Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước


Bảng 4. Kết quả Đường chuẩn nitrit



tải về 0.56 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.56 Mb.
#20714
1   2   3   4   5

Bảng 4. Kết quả Đường chuẩn nitrit

Ống nghiệm

TT dung dịch chuẩn NO2- mg/l(ml)

Nồng độ dung dịch NO2-(ml)

Nước cất (ml)

TT GrissA (ml)

TT GrissB (ml)

Mật độ quang (Abs)

1

0

0

5

0.5

0.5

0.028

2

0.5

0.1

4.5

0.5

0.5

0.101

3

1

0.2

4

0.5

0.5

0.173

4

1.5

0.3

3.5

0.5

0.5

0.255

5

2

0.4

3

0.5

0.5

0.328

6

2.5

0.5

2.5

0.5

0.5

0.399

7

3

0.6

2

0.5

0.5

0.47

8

3.5

0.7

1.5

0.5

0.5

0.541

9

4

0.8

1

0.5

0.5

0.614

10

4.5

0.9

0.5

0.5

0.5

0.687

11

5

1

0

0.5

0.5

0.76




Hình 14: đường chuẩn NO2-

e) Xác định Photphat (PO43-) bằng phương so màu vanađat

Nguyên tắc: Trong dung dịch orthophotphat loãng, amoni molypdat trong môi trường axit tác dụng tạo thành dạng hetero polyaxit, molypdo photphoric axit. Khi có vanadi, màu vàng của vanado molypdo photphoric được tạo thành. Cường độ màu vàng biểu thị nồng độ photphat trong dung dịch.

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Các muối của asen, flo, thori, bismut, muối sunfat, thiosunphat…

- Sắt kim loại không vượt quá hàm lượng 100mg/l.

- Muối sunfit:Ảnh hưởng này được loại trừ khi oxy hóa nó bằng dung dịch nước Brom.

- Các ion Al3+,, Fe3+, Mg2+, Ca2+, Ba2+, Sr2+, Li+, Na+, K+, NH4+, Cd2+, Mn2+, Pb2+, Hg+, Hg2+, Sn2+, Cu2+, Ni2+, Ag+, U4+, Zr4+, AsO3-, Br-, CO32-, ClO4-, CN-, IO3-, SiO4-, NO3-, NO2-, SO42-, SO32-…(có thể bỏ qua ảnh hưởng khi hàm lượng của chúng dưới 1000mg/l).

Chuẩn bị thuốc thử Phôtphat:

+ Dung dich A: Cân 12.5g Amoni Molipdat, thêm nước cất 2 lần, sau đó đun nóng nhẹ cho tan hết, để nguội.

+ Dung dich B: Cân 0.625g Amoni Vanadat, thêm nước cất 2 lần, đun nóng nhẹ cho tan hết, để nguội.

Trộn dung dịch A với dung dịch B vào bình định mức 500ml, sau đó thêm 175ml dung dịch HCl đặc vào và định mức tới vạch.

- Pha dung dịch chuẩn PO43-.

Cân chính xác 1.25g NaH2PO4.2H2O. Sau đó hòa tan vào bình định mức 500ml, lắc đều ta thu được dung dịch PO43- có nồng độ 500mg/l.

Dùng pipet hút chính xác 10ml dung dich vừa pha được cho vào bình định mức 100ml rồi định mức tới vạch bằng nước cất thu được dung dịch chuẩn PO43- có nồng độ 50mg/l.

- Xây dựng đường chuẩn sự phụ thuộc của mật độ quang vào nồng độ PO43-:

Lần lượt pha các mẫu dung dịch chuẩn có nồng độ PO43- tăng dần từ 0-18mg/l theo bảng 5.

Lấy 3ml thuốc thử phôtphat vào bình định mức 25ml, sau đó cho dung dich chuẩn vào và định mức tới vạch. Lắc đều, đem đo quang ở bước sóng 470nm.

Bảng 5 : Kết quả xây dựng đường chuẩn Phôtphat


Ống nghiệm

Nồng độ PO43-

TT dung dich PO43-

TT thuốc thử

Mật độ quang(Abs)

1

0

0

3

0.019

2

4

2

3

0.089

3

6

3

3

0.129

4

8

4

3

0.160

5

10

5

3

0.191

6

12

6

3

0.228

7

14

7

3

0.264

8

16

8

3

0.297

9

18

9

3

0.336



Hình 15: Đường chuẩn Photphat

g) Xác định độ đục của nước thải

Độ đục được gây ra bởi các loại cặn lơ lửng. Nguồn gốc của chúng có thể từ tự nhiên (cát, bùn), sản phẩm phân rã của động thực vật, sinh vật nước hoặc nhân tạo (sản phẩm do con người thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt…). Nước đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các vi sinh vạt tự dưỡng trong nước, làm giảm chất lượng nước.

Nguyên tắc đo độ đục: Ánh sáng từ nguồn phát đi qua hệ thống thấu kính và các khe hẹp xuyên qua cuvet chứa mẫu. Khi ánh sáng gặp các hạt huyền phù lơ lửng trong nước thì bị tán xạ một phần. Đầu ghi cường độ ánh sáng tán xạ được đặt ở vị trí vuông góc với tia tới. Độ đục tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng tán xạ và được đo bằng đơn vị NTU ( Nephelormetric Turbidity Unit).

h)Lấy mẫu:

Mẫu nước thải được lấy tại hộ gia đình sản xuất miến thôn Cự Đà, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Gồm nước ngâm bột khi có hóa chất và nước ngâm bột sau khi đã tẩy hóa chất.



i) Xử lý mẫu:

Quá trình xử lý sơ bộ như sau:

Đầu tiên phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào như BOD5, COD, độ đục, NH4+, NO­2-, pH.

Pha loãng nước thải theo tỷ lệ thích hợp để có đủ thể tích bơm qua thiết bị.

Điều chỉnh pH về xấp xỉ 7.0 và độ kiềm khoảng 200-300 (điều chỉnh bằng NaHCO3). Lắng sơ bộ sau đó bơm nước thải qua thiết bị xử lý với lưu lượng thích hợp.

Theo dõi sự thay đổi các thông số BOD­5, COD, pH, độ đục, NH4+, NO2-, PO43- trong quá trình xử lý theo từng thời gian lưu khác nhau cho đến khi nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép về nước thải công nghiệp.

Tháo bùn cặn ở đáy cột khi cần thiết.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Để nghiên cứu xử lí nước thải sản xuất miến trên hệ thống thiết bị xử lí sinh học, chúng tôi đã tiến hành xử lí theo các phương pháp sau: Xử lí sinh học tuần hoàn kị khí- hiếu khí, tuần hoàn hiếu khí, kết hợp ngâm kị khí và tuần hoàn hiếu khí, chúng tôi tiến hành xử lí theo từng bước, kết quả thu được như sau:



3.1. Kết quả nghiên cứu xử lí nước thải sản xuất miến trên cả hai cột lọc sinh học kị khí và hiếu khí.

Nước thải sau khi được pha loãng,điều chỉnh pH về ~ 7 bằng NaHCO3. Bơm tuần hoàn nước thải qua cả hai cột kị khí và hiếu khí, tốc độ bơm Q = 15l/h. Quá trình xử lí được theo dõi qua việc lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu liên quan như độ đục, COD, BOD, NH4+, NO­2-, PO­43-.

Để kiểm tra độ lặp lại của quá trình xử lý, chúng tôi đã tiến hành xử lý 3 mẫu nước thải sản xuất miến khác nhau. Kết quả được đưa ra trong các bảng và các hình

Mẫu 1:Các thông số cơ bản:

CODđầu vào= 4320 mg/l ; [NH4+ ] = 49.656 mg/l ; [NO2-] = 0.441 mg/l

pH = 2.5; [PO43-]= 6.27 mg/l ; Độ đục = 470 NTU.

- Mẫu được pha loãng 2 lần và điều chỉnh pH ~7 bằng NaHCO3

- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với V= 58(l), lưu lượng Q= 15l/h



Bảng 6 : Kết quả xử lý mẫu 1

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

2156

1315

286

6.78

13.524

0.237

3.79

2

1082.5




245

7.23

6.763

0.345

3.16

4

879.5




197.5

7.5

5.231

0.232

2.864

6

759.5




148.8

7.68

4.602

0.197

2.354

8

754.5




120.7

7.75

3.075

0.163

1.873

22

230.5




75.5

7.98

1.358

0.126

1.065

24

183.5




58.3

8.05

1.264

0.044

0.798

28

78.5

46.3

20.8

8.37

0.637

0.012

0.204

Nhận xét: Sau 28h xử lý tuần hoàn qua thiết bị COD giảm từ 2156 mg/l xuống còn 78.5 mg/l. BOD5 giảm từ1315 mg/l xuống còn 46.3 mg/l (hiệu suất khử BOD5 đạt 96.5%). Giá trị NH4+ cũng giảm từ 13.524 mg/l xuống 0.937 mg/l. Độ đục giảm từ 286 NTU xuống còn 48.8 NTU. Nồng độ PO43- không đáng kể. Sau xử lý tất cả các chỉ tiêu như COD, BOD, độ đục, NH4+, NO2- đều đạt tiêu chuẩn cho phép của nước thải công nghiệp loại B-TCVN(5945- 2005). Kết quả này cho thấy thiết bị lọc sinh học kị khí và hiếu khí có thể xử lí được nước thải miến dong có hàm lượng COD, BOD đầu vào khá cao khoảng trên 2000 mg/l, tỷ lệ BOD/ COD ~ 0,6.

pH hơi tăng nhưng đều nằm trong khoảng pH từ 7-8 thuận lợi cho xử lý sinh học. Việc pH hơi tăng lên có thể thể giải thích như sau: Do các axit hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ bị phân hủy thành các amôn, amin, muối cacbonat, khí CO2, H2O...

Hàm lượng NH4+ không cao, hàm lượng NO­2- , PO43- hầu như không đáng kể

Mẫu 2 : Các thông số cơ bản:

CODđầu vào = 2856 mg/l ; [NH4+] = 45.6 mg/l ; [NO2-] = 0.71 mg/l

pH = 2.3; [PO43-] = 4.488 mg/l ; Độ đục = 520 NTU.

- Mẫu được pha loãng 3 lần và điều chỉnh pH~ 7 bằng NaHCO3



- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với thể tích V=58(l), lưu lượng Q=15l/h

Bảng 7 : Kết quả xử lý mẫu 2

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

712




390

7.05

22.115

0.295

2.189

2

454.4




230

7.53

8.432

0.531

1.802

4

328.4




145

7.69

7.226

0.372

1.587

6

230.4




115.6

7.85

5.685

0.266

1.372

8

206.4




95.4

7.92

3.574

0.125

1.089

22

114.4




43.4

8.25

2.81

0.052

0.543

24

26.4




28.97

8.42

1.672

0.018

0.092


Nhận xét: Sau 24h xử lý tuần hoàn qua thiết bị lọc sinh học kị khí và hiếu khí.

- Hàm lượng COD giảm từ 712 mg/l xuống 26.4 mg/l (hiệu suất xử lý đạt 96,3%)..

- Nồng độ NH4+ cũng giảm từ 22.115 mg/l xuống 1.672 mg/l (hiệu suất xử lý amoni đạt 92,4%) .

- Độ đục giảm liên tục từ 390 mg/l xuống còn 28.97 mg/l.

- Hàm lượng NO2- , PO43- không đáng kể

- Nước sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B – TCVN (5945 – 2005) về giá trị COD, NH4+, NO2- , độ đục



Mẫu 3 : các thông số cơ bản:

CODđầu vào = 4064 mg/l ; [NH4+] = 73.88 mg/l ; [NO2-] = 0.88 mg/l

pH = 2.58; [PO43-] =12.074 mg/l ; Độ đục = 560 NTU

- Mẫu được pha loãng 3 lần và điều chỉnh pH~7 bằng NaHCO3

- Lắng sơ bộ sau đó bơm qua thiết bị với thể tích V=60(l)

- Lưu lượng Q=12l/h



Bảng 8 : Kết quả xử lý mẫu 3

Thời gian xử lý (h)

COD (mgO2/l)

BOD5 (mgO2/l)

Độ đục (NTU)

pH

[NH4+] (mg/l)

[NO2-] (mg/l)

[PO43-] (mg/l)

0

1222




320

6.5

27.088

0.267

4.31

2

674.4




145

6.9

14.441

0.486

3.788

4

566.4




105.6

7.25

9.286

0.212

2.994

6

490.4




82.7

7.54

7.543

0.124

2.764

8

306.4




60.5

7.63

5.272

0.107

1.587

22

84.4




35.8

8

2.024

0.058

0.096

24

60.4




21.2

8.3

0.933

0.016

0.072

Nhận xét: Sau 24h xử lý tuần hoàn qua thiết bị lọc sinh học kị khí và hiếu khí

- COD giảm từ 1222 mg/l xuống còn 60.4mg/l (hiệu suất đạt 93.1 %).

- Nồng độ NH4+ giảm từ 27.088 mg/l xuống còn 2.024 mg/l (hiệu suất xử lý amoni đạt 95.1% trong 24h).

- Độ đục giảm từ 320 mg/l xuống còn 21.2 mg/l

- Hàm lượng NO2- sau xử lí rất thấp.

- Hàm lượng PO43- không đáng kể



3.1.1. Khảo sát sự biến đổi COD theo thời gian xử lý.



Hình 16: Đồ thị sự biến đổi COD theo thời gian xử lý


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương