quả nghiên cứu được nêu trong Bảng 7. Từ số liệu này cho thấy cũng giống như loài E. camaldulensis, loài E. globulus sau khi cất lôi cuốn 4 giờ thu được khối lượng tinh dầu cực đại từ mẫu nghiên cứu, đạt 0,3250 % tính trên mẫu lá tươi. Tỉ khối của mẫu tinh dầu thu được dao động từ 0,7508 g/ml đến 0,7784 g/ml.

Bảng 7. Khối lượng và thể tích tinh dầu trong lá Bạch đàn xanh thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước theo thời gian


Mẫu

Khối lượng
mẫu (gam)

Thời gian
chiết (giờ)

Khối

lượng


tinh dầu

(gam)


Thể tích

tinh dầu


(ml)

Phần trăm khối lượng tinh dầu trên lá tươi (%)

Tỉ khối

(g/ml)


EG-LC01

200

1

0,5050

0,6675


0,2525

0,7508

EG-LC02

200

2

0,5500

0,7325

0,2750


0,7509

EG-LC03

200

3

0,5950

0,7925


0,2975

0,7566

EG-LC04

200

4

0,6500

0,8350


0,3250

0,7784

EG-LC05

200

5

0,6500

0,8350


0,3250

0,7784

Qua kết quả khảo sát khối lượng tinh dầu thu được trong các khoảng thời gian chưng cất khác nhau đã xác định được khối lượng tinh dầu đạt cực đại của hai loài Bạch đàn cùng với tỷ trọng của nó khi cất lôi cuốn bằng hơi nước ở 980C trong 4 giờ được mô tả ở Bảng 8, trong đó tỉ lệ phần trăm khối lượng tinh dầu tính trên mẫu lá tươi.



Bảng 8. Phần trăm khối lượng và tỉ khối của tinh dầu trong lá

các loài Bạch đàn nghiên cứu

Bạch đàn trắng

(E. camaldulensis)

Bạch đàn xanh

(E. globulus)

Bạch đàn chanh

(E. citriodora)

Phần trăm khối lượng (%)

Tỉ khối

(g/ml)



Phần trăm khối lượng (%)

Tỉ khối

(g/ml)



Phần trăm

khối lượng

(%)


Tỉ khối

(g/ml)



0,5010

0,8610

0,3250

0,7784

1,33

0,7670







Hình 5. Mầu của tinh dầu các loài Bạch đàn thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước

Mầu của tinh dầu Bạch đàn khá khác nhau (Hình 5). So sánh tỉ lệ phần trăm khối lượng tinh dầu của ba loài Bạch đàn nghiên cứu tính trên khối lượng mẫu lá tươi thì loài Bạch đàn chanh (E. citriodora) có khối lượng tinh dầu là lớn nhất đạt 1,33%, tiếp đến là loài Bạch đàn trắng (E. camaldulensis) đạt 0,5316 % và thấp nhất là loài Bạch đàn xanh (E. globulus) đạt 0,3250 %. Về tỉ khối tinh dầu của loài Bạch đàn trắng có tỉ khối nặng nhất là 0,8610 g/ml, tiếp đó đến tinh dầu loài Bạch đàn xanh đạt 0,7784 g/ml và thấp nhất là tinh dầu của loài Bạch đàn chanh, đạt 0,7670 g/ml. Tỉ lệ khối lượng tinh dầu loài Bạch đàn trắng là 0,51 %, cao hơn so với nghiên cứu công bố của Lã Đình Mỡi (0,14 đến 0,28 %), còn loài Bạch đàn chanh trong nghiên cứu này là 1,33 %, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dũng (1,8 đến 2,0 %). Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ khối lượng của tinh dầu Bạch đàn chanh từ 0,5 % đến 2,0 %, còn với loài Bạch đàn xanh tinh dầu chiếm từ 1,0 đến 2,9 %. Trong nghiên cứu này cho tỉ lệ khối lượng tinh dầu Bạch đàn xanh chỉ có 0,35 %. Sự khác biệt về tỉ lệ khối lượng tinh dầu như đã nói trên do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như nguồn giống, phương pháp trồng và chăm sóc, thời điểm thu hái và điều kiện thổ nhưỡng.


3.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu Bạch đàn

3.2.1. Thành phần hóa học tinh dầu Bạch đàn trắng

Sản phẩm tinh dầu Bạch đàn thu được bằng hai phương pháp cất dòng ngưng liên tục và cất lôi cuốn hơi nước đều được sử dụng để phân tích xác định thành phần hóa học các chất có trong mẫu tinh dầu này.



  • Với phương pháp cất dòng ngưng liên tục

- Sản phẩm tinh dầu Bạch đàn thu được bằng phương pháp cất dòng ngưng liên tục hòa tan trực tiếp trong dung môi điclometan như trong mô tả ở phần phương pháp nghiên cứu. Do đó phương pháp này sẽ không cho biết được khối lượng tinh dầu trong mẫu lá cũng như tỉ khối của nó. Tuy nhiên phương pháp này lại có ưu điểm rất lớn đó là thiết bị chiết gọn nhẹ, lượng mẫu lấy nghiên cứu nhỏ, chỉ cần khoảng từ 5 gam đến 10 gam mẫu tươi, trong khi đó phương pháp cất lôi cuốn hơi nước cần đến 200 g. Sản phẩm sau khi chiết được phân tích ngay trên thiết bị sắc ký. Phương pháp cất dòng ngưng này rất thuận tiện cho việc nghiên cứu nhanh thành phần hóa học của tinh dầu thực vật.

- Kết quả phân tích các mẫu tinh dầu Bạch đàn thu được bằng phương pháp cất dòng ngưng liên tục theo các thời gian khác nhau bằng phương pháp sắc ký khí với detector FID (GC/FID) và và phương pháp sắc ký khí với detector khối phổ (GC/MS) cho thấy:

+ Số lượng các hợp chất hóa học có trong các mẫu tinh dầu Bạch đàn chiết trong các khoảng thời gian khác nhau (ít nhất là 1 giờ) không có sự khác nhau. Nếu tính các chất có hàm lượng trên 0,1 % trong mẫu tinh dầu thì đối với loài Bạch đàn trắng đều xác định được 39 hợp chất hóa học khác nhau; đối với loài Bạch đàn xanh xác định được 50 hợp chất hóa học khác nhau và đối với loài Bạch đàn chanh xác định được 40 hợp chất hoá học khác nhau.

+ Tỉ lệ phần trăm của các hợp chất hóa học có mẫu tinh dầu Bạch đàn có sự khác nhau nhất định theo thời gian chiết: trong khoảng thời gian chiết ngắn là 1 giờ thì tỉ lệ phần trăm của các hợp chất có nhiệt độ sôi thấp (các chất có thời gian lưu ngắn) như α –pinene, β-pinene, limonene, eucalyptol,... đều có tỉ lệ cao và các chất có nhiệt độ sôi cao (các chất có thời gian lưu dài) như β–eudesmol, γ–eudesmol, βselinene thì chiếm tỉ lệ thấp hơn, ngược lại khi cất trong thời gian dài từ 2 giờ trở lên thì tỉ lệ trên lại đảo ngược lại tức là các chất có nhiệt độ sôi thấp sẽ chiếm tỉ lệ thấp còn các chất có nhiệt độ sôi cao sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn. Nguyên nhân ở đây chủ yếu là do bản chất vật lý của chất, những chất có nhiệt độ sôi cao và phân tử lượng lớn như β–eudesmol, γ– eudesmol, βselinene thì cần phải sau một thời gian cất đủ dài thì mới chiết rút hết ra được khỏi mô tế bào thực vật. Khi đó sẽ làm thay đổi tỉ lệ giữa các chất có trong mẫu tinh dầu.



  • Đối với phương pháp cất lôi cuốn hơi nước

Kết quả phân tích tinh dầu Bạch đàn trên thiết bị GC/FID và GC/MS cũng cho thấy rằng kết quả phân tích tương tự như đối với tinh dầu Bạch đàn thu được bằng phương pháp cất dòng ngưng liên tục, mặc dù có sự khác biệt về thời gian chiết mẫu. Phải sau thời gian chưng cất mẫu 4 giờ trở lên thì mới nhận được các chất có nhiệt độ sôi cao với tỉ lệ lớn nhất.

Như vậy so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp chưng cất tinh dầu Bạch đàn thì thấy nếu sử dụng phương pháp cất dòng ngưng liên tục thì chỉ cần thời gian chiết mẫu 2 giờ ở nhiệt độ 1000C và sử dụng lượng mẫu là 10 gam là có thể xác định được toàn diện thành phần hóa học các chất có mặt trong mẫu tinh dầu Bạch đàn. Tuy nhiên, để xác định được cả tỉ lệ khối lượng tinh dầu trong mẫu nghiên cứu thì phải sử dụng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, và thời gian cất lôi cuốn hơi nước là 4 giờ liên tục với nhiệt độ hơi nước là 980C. Dưới đây là sắc đồ phân tích tinh dầu Bạch đàn trắng bằng phương

pháp sắc ký khí với detectơ ion hóa ngọn lửa (GC-FID) và sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC-MS), hình 6 a và hình 6 b.



Hình 6 (a). Sắc đồ phân tích mẫu tinh dầu lá Bạch đàn trắng

(E. camaldulensis) bằng phương pháp GC/FID



Hình 6 (b). Sắc đồ phân tích mẫu tinh dầu lá Bạch đàn trắng

(E. camaldulensis) bằng phương pháp GC/MS

Từ kết quả phân tích tinh dầu bằng hai phương pháp GC/FID và GC/MS cho thấy số lượng của các hợp chất phát hiện được trong mẫu tinh dầu không có sự khác nhau. Số lượng các hợp chất phát hiện thấy trong tinh dầu loài Bạch đàn trắng được là 39 chất và đã định danh được 17 chất (độ chính xác trên 95%), Bảng 9.



Bảng 9. Một số chất chính trong tinh dầu lá Bạch đàn trắng

(E. camaldulensis) trồng tại Xuân Mai

TT

Tên chất

Thời gian

lưu trên GC (phút)



Thời gian lưu

trên GC/MS

(phút)


Hàm lượng

(%)


Hàm lượng theo công bố (%) [4]



α -pinene

1,453

11,740

13,2

6,91



camphene

1,637

12,563

0,8

0,22



β-pinene

1,923

13,963

10,5

7,67



β-myrcene

2,020

14,549

0,3

0,38



p-cymene

2,310

16,372

0,1

1,20



limonene

2,460

16,604

14,4

-



eucalyptol

(1-8 cineole)



2,723

16,779

32,6

64,79



γ-terpinene

2,930

18,027

0,4

4,5



Fenchyl alcohol

(fenchol)



3,967

20,24

1,0

0,12



Terpinen-4-ol

4,510

21,960

1,0

1,37



α -terpineol

5,060

22,358

3,7

1,99



methyl eugenol

6,027

27,488

0,2

-



aromadendrene

6,633

28,648

1,3

-



β-patchoulene

7,857

31,622

0,4

-



β -selinene

8,140

32,183

1,9

0,13



γ - eudesmol

8,660

33,191

2,2

-



β -eudesmol

8,853

33,761

6,9

0,24

Trong Bảng 9 chất có hàm lượng cao nhất là eucalyptol (còn gọi là 1-8 cineole), hình 7, chiếm tới 32%. Đây là chất chính và được coi như là chất đặc trưng cho tinh dầu Bạch đàn trắng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Thái tỉ lệ phần trăm của hợp chất này là 64,79 %. Bên cạnh đó một số hợp chất khác limonene (14,4 %), α–pinene (13,2 %), β-pinene (10,5 %), β –eudesmol (6,9 %), α–terpineol (3,7 %) cũng có tỉ lệ khá cao. Trong tinh dầu loài Bạch đàn trắng còn có nhiều chất có hàm lượng nhỏ dưới 3 – 4 %. Đặc biệt trong nghiên cứu này đã xác định được 5 hợp chất hóa học mà chưa thấy công bố trong các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các hợp chất đó là: limonene (14,4 %), methyl eugenol (0,2 %), alloaromadendrene (1,3 %), γ – eudesmol (2,2 %).





Hình 7. Phổ m/z của 1-8 cineole trong mẫu phân tích và thư viện phổ

3.2.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu Bạch đàn xanh

Kết quả phân tích các mẫu tinh dầu loài E. globulus trên hai thiết bị sắc ký GC/FID và GC/MS, hình 5 (a) và 5 (b) đã xác định được 52 hợp chất hóa học khác nhau.





Hình 8 (a). Sắc đồ phân tích mẫu tinh dầu từ lá Bạch đàn xanh

(E. globulus) bằng phương pháp GC-FID

Hình 8 (b). Sắc đồ phân tích mẫu tinh dầu từ lá Bạch đàn xanh



(E. globulus) bằng phương pháp GC-MS
Bằng phương pháp GC/MS đã định danh được 18 hợp chất khác nhau có mặt trong tinh dầu loài E. globulus được mô tả ở Bảng 10 với hàm lượng từ 0,2% trở lên và độ chính xác ≥ 95%.

Bảng 10. Một số chất chính trong tinh dầu lá Bạch đàn xanh

(E. globulus) trồng tại Xuân Mai, Hà Nội

TT

Tên chất

Thời gian

lưu trên

GC


Thời gian

lưu trên

GC/MS


Hànm lượng (%)

Hàm lượng

(%) theo


công bố [4]



α -pinene

1,453

11,738

27,3

-



β-pinene

1,923

13,958

8,2

-



β - cymene

2,023

16,369

0,2

-



limonene

2,443

16,594

1,86

-



eucalyptol

(1-8 cineole)



2,713

16,779

1,2

11,8



α - terpineol

5,060

22,359

1,37

-



geranyl isobutyrate

6,037

26,901

0,82

-



β -caryophyllene

6,533

28,192

8,5

-



aromadendrene

6,653

28,649

9,6

25,1



α - caryophyllene

6,817

29,067

1,0

-



alloaromadendrene

6,903

29,177

1,4

-



viridiflorene

7,183

29,887

1,2

-



spathulenol

8,153

31,961

3,8

-



beta-caryophyllene oxide

8,233

32,109

4,5

-



longifolene


8,287

32,183

8,2

-



Valencene

8,710

33,192

2,3

-



beta-eudesmol

8,850

33,758

1,30

-



palmitic acid

11,850

39,104

13,33

-

Kết quả nghiên cứu được chỉ ra ở trên cho thấy các hợp chất hóa học trong tinh dầu chủ yếu thuộc hai nhóm monoterpenes và sesquiterpenes, trong đó α–pinene (Hình 9) chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 27,3 %, tiếp đó là axit palmitic 13,3 %, aromadendrene 9,6 %, β – caryophyllene 8,5 % và β-pinene 8,2 %. Các hợp chất khác có hàm lượng nhỏ hơn. So sánh với kết quả nghiên cứu về tinh dầu của loài Bạch đàn này tại Bồ Đào Nha [4] thì thấy có sự khác nhau đáng kể về hàm lượng của các hợp chất chính kể trên, cụ thể aromadendrene đạt tới 25,1 %, eucalyptol 11,8 %, α-phellandrene 17,2 % và globulol 5,23 %.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương