Nguyễn thanh giang giữA ĐÔng và TÂY



tải về 1.12 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.12 Mb.
#12976
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

NƯỚC NGA LẠI TRỖI DẬY
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga dường như đã vứt bỏ mô hình xã hội chủ nghĩa để thiết lập chế độ tư bản theo mô hình Âu-Mỹ với niềm hy vọng trông đợi vào sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ và Liên minh Châu Âu. Nhưng Âu-Mỹ ủng hộ Nga chủ yếu xuất phát từ ý đồ chính trị. Họ muốn nước Nga thoát khỏi bần hàn nhưng lại không muốn Nga khôi phục địa vị nước lớn với nguy cơ trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt của mình.
Mối e ngại của Mỹ đối với Nga xoay quanh những vấn đề sau: a ) Chủ nghĩa Cộng sản đã biến mất nhưng những người cộng sản vẫn nắm chính quyền chủ chốt trong rất nhiều ngành quan trọng, tư tưởng cộng sản vẫn bám rễ sâu. b ) Trên trường quốc tế, Nga vẫn có ảnh hưởng rất lớn. c ) Nga vẫn là một cường quốc quân sự và hạt nhân. Do những nghi ngại đó, sự ủng hộ chính trị của Phương Tây là mạnh mẽ, trong khi viện trợ kinh tế lại chần chừ. Kinh tế Nga tụt dốc liên tục, nhiều tài sản nhà nước bị thất thoát, nguồn vốn nước ngoài giảm mạnh, số người thất nghiệp tăng nhanh, chênh lệch giầu nghèo càng lớn … Một hiện trạng buồn thảm là nền kinh tế Liên bang chỉ là một chú lùn với sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thấp hơn ba lần so với Bỉ. Về quân sự, giờ đây, quân đội Nga cũng chỉ còn là cái bóng của chính mình.
Một vài nhân vật đầu sỏ chính trị không có đạo đức đã tập trung phần lớn nguồn vốn của đất nước vào trong tay và đưa ra những đồng tiền vàng cám dỗ các nhà lãnh đạo quyền thế. Các tỉnh trưởng một mặt đe doạ và mặc cả với Kremli một mặt thẳng tay khai thác những khu vực của họ giống như các lãnh địa phong kiến. Một Duma ( Hạ nghị viện Nga ) hung hăng và phá rối do những người Cộng sản chi phối, ngăn cản bất cứ nỗ lực cải cách nào. Trong khi đó, Yeltsin lúc thì lưỡng lự, lúc thì cuồng nộ, đã nuôi dưỡng những bè phái cận thần tranh giành nhau vì những lợi quyền kinh tế riêng tư.
Những năm hỗn loạn dưới quyền Boris Yeltsin dường như đã chấm. dứt vào ngày 1 tháng 1 năm 2000, khi Yeltsin rút lui và chỉ định Vladimir Putin làm tổng thống. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong số những mục tiêu đã được tuyên bố của Putin khi lên nắm quyền là đập tan quyền lực của các nhà đầu sỏ chính trị, những người mà nhiều người Nga đã coi là các thế lực đen tối trực tiếp hay gián tiếp thao túng đất nước này trong thực tế.
Dưới quyền của vị Tổng thống trẻ năng động và chín chắn, hệ thống chính trị và nền kinh tế Nga cuối cùng có vẻ đã ổn định. Kinh tế tăng trưởng liên tục trong mấy năm liền : năm 1999- 5%, năm 2000- 9%, năm 2001 và 2002- 5%. Ðất nước này đã thay đổi mạnh mẽ và vững vàng qua những cải cách ngoạn mục đối với bộ luật thuế, bộ máy tư pháp và cơ cấu liên bang. Putin đã kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật của Nga tiến hành một “ cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống thủ đoạn làm tiền, sự lạm dụng trong lĩnh vực hành chính, và tham nhũng ”. Chính quyền của ông đã thể hiện một sự hiểu biết tinh thông về những nguyên nhân của tham nhũng và thông qua luật pháp để tìm cách giảm bớt tệ nạn này.
Trong mối hoà khí với Phương Tây, Moskva hiện đang gấp rút trong lộ trình gia nhập NATO và tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế qua ba năm liền tăng trưởng lại có cả một cuộc bùng nổ thị trường chứng khoán hấp dẫn đến mức ngay đến những nhà đầu tư nước ngoài đã chạy khỏi nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính 1998 hiện cũng đang dần dần trở lại.
Không chỉ Phương Tây mà chính nhân dân Nga hoan nghênh đường lối đối ngoại hoàn toàn đổi mới của V. Putin. Tổng thống đã lặng lẽ chấp nhận việc Mỹ huỷ bỏ Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo và đồng ý với Washington cắt giảm 2/3 các kho vũ khí hạt nhân. Ông đã đẩy mạnh sự tham gia của Nga vào các hoạt động của NATO và dịu giọng chống đối việc mở rộng NATO sang Baltic. Sau sự kiện 11 tháng 9 Putin đã nhanh chóng bầy tỏ tình đoàn kết với Mỹ. Ông dốc lòng chia sẻ : nước Nga “ có lỗi là không thu được những tin tình báo kịp thời để thông báo cho Mỹ đề phòng cuộc tấn công của bọn khủng bố ngày 11-9 ”. Ông không phản đối việc Mỹ đóng quân tạm thời ở các nước Xô-Viết trước đây thuộc Trung Á. Sự thực là Nga và Mỹ đã trở thành đồng minh trong cuộc chiến chống Taliban và Bin Laden. Bước nhảy vọt ở cấp cao cho phép chuyển hoá quan hệ Nga-Mỹ một cách triêt để từ khi Mỹ nhận được sự ủng hộ của Nga trong chiến dịch chống khủng bố ở Afganishtan. Tổng thống Putin được giới báo chí Mỹ bình luận là “ Vị Tổng thống Nga từng là KGB trước đây, nay đã trở thành “ đồng chí” của tổng thống Bush. Tình cảm riêng tư giữa cá nhân hai người cũng tăng lên nên rất nhiều bất đồng lớn đã được giải quyết ”. Trong quan hệ Nga-Mỹ, Mỹ không còn công khai coi Nga là “ đối thủ răn đe chiến lược ” mà là người “ đồng hành và bạn bè quan trọng trong Liên minh chống khủng bố ”. Chính phủ Bush thậm chí còn cho rằng Nga là đối tượng mà Mỹ có thể “ xây dựng ” và “ kết giao bạn bè ”. Trong chuyến thăm Mỹ cuối tháng 9 vừa qua của tổng thống Putin, Nga đã nhận được sự ủng hộ kế hoạch chống lại lực lượng ly khai Cheshnia, điều mà Châu Âu từ chối, khi G. Bush tuyên bố : “ Tôi tôn trọng quan điểm của tổng thống Putin về một nước Nga hoà bình trong phần lãnh thổ của mình, với các nước láng giềng khác và với toàn thế giới ”. Ðối lại, tổng thống Nga V.Putin khẳng định rằng : nền kinh tế và đồng đôla Mỹ mang tính toàn cầu. Việc phát triển kinh tế của Châu Âu và Nga tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế của Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ là đối tác kinh tế lớn nhất của Nga.
Những người Cộng sản rơi rớt lạc lõng ở Nga đã hoàn toàn thất bại, phong trào hướng Tây Phưong ngày càng áp đảo. Trong khoảng thời gian từ tháng 5-1999 ( sau cuộc khủng hoảng Cosovo ) đến cuối 9-2001, kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Công luận Nga VCIOM cho thấy số người Nga cho rằng Mỹ “ căn bản là tốt ” hay “ rất tốt ” tăng gấp đôi, từ 32% lên 70%.
Kết giao với Mỹ không phải để mãi mãi lệ thuộc vào Mỹ mà đấy chính là con đường ngắn nhất để Nga lại trỗi đậy như một trong mấy cực đối trọng lớn nhất trên thế giới. Dầu lửa có lẽ đang được Nga sử dụng như vũ khí chiến thuật, chiến lược lợi hại nhất trong cạnh tranh với các đối tác lớn. Nga nhanh chóng vươn lên với tư cách cường quốc dầu lửa mới. Cuối tháng 10-2002 sản lượng dầu của Nga đạt 7,97 triệu thùng/ngày, vượt Arập Xeut. Nga nắm 12% trữ lượng dầu mỏ thế giới, mỗi năm xuất khẩu gần 200 triệu tấn dầu, đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và thứ hai về dầu lửa.Xuất khẩu năng lượng chiếm 20% GDP, khoảng 50%-60% thu nhập ngoại tệ của nước Nga. Gần 90% mức tăng trưởng kinh tế của Nga trong thời kỳ 1999-2001 nhờ tác động của xuất khẩu dầu lửa.
Tháng 5-2002, “ Tuyên bố đối thoại năng lượng ” Nga-Mỹ đã được ký kết nhân chuyến thăm Nga của tổng thống Bush. Hợp tác năng lượng Nga-Mỹ vừa khởi động nhưng triển vong tương lai rất sáng sủa đối với Nga. Nhiều nhà phân tích cho rằng quan hệ hợp tác đó sẽ làm thay đổi sâu sắc bản đồ địa chính trị dầu lửa quốc tế.
Trong một buổi hội đàm cuối tháng 9-2003 tại Trại David, Putin đã khôn khéo “ nhắc nhẹ ” Bush: “ Thật khó khăn khi nhận định về giá năng lượng vào thời điểm này. Giá nhiên liệu trên thị trường năng lượng thế giới sẽ còn tăng cao tới mức nào nếu như chúng ta không có một cuộc đối thoại như ngày hôm nay ”. Lời cảnh cáo đó hẳn phải nhập tâm tổng thống Bush khi trong thực tế, theo Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, nếu giá dầu tăng gấp hai lần thì tổng sản phẩm quốc nội Mỹ giảm khoảng 2,5%. Nếu mỗi thùng dầu tăng giá 10USD thì hàng năm Mỹ sẽ thiệt hại 50 tỷ USD và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm.
Nga triển khai toàn diện hoạt động ngoại giao năng lượng, với tư tưởng tổng thể “ Ðột phá Bắc Mỹ, ổn định Tây Âu, giành giật Caspi, mở mang phương Ðông, thách thức OPEC”. Dầu lửa quả đã trao cho Nga một con bài chính trị hết sức lớn. Có thể nói, sau khi mất cân bằng chiến lược hạt nhân với Mỹ, năng lượng đang trở thành “ vũ khí chiến lược ” để Nga bảo vệ vị trí nước lớn của mình.

NHẤT SIÊU ĐA CƯỜNG ”


Năm 1796, trong diễn văn mãn chức của George Washington - vị tổng thống đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - , điều căn dặn thống thiết nhất mà ông bầy tỏ là : “ Khi mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác, nguyên tắc lớn chi phối mọi hoạt động của chúng ta là càng ít có quan hệ chính trị với các nước bao nhiêu càng tốt. Từ trước tới nay, chúng ta đã từng có bao nhiêu lời hứa hẹn, vậy hãy để những lời hứa ấy được giữ đúng bằng một niềm tin trọn vẹn. Chúng ta hãy nên ngừng lại ở đây ”. Một thế kỷ sau đó, chủ nghĩa biệt lập vẫn luôn là nét cơ bản trong đường lối đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, dần dà về sau, đặc biệt là với trào lưu toàn cầu hoá, nước Mỹ đang bị chi phối bởi hai luồng tư tưởng trái ngược nhau : chủ nghĩa cô lập truyền thống và chủ nghĩa bá quyền toàn cầu. Sau chiến tranh lạnh, một số nhà chiến lược và quyết sách ở Mỹ đưa ra chủ trương “ giảm bớt trách nhiệm quốc tế và gánh nặng tài chính ”, thực hiện chiến lược “ co lại” mà dư luận gọi là “ chủ nghĩa cô lập mới ”. Chủ nghĩa này mâu thuẫn với chủ nghĩa bá quyền toàn cầu, tức trào lưu toàn cầu hoá hiện nay mà Mỹ là nước đứng hàng đầu và giữ vai trò lãnh đạo. Bước vào thế kỷ 21, người Mỹ nói chung tồn tại tâm lý rất mâu thuẫn. Một mặt, muốn giữ chắc vị thế bá chủ thế giới, mặt khác lại không muốn trả giá quá cao cho sứ mệnh này. Làm sao tìm được trạng thái cân bằng tốt nhất giữa các chủ nghĩa như giữa chủ nghĩa tự cô lập và chủ nghĩa can dự; giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực dụng. Ðặc trưng nổi bật trong đường lối ngoại giao thời kỳ đầu của chính quyền B. Clinton là chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa can thiệp. Nhưng tới nhiệm kỳ hai, khuynh hướng chính sách đối ngoại đã có phần nghiêng về chủ nghĩa thực dụng. Từ khi G. Bush lên cầm quyền, chính sách ngoại giao của Mỹ lại có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa quốc tế. Ưu tiên số một hiện nay của Mỹ là chống khủng bố quốc tế, nhổ tận gốc các tổ chức khủng bố toàn cầu đe doạ an ninh nước Mỹ. Tiếp đó là tiến hành cuộc đấu tranh chống các “ trục ma quỷ ” mà có lần Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên đã được điểm danh.
Ngay sau khi lên nắm quyền, Bush đã đưa những nhân vật cứng rắn như Cheney, Rumsfeld, Wolfowitz … giữ những chức vụ chủ chốt trong chính phủ. Những nhân vật này khi nắm quyền đã liên tiếp đưa ra những chính sách và kiến nghị về thực hiện chủ nghĩa đơn cực và bá quyền. Những chính sách này bao hàm các phương châm sau :
1 - Hết sức coi trọng thực lực, nhất là thực lực quân sự, tăng chi phí quốc phòng, dùng chiếc “ gậy quân sự với sức mạnh ưu thế tuyệt đối của Mỹ ” để cải tạo thế giới. Trên cơ sở nhận thức rằng tình hình quan hệ quốc tế đã trở nên rất rối rắm, “ mọi người đều phản đối lẫn nhau ”, lương tri và luật pháp quốc tế không còn tác dụng nữa … Bởi vậy, Hoa Kỳ bắt buộc phải dùng sức mạnh quân sự.

2 - Xây dựng “ bá quyền từ bi toàn cầu ”, thực hiện “ nền hoà bình dưới sự thống trị của Mỹ ”. Cho rằng chỉ có Mỹ mới có đủ khả năng quản lý một thế giới phức tạp như hiện nay, vì vậy phải thực hiện địa vị bá quyền của Mỹ. William Christopher- người được xem là lãnh tụ phái bảo thủ- nói: “Nếu không có sự lãnh đạo của Mỹ thì thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Nước Mỹ chẳng những phải đối phó với những mối đe doạ và thách thức mà còn phải tạo ra một trật tự thế giới mới. Và, Mỹ có khả năng sắp xếp thứ tự này theo ý định của mình ”.



3 - Ra sức đẩy nhanh tiến trình xuất khẩu dân chủ và các giá trị Mỹ bằng mọi biện pháp, kể cả vũ lực quân sự.
Ngân sách quân sự hàng năm của Mỹ bằng 40% chi phí quân sự toàn cầu, nhiều hơn tổng ngân sách quân sự của 20 nước lớn tiếp theo. Năm 2003, ngân sách quốc phòng do Lầu Năm Góc kiểm soát là 364 tỷ USD, cộng thêm 37,7 tỷ ngân sách an ninh lãnh thổ đơn lẻ, thực tế lên tới 401,7 tỷ USD. Dự toán ngân sách quân sự năm 2004 do chính quyền Bush đệ trình Quốc hội ngày 3-2-2003 là 420 tỷ USD. Năm 2009 sẽ lên tới 600 tỷ. Hiện nay, Lầu Năm góc có gần một trăm nghìn quân đóng ở Châu Âu và Viễn Ðông, và trên hai trăm nghìn quân ở các khu vực Trung Ðông và Trung Á. Số quân này luôn được hỗ trợ bằng lực lượng không quân và hải quân với các trang bị hết sức tối tân. Ưu thế trang bị vũ khí quân sự của Mỹ thể hiện ở các mặt sau: Phát triển mạnh mẽ tin học hoá chiến trường; phát triển vũ khí tấn công vòng ngoài và vũ khí trí năng tự điều khiển sau khi phóng; phát triển hệ thống vũ khí không gian ( bao gồm hệ thống chi viện và tác chiến ); phát triển hệ thống vũ khí không gây chết người mà chỉ mất khả năng chiến đấu; phát triển vũ khí cơ lý sát thương mới... Ưu thế quân sự vượt trội như là tuyệt đối của Mỹ cho phép có thể thay đổi hẳn bản chất của đối đầu quân sự. Không cần tiến hành chiến tranh “ giáp mặt ” mà là chiến tranh “ đơn phương”. Ơ đây, hầu như chỉ thấy lực lượng quân sự Mỹ hoàn toàn áp đảo và khống chế nhanh chóng các mục tiêu quân sự, kinh tế và chính trị của đối phương ( Iraq, Nam Tư, Afganistan ).
Về đường lối đơn phưong hành động, George Bush tuyên bố: Mỹ sẽ cùng những đồng minh giải quyết nhiệm vụ quốc tế ở những nơi nào có thể, nhưng sẵn sàng hành động đơn phương ở những nơi nào cần thiết. Chủ nghĩa đơn phương được coi là điểm xuất phát trong nền ngoại giao của chính quyền Bush. Ðường lối cứng rắn này được thể hiện qua những chủ trương hành động đã thấy:
Một là, từ chối “ ràng buộc ” đa phương để đảm bảo tự do hành động của Mỹ ( rút khỏi Nghị định thư Kyoto; từ chối thi hành “ Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện; rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ”; rút khỏi “ công ước cấm mìn ” ).
Hai là, nhấn mạnh an ninh tuyệt đối đơn phương, tự ý phát triển Hệ thống phòng ngự tên lửa TDM.
Ba là, lựa chọn “ chiến lược rút khỏi các tổ chức ” hoặc nhấn mạnh hơn hành động trừng phạt.
Bốn là, điều chỉnh lớn các chính sách đối với Nga và Trung Quốc.
Một giáo sư môn quan hệ quốc tế tại đại học Boston nói: “ Dù muốn hay không, chúng ta cũng đã trở thành đế quốc Mỹ rồi ”, vần đề ngày nay không phải là Mỹ có trở thành “ nhà nước bá quyền toàn cầu không, mà là nhà nước bá quyền như thế nào ?”. Thực tế cho thấy, dù có chăng tư tưởng bá quyền nhưng văn hoá chiến lược của Mỹ cơ bản vẫn giữ nguyên tắc “ kẻ cướp cũng có lý ”. Tình hình đó khác rất xa chủ nghĩa quân phiệt Ðức, Nhật đầu thế kỷ 20. Văn hoá chiến lược thế kỷ 20 là văn hoá chiến tranh thể hiện vai trò của nó với sự tôn sùng niềm tin chiến lược của Clausewitz sử dụng bạo lực không hạn chế để thực hiện lợi ích quốc gia. Cuối thế kỷ 20, qua hai lần tỉnh ngộ, tư tưởng đế quốc, quân phiệt, sôvanh và vũ lực trên hết trong các nước lớn suy giảm, người ta không còn nhắc đến niềm tin chiến lược Clausewitz nữa. Cho đến nay chưa có dấu hiệu rõ rệt chứng tỏ Mỹ sẽ lợi dụng ưu thế siêu cường, thực hiện chính sách điên cuồng mở rộng chiến tranh quy mô lớn.
Mười năm sau chiến tranh lạnh, Mỹ ngày càng chiếm ưu thế trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá. Mỹ vẫn phát huy vai trò mang tính quyết định đối với sự phát triển toàn cầu . Khác với đế quốc La Mã và đại đế quốc Anh, nước Mỹ ngày nay đang phấn đấu làm một “ Ðế quốc Dân chủ ”, hay “ Ðế quốc Tự do ”.
Dẫu thế nào đi nữa, trong các cường quốc của thế giới, Mỹ đang là một siêu cường. Trong các cực của hoàn cầu, Mỹ là một siêu cực.
Kết thúc mục này, sau hơn chục trang đã khá dài dòng, để độc giả được nghỉ ngơi theo Pavlov, xin được chen vào một liên tưởng vui vui giữa xã hội với tự nhiên.
Người xưa tưởng rằng từ trường Trái Ðất ở đâu cũng giống nhau và địa bàn ở đâu cũng chỉ đúng hướng bắc. Về sau người ta mới biết từ trường Trái Ðất giống như từ trường của một lưỡng cực từ khổng lồ không nằm trùng mà lệch với trục quay Trái Ðất một góc chừng 11 độ. Phân tích Fourier còn cho thấy đây là trường tổng hợp của một số lưỡng cực từ phụ khác nữa. Chính vì thế, trên bản đồ thành phần thẳng đứng của Ðịa từ trường, thấy có một dị thường chính vượt trội hơn hết ở đông bắc Châu A; ngoài ra, còn có các dị thường lớn ở Canada và nam Châu Uc...
VIỆT NAM NÊN ÐỨNG TRONG CỰC NÀO CỦA THẾ GIỚI ?
Tư duy về các vấn đề địa chính trị, đôi khi tôi hay liên tưởng đến bản đồ dị thường của địa từ trường. Bất cứ một điểm nào trên mặt đất, nếu không phụ thuộc vào một dị thường này thì cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dị thường khác. Khái niệm trường từ bình thường chỉ là một ước lệ khi ta chọn đến bậc nào trong hàm khai triển Fourier. Ta từng tham gia Phong trào Không Liên kêt quốc tế nhưng chính lúc đó ta là đồng minh khăng khít của Liên Xô, Trung Quốc, có chung mục tiêu đấu tranh cho Chủ nghĩa Xã hội đẩy lùi và tiến lên tiêu diệt Chủ nghia Tư bản. Ta thường dương cao khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do ” nhưng từ lâu ta đã trở thành nô lệ đến như mù quáng cho một hệ tư tưởng mang nhiều khuyết tật: chủ nghĩa Mác-Lênin. Ðể giành độc lập dân tộc ta đã phải viện cầu sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc nhưng rồi tự khi nào chẳng biết, ta đã tự biến mình thành đệ tử của họ, thậm chí có lúc thành tay sai của họ. Giật mình tỉnh lại, ta thấy xót xa cay đắng nhưng hình như đâu đó vẫn là tâm trạng tiếc nuối vẩn vơ chứ chưa biết phán xử bằng lý trí thật sáng suốt, thật tỉnh táo để phản tỉnh, để sám hối, để tự thấy phải cách mạng triệt để tư tưởng cũ, lý luận cũ, nhận thức sai lầm cũ.
Sống trên đời, tốt nhất sao cho rất ít kẻ thù và nhất định phải có bạn. Phải biết chọn bạn mà chơi. Cha ông ta đã dạy: Làm tớ kẻ khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Bạn mà ta từng tôn lên làm thầy, người thì chưa tồn tại được nổi một thế kỷ đã sụp đổ tan tành, người thì kềnh càng, vĩ đại nhưng mãi vẫn khổ nghèo, thua kém. Ấy thế mà có ai đó biết trăn trở cật vấn: “ Tại sao ta không là bạn thân của Mỹ, là đồng minh tín cẩn của Mỹ ” thì bị phê phán ngay là có tư tưởng thân Phương Tây, là lẫn lộn bạn thù.
Vì sao có tư tưởng thân Phương Tây là đáng chê ? Vì sao Mỹ cứ phải là kẻ thù của chúng ta ?. ( Nói rằng vì Mỹ đã đánh ta cũng không đúng vì Tàu ngày xưa và Trung Quốc ngày nay cũng đã từng tàn sát dân ta qua những cuộc chiến rất đẫm máu ).
Sự thật là, chúng ta đã không may và tự mình cũng đã bỏ lỡ rất nhiều dịp để có thể và cần thiết được là bạn tốt, là đồng minh tín cẩn của Hoa Kỳ.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ Hoa Kỳ đầu tiên đã muốn mở giao thương với Việt Nam. Tháng 7 năm 1787, đại diện Mỹ ở Pháp là T. Jefferson đã viết thư về nước đặt vấn đề nhập giống lúa của Việt Nam : “ Lúa cạn Ðằng Trong ( tức Việt Nam ) nổi tiếng là trắng thơm và sinh sản tốt. Dường như nó kết hợp được những chất lượng tốt của hai giống lúa mà chúng ta biết. Nếu có thể thay thế được, thì thật là đại phúc ”. Trong một bức thư gửi cho một quan chức khác của Hoa Kỳ, T. Jefferson có kể rằng đã gặp Hoàng tử Cảnh ( con trai Nguyễn Ánh ) khi ông này du học ở Paris. Mười năm sau, một thương thuyền Hoa Kỳ ghé một cảng ở Ðàng Trong, nhưng phải ba chục năm sau đó nữa, một thương thuyền Mỹ khác mới chở về một số lụa, đường và thóc giống. Tiếc rằng về đến nơi, thóc đã bị mọt. Khi ấy lại đúng thời kỳ ở Việt Nam có trào lưu bài ngoại nên giao thương tắc nghẽn.
Ðầu năm 1873, sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp lăm le chiếm nốt Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong hoang mang lo sợ, vua Nguyễn Ánh đã cử nhà ngoại giao Bùi Viện sang Hoa Kỳ gặp tổng thống Ulysses S. Grant để cầu viện. Ngay lần gặp thứ nhất chính phủ Hoa Kỳ đã muốn nhận lời nhưng vì Bùi Viện không có quốc thư nên không ký được hiệp định. Lần gặp thứ hai không may lại đúng vào giai đoạn sau Nội chiến với rất nhiều vấn đề nội bộ nan giải của mình nên Hoa Kỳ không thể đưa được quân ra nước ngoài.
Trước cách mạng Tháng Tám, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã cùng một phi công Mỹ tên là Show đi bộ sang Trung Quốc gặp viên tướng Mỹ của phe đồng minh tên là Shannon để bàn việc hợp tác chống Nhật. Mỹ đã nhận lời và gửi một số súng ống thuốc men cho máy bay thả xuống khu du kích của ta. Cũng trong thời gian này, ta đã thành lập đại đội Việt-Mỹ chống Nhật do thiếu tướng Thomas, người Mỹ chỉ huy.
Tiếc rằng, những năm sau này, do quan điểm lập trường giai cấp cứng nhắc, ta đã bỏ lỡ nhiều dịp tốt để có thể trở nên hữu hảo với Hoa Kỳ.
Năm 1977, khi tổng thống Jimmy Carter lên cầm quyền, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Andrew Young từng tuyên bố “ Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở Châu A; không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lọi ích quốc gia của Mỹ ”. Ngày 6-1-1977, thông qua Liên Xô, Mỹ đưa ra một kế hoạch ba bước về bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ: 1) Việt Nam cho biết tin về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh. 2) Mỹ chấp nhận Việt Nam vào Liên Hợp Quốc và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam. 3) Mỹ có thể đóng góp khôi phục lại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khác.
Theo cựu thử trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, trong cuốn “ Hồi ức và suy nghĩ “ thì: “ Trong đàm phán ngày 3-4 tháng 5-1977, lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyêt sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào Liên Hợp Quốc. Riêng về điều 21 (của hiệp định Paris về Việt Nam), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước lúc ra đi, ta cương quyết đòi phải giải quyết cả gói 3 vấn đề … Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đôla cho ta vì quốc hội Mỹ lúc đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam … Rõ ràng năm 1977, chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ, nhưng ta đã bỏ qua … Cho đến khi Ðặng Tiẻu Bình tuyên bố “ Trung Quốc là NATO Phương Ðông ” và “ Việt Nam là Cuba Phương Ðông ” ( 19-5-1978 ) và Brezínski đi thăm TQ ( 20-5-1978 ) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá với TQ và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với VN ”. Ðến khi ta tấn công Campuchia thì các cuộc nói chuyện giữa Mỹ với Việt Nam về bình thường hoá quan hệ thật sự chấm. dứt !
Cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ còn kể lại rằng, trong buổi gặp chiều 8-8-1990, cố vấn Phạm văn Ðồng đã căn dặn : “ Cần tận dụng cơ hội mới này trong khi ta còn sử dụng được. Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và Phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới ”.
Tiéc rằng những người có đấu óc tỉnh táo trong xét đoán sự cần thiết thiết lập bang giao hữu hảo Việt-Mỹ hoặc quá ít, hoặc đều bị các thế lực bảo thủ cực đoan khống chế, hãm hại.
Cách đây non thế kỷ, nhà chí sỹ Phan Châu Trinh cũng đã từng than thở :
Học thế ấy ngưòi ra thế ấy

Quả cùng nhơn khác bấy nhiêu đâu ?

Nhơn này ta tạo đã lâu

Tạo nhơn nay phải lấy Âu làm thầy

Huống chi ta ở dưới tay người Pháp

Sáu mươi năm thấm thoắt đã qua

Lỗi lầm cũng nửa bởi ta

Cạn suy, vụng tính hoá ra lỡ làng.


Hãy sáng suốt cải tạo triệt để thế giới quan sai lầm cũ. Hãy đổi mới thực sự quan hệ đối ngoại để có chung thế đứng siêu cường. Từ đấy không chỉ có thể xây dựng nhanh chóng một nước Việt Nam giầu mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà còn ngăn chặn được âm mưu lấn đất, lấn biển và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta.
Hà Nội 15 tháng 10 năm 2003

VÌ SAO ĐẾN NAY

VIỆT NAM MỚI GIA NHẬP WTO ?

Giữa lúc mấy nền kinh tế trong khu vực đang phải vật lộn gay go với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ và triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á rất mờ mịt, giữa lúc vai trò của APEC đối với công cuộc phát triển kinh tế khu vực và thế giới còn rất mơ hồ thì Việt Nam quyết định gia nhập APEC vào năm 1998. Đó là một quyết định sáng suốt và đúng đắn. Nhờ tham gia APEC, Việt Nam đã thu được những nguồn lực kinh tế rất đáng kể ( chiếm 80% kim ngạch ngoại thương, 75% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hơn 50% viện trợ phát triển chính thức ODA của Việt Nam …); và … hôm nay ta được đón tiếp 10 nghìn quan khách gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các doanh gia, các nhà báo … từ 21 nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đến với Việt Nam trong tư cách chủ tich Hội nghị APEC 14.


Có thể đây đó xì xèo rằng khoản chi 200 triêu USD, trong đó 20 triệu USD ( 320 tỷ VNĐ ) dành riêng cho tuyên truyền, sửa sang, tô vẽ bộ mặt chính quyền trước người nước ngoài là quá tốn kém và hơi vô lương tâm đối với thực trạng đời sống công nhân, nông dân nhiều nơi còn quá gieo neo; nhà trường, bệnh viện còn vô cùng thiếu thốn … Dẫu sao, nhìn cảnh các nguyên thủ quốc gia lần lượt bước hết đường thảm đỏ dài mới được đến bắt tay ông chủ tịch nước mình ; lại thấy các ông, các bà đều phải mặc lễ phục Việt Nam đứng nghiêm nghe ông chủ tịch Việt Nam đọc tuyên bố chung APEC … thì ít ra, trong một phút, cũng thấy đựoc cái hồn thiêng dân tộc rực lên trong tâm trí. Bức tranh Trống Mái trên vịnh Hạ Long thì đằm thắm quá, hoành tráng quá ! Ai không yêu thương, không ngậm ngùi cùng đất nước này cho được.
Cũng đã từ cách đây 12 năm ( tháng 12 năm 1994 ), Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đấy cũng là việc tất nhiên nên làm. Bởi vì, trong gần 200 nước thành viên Liên Hiêp Quốc thì đã có gần 150 nước bao gồm trong thể chế WTO với 90% dân số nhân loại và làm ra 95% GDP toàn cầu. Người ta tính rằng, trong kỷ nguyên thương mại mà WTO cầm chịch này, cứ mỗi một trăm USD được tạo ra trong xuất khẩu trên thị trường thế giới có đến 97 USD chảy về các nước giầu và chỉ 3 USD còn lại là đến tay các nước nghèo. Cho nên, quốc gia hoặc lãnh thổ nào không tham gia vào kỷ nguyên này là tự loại mình ra khỏi làn sóng phát triển và phồn vinh của nhân loại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn :


  • Một là : Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ không bị phân biệt đối xử.

  • Hai là : Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

  • Ba là : Có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.

  • Bốn là : Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới sẽ giúp thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng thừa nhận phải vào WTO mới được chen vai thích cánh cùng nhân loại khi ông phát biểu rằng “ Cần phải ra biển xa mới bắt được cá lớn, nếu chỉ quanh quẩn trong bờ thì chỉ bắt được cá nhỏ mà thôi ”.


Trước đây 7 năm, ngày 5 tháng 12 năm 1999, trong bài “ Hội nhập và chủ quyền ”, người viết bài này cũng đã từng thiết tha cổ súy : “ Đừng cam tâm dầm chân trong vũng hẹp, bởi như vậy chính là đánh mất chủ quyền một cách hổ nhục. Hãy “ Giương cánh buồm to như mảnh hồn làng ” mà “ phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng khơi ” ( Thơ Tế Hanh ) vào cái biển toàn cầu hóa đầy sóng gió. Chỉ cần chọn cho được những người thực sự tài đức ra đứng mũi chịu sào và phát huy cho được tiềm năng to lớn của dân tộc bằng một cơ chế thật sự dân chủ thì từ đấy buồm sẽ thêm no gió toàn cầu; từ đấy, tổ quốc ta sẽ như một con rồng bay lên ”.
Đọc lại bài viết đó, người ta không chỉ gặp lời cổ súy trên mà cả đoạn lý giải, trần tình thống thiết dưới đây :

“ Vậy thì, sao vẫn lại cứ tiếp tục chần chừ, ngần ngại ? !.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau đằng đẵng 3 năm, qua 8 vòng đàm phán đã được ký tắt, thế mà còn bị gác lại. Làm sao hiểu nổi khi một việc hệ trọng đến mức Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII phải dành cho một mục riêng mang tiêu đề "Tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế", trong đó xác định rõ: "Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA" mà rồi đến phút cần quyết định để không lỡ thời cơ lại có thể trục trặc như vậy được ? ! Trong suốt 3 năm trời, qua 8 vòng đàm phán chắc là gay go, căng thẳng, lẽ nào Bộ Chính trị không chỉ đạo trực tiếp, Trung ương không được nghe báo cáo đủ 8 lần hoặc chí ít vài bốn lần. Hãn hữu lắm, nếu Bộ chính trị và Trung ương không có thời giờ theo dõi, chỉ đạo suốt quá trình thì đến bước tối hậu trước khi quyết định ký tắt, tất cả nhất định đã phải được "đâu vào đó" rồi chứ !

Sao lại đến nông nỗi này ? Mà, khi đã khúc mắc đến nông nỗi ấy thì toàn thể Ban Chấp hành Trung ương phải được báo cáo tường tận để bàn bạc nghiêm túc cho ra nhẽ. BCHTW vẫn thấy lấn cấn thì xin thêm ý kiến của Quốc hội. Quốc hội cũng còn phân vân thì trưng cầu ý kiến toàn dân. Vấn đề không chỉ ta biết mà Mỹ cũng biết thì việc gì mà phải bí mật với nhân dân mình….

Người viết bài này, với ý thức công dân nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm không thể thiếu đối với nhân dân, với tổ quốc mình, rất muốn được lật qua lật lại, được bàn bạc cặn kẽ về những điều hơn lẽ thiệt, về sự nên hay không nên trong ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhưng bất lực vì " khung cảnh bí mật " của nó. Bài viết đành chỉ dừng ở mức lý luận chung chung và ước định sơ sài bởi lẽ đó.

Thận trọng bao giờ cũng là một đức tính cần thiết, nhưng liệu ở đây có phải là sự thận trọng tỉnh táo và hợp lý không? Hay chỉ là sự thận trọng bị lợi dụng, bị thao túng….

Chúng ta luôn luôn nhắc nhở nhau cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hoà bình", nhưng, sẽ nguy hiểm hơn bội phần nếu chúng ta mất cảnh giác trước thủ đoạn xảo quyệt của ông bạn vàng phương bắc đang ra sức tô mạc "diễn biến hoà bình" thành một con ngáo ộp không có thật để hù dọa rồi khoái chí mở cờ trong bụng, nhìn ta ngây ngô tự cô lập mình, tự dựng rào sắt trước thế giới tiên tiến, chỉ để lại một lối hẹp đủ chui lọt vào ống tay áo họ . Ôi ! Trở lại kiếp nô lệ này mới thực sự cay đắng. Hơn bất kỳ nỗi cay đắng nào !

Không thể không thận trọng, không thể mất cảnh giác nhưng hoàn toàn có thể và phải tự tin. Trong thế giới toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia đều tuỳ thuộc lẫn nhau trong mối tương quan hai chiều ở mức độ này hay mức độ khác. Ngày nay, không phải cứ nước giàu làm chủ và hoàn toàn sai khiến được nước nghèo như tôi tớ, không phải nước lớn thả sức áp chế được nước nhỏ. Huống chi, ta cũng có nhiều thế mạnh của một quốc gia 79 triệu dân với 4000 năm lịch sử, có vị trí địa lý chiến lược, có tài nguyên phong phú. Mới chỉ mươi năm, nhờ đổi mới, nhờ sự kích thích của hội nhập, ta đã tạo được 10 mặt hàng chủ yếu khả dĩ chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Trong đó: gạo đứng thứ hai, cà phê, hạt điều, cao su đều có thứ bậc cao trong hàng xuất khẩu trên thế giới. Bên cạnh đó là dầu thô, hàng may mặc, hải sản, than đá, giầy dép, lạc nhân, chè, thiếc v v..... ở một số lĩnh vực nhất định và trên phương diện nào đó, các nước khác tất cũng phải phụ thuộc vào ta.

Ngày nay, độc lập dân tộc không thể chỉ được bảo đảm bằng ý niệm đơn giản " Nam quốc sơn hà, nam đế cư " mà chủ yếu phải là khả năng quốc gia đó có bảo vệ được chủ quyền của mình trước những tác động ngày càng sâu rộng của xu thế toàn cầu hóa hay không.

Nước ta tuy còn nghèo, nền kinh tế còn èo uột, vốn thiếu, sức cạnh tranh của hầu hết các mặt hàng kém, nhưng khi bước vào nền kinh tế thông tin, kinh tế trí tuệ, ta sẽ có lợi thế nếu tận dụng được tiềm năng chất xám vô cùng quý giá trong tư chất con người Việt Nam. Ðiều này, không chỉ những người Việt Nam tự tôn mà rất nhiều người nước ngoài cũng đã từng nói. Xin nêu thêm một dẫn chứng nhỏ. Tin học vốn là một lĩnh vực còn bỡ ngỡ đối với ta. Vậy mà, tại kỳ thi tin học quốc tế thứ 11 tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỹ tháng 10-1999, đội tuyển nước ta đã giành vị trí thứ nhất, trên tất cả 60 đội tham gia. Trong đó có cả các cường quốc tin học như Nga, Trung Quốc... Bốn em trong đội tuyển đi thi thì 3 đoạt huy chưương vàng, một đoạt huy chương bạc ”.

Ngày nay, đọc lại những lý giải lê thê, những trần tình thống thiết như thế có thể người ta sẽ buồn cười. Chuyện đương nhiên mà khổ lắm, sao cứ phải nói lằng nhằng mãi thế!

Sự thật là, việc thực thi chủ trương hội nhập lúc bấy giờ gian nan lắm, tính mạng người thực thi chông chênh lắm. Cánh bảo thủ dưới sự chỉ đạo của các “ lãnh tụ ” già nua đầy quyền uy luôn hăm dọa : Hòa nhập rất dễ dẫn đến hòa tan, như vậy là mất chủ quyền, là uổng phí bao nhiêu năm xương máu, là mắc mưu “ diễn biến hòa bình ”, là ăn phải bả tư bản …

Cho nên, Lê Khả Phiêu mặc dù đã phải hô khẩu hiệu thật to: “ Hòa nhập nhưng quyết không hòa tan !”, song đến khi cần quyết định cho một hành động quan trọng thì bỗng nhiên lại hốt hoảng điện ngay Phan văn Khải dừng ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ ( người ta bảo ngày đó ông tổng bí thư này nhận được chỉ thị của tình báo Hoa Nam qua Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười ) Lúc đó, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký tắt tại Mỹ và thủ tướng Phan văn Khải cũng như tổng thống Bill Clinton đã đem theo các đoàn tùy tùng của mình đến New Zeeland để sẵn sàng ký kết chính thức.

Khi người đến chìa tay ra với ta thì ta hắt hủi phũ phàng để đến nay phải chạy theo van nài mà vẫn cứ còn đang phải thót tim chờ đợi xem tháng 12 này Hoa Kỳ có chịu ban bố PNTR cho Việt Nam không ?!

Vì mỗi ngày chậm gia nhập WTO, nền kinh tế của ta thiệt khoảng 16 tỷ VNĐ, nên ta mong ngày mong đêm mà hết năm 2004 vẫn chưa được, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội … đã phải nêu quyết tâm cao phấn đấu đạt cho được mục tiêu gia nhập vào năm 2005; vậy mà trước Đại hội X, Tổng cục 2 vẫn “ huấn thị ” : “ Cơ quan tình báo Hoa hải ngoại nhận định :” Việt Nam không nên sốt sắng gia nhập WTO vì, nếu Việt Nam xem việc gia nhập WTO là một mục tiêu ưu tiên, đồng nghĩa với sự “ đổi mầu“ của xu hướng chính trị ngày một gia tăng, do những điều kiện gia nhập WTO đưa ra về mặt cải cách ” ” ( Báo cáo của Bộ Quốc phòng tại Hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng ngày 24 tháng 8 năm 2004 ).

Rõ ràng bàn tay điều hành của tình báo Hoa hải ngoại gớm ghiếch quá, thâm hiểm quá ! Nghĩ lại bây giờ vẫn thấy lạnh sống lưng. Nếu chưa khống chế được sự lũng đoạn vô cùng nguy hại của nó thông qua Tổng cục 2 ; nếu Đại hội X không loại được thần uy của Đỗ Mười – Lê Đức Anh và tay chân của họ thì nay Việt Nam vẫn chưa vào WTO. Thành quả lớn này đạt được chính nhờ đóng góp bằng sự xả thân hết sức tích cực của “ anh em dân chủ ”. Thế mà ! Công lao ấy được Đảng, Chính phủ …trả ơn bằng hàng loạt đòn thù hiểm ác: đấu tố, bôi bẩn, bỏ tù, cắt điện thoại, nhốt trong nhà suốt Hội nghị APEC 14 … và được gọi bằng cái tên “ bọn cấp tiến phản động ” !

Ai mà không thể không rơi nước mắt trước cảnh tình éo le, oan khuất này !

Không hẳn chúng tôi là cấp tiến. Chính là do Đảng bị các thế lực bảo thủ lạc hậu đầy quyền uy trì kéo nên đã không dựa được vào sức mạnh bản thân dân tộc để vươn lên đúng nhịp thời đại, đã bỏ lỡ quá nhiều thời cơ. Chắc chắn không thể ngụy biện rằng sự chậm trễ này là do phải thận trọng, phải để có thời gian chuẩn bị thật đầy đủ. Bởi vì, nói như vậy có nghĩa là việc quyết định đầu đơn gia nhập WTO của Đảng, Chính phủ từ cách đây 12 năm là mù quáng, là huyễn hoặc sao ? Nhớ rằng vào WTO cách đây dăm năm, trước Trung Quốc, vừa dễ dàng hơn, vừa có lợi hơn vì ít chịu những quy định khắt khe hơn. Campuchia yếu hơn ta nhiều mặt nhưng cũng đã vào WTO trước ta khá lâu.

Ai công bố cho được những thiệt thòi to lớn không đáng có gây ra bởi sự dùng dắng trong quyết dịnh gia nhập WTO này để thấy được bọn người kia mới chính là phản động và đáng bị trừng phạt, thay vì chúng tôi.

Thản hoặc mới thấy một người biết đau xót trước những mất mát, thiệt thòi đó của đất nước, của dân tộc mà rụt rè than thở như nhà sử học-đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc : “ …ai cũng coi việc gia nhập WTO là một thành tựu lớn mà không thấy ai băn khoăn đặt câu hỏi, vì sao ta lại là thành viên thứ 150, tức là đã có 149 nước vào trước và số còn lại không đáng là bao trong tổng số các quốc gia có mặt trên quả địa cầu này ” ( bài “ Nhân đôi ý nghĩa ”, báo Lao động ra ngày 12 tháng 11 năm 2006 ) .

Cho dẫu chỉ có vậy cũng đã là một tín hiệu tương ứng tương cầu không những an ủi mà còn giúp chúng tôi tự tin hơn để càng quyết tâm tiếp tục dấn thân đấu tranh hạn chế những sai lầm trì trệ của đảng CSVN ngõ hầu góp phần xóa đi những mặc cảm tủi buốn của một dân tộc cứ lẽo đẽo đi sau trong khi có đầy những tư chất trác việt mà nhân loại nể trọng.

Hà Nội, những ngày Hội nghị APEC 14


LỜI KHẨN BÁO TỪ CHÚNG TÔI
Hồi ông Nông Đức Mạnh mới nhậm chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001, cũng như nhiều người khác, người viết bài này từng cảm nhận một điều gì đó như là sự ngưỡng vọng hoan hỷ trước hình ảnh ông ta xúc động đặt tay lên ngực khi nói lời tuyên thệ. Nhìn gương mặt ông, lúc ấy, bất chợt tôi còn liên tưởng đến câu thơ “ Người đã chết hai triệu lần năm đói Một Chin Bốn Lăm ” của một nhà thơ Cuba khi viết về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vậy mà ! Chỉ sau đấy hai ngày, công an Hải Phòng chặn đường bắt cựu chiến binh chống Pháp-chống Mỹ Vũ Cao Quận, dẫn độ ông về nhà khám xét rồi tống giam ông. Liên tục sau đấy là hàng loạt người bị câu lưu, bị tra vấn: Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn thị Thanh Xuân, Nguyễn Đắc Kính, Đào Quang Tiến, Hoàng Tiến, Dương Sơn, Dương Hùng, Nguyễn Đan Quế, Thích Quảng Độ, Lê Hồng Hà, Hà Sỹ Phu, Nguyễn Thanh Giang … Rồi Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn …. lần lượt vào tù. Không khí nồng nực đến nỗi một phật tử đã tự thiêu ngay dưới chân một tượng đài lớn ở thành phố Đà Nẵng. Tổ chức “ Quan sát Nhân quyền Quốc tế ” gửi thư đề nghị các nhà tài trợ quốc tế cắt giảm tài trợ đối với Việt Nam, hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam với kết quả đa số tuyệt đối … Từ đấy, Việt Nam bị xếp vào một trong 13 nước kém nhất về tự do báo chí, ngôn luận và bị đưa vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt vì thiếu sót về tự do tôn giáo ( CPC ) !
Đợt đàn áp mới này không kém phần dữ dội và còn đang diễn tiến khôn lường.
Đàn áp, đàn áp …lại đàn áp vốn là lẽ sống của một chính quyền lấy chuyên chính vô sản làm tôn chỉ. Tuy nhiên người ta không thể không đặt nhiều câu hỏi về lý do, mức độ, mục đích của cuộc đàn áp này.
Trước hết là vấn đề thời điểm.
Vì sao đem xử linh mục Nguyễn văn Lý và một loạt: Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng thị Anh Đào, Lê thị Lệ Hằng ngay lúc Phó Thủ tường, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đang đi Mỹ để dàn xếp hai chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi đó, đoàn đại biểu Tòa thánh Vatican đang viếng thăm Việt Nam ?
Vì sao còng tay, tống giam nhà văn Trần Khẩi Thanh Thủy và bắt luật sư Lê Quốc Quân ngay sát trước ngày khai mạc cuộc Hôi đàm Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam tại Washington ?
Vì sao đã dự kiến chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước vào 22 tháng 6 năm 2007 mà trong tháng 5/2007, đầu tháng 6/2007 lại đem xử án hàng loạt: luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, doanh gia Trương Quốc Huy và săn lùng tán loạn những: Trương Quốc Tuấn, Lê Trí Tuệ, Bạch Ngọc Dương … ?
Nét đặc sắc phi thường của đợt đàn áp này là người ta đã bành trướng trận địa, mở rộng đối tượng từ các “ con dân ” của mình, tiến sang vỗ thẳng cả vào mặt các quan chức ngoại giao nước ngoài.
Từ ngày 5 đến 7 tháng 4 năm 2007, Đoàn Hạ viện Hoa Kỳ do hạ nghị sỹ Solomon Ortiz- chủ tịch Tiểu ban Ứng phó thuộc Ủy ban Quân lực dẫn đầu sang thăm Việt Nam nhằm trao đổi về các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực tìm kiếm người Mỹ mất tích ( MIA ), kinh tế và thương mại. Trong đoàn có dân biểu Loretta Sanchez.
Ngoài giờ làm việc, 5 giờ chiều ngày 5 tháng 4/2007, vị dân biểu này đến nhà đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine để dự tiệc trà với 5 người phụ nữ Việt Nam: Trần thị Lệ, Bùi thị Kim Ngân, Vũ Thúy Hà, Vũ thị Minh Khánh, Nguyễn thị Thu Hiền.
Tại sao người ta lại bắt công an phải dàn trận ngay trước cửa nhà vị Đại sứ để ngăn cản quyết liệt. Chủ nhà đã ra cửa can thiệp: “ Những người này là khách của tôi, tôi mời họ, yêu cầu cho họ vào”. Vậy mà đám tay sai vẫn túm giật, xô đẩy, thô bạo đến mức ông đại sứ phải quát lớn : “ Người ta là phụ nữ, các anh không thể đối xử với phụ nữ như vậy ! ”. Bà Loretta Sanchez thì mô tả : “ Tôi thấy khoảng 15 người, sắc phục công an có, thường phục có, chặn họ lại. Họ vẫn cố gắng vào thì những người này dùng vũ lực ngăn cản họ. Họ hành xử như côn đồ ( nguyên văn: gooms ) ”.
Nhẽ ra, ta phải thấy xấu hổ, biết ân hận và chỉ đạo uốn nắn ngay những hành vi tồi tệ này. Đáng tiếc là sau đó, hàng loạt báo của Đảng lại xơi xơi xỉ vả bà Loretta Sanchez. Họ suy diễn, truy chụp: “ Đây thực ra là cuộc gặp vụng trộm ”. Họ hạnh họe vô lối: “ Theo thông lệ quốc tế, bà Sanchez và Đại sứ muốn gặp các công dân Việt Nam thì phải báo cho các cơ quan hữu trách Việt Nam biết ” ( bài của Hồng Thái – Hà Trình trên báo Công an Nhân dân ra ngày 12/4/2007 ).
Người ta còn nhớ, mùa thu năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đem theo một thư ký sang Liên Xô làm việc tay đôi không chính thúc với nhiều nhà cách mạng lão thành Liên Xô để trao đổi về quan hệ Việt Xô và mối bất hòa Xô- Trung.
Thu đông 1946, sau Hiệp định Sơ bộ Mồng 6 tháng 3, chủ tịch Hồ Chí Minh sang ở Pháp suốt 5 tháng trời, gặp gỡ đủ các loại chính khách thuộc đủ các phe đảng của Pháp mà không hề phải “ báo cáo ” ai.
Trong khi đang đánh nhau, chủ tich Hồ Chí Minh, vẫn cho thành lập “ Ủy ban đoàn kết với nhân dân Mỹ ”, với khẩu hiệu: đánh thực dân Pháp nhưng đoàn kết với nhân dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ nhưng đoàn kết với nhân dân Mỹ.
Càng ngạc nhiên khi thấy bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng hồ đồ: “ Bà Loretta Sanchez chưa bao giờ đến Việt Nam với một thái độ cởi mở, khách quan, thực sự nhìn nhận toàn cảnh tình hình Việt Nam ”. Phụ họa với luận điệu lạm dụng sự phê phán chủ trương can thiệp quốc tế thô bạo của Mỹ, bà Ninh còn cao giọng răn dạy một cách ngớ ngẩn:“ Hoa Kỳ nên chăm lo đến bản thân mình hơn là can thiệp vào chuyện của nước khác ”.
Marx-Engels hô hào “ Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại ! ”, chủ tịch Hồ Chí Minh sang Liên –Xô để tác động vào mối quan hệ Xô-Trung và thành lập tổ chức đoàn kết với nhân dân Mỹ để chống Mỹ … cũng là “ can thiệp thô bạo ”, là “ chọc tay vào chuyện nước khác ” đấy chăng ?
Chẳng nhẽ chỉ vì được ban thưởng cho cái chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội mà bà Ninh tình nguyện từ bỏ quá triệt để cái gốc gác Tôn Nữ và đã được đào tạo ở Anh Quốc đến thế chăng? Bà Ngô Bá Thành trước đây đã từng cương cường đến thế, nhưng chỉ vì đáp nghĩa “ ăn cây nào, rào cây ấy ” mà cuối đời dã bị những người phũ miệng gọi là “ con điếm chính trị ”.
Cộng sản gộc, thượng tướng, thứ trưởng Công an Nguyễn văn Hưởng thì lại tỏ ra mềm mại, khôn khéo hơn khi cam đoan với phó đại sứ Hoa Kỳ Johnathan Aloisi rằng “ Quan điểm của Hoa Kỳ và Việt Nam về tự do ngôn luận, hội họp không khác biệt đáng kể. Việt Nam chưa bao giờ ngăn cản người dân thực hiện quyền tự do phát biếu quan điểm của mình, dù trên báo chí, các diễn đàn công khai hay bất cứ đâu, ngay cả khi họ có ý kiến chỉ trích Chính phủ ”, và, : “ Các trường hợp bị án phạt tù mà phía Hoa Kỳ quan tâm, đề nghị tha, đến nay cơ bản đã được giải quyết ”.
Ngày 23 tháng 4 vừa rồi, một nhà báo ở cấp lãnh đạo hăm hở thông báo với tôi; “ Bọn này vừa được lệnh “ phang ” cho đại sứ Michael Marine mấy gậy. Lão già này ngoan cố quá, hôm qua hắn lại tự tiện mời vợ Nguyễn Vũ Bình, vợ Phạm Hồng Sơn … đến nhà ” .
Không hiểu sao, ngay lúc ấy, tôi bật dậy như phản xạ vô điều kiện, chỉ vào mặt anh ta: “ Anh về bảo bọn nào chủ trương ngu như thế phải dừng ngay lại ! ”.
M. Marine đã có nhiều công tích rất đáng kể đối với Chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam qua việc tổ chức tốt đẹp chuyến viếng thăm của tổng thống Bush vừa rồi. Ông tỏ ra rất thiện cảm khi nói: “ Về quan hệ hai nước trong năm 2007, tôi trông đợi xu hướng tích cực tiếp tục diễn ra, và chúng ta sẽ mở rộng nhiều lĩnh vực như hợp tác trong y tế và quân đội hai nước. Năm 2007, tôi tiên liệu sẽ có bước nhẩy vọt về đầu tư của Mỹ tại Việt Nam và tăng trưởng cao trong thương mại hai chiều giữa hai nước”.
Trong buổi đối thoại trực tuyến trên mạng Vietnamnet ngày 1 tháng 2 năm 2007, trả lời câu hỏi một nam thanh niên 21 tuổi ở Thủ Đức – Thành phố Hồ Chi Minh: “ Gần đây trên internet xuất hiện nhiều khẩu hiệu chống phá Việt Nam. Được biết những phần tử này được nhiều sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài, trong đó có những thế lực của Hoa Kỳ. Ngài có thể chia sẻ những nhận định của mình về vấn đề này ? ”, Đại sứ chân tình nhưng cũng rất thẳng thắn : “ Tôi không nghĩ điều bạn nói là một thực tế, bởi không lý do gì, lợi ích gì cho Mỹ khi ủng hộ những hoạt động phản đối như thế. Nhưng chúng tôi lại ủng hộ tự do ngôn luận, và internet là nơi họ có thể tự do biểu đạt những suy nghĩ và quan điểm của họ thông qua một số trang web ” .
Ngài Đại sứ này còn bộc lộ như một cán bộ tuyên giáo của đảng CSVN ( mà một lời tuyên truyền cho Việt Nam của M.Marine thì có tác dụng gấp nghìn lời của chính cán bộ tuyên giáo cua Đảng ) trong một câu trả lời khác: “ Một trong những thông điệp quan trọng nhất tôi nói với họ ( Việt kiều ) là hãy về Việt Nam để tự mình cảm nhận được sự thay đổi to lớn ở đất nước chứ không nên nghe theo lời kể của người khác hoặc dựa vào những hồi ức quá khứ. Để thúc đẩy hòa giải giữa cộng đồng Việt kiều với đất nước, tôi nghĩ Chính phủ còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Chẳng hạn như một số quan chức Việt Nam đã có những hoạt động tiếp cận, giao lưu với cộng đồng Việt kiều ở Mỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải làm nhiều hơn thế ”.
Hồi đầu năm 2006, Micheal Marine đến thăm Trung tâm người tàn tật tỉnh Hà Giang. Sau khi nghe một cô gái có đôi mắt rất linh lợi kể về nỗi bất hạnh do di chứng sốt bại liệt mà suốt 21 năm trời chỉ có thể lết bằng tay vì hai chân đã bị teo và co quắp. Ông ôm lấy người con gái xúc động nghẹn ngào: “ Bác sẽ giúp cháu bước đi những bước chân đầu tiên trong cuộc đời và ngày cháu đi được, bác sẽ mời cháu đến thăm nhà bác ”. Lời ông như dao chém đá, và ông đã quyết tâm thực hiện lời hứa. Ông nhờ được một Tổ chức NGO của Đức đứng ra tài trợ rồi tự đi tìm một bác sỹ giỏi của Việt Nam tiến hành phẫu thuật. Ngày 15 tháng 3 năm 2007 vừa qua, cô gái Tày Nguyễn thị Hồng, sau 21 năm lê lết đã đứng lên đi được bằng chính đôi chân của mình đến thăm Đại sứ. Cô sung sướng nghẹn lời: “ Cháu đã được sinh ra một lần nữa và người hồi sinh cho cháu chính là bác sỹ Toàn và bác ”.
Có bao nhiêu quan chức Việt Nam nhân hậu được như thế ?
Vậy mà các quan “ liêu ” Việt Nam nỡ ra lệnh báo chí xỉa xói, mắng nhiếc ông ta như đã từng làm với nhiều công thần cách mạng trước dây và với bà Loretta Sanchez gần đây. Cũng may mà, hình như, nhà báo quan chức nọ đã biết tiếp thu ý kiến tôi, kịp thời phản ánh lên lãnh đạo nên cho đến hôm nay vẫn chưa thấy báo chí của Đảng “ ra roi ”đối với Đại sứ Hoa Kỳ.
Do tiêm nhiễm quá lâu tinh thần đấu tranh giai cấp mất còn, nào “ chính quyền nở từ họng súng ”, nào “ cuộc đời đẹp nhất là ở chiến trường ”, nào “ súng là vợ, đạn là con ” …, vũ trụ quan, nhân sinh quan ta trở nên quá chừng bệnh hoạn. Chúng ta không còn khả năng nhìn ánh sáng trắng tổng hợp mà chỉ có thể tiếp nhận các phổ mầu đen, đỏ. Trong bất cứ con người nào cũng đều có quỷ và có thần, có thiện và có ác nhưng ta chủ yếu chỉ nhìn thấy quỷ và ác.
Sao chúng ta không nhận rằng chính người Mỹ đặt vấn đề tìm kiếm hài cốt chiến sỹ của họ như một gợi ý để ta dấy lên phong trào “ đi tìm đồng đội ”. Sao ta không suy ngẫm xem vì sao mà công phu thế, tốn kém thế nhưng họ vẫn chẳng nề, chẳng quản gian nan tìm kiếm tận rừng sâu núi thẳm, đào bới nhặt nhạnh từng mẩu xương tử sỹ đem về đất mẹ ? Ở nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ, mộ chiến sỹ vô danh được xây to hơn, lễ nghi viếng gác trang trọng hơn nhiều mộ các nhà lãnh đạo quốc gia. Trong khi, ở Việt Nam, từ lúc đất nước còn rất nghèo, nhân dân còn đói khổ, người ta dã đổ ra không biết bao nhiêu tiền của để xây và duy trì, bảo dưỡng lăng Hồ chủ tịch mà mãi sau đó lâu lắm mới dựng được cái đài liệt sỹ quốc gia bé tý.
Tôi cảm nhận như bà L. Sanchez rất ngậm ngùi khi phàn nàn với phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm: “Tôi có visa 2 ngày, và phải về Mỹ ngay, nhưng còn họ phải sống cả đời dưới áp bức thô bạo như thế ”. Chính vì thế , bà đã gay gắt căn vặn phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Khi bà kể chuyện công an xô đẩy các phụ nữ, không cho họ vào dự tiệc trà tại nhà đại sứ Marine, ông Khiêm nói lảng sang chuyện Việt Nam có luật và những ai vi phạm luật thì vào tù. Bà chất vấn ngay rằng các phụ nữ ấy được mời đến uống trà thì có tội gì ? Ông Khiêm bối rối, im lặng.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên, bà Sanchez nói bà hoạt động nhân quyền thì không có gì là chính trị hết, bà đã lên tiếng đòi hỏi nhân quyền ở cả nhiều nước khác nhưng bà dặc biệt hãnh diện ở nơi có nhiều cư dân gốc Việt và bà thấy gần gũi với cộng đồng dân Mỹ gốc Việt hơn.
Nếu Loretta Sanchez gặp trực tiếp những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn ….thì đành một nhẽ, đằng này bà chỉ muốn gặp mẹ và vợ những “ chiến sỹ dân chủ ” đang chịu hoạn nạn. Phụ nữ thương cảm nhau, gặp gỡ nhau để thăm hỏi, an ủi động viên là thể hiện tình cảm thiêng liêng lắm chứ. Bà Loretta Sanchez có là một dân biểu Hoa Kỳ sắc sảo đi nữa thì dưới cái đầu chính trị lạnh lùng, ở bà vẫn còn một trái tim phụ nữ. Sao ta không biết trân trọng để ngõ hầu có thể tranh thủ mà cứ khăng khăng chọc khoét vào cho cháy bừng thành lửa hận !
Loretta Sanchez sinh năm 1960 nhưng tháng 10 năm 1996 bà đã được bầu làm Hạ nghị sỹ quốc hội Hoa Kỳ và tái đắc cử nhiều khóa. Tại hạ viện Hoa Kỳ, bà được giao đảm nhiệm “ Ủy ban Giáo dục và Nhân lực ”, chuyên theo giõi các vấn đề giáo dục và lao động nước ngoài. Ngoài ra, bà còn là thành viên của “ Ủy ban Quân dịch ”. Tháng 3 năm 1999, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã bổ nhiệm bà làm chủ tịch “ Ủy ban Quốc gia Dân chủ ”. Bà rất có khả năng sẽ đảm nhiệm chức thống đốc bang California, nơi trụ sở Tổng lãnh sự quán Việt Nam trú ngụ.
Trong thời đại thông tin @, mọi hình ảnh xấu đẹp của Việt Nam đều được quảng bá rộng rãi, tức thời trên đủ các loại báo, đài. Giả ví thử buổi gặp giữa bà Sanchez với mấy phụ nữ Việt Nam kia có góp phần tố cáo thêm nữa thì có đáng kể là bao so với ta tự tố cáo ta qua cách hành xử côn đồ trước của nhà Đại sứ ! Nếu quả thực mục đích buổi gặp của bà Sanchez là nhằm bôi nhọ Việt Nam thì may chăng họ cũng chỉ quệt thêm được một chấm nhỏ, trong khi đó, hành động của ta hôm đó lại tự bôi thành một vết nhơ lớn gấp trăm lần lên bộ mặt Đảng và Nhà nước !
Hỏi rằng ai có tội lớn hơn đối với đất nước này, nhân dân này, kể cả đối với đảng CSVN ?
Điều kỳ lạ là, không biết tại sao họ cứ như quá chén, như say máu. Hết kết tội Nguyễn văn Lý, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy… ,xỉa xói Loretta Sanchez, Michael Marine lại cảnh cáo Nguyễn Tiến Trung, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng … và tâng đảng Việt Tân thành tổ chức khủng bố.
Ngạc nhiên hơn, họ còn coi “ Tổ chức Ân xá Quốc tế ” ( Amnesty International ) là thù địch.
Amnesty International là một tổ chức quốc tế trụ sở ở Anh, được thành lập từ 1961. Mục tiêu tổ chức này hướng tới “ thúc đẩy tất cả quyền con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyên của Liên Hiệp Quốc ”. Năm 1977, tổ chức này đã được trao giải thưởng Nobel về hòa bình. Được thành lập từ năm 1961 do một luật sư người Anh tên là Peter Benenson, nhưng nay Amnesty International do bà Irene Khan người Bangladesh làm tổng thư ký, cho nên, chắc chắn tổ chức này không thành lập ra để chống Việt Nam và chẳng có lý gì để tổ chức này thù ghét một nước Việt Nam chân chính. Vậy mà báo An ninh thế giới viết những bài kiểu như “ Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động chống phá Việt Nam ” có nội dung rất vô chính trị.
Không biết đến bao giờ người ta mới biết tự gột rửa để chừa đi cái thói hợm hĩnh cuồng dại, hiếu thắng vụn vặt đã từng đẩy bạn thân thành sơ, bạn sơ thành kẻ thù và chọc cho đối thủ thành tử thù !
Người ta thường tự xưng là đội tiền phong của giai cấp công nhân nhưng tư tưởng lãnh đạo mãi vẫn cứ là anh nông dân vị kỷ, nhỏ nhen, hiếu thắng một cách trẻ con và dại dột. Chàng Chí Phèo rất khoái chửi bới. Chửi hết Bá Kiến, Lý Cường … đến cả làng Vũ Đại. Chửi luôn cả Thị Nở. Chửi được tức là thắng, đánh thắng lại càng đáng vênh váo. Có biết đâu, chiến thắng đôi khi chỉ đem lại hào quang cho một tập đoàn người nhưng lại đem hiểm họa cho cả dân tộc. Phải chi ta đừng thắng Pháp ( cụ Phan Châu Trinh đã vạch con đường giành độc lập mà không phải đánh Pháp ) thì ta đã không phải đánh Mỹ. Ta không phải đánh và thắng Mỹ thì ta đã không phải đánh Tầu.
Đợt đàn áp dữ dội và chửi bới vung vãi này, một lần nữa, đang đem nhiều hiểm họa đến cho đất nước, cho dân tộc:
- Dân biểu Cộng hòa Chris Smith mới đây đã đệ nạp một Nghị quyết lên quốc hội Hoa Kỳ để lên án cuộc trấn áp và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho những người bất đồng chính kiến, đồng thời cảnh cáo rằng nếu nhà nước Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp dân chủ thì sẽ tác hại đến việc mở rộng quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Nghị quyết này cũng nhằm đưa Việt Nam trở lại danh mục các nước gây quan ngại đặc biệt ( CPC ).
- Bà L. Sanchez tuyên bố: “ Hiện nay Hoa Kỳ vẫn còn rất nhiều biện pháp có thể áp dụng đối với Việt Nam. Chúng ta có rất nhiều phần viện trợ và tài trợ cho Việt Nam, kể cả tài trợ huấn luyện quân sự. Hoa Kỳ có thể rút bớt phần tài trợ hoặc rút bớt sự ủng hộ đối với phần tài trợ qua các cơ quan quốc tế, hoặc nặng hơn nữa, có thể áp dụng biện pháp chế tài”.
- Không chỉ một mình bà L. Sanchez mà nhiều dân biểu khác cũng đang quan tâm và tỏ ra rất không hài lòng về tính trạng dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam : Frank Wolf, Chris Smith, John Kerry, Zoe Lofgren, Mike Honda ….
- Hai thượng nghị sỹ John Kerry và Edward Kennedy thuộc đảng Dân chủ, vào ngày 9 tháng 4, đã có thư cho ngoại trưởng Condoleezza Rice đòi hỏi phải xét lại toàn bộ chính sách của Mỹ đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
- Cùng ngày 9/4, dân biểu Zoe Lofgren cũng có thư gửi bà Rice yêu cầu đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC.
- Ngày 12 tháng 4 năm 2007, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Madelein Albright và thượng nghị sỹ John McCain ( vốn có cảm tình và bênh vực Việt Nam ) gửi thư cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết đòi thả ngay, vô điều kiện luật sư Lê Quốc Quân.
- Ngày 19/4, Ủy ban Ngoại giao hạ viện Hoa Kỳ đã đồng thanh thông qua Nghị quyết HR 243 của dân biểu Chris Smith đệ nạp, đòi Việt Nam phải cải thiện tối đa chế độ nhân quyền.
- Dân biểu Frank Wolf đòi sa thải đại sứ M.Marine vì không làm đủ bổn phận tranh đấu cho nhân quyền.
- Đã có những vận động sơ khởi để tiến tới không cho đảng viên Cộng sản Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ, cho dù có con cháu có quốc tịch Hoa Kỳ của họ bảo lãnh …
- Ngày 25 tháng 4 năm 2007 Đại hội Quốc tế Nhân quyền họp tại thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha quy tụ 300 đại biểu thuộc 141 tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới biểu quyết 29 nghị quyết về nhân quyền, trong dó có 2 bản về tình trạng đàn áp nhân quyền và bắt bớ các nhà dân chủ tại Việt Nam.

*

Cuộc đàn áp trong ngoài bất bình thường này có động cơ gì ? Ai chủ trương, chỉ đạo ? Thế lực nào kích động và giật dây ? Họ từ trong nước hay từ nước ngoài ?


Phải chăng họ đã lợi dụng chủ trương “ bảo đảm an toàn cho kỳ bầu cử Quốc hội khóa 12 ” để lướt tới thực hiện những mục tiêu chiến lược khác ?
Hậm hực trước tình hình Việt Nam – Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau, phải chăng thông diệp họ muốn tạo ra là: “ Nguy hiểm lắm ! Nhiều kẻ thù lắm ! Kẻ thù bên trong, kẻ thù bên ngoài. Mất Đảng đến nơi rồi ! Phải mau mau chui sâu vào ống tay áo Trung Quốc đi thôi ! Để có lực lượng bảo hộ mà giữ chặt ngai vàng, đàn áp nhân dân, chống lại toàn bộ thế giới còn lại ngoài Trung Quốc ! ” ?
Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn dân, toàn Đảng : Hãy tỉnh táo ! Hãy cảnh giác !

Hà Nội 1 tháng 5 năm 2007




TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI VOA

VỀ CHUYẾN CÔNG DU HOA KỲ

CỦA NGUYỄN MINH TRIẾT


Giới Thiệu: Giáo sư Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội tỏ ý lo ngại trước điều mà ông cho là mối nguy phát xuất từ những thế lực thân Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, nhà tranh đấu cho dân chủ nổi tiếng ở Việt Nam đã cho biết như sau:

Ts Nguyễn Thanh Giang: Tôi hoan nghênh tổng thống George Bush vẫn mời chủ tịch Nguyễn Minh Triết, và tôi cũng hoan nghênh chủ tịch Nguyễn Minh Triết vẫn sẳn sàng đi Mỹ trong dịp này. Nhưng tôi cũng lấy làm tiếc và tỏ ra rất bực bội đối với những kẻ đã gây nên hàng loạt những tình huống khó xử để làm giảm mất thành quả có thể đạt tới được của chuyến đi lịch sử của chủ tịch nước Việt Nam đến Mỹ. mà tôi cho rằng đây là có một sự chỉ đạo nào đó từ bên ngoài, và những bọn cơ hội, bọn cộng sản ngu tín đã thực hiện một ý đồ chỉ đạo nào đó từ bên ngoài để phá hoại chuyến đi này. Và âm mưu thâm độc của chúng đã đạt được kết quả nhất định.

VOA: Tuy tỏ ý thông cảm với những mối lo ngại về việc Việt Nam có thể bị lọt vào quĩ đạo của Trung Quốc nếu Washington có thái độ quá cứng rắn với Hà Nội, giáo sư Nguyễn Thanh Giang cũng tỏ ý lạc quan về khả năng ứng phó của giới lãnh đạo Hoa Kỳ.

Ts Nguyễn Thanh Giang: Các cư xử của tổng thống Bush trong thời gian vừa qua đối với Việt Nam, tôi thấy nói chung là đúng mực và cần thiết. Kể cả việc tỏ ra rất hồ hở, vồ vập Đối với Việt Nam trong chuyến đi Việt Nam, cũng như việc vồ vập trong việc mời chủ tịch và ngay hôm nay lại mời luôn thủ tướng. Vượt qua tất cả những khó khăn ấy để đến với nhau là tốt. Và tôi cũng rất hoan nghênh việc tổng thống Bush tiếp đón 4 người lãnh đạo của 4 tổ chức Việt kiều ở Mỹ trong giai đoạn vừa qua.

Như vậy, tôi cho rằng tổng thống Bush đủ sức để uyển chuyển cái cần uyển chuyển, cứng rắn cái cần cứng rắn. Và tôi cũng nghĩ rằng những người lãnh đạo Mỹ, mà không những chỉ những người lãnh đạo Mỹ mà bên cạnh những người lãnh đạo Mỹ còn có quốc hội Mỹ họ sẽ thực hiện được việc là không chỉ để giao hảo kinh tế với nhau mà thậm chí có thể đi đến kết hợp về quân sự với nhau, mà vấn đề dân chủ và nhân quyền không thể bỏ qua.

Vì tôi đã nói rằng vấn đề là bảo đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam không phải chỉ vì quyền lợi Việt Nam mà còn là quyền lợi Mỹ. Vì quyền lợi Mỹ không phải chỉ là vì vấn đề lý tưởng của Mỹ mà còn là vì thực tế Mỹ muốn Việt Nam trở thành một người bạn thân thiết, người bạn có ích cho mình, người bạn lâu dài của mình thì phải đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

 


tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương