Nghĩa vụ BẢo vệ BỜ CÕi việt nam kỹ Sư Nguyễn Đình Sài



tải về 208.2 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích208.2 Kb.
#29672
1   2   3

Phần Ba : Ðề Nghị


Làm thế nào để đòi lại các phần lãnh hải và lãnh thổ của tổ tiên đã bị mất ? Ðó là một câu hỏi cấp thiết đặt ra cho toàn dân Việt Nam trong thời đại này để giải quyết vấn nạn của dân tộc.

Vì đây là một bài biên khảo về vấn đề Trung Quốc xâm phạm biên giới của Việt Nam, nên các phần thu thập dữ kiện và phân tích vấn đề trình bày ở trên được xem là các phần chính yếu. Tuy nhiên, bài viết sẽ được đầy đủ hơn nếu có phần gợi ý về một số giải pháp khả thi cho vấn nạn của đất nước. Ước mong những gợi ý thô thiển này sẽ được các bậc thức giả cũng như các nhà lãnh đạo các tổ chức chính trị lưu tâm tới để triển khai và ứng dụng phần nào chăng.

 

I. Vô hiệu hóa các hiệp định đã được ký kết



1. Những khó khăn về mặt pháp lý

Trong tình huống hiện nay, những ai quan tâm đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cũng đều thấy rõ một điều : Các hiệp ước mà nhà nước CHXHCNVN đã chính thức ký kết với Bắc Kinh sẽ khiến cho việc đòi lại chủ quyền trên các vùng đã bị nhượng mất vô cùng khó khăn trên mặt pháp lý quốc tế. Ngày 9-6-2000, "Hiệp ước về Biên Giới Trên Ðất Liền" đã được quốc hội cũ của nước CHXHCNVN thông qua (ratify). Hiện nay hai bên đang thiết lập các bia ghi dấu (monuments) phân định ranh giới. Thế nhưng tin tức này vẫn còn bị bưng bít ở trong nước, thậm chí đảng viên thâm niên như ông Ðỗ Việt Sơn vẫn chưa biết và vẫn kêu gọi quốc hội mới đừng thông qua. Cho đến nay, chưa có tin tức về Hiệp Ước Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ được quốc hội thông qua hay chưa. Nhưng bằng vào các sự "giao hảo" giữa hai chính phủ và sự "thăm viếng" qua lại liên miên của các giới chức thẩm quyền cao cấp nhất của hai bên trong thời gian tám tháng vừa qua, có lẽ quốc hội hai bên sẽ thông qua hiệp ước vịnh Bắc Việt trong khóa họp cuối năm 2001 hay đầu năm 2002.

Sự trì hoãn của quốc hội mới CHXHCNVN về việc thông qua Hiệp Ước Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ rất có thể là hậu quả của vụ đại hội 9 của đảng đã bất ngờ thay thế Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, người được Giang Trạch Dân, chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc, công khai ủng hộ trong khi đại hội 9 của đảng CSVN nhóm họp.

Cũng có thể sự trì hoãn này đã xảy ra là do sự lên tiếng phản đối của một số đảng viên CSVN và các trí thức trẻ trong nước. Gần đây, đảng viên Ðỗ Việt Sơn, 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng, đã viết thư phổ biến trên các hệ thống mạng lưới truyền tin, đề nghị tân chủ tịch quốc hội CHXHCNVN Nguyễn Văn An "không cho quốc hội thông qua hiệp định biên giới Việt - Trung, cả trên đất liền và trên biển, đảm bảo quyền lợi cho Tổ quốc và danh dự dân tộc". Tiếp theo, Lê Chí Quang, 30 tuổi, tốt nghiệp cử nhân Luật tại Ðại Học Hà Nội cũng viết bài đăng trên mạng lưới điện toán báo động về "hiểm hoạ Bắc Triều" và đặt câu hỏi "liệu tân tổng bí thư Nông Ðức Mạnh có đứng vững được trước làn sóng xâm lăng từ Phương Bắc không ?" Lê Chí Quang có vẻ là một thanh niên nhiệt huyết và can đảm. Anh đã nêu một câu nói của cổ nhân Hàn Phi Tử để kết luận cho bài viết của anh "Nước mất, mà không biết là bất tri ; biết mà không lo liệu là bất trung ; lo liệu mà không liều chết là bất dũng."



2. Nhiệm vụ của các thành phần yêu nước tại quốc nội

Nếu các phỏng đoán trên (về ảnh hưởng của các phản kháng đã khiến quốc hội trì hoãn sự thông qua hiệp định vịnh Bắc Việt) là đúng, thì các thành phần tiến bộ ở trong nước phải ý thức nhiệm vụ quan trọng của họ. Họ nên hiểu rõ rằng đảng CSVN là kẻ sang nhượng đất nước cho ngoại quốc ; và rằng họ không thể hy vọng gì ở sự phục thiện của bộ Chính Trị đảng CSVN. Một trong những định hướng mà họ nên nghĩ tới là phải vô hiệu hóa các hiệp định mà đảng đã ký kết. Muốn vô hiệu hóa các hiệp định đó, họ phải loại bỏ tư cách chính danh của đảng CSVN trong vấn đề sang nhượng lãnh thổ của Việt Nam cho ngoại quốc. Từ định hướng này, họ có thể vận động, hướng dẫn dân chúng đồng loạt phủ nhận tính cách đại diện nhân dân của đảng.

Loại bỏ tính cách đại diện nhân dân của đảng CSVN là giải pháp lý tưởng nhất. Nhưng giải pháp này đòi hỏi những người can đảm như Lê Chí Quang, Ðỗ Việt Sơn phải thể hiện lời nói hiên ngang của mình bằng hành động. Nếu không làm được như thế thì ít nhất họ cũng có thể hướng dẫn quần chúng làm một số hành động cụ thể sau đây :

Ðồng loạt đặt vấn đề với quốc hội và yêu cầu quốc hội rút lại sự thông qua hiệp ước nhượng đất năm 1999, cũng như từ chối thông qua hiệp ước nhượng biển năm 2000.
Ðồng loạt ký tên vào các thỉnh nguyện thư do các mạng lưới hải ngoại đưa lên để tranh đấu với Trung Quốc trên bình diện quốc tế.

 

II. Vận động thế giới ngăn chận Trung Quốc lấn chiếm các lân bang



1. Vai trò của các tổ chức Phi Chính Phủ (Non-Government Organizations - NGO) của người Việt hải ngoại

Ðặt vấn đề chủ quyền của dân tộc Việt Nam tại LHQ.
Vận động chính giới tại các quốc gia tôn trọng công lý và hòa bình, đặc biệt là Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu lên tiếng về bản văn gọi là "Luật Biển Của Trung Hoa Cộng Hòa Quốc", đồng thời áp lực Trung Quốc tôn trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Vận động các quốc gia ASEAN, cùng với các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương ra tuyên cáo chung không chấp nhận Trung Quốc xem Biển Ðông là nội hải của họ.
Vận động toà án quốc tế cứu xét vụ án Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và xâm lấn Trường Sa của Việt Nam.
Phát động phong trào ký thỉnh nguyện thư yêu cầu LHQ và chính phủ Mỹ can thiệp vào tình trạng lấn chiếm của Trung Quốc. Mặc dù Luật Biển Liên Hiệp Quốc bị xem thường, Liên Hiệp Quốc chỉ cứu xét khi có sự khiếu nại mang tính cách chính thống, hoặc từ một chính phủ quốc gia, hoặc từ một tổ chức phi chính phủ (NGO)
Thành lập một mạng lưới diễn đàn truyền thông quốc tế để kết hợp các nỗ lực đấu tranh chống lại sự tuyên truyền trên mạng lưới quốc tế của Trung Quốc và để hướng dẫn người dân trong và ngoài nước ký vào thỉnh nguyện thư bằng internet.

2. Vai trò của các hội chuyên gia và kỹ thuật trong và ngoài nước

Thu thập tài liệu và nhật tu các tin tức mới liên hệ đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải tại vùng Ðông Dương.
Chuyển ngữ các tài liệu ra nhiều thứ tiếng.
Tổ chức các cuộc hội thảo với dân tộc láng giềng có quyền lợi tại Biển Ðông.
Hợp tác, cung cấp trao đổi tài liệu quốc nội và quốc tế qua phương tiện mạng lưới điện toán.

 

III. Thành lập một liên minh dân tộc để bảo vệ bờ cõi Việt Nam trong lâu dài



1. Quan niệm chỉ đạo cho Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam

Xác định mục đích : Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam nhằm mục đích đòi Trung Quốc trả lại các phần lãnh thổ và lãnh hải đã bị đảng CSVN di nhượng từ 50 năm qua.
Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam vận dụng mọi thành phần dân tộc trong và ngoài nước trong thế hỗ tương, ngoại trừ thành phần lãnh đạo đảng CSVN vì họ đã chứng tỏ là không quan tâm đến quyền lợi của đất nước bằng quyền lợi của đảng.

2.- Vị trí đấu tranh của Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam

Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam được tiến hành song song với phong trào đấu tranh hiện nay cho nhân quyền, dân chủ, và phong trào chống tham nhũng tại Việt Nam.

3.- Trách nhiệm và đặc tính của Liên Minh Dân Tộc Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam

Phối hợp hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân quan tâm đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động công khai trong và ngoài nước.
Phổ biến rộng rãi tình trạng biên giới Việt Nam hiện nay đến báo chí và dư luận trong nước.

Kết Luận


"Nếu người Việt Nam không lo, ai lo ? Nếu không lo bây giờ, bao giờ ?"

Trước hiểm họa bị diệt vong hay đồng hóa tương tự như Tây Tạng, số phận của dân tộc hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức trách nhiệm của mọi thành phần quan tâm đến sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Dĩ nhiên, mọi người Việt Nam đều ý thức rằng việc bảo vệ bờ cõi đất nước là một bổn phận truyền thống của tiền nhân để lại cho hậu duệ. Vì là một bổn phận truyền thống, nó phải được đặt cao hơn mọi ý thức chính trị và quyền lợi của mọi đảng phái.

Ở trong nước, một số đảng viên CSVN cũng như những trí thức trẻ đã thấy rõ lãnh đạo đảng CSVN chỉ vì quyền lợi của đảng và của cá nhân họ mà làm tiêu hao tài sản của tổ quốc. Với những phương tiện truyền thông hạn hẹp, họ gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh quốc dân. Tuy nhiên, để tránh bị buộc vào trọng tội "phản động, phản cách mạng" và hy vọng sẽ không bị trừng phạt, đàn áp bởi những kẻ đang có quyền thế, họ đã miễn cưỡng kèm theo lời ca ngợi công lao "chống Mỹ cứu nước" của đảng CSVN. Họ mong chờ gì ở người tập thể Việt hiện đang sống lưu vong tại hải ngoại, vốn là nạn nhân của công cuộc "chống Mỹ" ấy ? Hình thức đấu tranh của họ lại mâu thuẫn với những gì họ đã biết rõ : Dù trong lòng đã bất tín nhiệm đảng CSVN, nhưng vì sợ bị đàn áp khốc liệt, họ vẫn phải tiếp tục công nhận tính cách chính danh và tư thế lãnh đạo của đảng.

Ở hải ngoại, một số cá nhân hay hội đoàn đã và đang báo động về hiểm họa lấn chiếm của Trung Cộng. Ða số các đoàn thể đấu tranh cách mạng đều nhận rõ "lãnh đạo đảng CSVN bán nước". Khởi đi từ nhận thức này cùng nhu cầu canh tân xứ sở, các nỗ lực đấu tranh giải trừ chế độ CSVN đang được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, trên thực tế, chính vì sự khác biệt trong đường lối và ưu tiên đấu tranh, từ đó nảy sinh sự hoài nghi, bất tín nhiệm lẫn nhau. Vì vậy, việc thi hành bổn phận bảo vệ bờ cõi trở thành đơn lẻ.

Trong bối cảnh thiếu vắng một phối hợp toàn diện cho dân tộc, người viết xin chấm dứt bài viết bằng một câu hỏi dài, hướng về quý vị thức giả nặng lòng với Tổ quốc, các nhà cách mạng chân chính, các chiến lược gia lỗi lạc, và các thanh niên nhiệt huyết hậu duệ của Quốc Tổ Hùng Vương :

Có thể nào, một liên minh dân tộc được thành hình, có một sách lược vượt lên trên mọi khuynh hướng chính trị đương thời, kết hợp được các thế đấu tranh của mọi người Việt trong và ngoài nước, để cùng theo đuổi một mục tiêu chung là đòi lại sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải cho dân tộc Việt Nam đã bị mất vào tay Trung Quốc, hay không ?

Nguyễn Ðình Sài

 

Tài Liệu Tham Khảo



Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Bộ Giáo Dục Trung Tâm Học Liệu VNCH, 1971
Vũ Nguyệt Minh, Nước Tôi Dân Tôi, Cơ Sở Ðông Tiến, tháng 11, 1989
BBC News, "Hope For Vietnam China Sea Dispute", 26-9-2000
Vũ Hữu San, Ðịa Lý Biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa, Hương Quê, 1995
Jane's Intelligence Review, "A Code of Conduct for the South China Sea", Oct 27, 2000
Datacom Ad Network, "China, Vietnam Pledge To Resolve Border Dispute", Apr 5, 2000
Heritage Public Relations, "US Must Dispute Beijing's Claims To The South China Sea ?", Sep 07, 2001
Vietnam-Related General News, "Vietnam, China To Speed Tonkin Gulf Demarcation", May 12, 2000
Cameron W. Barr, "Old Foes Vietnam and China Cautiously Rebuild Ties", The Christian Science Monitor, Oct 3, 1997
Scott Snyder, The South China Sea Dispute : Prospects For Preventive Diplomacy, U.S Institute Of Peace Special Report, 1997
John Pike, "Spratly Islands", Federation Of American Scientists Military Analysis Network, Jan 30, 2000
White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands, Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon 1975, Paracel Forum
Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam dated February 14, 1974, Paracel Forum
Dana R. Dillon, "How the Bush Administration Should Handle China and South China Sea Maritime Territorial Dispute" The Heritage Foundation, Sep 5, 2001
Robert Storey & Daniel Robinson, Vietnam, Lonely Planet Book, 1995
Bruce Elleman, "Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict", Apr 20, 1996
Michael Studeman, "Calculation China's Advances in the South China Sea, Identifying the Triggers of "Expansionism", US Navy NWC Review, 1998
King C. Chen, China's War With Vietnam, Standford, CA, Hoover Institution, 1987
Felix K. Chang, "Beijing's Reach In The South China Sea", ORBIS, Summer 1996
Trần Ðại Sỹ, "Bí Ẩn Về Việc Ðảng CSVN, Lãnh Ðạo Nhà Nước Cắt Lãnh Thổ, Lãnh Hải Cho Trung Quốc", Nguyệt San Việt Nam Online, BC, Canada
Marwyn S. Samuels, Contest For The South China Sea, Mathuen & Co, New York & London, 1982 : 110-117
CIA - The World Factbook - Paracel Islands
Carlyle A. Thayer, "Chronology of Key Events", Pacific Forum CSIS, 1999 - 2001
Paracel Forum The Discussion Proceeds For Peace, "Vietnam Distances Itself From Spratly Islands Report.
Vietnamnavy.com/hoangsa.html : Hà Văn Ngạc, "Những diễn biến đưa tới trận chiến Hoàng Sa", 1998 ; Vũ Hữu San "Sau 24 Nam Nhớ Về Hải Chiến Hoàng Sa", 1998 ; Trần Ðỗ Cẩm, "Trận Hải Chiến Tại Quần Ðảo Hoàng Sa" ; Trần Ðỗ Cẩm, "Tình Hình Chiếm Ðóng Tại Quần Ðảo Trường Sa", 2000
BBC News Online, "China Ends Huge Mine Clearing Programme," Asia-Pacific, Aug. 12, 1999
BBC News Online, "China Clears Thousands of Landmines on Vietnamese Border", Jan. 6, 1998
Rod Paschall, "The Bloodshed In South-east Asia", The Quarterly Journal of Military History, Nov. 14, 1999
Trade and Environment Database Project, "Spratly Islands Dispute (Spratly Case No. 325)", Apr 30, 1996
U.S. International Institute for Strategic Studies (IISS - FAS), Jan 30, 2000
Andrei Pinkov, "China's Plans to Develop the National-Class C31 System", Kanwa News April 14, 1999
Luke T. Chang, China's Boundary Treaties and Frontiers Disputes, New York : Oceana Publications, 1982
Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 208.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương