Ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬu và NƯỚc biển dâNG


Hoạt động của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu



tải về 0.58 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.58 Mb.
#38253
1   2   3   4

4. Hoạt động của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu


Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó.

Văn bản chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam về BĐKH


Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng cục KTTV làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Nghị định thư Kyoto;

Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH tại Việt Nam;

Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007-2010;

Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các thông tin về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thế giới về BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam;

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM;

Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ giao cho Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc BĐKH toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho Chương trình này và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2008.


Văn bản chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về BĐKH


Tổng cục KTTV (trước đây) được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn;

Tháng 3 năm 2003, Bộ trưởng Bộ TN&MT có công văn giao Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TN&MT làm cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM ở Việt Nam;

Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 10/2006/TT-BTNMT “Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế Phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto”;

Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 1016/QĐ-BTNMT ngày 4 tháng 7 năm 2007 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư Kyoto;

Ngày 30 tháng 7 năm 2007, Bộ trưởng Bộ TN&MT ra quyết định thành lập Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước, Nghị định thư Kyoto;

Ngày 16/11/2007, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ra Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT về việc "Ban hành Chương trình hành động của Bộ TNMT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007-2010". Trong quyết định đã xác định các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó nhấn mạnh việc “Thực hiện các hoạt động liên quan đến thích ứng với BĐKH”.


Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam


Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam về đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và các địa phương. Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ sâu và rộng khác nhau. Trong báo cáo này chỉ mới tập hợp được một số các nghiên cứu sau đây:

"Thông báo quốc gia đầu tiên (TBQG-I) của Việt Nam về BĐKH cho Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH" (1999-2002), do Viện KTTV chủ trì thực hiện với sự tài trợ của GEF. Mục tiêu của dự án là giúp Việt Nam thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo Điều 4.1 và 12.1 của Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH thông qua việc chuẩn bị TBQG-I cho Ban thư ký Công ước khung của LHQ về BĐKH theo hướng dẫn của Hội nghị lần thứ 2 các Bên tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH dành cho các Bên không thuộc Phụ lục I;

Nghiên cứu chiến lược Quốc gia về cơ chế phát triển sạnh (CDM)”, do Viện KTTVMT chủ trì thực hiện với sự tài trợ của AusAID và World Bank. Mục tiêu của của dự án là phân tích tiềm năng CDM của Việt Nam và xây dựng chiến lược phát triển thị trường CDM ở Việt Nam.;

"Tăng cường năng lực thực hiện Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam" (2004), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT chủ trì điều phối thực hiện. Mục tiêu của dự án là: Tăng cường hiểu biết và phổ biến các thông tin, tài liệu hướng dẫn nâng cao nhận thức về BĐKH, CDM và các cơ hội, lợi ích do CDM mang lại; Tăng cường năng lực cán bộ, hình thành khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động CDM ở trong nước; Nâng cao kỹ năng và năng lực nhằm xác định và xây dựng danh mục các dự án CDM tiềm năng tại Việt Nam và thiết lập thủ tục thích hợp xem xét, phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam; và Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện CDM với các nước trên thế giới và trong khu vực;

Thông báo Quốc gia lần thứ hai (TBQG-II) của Viêt Nam cho Công ước Khung của LHQ về BĐKH” (2006-2009), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT chủ trì thực hiện với sự tài trợ của GEF. Dự án sẽ tiến hành kiểm kê quốc gia KNK, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam đến năm 2100, đánh giá tác động của BĐKH, xây dựng các biện pháp thích ứng với BĐKH và khung chiến lược đối phó với BĐKH tại Việt Nam;

"Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH" (2007-2008), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT thực hiện với sự tài trợ của Đan Mạch. Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực về nhân lực, tổ chức, kỹ năng nghiệp vụ cho cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH ở Việt Nam và hỗ trợ cơ quan này tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước trong việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào kế hoạch, chương trình phát triển bền vững;

Biến đổi khí hậu ở Châu Á: Việt Nam” (1992-1994), do Viện Quy hoạch Thủy lợi - Bộ Thủy lợi và Viện KTTV - Tổng cục KTTV phối hợp với các cơ quan khác thực hiện với sự tài trợ của ADB;

Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam-Giai đoạn I”, do Trung tâm KTTV Biển - Tổng cục KTTV thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan. Dự án đã đánh giá tính dễ tổn thương của toàn bộ dải ven bờ Việt Nam đối với tác động của mực nước biển dâng và phác thảo các bước đầu tiên cho việc quản lý tổng hợp dải ven bờ ở Việt Nam. Các địa phương được chọn để nghiên cứu thí điểm là Nam Định, TP. Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong giai đoạn tiếp theo, các biện pháp quản lý tổng hợp giải ven bờ đã được đề xuất, trong đó cũng đã đề cập đến khả năng của BĐKH và nước biển dâng;

"UNDP/UNITAR/GEF - CC:TRAIN (giai đoạn 1)" (1994-1996), do Viện KTTV chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện. Việt Nam là 1 trong 3 nước tham gia dự án khu vực này. Mục tiêu của dự án là giúp các nước xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện Công ước khung của LHQ về BĐKH;

"Ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế-xã hội của BĐKH tại Việt Nam" (1994). Mục tiêu của dự án là xem xét tác động của các dao động khí hậu hiện tại đối với môi trường tự nhiên và kinh tế ở Việt Nam, đánh giá các BĐKH do phát thải các khí nhà kính gây ra;

Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở Châu Á” (ALGAS) (1995-1997), do Viện KTTV thực hiện với sự hỗ trợ của UNDP và ADB. Việt Nam là trong 12 nước tham gia dự án khu vực này. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực quốc gia trong việc kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính, đánh giá các phương pháp giảm nhẹ, và bước đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động giảm khí nhà kính với chi phí thấp nhất;

“Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phương pháp luận cho việc đánh giá giảm nhẹ biến đổi khí hậu”, do Viện KTTV thực hiện với sự hỗ trợ của UNEP/GEF. Nội dung của dự án là phân tích việc giảm thiểu KNK và các giải pháp hiệu quả, chú trọng vào các vấn đề chính: Kinh tế vĩ mô liên quan; Sử dụng đất và lâm nghiệp; và Nông nghiệp và năng lượng;

"Hỗ trợ thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở những lĩnh vực ưu tiên (Giai đoạn II)", do Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TN&MT chủ trì điều phối các hoạt động thực hiện dự án. Dự án này là bước tiếp theo dự án xây dựng TBQG, giúp Việt Nam đẩy mạnh thêm các hoạt động đã được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng TBQG. Mục tiêu chính của dự án là tăng cường năng lực và duy trì các nỗ lực để tiếp cận và truyền bá thông tin liên quan đến công nghệ ứng phó với BĐKH;

Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam” (2002 - 2005), do CECI thực hiện. Mục tiêu của dự án là củng cố năng lực để lập, xây dựng và thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc phòng chống thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát triển địa phương;

“Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto về BĐKH” (2007), do Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường thực hiện với sự tài trợ các dự án nhỏ, Quĩ Môi trường toàn cầu (GEF SGP). Mục tiêu dự án là nâng cao nhận thức và hiểu biết về BĐKH và tăng cường năng lực quản lý của các địa phương tham gia dự án (Lào Cai, Ninh Thuận và Bến Tre) trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH trong cộng đồng các địa phương tham gia dự án, góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội;

Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007), do Viện KTTVMT hợp tác với SEA START thực hiện. Mục tiêu của dự án là xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa;

Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2006-2008), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP). Đây là một nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồng ghép các thông tin về BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH cho một vùng cụ thể để có các giải pháp thích nghi với BĐKH;

Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” (2007-2008), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch tài trợ. Mục tiêu tổng quát của dự án là xác định những lợi ích rõ rệt và nhiều mặt từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ là phát triển nông thôn, thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH;

Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” (2008-2009), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch. Mục tiêu của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu các tác động do nước biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc đề xuất các biện pháp thích ứng. Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam;

Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng” (2008-2009), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực của các ban ngành, tổ chức và của người dân Việt Nam trong việc thích nghi với tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu cũng như thiệt hại do BĐKH gây ra; khôi phục có hiệu quả các tác động này hoặc tận dụng các tác động tích cực của BĐKH.




tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương