Nghĩa vụ BẢo vệ BỜ CÕi việt nam kỹ Sư Nguyễn Đình Sài



tải về 208.2 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích208.2 Kb.
#29672
  1   2   3

NGHĨA VỤ BẢO VỆ BỜ CÕI VIỆT NAM

Kỹ Sư Nguyễn Đình Sài

Dẫn Nhập


 

I. Nam Quốc Sơn Hà



Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bốn câu thơ trên của danh tướng Lý Thường Kiệt sinh vào thế kỷ 11 đời nhà Lý, xác định rằng sông núi nước Nam là của dân tộc Việt, đã hiện hữu từ hàng ngàn năm trước, bất cứ ai ngang ngược xâm phạm sẽ bị đánh bại tan tành. Ðó là một tuyên ngôn về chủ quyền của đất nước, là biểu tượng về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trước các cuộc xâm lấn không ngừng từ phương bắc. Trải qua bao nhiêu thời đại, biên giới Việt Hoa vẫn được giữ nguyên vẹn. Ải Nam Quan bao lần được nhắc đến trong lịch sử chống ngoại xâm vẫn luôn luôn là cái mốc ranh giới phương bắc của nước Việt. Thế nhưng, đến cuối thập niên 50, thì lãnh thổ Việt Nam bắt đầu mất dần... Vì sao ?

 

II. Vấn nạn của hậu duệ Việt Nam

Năm 1979, Trung Quốc đem quân đánh chiếm Lào Kay, Cao Bằng và Lạng Sơn, ba thị trấn địa đầu giới tuyến Việt Nam. Nhưng sau hơn hai tuần chạm phải chiến thuật du kích của quân đội trú phòng địa phương, họ đã rút về. Họ gài lại một bãi mìn khổng lồ trên vùng đất đã lấn chiếm để chặn đường truy kích của quân đội chính quy mà đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sắp điều động từ miền Nam lên chiến tuyến.

Sau 15 lần hội đàm giữa đại diện Bắc Kinh và Hà Nội từ đầu thập niên 1990's, hiện nay hai bên đã tiến tới việc vẽ bản đồ phân ranh giới (demarcation). Bắc Kinh thỏa thuận tháo gỡ các mìn đã chôn. Ðến tháng 8 năm 1999, Bắc Kinh đã hoàn tất công tác gỡ mìn dọc theo biên giới. Ðây là một thành quả được các nhà quan sát thời sự xem là lớn nhất trong lịch sử gỡ mìn.

Về phía Hà Nội, trong suốt thời gian hiện hữu, đảng CSVN đã nhiều lần tương nhượng đất đai bị Bắc Kinh đánh chiếm. Bây giờ cổng "Hữu Nghị" thì nằm ở phía nam ải Nam Quan và ải Nam Quan đã nằm sâu trong "nội địa" Trung Quốc đến vài cây số. Trong các cuộc thương thảo hai bên, Bắc Kinh luôn luôn biện giải đó chỉ là một tình trạng "hiện hữu tất nhiên" (status quo) vì phần đất đó "do những thổ dân địa phương muốn sống dưới nền hành chánh của Trung Quốc". Ngược lại CSVN hầu như không có thái độ tranh thủ quyết liệt để đòi lại đất đai đã mất.

Mặt khác Hà Nội cũng nhắm mắt cúi đầu cho Bắc Kinh chiếm giữ và khai thác mỏ dầu ở các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratlys (Trường Sa), và di nhượng luôn một phần của Tonkin Bay (Vịnh Bắc Việt). Mục đích là đánh đổi sự ổn định để giao thương với Mỹ và để rảnh tay mà bảo tồn quyền hành thống trị của đảng đối với nhân dân Việt Nam.

Không những thế, dưới sự dụ dỗ lẫn áp lực của Bắc Kinh, rồi đây đảng CSVN sẽ tiến hành công cuộc xây xa lộ Trường Sơn ngay trên con "đường mòn HCM" trong thời chiến, từ biên giới tây bắc xuống tận vùng Tây Ninh, rồi bắc sang xa lộ đông-tây Việt Miên xuyên qua Cambodia, để Trung Quốc mượn đường mà giao thương với Thailand, Malaysia, và Indonesia. Xa lộ này sẽ ảnh hưởng quan trọng trên các phương diện môi sinh, kinh tế, chiến lược phòng thủ, không những đối với Việt Nam, mà còn đối với cả toàn vùng Ðông Nam Á. Bài viết này nhằm mục đích trình bày một cách tóm lược các diễn biến từ nửa thế kỷ qua, phân tích mối tham vọng của Bắc Kinh cũng như những nhượng bộ của Hà Nội, để từ đó đề nghị một số giải pháp thích ứng cho nghĩa vụ bảo vệ bờ cõi Việt Nam.

 

Phần Một : Dữ Kiện - Tài Liệu



I. Biên giới Việt Nam về phía bắc và phía đông
II. Các biến cố liên hệ đến biên giới Việt-Hoa từ thập niên 1950 đến nay
II.1. Cuộc đụng độ tại Hoàng Sa (Paracels) năm 1974
II.2. Cuộc xâm lăng biên giới VN năm 1979 của Trung Quốc
II.3. Vụ Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa (Spratly Islands) năm 1988

 

Phần Hai : Phân Tích



I. Các cuộc nhượng bộ của Hà Nội đối với Bắc Kinh
II. Hiểm họa trường kỳ của Trung Quốc đối với Việt Nam
III. Trách nhiệm của các chính phủ cầm quyền tại Việt Nam trong 50 năm qua

 

Phần Ba : Ðề Nghị, Kết Luận, - Tài Liệu Tham Khảo

Kỹ sư Nguyễn Ðình Sài
PH Trưởng Phân Hội Washington, USA
Ủy Viên Hội Ðồng Quản Trị Hội Chuyên Gia Việt Nam
Trích Bách Hợp 6, 01/2002

Phần Một : Dữ Kiện - Tài Liệu


 

I. Biên giới Việt Nam về phía bắc và phía đông

Trên đất liền, biên giới của một quốc gia là địa giới, là lằn ranh phân định với quốc gia lân cận về các hướng. Trên biển cả, biên giới là đường chu vi của hải phận 12 hải lý tính từ bờ đất hay bờ đảo.



1. Ðịa giới phía bắc :



"Nước Việt Nam có hình chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu."

Câu nói trên hầu như trở nên một thành ngữ mà mọi người Việt Nam đều biết, và minh xác rằng ải Nam Quan là địa đầu cực bắc cũng như mũi Cà Mâu là địa đầu cực nam của nước Việt Nam. Tuy nhiên, trên phương diện địa lý và căn cứ theo bản đồ, ải Nam Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn, song tỉnh này lại không nằm ở phần cao nhất của Việt Nam.

Có sáu tỉnh địa đầu giáp giới với Trung Quốc ở phía bắc. Từ tây sang đông, các tỉnh địa đầu đó là Lai Châu, Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Hải Ninh.

Lai Châu nằm cực tây nhất, tiếp giáp với Lào và Vân Nam, có địa danh nổi tiếng là Ðiện Biên Phủ nằm gần biên giới Lào Việt.

Lào Kay cũng tiếp giáp với Vân Nam có rặng Hoàng Liên Sơn cao trên 3000 thước, trùng điệp từ tây bắc sang đông nam. Ðịa thế hiểm trở với nhiều thung lũng và ghềnh thác, là thượng nguồn của Sông Hồng từ Vân Nam xuống. Con đường bộ thông thương từ bắc xuống nam khá nhỏ hẹp. Con đường xe hỏa độc nhất chạy từ Hà Nội dọc theo bắc ngạn sông Hồng ngược về hướng tây bắc sang tận Vân Nam.

Hà Giang có núi Côn Lĩnh và vùng Ðồng Văn nằm cực bắc nhất, tiếp giáp với Quảng Tây. Cuối thế kỷ 17, một phần Hà Giang bị thổ dân Thái cắt dâng cho Tàu, đến năm 1728 mới được trả lại.

Cao Bằng có biên giới dài nhất với Tàu, tiếp giáp với Quảng Tây. Ðời vua Lý Nhân Tông, Cao Bằng bị quân nhà Tống sang xâm lấn vào năm 1076, nhưng bị anh hùng Lý Thường Kiệt đánh đuổi và phải chịu trả đất lại cho Triều Lý.

Lạng Sơn tiếp giáp Quảng Ðông, có các địa danh lịch sử nổi tiếng như vùng biên giới Ðồng Ðăng với ải Nam Quan, Chi Lăng, thị trấn Kỳ Lừa, núi Vọng Phu, và động Tam Thanh. Lạng Sơn từng chịu đựng nhiều cuộc xâm lấn trong lịch sử và nhiều lần bị sa vào tay người Trung Hoa.

Hải Ninh với thị xã Móng Cáy nằm cực đông nhất, tiếp giáp với vịnh Bắc Việt và Quảng Ðông. Ðất Hải Ninh xưa thuộc quận Giao Chỉ một trong 15 bộ của nước Văn Lang.

2. Hải phận hướng đông

Trước thời đất nước chia đôi, lãnh thổ của Việt Nam gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lãnh hải là phần biển bao quanh lãnh thổ. Ðơn vị đo lường của lãnh hải và hải hành là hải lý. Hải lý (nautical mile, knot) là khoảng cách trên biển dài bằng một phút (minute) của chiều dài đường xích đạo quanh trái đất. Vòng quanh trái đất có 360 độ, tức là 21600 hải lý. Tính ra số, một hải lý dài 6080 feet, tức 1853 mét hay 1.85 cây số. Như vậy, so với một dặm đất (một mile bằng 1609 mét) thì hải lý dài hơn một chút, bằng 1.15 dặm.

Trước kia, bề dày của lãnh hải được các quốc gia xem là 3 hải lý. Nhưng vào thập niên 70, hầu hết các quốc gia trong đó có Nam, Bắc Việt Nam đều ra tuyên cáo ấn định bề dày hải phận là 12 hải lý. Ngoài lãnh hải, các quốc gia đều ấn định chủ quyền an ninh lãnh hải (security territorial water) là 12 hải lý, tính từ hải giới, và chủ quyền khai thác kinh tế là 200 hải lý (Exclusive Economic Zone - EEZ). Sau khi chiếm trọn cả đất nước, nhà cầm quyền CSVN cũng ra tuyên cáo (ngày 12-5-1977), một lần nữa xác định chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, hải phận an ninh 24 hải lý, và vùng đặc quyền kinh tế 240 hải lý, tính từ bờ đất.

Tuy nhiên, có một số quốc gia, nêu lý do an ninh quốc phòng, đã tuyên cáo chủ quyền lãnh hải của quốc gia của họ là 200 hải lý thay vì 12 hải lý. Ðến ngày 1 tháng 2, 1992, có 12 quốc gia tuyên cáo chủ quyền lãnh hải 200 hải lý (Vũ Hữu San, "Ðịa Lý Biển Ðông", trang 70). Ðây là một sự kiện trái ngược với thỏa ước "Luật Biển Liên Hiệp Quốc". United Nations Convention on the Law of the Sea, gọi tắt là UNCLOS được công bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica, với chữ ký của 159 đại diện các quốc gia. Sau 12 năm, đến ngày 16-11-1994, có 60 quốc gia phê chuẩn thông qua (ratification).

Luật Biển Liên Hiệp Quốc ấn định "Biển cả là tài sản chung của nhân loại". Vấn đề định nghĩa "hòn đảo" có giá trị lãnh thổ để từ đó một quốc gia có thể xác nhận lãnh hải của mình cũng được ghi chú. Ðiều 121(13) ấn định rằng một hòn đảo không có điều kiện sinh sống cho con người hoặc nguồn lợi kinh tế riêng cho chính nó sẽ không được xem là có lãnh hải hay là vùng đặc quyền kinh tế (Jane's Intelligence Review, Oct 27, 2000).

Các nước Ðông Nam Á đều phê chuẩn Luật Biển Liên Hiệp Quốc. Ngoại trừ Trung Quốc không những không ký kết, không chấp nhận, mà còn ban hành "Luật Lãnh Hải Của Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc" vào năm 1992 để buộc thế giới phải tôn trọng. Một điểm đã tạo nên tranh chấp lộn xộn nhất của "Luật Lãnh Hải Trung Quốc" là "Nam Hải (tức Biển Ðông của Việt Nam) là nội hải của Trung Quốc". Vấn đề này sẽ được trình bày và phân tích chi tiết ở các phần sau.

Xem phần kế tiếp : II. Các biến cố liên hệ đến biên giới Việt-Hoa từ thập niên 1950 đến nay

II. Các biến cố liên hệ đến biên giới Việt-Hoa
từ thập niên 1950 đến nay

Từ khi chiếm trọn vẹn Trung Hoa lục địa, Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách bành trướng lãnh thổ. Trước hết là việc công bố bản đồ lãnh thổ và hải phận bao gồm một biên giới rộng lớn chưa hề được ghi chép trong lịch sử, gây ra nhiều cuộc tranh chấp với các nước láng giềng. Ðặc biệt, đối với vương quốc Tây Tạng theo hệ thống "Phật Pháp Trị", mà các vị "phật sống" (Dalai Lama) có quyền hành tương tự như các vị quân vương trong chế độ quân chủ, Bắc Kinh đã dùng chiêu bài "giải phóng" để đánh chiếm và ép buộc quốc gia này theo chế độ cộng sản. Tình trạng lấn chiếm này cũng tương tự như nước Mông Cổ ở phương bắc. Từ thập niên 60 đến nay, Bắc Kinh tranh chấp biên giới với cả Liên Sô và Ấn Ðộ.

Riêng đối với Việt Nam, cuộc lấn chiếm bờ cõi Việt Nam của Bắc Kinh khá khốc liệt, liên tục và có hệ thống, vừa trên đất liền vừa ngoài biển cả. Sau đây là một số dữ kiện được góp nhặt trên sách báo Việt Nam lẫn quốc tế.

1. Cuộc đụng độ tại Hoàng Sa (Paracels) năm 1974 giữa Trung Cộng và Việt Nam Cộng Hòa

Trên bản đồ hàng hải, quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Xisha (Tây Sa), là một chuỗi gồm trên 100 đảo nhỏ nằm ngoài khơi Việt Nam, giữa kinh tuyến 111 độ và 113 độ Ðông và từ vĩ tuyến 15 độ 45 đến 17 độ 05 Bắc. Một cách đơn giản, quần đảo này nằm cách bờ biển Quảng Trị và Thừa Thiên khoảng 170 hải lý về hướng Ðông. Quần đảo này cách bờ biển Trung Hoa lục địa và Phi Luật Tân trên 400 hải lý.



Trận hải chiến tại Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã được kể lại khá chi tiết bởi những cựu quân nhân Hải Quân VNCH, đa số từng tham dự trận đánh, và đã được đăng trên đặc san Lướt Sóng của hội Bạch Ðằng, cựu quân nhân Hải Quân VNCH tại San Jose. Hiện nay những bài viết và các phóng đồ hành quân có thể được tìm thấy trên mạng lưới của Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH :



http://www.vietnamnavy.com/hoangsa.html

Vào thăm trang web trên, độc giả có thể tìm thấy trên 20 bài viết gồm văn, thơ. Ðặc biệt là những bài viết giá trị của ba vị học giả sau đây :



Ông Hà Văn Ngạc, "Những Diễn Biến Ðưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa",1998 ; ông Hà Văn Ngạc là cựu Hải Quân Ðại Tá Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo có nhiệm vụ bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Vũ Hữu San, "Sau 24 Năm Nhớ Về Hải Chiến Hoàng Sa", 1998 ; ông Vũ Hữu San là cựu Hải Quân Trung Tá Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 tham chiến ngày 19-1-74. Ngoài bài viết trên, ông còn là tác giả của một cuốn sách biên soạn công phu, tựa đề "Ðịa Lý Biển Ðông Với Hoàng Sa Và Trường Sa", Nhà In Hương Quê, 1995.

Ông Trần Ðỗ Cẩm, "Trận Hải Chiến Tại Quần Ðảo Hoàng Sa", 1998 ; đây là một thiên phóng sự có kèm nhiều hình ảnh, bản đồ chi tiết về quần đảo Hoàng Sa và cuộc hải chiến ngày 19-1-74, mà tác giả cho biết là trích trong tác phẩm "Biển Ðông Nổi Sóng". Ông Trần Ðỗ Cẩm cũng là một sựu sĩ quan Hải Quân thâm niên và hiện nay là Chủ Bút Nguyệt San Ðoàn Kết tại Austin, Texas. Mặc dù không tham dự trận hải chiến Hoàng Sa, ông đã phỏng vấn các người tham dự và sưu tầm thêm tài liệu để viết nên các tài liệu rất giá trị.

Trong phạm vi bài này, người viết chỉ xin phép các tác giả tóm lược nội vụ cùng trích dẫn một vài bản đồ và hình ảnh để dùng làm tài liệu cho việc phân tích vấn đề tranh chấp biên giới ở phần Hai.

Ðoàn chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa gồm 4 chiến hạm khá lỗi thời, do Hoa Kỳ chế tạo từ Ðệ Nhị Thế Chiến. Các chiến hạm này do Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy, đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam. Trước đó, Hải Quân nhận được tin từ các đơn vị trấn giữ quần đảo báo cáo cho biết một số đảo đã bị quân đội Trung Quốc đổ bộ và chiếm đóng. Ðây là sự kiện chưa hề xảy ra trong lịch sử cả hai nước.

Sáng ngày 19 tháng 1, năm 1974, Khu Trục Hạm (DES) HQ 4 và Tuần Dương Hạm (WHEC) HQ 5 cho các toán Người Nhái Biệt Hải đỗ bộ tái chiếm đảo Cam Tuyền, Quang-Hòa (Duncan) và một số đảo khác. Quân đội Trung Quốc trên các đảo khác được bảo vệ bởi 4 chiến hạm tương đối tân tiến với vận tốc nhanh gấp đôi. Sau khi Tuần Dương Hạm HQ 16 và Hộ Tống Hạm (MSF) HQ 10 nhập vùng hành quân, Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc cho tàu chớp đèn hiệu yêu cầu chiến hạm của Trung Quốc bốc lính đổ bộ và rời quần đảo. Hiệu lệnh không được tuân theo, Ðại Tá Ngạc nhân danh sứ mệnh bảo vệ bờ cõi, ra lệnh các chiến hạm khai hỏa, bắn vào tàu Trung Quốc, và bị các tàu này bắn trả. Sau vài giờ giao chiến, bốn chiến hạm của Trung Quốc bị bất khiển dụng, trong đó có hai chiếc bị chìm. Riêng HQ 10, một loại tàu rà mìn trong thế chiến 2 được tân trang, cũng bị bắn chìm, Hạm Trưởng và Hạm Phó đều bị tử thương cùng một số nhân viên. HQ 16 bị rủi ro trúng đạn của HQ 5 vào phòng truyền tin nên mất liên lạc vô tuyến và chạy về căn cứ Ðà Nẵng. Phát hiện 4 chiến hạm Trung Cộng có tốc độ nhanh từ hướng đông bắc chạy xuống tiếp ứng, hai chiến hạm HQ 4 và HQ 5 nhận lệnh bỏ hải đảo chạy về căn cứ. Ngày hôm sau, lực lượng trú phòng của VNCH đã bị tràn ngập. Hai toán quân đã đổ bộ cũng bị quân đội Trung Quốc bắt giữ và một thời gian sau mới được giao trả cho VNCH.

Sự phản đối của chính phủ VNCH đối với cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc đã bị gián đoạn với biến cố thôn tính miền Nam của CSVN vào năm 1975. Từ đó Trung Quốc chiếm giữ trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa mà không còn gặp một đối kháng nào về phía nhà cầm quyền CSVN. Nguyên nhân của hiện tượng khác thường này sẽ được phân tích ở phần sau.

Một điểm đặc biệt cần được nêu ra ở đây, là các học giả Việt Nam gốc Hải Quân VNCH không hề nhắc đến sự tham chiến của không quân VNCH cũng như của không lực Trung Quốc. Thế nhưng tài liệu của Jane's Intelligence Review ("A Code of Conduct For South China Sea", Jane Information Group, 27/10/2000) thì xác quyết là Trung Quốc có sử dụng không lực. Tình trạng quần đảo này được tổ chức truyền thông này tóm lược như sau :



"The Paracel Islands (Xisha Islands to China) are located in the northwestern part of the South China Sea and are claimed by China and Vietnam. China occupied the Paracels following an air and sea battle with South Vietnamese troops in January 1974. Since then, China has set about upgrading military facilities on the islands. To extend the naval air force's power projection into the South China Sea, China is believed to have extended its airstrip on Woody Island in the Paracels to over 2,500m, providing a forward base and staging area for extending the range of its aircraft."

Xem phần kế tiếp : II.2. Cuộc xâm lăng biên giới VN năm 1979 của Trung Quốc


2. Cuộc xâm lăng biên giới VN năm 1979 của Trung Quốc

Ðầu năm 1979, Trung Quốc xua quân tràn sang biên giới Việt Nam, với sự tuyên truyền là để "dạy cho Việt Nam một bài học".



Cuộc xâm lăng biên giới Việt Nam bắt đầu vào ngày 17 tha'ng 2, 1979. Theo cuốn sách "China's War with Vietnam", King C. Chen, Stanford, CA, Hoover Institution, Press, 1987), sau hai tuần lễ giao chiến dữ dội giữa hai bên, Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được ba trong sáu thị xã nằm địa đầu giới tuyến, là Cao Bằng, Lạng Sơn, và Lào Kay. Hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn ở gần nhau. Còn Lào Kay và Cao Bằng nằm hai bên tỉnh Hà Giang. Ðiều này chứng tỏ Trung Quốc đã tiến quân tràn qua biên giới bằng ít nhất là ba ngã. Các thị xã Lào Kay, Cao Bằng và Lạng Sơn tương đối dễ đến từ Trung Quốc. Lào Kay tiếp giáp với biên giới hai nước và có trạm giao thông với Trung Quốc. Trạm thông thương biên giới thứ hai, và quan trọng hơn, là ải Nam Quan, tức Hữu Nghị Quan phía bắc thị xã Lạng Sơn. Bắc Kinh rất khó điều quân tới Lai Châu và Hà Giang, vì đường Quốc Lộ 2 thông thương giữa hai nước qua Hà Giang khá cheo leo, rặng Hoàng Liên Sơn chắn ngang biên giới tây bắc rất hiểm trở và khó vượt qua.

Căn cứ trên địa hình các tỉnh và lời tuyên bố của Bắc Kinh, thì cánh quân phía tây từ Vân Nam tiến sang chiếm được Lào Kay rồi tiến về phía đông theo Quốc Lộ 70 dọc bắc ngạn sông Hồng. theo lời kể lại của một số sĩ quan bị bắt đi tù "cải tạo" trên rặng núi Hoàng Liên Sơn, thì họ được đảng CSVN cấp tốc di chuyển về phía nam trong thời gian đó.

Cánh quân phía tây tràn sang biên giới không gặp nhiều chống cự khi chiếm thị trấn Lào Kay nằm sát biên giới. Nhưng sau đó thì bị chận lại vì thung lũng sông Hồng và sông Lô quá hiểm trở. Ðường xe hỏa xuyên quốc gia chạy dọc theo bắc ngạn sông Hồng cũng là một cản trở vì có quá nhiều cầu đã cũ bên sườn núi thẳng vách và dễ bị phá vỡ.

Cuộc tiến quân hai đạo ở phía đông của Bắc Kinh sang Cao Bằng và Lạng Sơn sau này được xác nhận bởi hai ký giả Robert Storey và Daniel Robinson ("Vietnam", Lonely Planet Publications, 3rd Edition, 1995, trang 506 và 517). Cánh quân xâm chiếm Lạng Sơn hùng hậu hơn cánh quân tấn công Cao Bằng, xuất phát từ tỉnh Quảng Ðông tràn qua biên giới từ ải Nam Quan, chiếm các phố thị địa đầu là Ðồng Ðăng, rồi theo Quốc Lộ 4 tiến xuống phố Kỳ Lừa và thị xã Lạng Sơn.

Theo ký giả Bruce Elleman, ("Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict", 1996), lực lượng của Trung Quốc có khoảng 250 ngàn ("quarter million men"), chia làm nhiều đạo quân ồ ạt tràn sang biên giới nhưng đã bị quân địa phương trấn thủ tiền đồn dùng du kích chiến làm chậm cuộc tiến quân trong khi chờ đợi quân chính quy được điều động từ miền Nam Việt Nam lên tiếp ứng.

Theo Cameron W. Barr, The Christian Science Monitor - International, Oct 3/1997, được bà Nguyễn Thị Dương trước kia ở Lạng Sơn nhưng nay cư ngụ tại Ðồng Ðăng cho biết, quân Trung Quốc tràn sang biên giới tiến về thị xã Lạng Sơn. Tại đây, họ gặp sức kháng cự của quân phòng vệ (town's defenders) và phải tiến chiếm từng căn nhà. Vì vậy mà một phần lớn của thành phố Lạng Sơn đã đổ nát tan hoang sau hơn một tuần chịu đựng lửa đạn từ hai phía.

Sau 16 ngày xâm chiếm các vùng biên giới lãnh thổ Việt Nam, đột nhiên vào ngày 5 March, 1979 Bắc Kinh rút hết quân về. Họ tuyên bố mục đích cho Hà Nội "một bài học" đã đạt. Thế nhưng cuộc rút lui của họ đã xảy ra cùng lúc với hai sự kiện làm cho dư luận chú ý :



Nhiều đơn vị chính quy của bộ đội CSVN đang được điều động từ miền Nam lên miền biên giới để chuẩn bị ứng chiến khi quân Trung Quốc tràn xuống sâu hơn trong nội địa. (ở đây xin mở một ghi chú : CSVN chỉ thị quân đội trú phòng chống trả mãnh liệt và điều động quân đội chính quy ứng chiến có phải xuất phát từ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ không hay vì động cơ nào khác ? Vấn đề này sẽ được phân tích ở phần sau).

Trung Quốc gài lại phía nam biên giới trên hai triệu quả mìn chôn trên các lối đi hay đồng ruộng, và trên các đồi núi, với mục đích là ngăn chặn sự truy kích từ đằng sau trong khi đoàn quân triệt thoái về nước (BBC News Online : "China Ends Huge Mine Clearing Programme," Asia-Pacific, August 12, 1999). Một tài liệu khác của BBC ("China Clears Thousands of Landmines on Vietnamese Border", January 6, 1998) tổng số diện tích các bãi mìn dọc biên giới lên đến 20 triệu mét vuông bao gồm 120 vùng gần 1300 cây số dọc theo biên giới từ Lai Châu sang Hải Ninh. ("Qiu Daxiong, deputy commander of the Guangxi Military Area Command, said the mine clearing operation, is expected to clear 120 zones on nearly 20 million sq.m. of ground"). Mìn gồm 18 loại khác nhau, chỉ có dụng cụ gỡ mìn tối tân và chuyên gia thông thạo mới tháo gỡ được. Có nhiều đồi chôn mìn cỏ mọc quá cao, không thể rà được dù là dụng cụ tối tân, phải dùng đến chất nổ làm nổ cả bãi mìn. Cuộc tháo gỡ mìn được thực hiện từ năm 1993 mãi đến tháng 8 năm 1999 mới hoàn tất.

Nhu cầu của "Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học" đã để lại thương vong khá lớn cho cả hai bên. Chỉ trong hai tuần, tổng số tổn thất của hai đạo quân của Bắc Kinh lên tới trên 20 ngàn, tức gần 1/10 quân số tham chiến (Storey and Robinson, trang 506). Những vũ khí đã gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nhất lại chính do họ viện trợ cho Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam. Tổng số tử vong của hai bên lên tới 56 ngàn người ("The Bloodshed In South-east Asia", Rod Paschall, The Quarterly Journal of Military History, Nov. 14, 1999), hơn cả số tử vong của quân đội Mỹ trong trên 10 năm tham chiến tại Việt Nam

Theo hai tác giả Robert Storey và Daniel Robinson, thị xã Lạng Sơn và quận Ðồng Ðăng, cách Lạng Sơn 20 cây số về hướng bắc, đã bị tàn phá trong trận chiến 1979. Hiện nay, phần lớn thành phố vẫn chưa được sửa chữa, và thường được chỉ cho du khách xem như là một bằng cớ về sự hung hãn của người Tàu ("evidence of Chinese aggression").

Xem phần kế tiếp : II.3. Vụ Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa (Spratly Islands) năm 1988


3. Vụ Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa (Spratly Islands) và đánh chìm chiến hạm của Việt cộng năm 1988



Hiện nay có khá nhiều tài liệu về vụ Trung Cộng xâm chiếm Trường Sa (Tàu gọi là Nansha - Nam Sa) và công bố bản đồ lãnh hải bao gồm cả Biển Ðông Hải (Tàu gọi là Nanhai - Nam Hải).

Về phía Việt Nam, có các cựu sĩ quan Hải Quân VNCH như :

Ông Vũ Hữu San với tác phẩm "Ðịa Lý Biển Ðông Với Hoàng Sa và Trường Sa".

Ông Trần Ðỗ Cẩm với bài viết "Tình Hình Chiếm Ðóng Tại Quần Ðảo Trường Sa, đăng trên website của Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải : http://www.vietnamnavy.com.

Tuy nhiên tài liệu giá trị và chính thức nhất là cuốn Bạch Thư của bộ Ngoại Giao của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa được công bố sau vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và trước khi Sài Gòn thất thủ. Tài liệu này có thể được tìm thấy trong mạng lưới "Pacific Forum - The Discussion Proceeds For Peace". Ðây là một tài liệu khá dày, trên 50 trang, viết bằng Anh ngữ, có tựa đề là "White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands". Ðính kèm cuốn bạch thư là "Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, February 14, 1974". Cả hai tài liệu có ghi xuất xứ và thời gian là "Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975, nhưng vì không phải là nguyên bản nên không có phóng ảnh của chữ ký hay dấu triện của cơ quan này. Về phía quốc tế, có nhiều tài liệu, trong số đó, các bài viết sau đây chứa nhiều chi tiết quan trọng :

"A code of Conduct for the South China Sea ?", Jane's Intelligence Review, Oct 27, 2000

"South China Sea Dispute : Prospects For Preventive Diplomacy", United States Institution of Peace Special Report.

"Spratly Islands," FAS Military Analysis Network, John Pike, Jan 30, 2000.

"Spratly Islands Dispute (Spratly Case No. 325)", Trade and Environment Database Project, April 30, 1996.

Nhìn qua bản đồ (hình 8 và 9), quần đảo Trường Sa có vẻ gần với Philippines và Malaysia hơn Việt Nam. Tuy nhiên, các tài liệu quốc tế đều xác nhận sự có mặt của người Việt Nam từ thế kỷ thứ 17 hoặc xưa hơn, trong khi Ðài Loan chỉ mới hiện diện trên một hòn đảo sau Thế Chiến thứ hai, khi tiếp thu sự bại trận của Nhật Bản. Còn Philippines và Malaysia thì mới chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền trên một vài đảo sau cuộc thất thủ của Việt Nam Cộng Hòa.

Biển Ðông là một trong vài vùng biển có nhiều tàu bè qua lại nhất, vì là đường giao thương từ Nhật, Ðại Hàn, Mỹ từ hướng đông-bắc xuống tây-nam tiếp cận với Thailand, Malaysia, Singapore, Ấn Ðộ, v.v... Biển Ðông cũng nổi tiếng về nguồn lợi ngư sản hầu như bất tận vì đáy biển không sâu và có nhiều chỗ sinh sản (habitats) cho nhiều loại cá. Từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay, với sự khám phá dầu hỏa và khí đốt trong Biển Ðông, quần đảo Trường Sa đột nhiên trở thành quan trọng như một vùng tài nguyên trù phú.

Theo tài liệu của Jane's Intelligence, toàn vùng Trường Sa gồm khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ và 200 bãi đá ngầm. Diện tích tổng số đá nổi lên trên mặt nước chỉ vào khoảng 8 cây số vuông thôi, nhưng trải ra một diện tích mặt biển khoảng 240 ngàn cây số vuông (tài liệu của U.S. Institution of Peace ghi 800 ngàn cây số vuông).



Ngoài triển vọng dầu hỏa và khí đốt, quần đảo này có tầm mức quan trọng về chiến lược, nếu quốc gia chiếm giữ hải đảo hay đá ngầm có quyền xác nhận hải phận 12 hải lý quanh bờ đảo và 200 hải lý đặc quyền kính tế ngư sản.

Cuộc lấn chiếm Trường Sa của Trung Quốc có tầm mức quy mô và nguy hiểm cho Việt Nam về cả hai phương diện kinh tế và chiến lược (sẽ được phân tích ở phần sau). Cuộc lấn chiếm đầu tiên xảy ra năm 1976, sau khi họ đã thành công trong việc cưỡng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của VNCH vào năm 1974, như đã sơ lược trình bày trong phần nói về Hoàng Sa. Cũng theo phương pháp lấn chiếm cố hữu của kẻ ỷ mạnh làm càn, Trung Cộng đưa tàu chiến xâm nhập và đổ bộ trên các hòn đảo không có người ở, cùng lúc ngang ngược công bố với thế giới rằng "toàn thể Nam Hải là nội hải của Trung Quốc và các quần đảo Trường Sa, Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa".

Năm 1988, cuộc xâm lấn liên tục của Bắc Kinh đạt quá mức chịu đựng của Hà Nội. Trong một cuộc đụng độ tại vùng đá ngầm Fiery Cross Reef (Bãi Chữ Thập) vào ngày 14-3-1988, Hải Quân Trung Quốc đánh chìm ba chiến hạm của Hải Quân CSVN, gây tử thương cho trên 72 thủy thủ đoàn. Ðó là lần thứ nhì sau cuộc chiến 1979, mà hai nước cộng sản "anh em" vì quyền lợi quốc gia đã không tôn trọng "nghĩa vụ quốc tế" của chủ nghĩa cộng sản. Từ khi cưỡng chiếm vùng đá ngầm này, Trung Quốc đã biến nó thành một "hòn đảo nhân tạo (arificial island) bằng cách xây cất trên vùng đá này một căn cứ tiếp liệu, một sân đáp trực thăng nhằm mục đích kiểm soát không phận, một cầu nổi dài 300 mét có khả năng cập cầu cho tàu thủy có trọng tải 4000 tấn, và một trạm máy thu nhận tối tân có khả năng thu nhận hiện tượng và phát sóng báo hiệu thời tiết cho tàu bè qua lại. Trên vùng đá ngầm Ða Lực (Johnson Reef) và bãi chữ thập (Fiery Cross Reef), họ kiến trúc nhà ở, chòi canh cho quân lính cư ngụ (hình 11, 12 và 13).





Theo Felix K Chang ("Beijing's reach in the South China Sea", ORBIS, Summer, 1996), cuộc lấn chiếm Trường Sa của Trung Quốc được tiến hành song song với sự thay đổi về quan niệm chiến lược, từ phòng vệ duyên hải (jinhai fangyu) sang phòng vệ viễn dương (jinyang fangyu). Năm 1992, Trung Quốc bắt giữ 20 tàu chở hàng của Việt Nam từ Hồng Kông đi qua Ðông Hải. Tiếp theo, các nước quanh vùng như Phi và Mã Lai cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc có tham vọng khống chế các nước quanh vùng Ðông Hải. Mặt khác, vì thấy Hà Nội quá yếu kém về mọi phương diện, chính các quốc gia này cũng nhảy vào chiếm đóng một số đảo trong vùng Trường Sa. Cho đến nay qua bao nhiêu lần phản đối một cách yếu ớt, Hà Nội vẫn không hề đưa vấn đề ra trước công pháp quốc tế để đòi lại các đảo đã bị Trung Cộng và các nước cưỡng chiếm. Nguyên do bí ẩn này sẽ được phân tích ở phần sau.



Dưới đây là bảng tóm lược về các vụ lấn chiếm hải đảo và lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc

1974 : Trung Quốc mang nhiều tàu chiến đến cho quân đổ bộ một số đảo của quần đảo Hoàng Sa. Trận hải chiến xảy ra. VNCH có một chiếc bị chìm. Phía Trung Quốc có hai chiến hạm chìm và 2 bốc cháy phải ủi vào bờ. Trung Quốc tăng viện bằng máy bay và tàu chiến tối tân, VNCH rút về. Hà Nội im lặng thỏa nhượng bằng văn thư của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng

1976 : Trung Quốc tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Hải Nam (tức đảo Hainan) trong sự im lặng của Hà Nội, và sau khi hoàn tất cuộc thôn tính Hoàng Sa, bắt đầu cho tàu và quân chiếm đóng một số đảo của Trường Sa.

1988 : Hải quân Trung Quốc và CSVN đụng độ tại vùng đá ngầm Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Trung Quốc đánh chìm 3 chiến hạm của CSVN và gây tử thương cho 72 thủy thủ. Từ đó Hà Nội giữ im lặng cho đến nay.

1992 : Tháng 3, Hà Nội tố cáo Bắc Kinh khoan dầu trong hải phận Việt Nam, trong vịnh Bắc Việt, ngoài khơi Côn Sơn, và đổ bộ vùng đá ngầm Ða Lực. Cũng trong năm đó Trung Quốc bắt giữ 20 tàu Việt Nam chở hàng từ Hồng Kông đi qua Ðông Hải. Trung Quốc công bố "Luật Biển của Trung Quốc - Chinese Law" xác quyết toàn vùng Ðông Hải là nội hải của họ.

Hình 14 là bản đồ chỉ dấu các quốc gia đang chiếm đóng mỗi đảo do FAS Military Analysis Network thống kê.



Xem phần kế tiếp : Phần Hai : Phân Tích


I. Các cuộc nhượng bộ của Hà Nội đối với Bắc Kinh

Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 208.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương