Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước



tải về 0.56 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.56 Mb.
#20714
1   2   3   4   5

Nhận xét: Thời gian đầu COD giảm rất nhanh. Điều này có thể được giải thích như sau: Ban đầu do vi sinh vật đã được nuôi cấy trên vật liệu lọc và đã được làm quen với môi trường nước thải nên chúng phân hủy rất nhanh các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Sau đó COD giảm chậm dần do hàm lượng chất dinh dưỡng giảm dần và còn lại các hợp chất khó phân hủy hơn. Với mẫu 1 phải sau 28h xử lý nước thải ra mới đạt tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp loại B về chỉ số COD cho phép thải ra môi trường, riêng với mẫu 2,3 sau 24h xử lý nước thải đã đạt tiêu chuẩn về chỉ số COD thải ra ngoài môi trường, điều này có thể do COD đầu vào của mẫu 1 lớn hơn mẫu 2,3.
3.1.2. Khảo sát sự biến đổi nồng độ NH4+ theo thời gian xử lý.



Hình 17: Đồ thị sự biến đổi nồng độ amoni theo thời gian xử lý

Nhận xét: Nồng độ amoni giảm dần theo thời gian khi xử lí. Quá trình xử lí amoni diễn ra theo các giai đoạn: Giai đoạn đầu quá trình xử lí amoni diễn ra nhanh vì lúc này vi sinh vật sử dụng amoni làm chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào và oxi hóa thành NO2- và NO3-. Sau đó nồng độ amoni giảm chậm hơn vì lúc này lượng amoni tự do trong nước thải giảm mạnh, lượng amoni có trong nước thải giai đoạn này hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất chứa nitơ nên chậm hơn. Trên đồ thị ta thấy mẫu 3 có nồng độ amôni lớn hơn mẫu 1,2 nhưng tốc độ xử lý lớn hơn. sau 24h xử lý nồng độ amôni đã giảm từ 27.088 xuống còn 0.933 chứng tỏ với lưu lượng nhỏ hơn khả năng xử lý tốt hơn do nước thải được tiếp xúc tốt hơn với màng vi sinh, thời gian lưu của nước thải trong cột xử lý lâu hơn, sự phân hủy các hợp chất chứa nitơ thành amoni tự do tốt hơn, tăng hiệu suất xử lý amoni.

3.1.3. Khảo sát sự biến đổi nồng độ NO2- theo thời gian xử lý.



Hình 18: Đồ thị sự biến đổi nồng độ nitrit theo thời xử lý

Nhận xét: Quá tình xử lí nitrit diễn ra theo nhiều giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn 1: Nồng độ nitrit tăng theo thời gian lưu.

Giai đoạn 2: Nồng độ nitrit giảm mạnh theo thời gian lưu.

Giai đoạn 3: Nồng độ nitrit giảm chậm theo thời gian lưu

Chúng ta có thể giải thích quá trình thay đổi nồng độ nitrit theo thời gian như sau: Về mặt động học quá trình nitrat hoá xảy ra theo kiểu phản ứng kế tiếp trong đó nitrit là hợp chất trung gian. Phản ứng kế tiếp xảy ra như sau:

NH3 → NO2- → NO3-

Như vậy giai đoạn đầu nitrit tăng là do amoni chuyển thành nitrit, sau đó nitrit lại bị oxi hóa tiếp thành nitrat nên nồng độ nitrit đã giảm xuống. Kết quả thực nghiệm khá phù hợp với lí thuyết.

3.1.4. Khảo sát sự biến đổi nồng độ PO43- theo thời gian xử lý.



Hình 19:Đồ thị sự biến đổi nồng độ PO43- theo thời gian xử lý

Nhận xét: Qua đồ thị ta thấy trong quá trình xử lý nồng độ PO43- liên tục giảm mạnh do lúc này vi sinh vật đang ở thời kì phát triển nên chúng sử dụng phốt pho dưới dạng phốt phát để tổng hợp ADP, ATP, xây thành phần tế bào

3.1.5. Khảo sát sự biến đổi pH theo thời gian xử lý.



Hình 20. Đồ thị sự biến đổi pH theo thời gian xử lý

Nhận xét: Trong quá trình xử lý ban đầu pH hơi tăng sau đó dần đi vào ổn định

3.1.6.Khảo sát sự biến đổi độ đục theo thời gian xử lý.



Hình 21: Đồ thị sự biến đổi độ đục theo thời gian xử lý

Nhận xét: Độ đục giảm nhanh trong thời gian đầu sau đó giảm chậm dần do ban đầu trong nước thải có chứa hàm lượng các chất rắn lơ lửng cao, các hạt chất rắn có kích thước lớn bị giữ lại khi nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, giai đoạn sau lượng chất lơ lửng giảm và còn lại chủ yếu là những chất khó phân hủy. Mẫu 1 sau 28h xử lý độ đục giảm từ 286 NTU xuống còn 20.8 NTU. Mẫu 2 sau 24h xử lý độ đục giảm từ 390 NTU xuống 28.97 NTU. Mẫu 3 sau 24h xử lý độ đục giảm từ 320 NTU xuống 21.2 NTU đều đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp để thải ra các lưu vực sông.



3.2.Kết quả nghiên cứu xử lý nước thải làng nghề sản xuất miến dong theo phương pháp tuần hoàn hiếu khí

Nước thải sản xuất miến dong có hàm lượng COD đầu vào khá cao để khảo sát khả năng xử lí nước thải sản xuất miến dong của thiết bị lọc sinh học trên cột lọc hiếu khí, chúng tôi đã tiến hành pha loãng mẫu ở các nồng độ khác nhau.

Sau khi pha loãng mẫu, bơm tuần hoàn nước thải qua cột hiếu khí, quá trình xử lí được theo dõi qua quá trình lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu liên quan như COD, độ đục, NH4+, NO2-, PO43-. Quá trình cũng được lặp lại với 3 mẫu nước thải có nồng độ COD khác nhau.

Mẫu 4 Các thông số cơ bản:

CODđầu vào = 4064 mg/l ; [NH4+] = 48.87 mg/l ; [NO2-] = 1.77 mg/l

pH = 2.15; [PO43-] = 7.99 mg/l ; Độ đục = 437NTU

- Mẫu được pha loãng 2 lần và điều chỉnh pH~7 bằng NaHCO3



- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với thể tích V= 58(l), lưu lượng Q=15l/h

Bảng 9 : Kết quả xử lý mẫu 4

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

1824




352

7.04

11.153

0.605

3.396

3

1464




297

7.15

10.246

0.435

2.764

6

842




235

7.23

8.974

0.346

2.419

9

656




173

7.38

7.282

0.218

1.58

24.5

378.9




112

7.62

4.607

0.179

1.23

26.5

298




95.7

7.73

3.848

0.143

1.121

28.5

184




69.8

7.77

2.147

0.119

1.05

30.5

154.4




47.9

7.86

1.143

0.094

0.79

33

75.4




24.4

7.89

1.023

0.038

0.35



Nhận xét:

Qua 33h xử lí tuần hoàn hiếu khí, COD giảm từ 1824 mg/l xuống còn 75.4 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 95.9%) nồng độ NH4+ giảm từ 11.153 mg/l xuống còn 1.023 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 90.1%). Độ đục giảm từ 352 NTU xuống 24.4 NTU (hiệu suất xử lý đạt 93.1%)

Lượng nitrit, photphat hầu như không đáng kể

Mẫu 5 : Các thông số cơ bản:

CODđầu vào = 2984 mg/l ; [NH4+] = 40.144 mg/l ; [NO2-] = 1.87 mg/l

pH = 2.71; [PO43-] = 7.591 mg/l ; Độ đục = 263 NTU

- Mẫu được pha loãng 2 lần và điều chỉnh pH~7 bằng NaHCO3

- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với thể tích V= 58 (l)

- Lưu lượng Q=15l/h



Bảng 10 : Kết quả xử lý mẫu 5

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

1484




156

7.12

8.284

0.742

3.284

3

1236




132

7.2

6.377

0.588

2.946

6

986.5




97.3

7.36

4.936

0.428

2.322

9

745




75.6

7.49

4.502

0.242

1.678

24.5

428.6




53.3

7.65

3.469

0.147

1.059

26.5

345




39.4

7.69

2.091

0.133

0.973

28.5

239.8




22.5

7.72

1.077

0.119

0.736

30.5

85.5




19.7

7.76

0.86

0.069

0.448

33

73.5




14.2

7.84

0.075

0.043

0.176

Nhận xét:

Qua 33h xử lí tuần hoàn hiếu khí, COD giảm từ 1484 mg/l xuống còn 73.5 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 95%)

nồng độ NH4+ giảm từ 8.284mg/l xuống còn 0.075 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 99%).

Độ đục giảm từ 156 NTU xuống 14.2 NTU(hiệu suất xử lý đạt 90.1%)

- Lượng NO2- sau xử lý còn lại rất thấp .

- Lượng PO43- giảm liên tục và còn lại không đáng kể.



Mẫu 6: Các thông số cơ bản:

CODđầu vào = 3284 mg/l ; [NH4+] = 40.47 mg/l ; [NO2-] = 1.344 mg/l

pH = 2.53; [PO43-] =7.706 mg/l ; Độ đục = 320 NTU

- Mẫu được pha loãng 2 lần và điều chỉnh pH bằng NaHCO3

- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với thể tích V=58 (l)

- Lưu lượng Q=15l/h



Bảng 11 : Kết quả xử lý mẫu 6

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

1344




260

6.85

14.936

0.577

3.511

3

784




217.8

7.13

12.453

0.461

3.339

6

522




178.6

7.28

11.387

0.311

3.051

9

370.4




113.9

7.34

9.672

0.256

2.592

24.5

230.4




78.4

7.78

5.231

0.198

1.659

26.5

196




59.6

7.83

4.318

0.167

1.344

28.5

112




41.1

7.92

2.849

0.142

1.129

30.5

98.4




24.3

7.98

1.945

0.126

0.782

33

69.4




19.5

8.05

0.625

0.085

0.243

Nhận xét

Vậy qua 33h xử lí tuần hoàn hiếu khí, COD giảm từ 1344 mg/l xuống còn 69.4 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 94.9%)

Nồng độ NH4+ giảm từ 14.936 mg/l xuống còn 0.625 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 95.8%).

Độ đục giảm từ 260 NTU xuống 19.5 NTU(hiệu suất xử lý đạt 92.5%)

Lượng nitrit hầu như không đáng kể.

Lượng PO43- giảm liên tục và còn lại không đáng kể



Nhận xét chung: Ở mẫu 4,5,6 sau khi khi xử lý tuần hoàn hoàn hiếu khí nước đã đạt tiêu chuẩn loại B – TCVN (5945- 2005) về giá trị COD, độ đục, NH4+, NO2-, hiệu suất xử lý khá cao. Ta thấy lượng COD đầu vào có khác nhau nhưng thời gian xử lý giống nhau điều này cho chúng ta thấy ảnh hưởng của sự phát triển của vi sinh vật, vi sinh vật càng phát triển khả năng xử lý càng tăng. Độ đục liên tục giảm chứng tỏ khả năng xử lý của vi sinh vật là rất tốt

3.2.1. Khảo sát sự biến đổi COD theo thời gian xử lý.



Hình 22: Đồ thị sự biến đổi COD theo thời gian xử lý

Nhận xét: Thời gian đầu COD giảm rất nhanh. Điều này có thể được giải thích như sau: ban đầu do vi sinh vật đã được nuôi cấy trên vật liệu lọc và đã được làm quen với môi trường nước thải nên chúng phân hủy rất nhanh các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải. Sau đó COD giảm chậm dần do hàm lượng chất dinh dưỡng giảm dần và còn lại các hợp chất khó phân hủy hơn.

3.2.2. Khảo sát sự biến đổi nồng độ amoni theo thời gian xử lý.



Hình 23 :Đồ thị sự biến đổi nồng độ amoni theo thời gian xử lý

Nhận xét: Khi xử lí amoni bằng phương pháp tuần hoàn trên cột lọc hiếu khí, quá trình giảm nồng độ amoni xảy ra đều hơn và nồng độ amoni giảm xuống thấp. Đìều này được giải thích vì trong cột hiếu khí có sự sục khí mạnh và đồng đều nên quá trình nitrat hoá xảy ra mạnh dẫn tới sự giảm nồng độ amoni đều. Tuy nhiên tốc độ quá trình xử lí amoni ở phương pháp này chậm hơn so với xử lí theo phương pháp tuần hoàn trên hai cột vì nitơ ở dạng hữu cơ phân hủy thành amoni tự do khi chạy tuần hoàn hiếu khí chậm hơn so với quá trình chạy tuần hoàn kị khí- hiếu khí bởi vì quá trình kị khí tốc độ phân hủy nitơ hữu cơ thành amoni diễn ra nhanh hơn.

3.2.3.Khảo sát sự biến đổi nồng độ NO2- theo thời gian xử lý.



Hình 24: Đồ thị sự biến đổi nồng độ nitrit theo thời gian xử lý

Nhận xét: Khi xử lí nước thải miến dong trên cột hiếu khí, chúng ta thấy nồng độ nitrit giảm liên tục vì trong cột hiếu khí luôn luôn có sự sục oxi không khí mạnh, đều nên lượng oxi luôn cung cấp đủ đảm bảo cho quá trình nitrat hoá xảy ra nhanh chóng (khi amoni vừa bị oxi hoá thành nitrit thì ngay lập tức nitrit lại bị oxi hóa ngay thành nitrat) Ban đầu hàm lượng nitrit giảm nhanh sau đó chậm hơn do hàm lượng nitrit tạo thành do quá trình oxi hóa amoni.


3.2.4.Khảo sát sự biến đổi nồng độ PO43- theo thời gian xử lý.



Hình 25: Đồ thị sự biến đổi nồng độ PO43- theo thời gian xử lý

Nhận xét: Nồng độ phốt phát giảm liên tục theo thời gian xử lý là do vi sinh vật ở giai đoạn phát triển cần phốt pho cho xây dựng tế bào.

3.2.5 Khảo sát sự biến đổi pH theo thời gian xử lý.



Hình 26: Đồ thị sự biến đổi pH theo thời gian xử lý

Nhận xét : Trong quá trình xử lý hiếu khí pH hơi tăng lên một chút do trong điều kiện hiếu khí các axit hữu cơ bị oxi hóa bởi oxi làm giảm độ axit của nước.

Tuy nhiên giá trị pH vẫn nằm trong khoảng pH từ 7-8 là pH thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí


3.2.6 Khảo sát sự biến đổi độ đục theo thời gian xử lý.



Hình 27 :Đồ thị sự biến đổi độ đục theo thời gian xử lý

Nhận xét: Nhìn chung độ đục giảm trong quá trình xử lý. Độ đục giảm nhanh trong thời gian đầu vì vi sinh vật lấy chất hữu cơ để xây dựng tế bào nên ở giai đoạn này lượng vi sinh phát triển mạnh tốc độ xử lý lớn hơn, sau đó giảm chậm do lượng chất hữu cơ đã giảm mạnh và còn lại những hợp chất khó phân hủy

Nhận xét chung: Với nước thải miến có hàm lượng COD khoảng 2500-4500 mg/l nếu xử lý trên cột lọc sinh học hiếu khí cần phải xử lý trong thời gian dài hơn (tính theo thời gian lưu θ = 33h ) so với khi xử lý qua hai cột lọc sinh học kị khí và hiếu khí (θ = 24-28h) mới có thể đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B – TCVN (5945- 2005) về giá trị COD, NH4+, NO2­-.

3.3.Kết quả nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất miến dong theo phương pháp gián đoạn kị khí trước, hiếu khí sau

Nước thải được lắng sơ bộ sau đó bơm qua cột kị khí với thể tích V=30(l) với lưu lượng 15l/h và ngâm ở cột kị khí 12h sau đó nước thải tiếp tục chuyển sang cột hiếu khí để xử lý tiếp (trước khi bơm vào cột hiếu khí phải chỉnh lại pH và sục khí để tăng DO trong nước)

Thí nghiệm được tiến hành tương tự đối với 3 mẫu nước thải sản miến dong khác nhau.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương