Chương I những vấn đề chung



tải về 353.01 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích353.01 Kb.
#35509
  1   2   3   4
Chương I

Những vấn đề chung

1.1. Mở đầu

Ðá và sét là các loại khoáng sản có sẵn trong tự nhiên, nằm ở trên bề mặt trái đất hoặc lòng đất, là một trong những loại tài nguyên được khai thác, chế biến và sử dụng cho mục tiêu kinh tế khác nhau như: làm vật liệu xây dựng, gạch, ngói, vật liệu làm gốm sứ...

Hoạt động khai thác, chế biến đá sét là một nhu cầu cần thiết và có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên đặc thù của loại hình hoạt động sản xuất này cũng có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm, suy thoái cho hầu hết các thành phần môi trường đặc biệt là cảnh quan. Các tác động này diễn ra suốt cả quá trình hoạt động của dự án từ giai đoạn thăm dò, khai thác cho đến giai đoạn đóng cửa mỏ.

Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường" thì các dự án khai thác đá, sét trước khi tiến hành khai thác cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) trình nộp cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường để thẩm định.

Bản hướng dẫn này được biên soạn nhằm trợ giúp việc lập và thẩm định Báo cáo ÐTM đối với các dự án khai thác, chế biến đá và sét.

1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung cơ bản của báo cáo ÐTM là dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn do việc thực hiện một dự án phát triển có thể gây ra cho môi trường.

Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.

Ðể đáp ứng mục tiêu này, nội dung cần có của một báo cáo ÐTM dự án khai thác, chế biến đá và sét phải bao gồm:

- Mô tả sơ lược về dự án.

- Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.

- Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực.

- Ðề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực.

- Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường .

- Kết luận và kiến nghị.

1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

Ðối với các dự án khai thác đá và sét, việc đánh giá tác động môi trường thường được tiến hành bằng những phương pháp sau đây:



  • Phương pháp liệt kê (Checklists).

  • Phương pháp ma trận (Matrices).

  • Phương pháp mạng lưới (Networks).

  • Phương pháp so sánh.

  • Phương pháp chuyên gia.

  • Phương pháp đánh giá nhanh.

  • Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.

  • Phương pháp mô hình hoá.

  • Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.

Chương 2

Mô tả sơ lược về dự án

Yêu cầu: Việc mô tả sơ lược về dự án khai thác, chế biến đá, sét được trình bày một cách xúc tích, rõ ràng, đầy đủ bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu bảng, bản đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.



Căn cứ Luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi, ngoài những giới thiệu về Cơ quan quản lý Dự án, Cơ quan thực hiện dự án, mục tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án..., việc mô tả sơ lược dự án cần đi sâu làm rõ các nội dung sau:

2.1. Ðặc điểm vị trí, quy mô công trình

Trình bày các nội dung về:

- Ðặc điểm vị trí, tổng vốn đầu tư,

- Công suất thiết kế của dự án,

- Trữ lượng mỏ, chất lượng đá, sét v.v...

2.2. Công nghệ sản xuất

Trong phần này cần làm rõ các nội dung sau:

- Công nghệ khai thác, nổ mìn, chế biến đá, sét.

- Thiết bị máy móc, đặc biệt lưu ý trình bày chi tiết về các thiết bị xử lý môi trường (thiết bị lọc bụi, thiết bị thống gió, thiết bị xử lý nước thải...).



Việc mô tả về công nghệ khai thác, chế biến đá hoặc sét có thể dựa trên sự tham khảo những nội dung đề cập dưới đây:

a. Công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng

Ðối với đá trang trí và ốp lát, phương pháp khai thác chủ yếu là thủ công bằng việc cưa đá thành khối. Các khối đá sau khi khai thác được gia công bằng cưa cắt, mài và đánh bóng theo yêu cầu của mục tiêu sử dụng.

Ðối với đá xây dựng thông thường sau khi khai thác được đưa qua công đoạn chế biến để phân loại thành các sản phẩm có kích thước nhất định phục vụ cho các yêu cầu làm nguyên liệu xây dựng khác nhau. Thông thường là:

- Ðá khối có kích thước > 500 mm

- Ðá hộc 200-300 mm

- Ðá dăm 4 x 6 40-60 mm

- Ðá vụn < 10 mm

- Ðá mạt < 1 - 0,1 mm

Sơ đồ nguyên tắc khai thác và chế biến đá xây dựng thể hiện trên hình 2.1.

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng và các nguồn ô nhiễm chính.

+ Công đoạn khai thác

Khai thác đá xây dựng thường tổ chức theo phương pháp khai thác lộ thiên trên diện tích đất từ vài ha đến vài nghìn ha tuỳ theo quy mô công suất.

Việc khai thác có thể tiến hành theo các tầng có cùng đường đồng mức với các khu vực đồi núi. Những cũng có thể khai thác bằng cách mở các moong nông hoặc moong sâu. Việc khai thác sẽ làm mất hẳn hoặc mất một phần những quả núi hay tạo ra những hố khai thác mới và những đống đất thải.

Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm chủ yếu trong công đoạn khai thác đá xây dựng bao gồm:

- Cưa, cắt đá thành khối: Bụi, tiếng ồn, nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.

- Nổ mìn phá đá: Bụi, khí độc, tiếng ồn và chấn động.

- Xúc bốc, vận chuyển đá: Bụi, khí độc (CO, NO2, SO2) và tiếng ồn.

- Hoạt động các phương tiện vận tải và thiết bị dùng nhiên liệu dầu FO, DO (máy phát điện, máy nén khí): khí độc (CO, NO2, SO2), tiếng ồn và bụi.



+ Công đoạn chế biến đá xây dựng

Ðá xây dựng sau khi khai thác từ mỏ được đưa về cơ sở chế biến để đập, nghiền, sàng thành những kích cỡ đá khác nhau. Những nguồn phát sinh quan trọng nhất chất ô nhiễm trong dây chuyền chế biến đá gồm:

- Hoạt động của máy đập, nghiền, sàng: bụi, tiếng ồn và khí độc.

- Hoạt động của các phương tiện xúc bốc, vận chuyển: tiếng ồn, khí độc và bụi.

- Hoạt động của các trạm sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy: khí độc, dầu mỡ, hơi xăng, chất thải rắn.

b. Công nghệ khai thác sét

Khai thác sét gồm các công đoạn được nêu một cách khai quát trong sơ đồ nguyên tắc ở hình 2.2.



Hình 2.2: Sơ đồ nguyên tắc khai thác sét

Do vậy các nguồn phát sinh chất ô nhiễm trong hoạt động khai thác sét bao gồm:

- Hoạt động xúc bốc, vận chuyển sét: Bụi, tiếng ồn, khí độc.

- Hoạt động của các trạm sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy: Khí độc, dầu mỡ, hơi xăng, chất thải rắn.

2.3. Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất

- Nhu cầu về năng lượng và phương pháp cung cấp,

- Nhu cầu về nhiên liệu và phương pháp cung cấp,

- Nhu cầu cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt và phương thức cung cấp.

2.4. Các hạng mục công trình và khối lượng công việc

- Hệ thống nhà xưởng chính,

- Các công trình phụ trợ,

- Khối lượng các công trình thi công,

- Khối lượng đất đá thải và quy hoạch bãi thải.

2.5. Tiến độ thực hiện dự án

Nêu lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động.

Chương 3

Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nền

Yêu cầu: môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động của quá trình thực hiện dự án. Ðánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này thể hiện được một cách định lượng cao nhất chất lượng của các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu quan trắc, đo đạc các chỉ tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số liệu không cần thiết.

Các số liệu về môi trường khu vực là những căn cứ khoa học để thực hiện ÐTM . Nó quyết định tính đúng đắn của một quá trình đánh giá và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác động tích cực của dự án đối với môi trường vùng hoạt động dự án. Số liệu này còn là cơ sở để kiểm soát, đánh giá tính hiệu quả của công tác ÐTM.

Số liệu môi trường nền cần đạt những tiêu chuẩn sau đây về chất lượng:

- Có đủ độ tin cậy, rõ ràng và phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Số liệu này có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: các trạm quan trắc (monitoring) môi trường quốc gia và tỉnh, các công trình nghiên cứu khoa học, khảo sát trong nhiều năm đã được công bố chính thức hoặc dự án tự tiến hành khảo sát, đo đạc.

- Các số liệu, tài liệu phải bao gồm những yếu tố, thành phần môi trường trong vùng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án.

- Các số liệu phải được xử lý sơ bộ, hệ thống hoá, rõ ràng giúp cho người xử lý dễ dàng phân tích tổng hợp, phân chia thành các nhóm số liệu, nhận định của vùng nghiên cứu.

- Phương pháp đo lường khảo sát phân tích thống kê phải tuân thủ các quy định của các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. Trong trường hợp thiếu TCVN thì sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự.

3.1. Các thông số môi trường nền

Việc khảo sát và quan trắc phải đạt mục đích thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về các thành phần môi trường vật lý, kinh tế, văn hoá - xã hội... Qua đó có thể đánh giá được hiện trạng môi trường khi thực hiện dự án cũng như dự báo diễn biến môi trường khu vực nếu không thực hiện dự án.

Các thông số môi trường nền và tài nguyên cần khảo sát và quan trắc để xác định điều kiện môi trường nền đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét được phản ánh trong Bảng 3.1.



Ðiều cần lưu ý:

- Chỉ tiến hành thu thập, đo đạc, điều tra các số liệu về môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở những khu vực có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến dự án và những chỉ tiêu môi trường chịu tác động của dự án.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

- Máy móc thiết bị đo ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm phải được chuẩn hoá.

Bảng 3.1. Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát khi đánh giá môi trường nền đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét

TT

Môi trường và tài nguyên

Thông số

Phương pháp khảo sát và quan trắc

(1)

(2)

(3)

(4)

I. Ðiều kiện tự nhiên

1.1

Vị trí địa lý

Ðịa danh, toạ độ và địa lý của khu vực thực hiện dự án. Vị trí hành chính và giao thông

Tài liệu dự án hoặc atlat quốc gia

1.2

Ðặc điểm địa hình, địa mạo

Mô tả những đặc điểm địa hình của khu vực dự án một cách chi tiết (núi, đồi, đồng bằng...)

Tài liệu dự án hoặc địa lý, địa chất khu vực

1.3

Ðịa chất khu mỏ

- Cấu tạo địa chất và địa tầng mỏ

- Ðặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất công trình



- Báo cáo địa chất khu mỏ và các tài liệu địa chất khu vực

1.4

Ðặc điểm khí hậu, khí tượng, thuỷ văn

- Nhiệt độ

- Lượng mưa, độ ẩm

- Chế độ gió

- Các hiện tượng thời tiết bất thường



Tài liệu của các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực và quan trắc tại hiện trường

II. Ðặc điểm kinh tế - xã hội

2.1

Dân cư - lao động

Chú ý đến tình hình dân cư kiếm sống trong những khu vực thực hiện dự án và chịu tác động của dự án

Theo số liệu thống kê của địa phương và tài liệu điều tra, phỏng vấn khi khảo sát

2.2

Kinh tế

Việc phát triển dự án trong mối liên quan đến Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh




2.3

Tình hình xã hội

- Y tế và sức khoẻ cộng đồng

- Bệnh đường hô hấp, đặc biệt silico

- Mạng lưới và tình hình giáo dục dân trí

- Việc làm và thất nghiệp



Như 2.2

2.4

Văn hoá lịch sử

- Các công trình văn hoá, lịch sử, du lịch có giá trị trong khu vực thực hiện dự án hoặc ở những khu vực lân cận chịu tác động của dự án.

- Thuần phong mỹ tục và phong tục tập quán của dân địa phương có thể có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án






III. Tài nguyên thiên nhiên

3.1

Tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng

- Hiện trạng sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, sử dụng khác, đất chưa sử dụng)



Như 2.2

3.2

Tài nguyên nước mặt

- Ðặc điểm hệ thống thuỷ văn mặt trong khu vực (sông, hồ, kênh mương)

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt trong khu vực



Thu thập thông tin, tư liệu điều tra cơ bản của khu vực và khảo sát, điều tra bổ sung

3.3

Tài nguyên nước ngầm (và nước khoáng)

- Ðặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực (tầng chứa nước, trữ lượng, chất lượng nước ngầm)

- Hiện trạng khai thác và sử dụng



Như 3.2

3.4

Tài nguyên động thực vật

Các số liệu về thảm thực vật và hệ động vật trong khu vực thực hiện dự án. Cần đặc biệt chú ý đến những chủng loại đặc thù của khu vực hoặc có trong sách Ðỏ

Như 3.2

IV. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ

4.1

Giao thông

- Ðặc điểm của các tuyến đường giao thông (thuỷ, bộ) có liên quan đến hoạt động vận chuyển của dự án

- Tai nạn, sự cố giao thông



Tài liệu của cơ quan chức năng và quản lý hành chính địa phương

4.2

Dịch vụ, thương mại

Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch vụ, thương mại




V. Hiện trạng môi trường vật lý

5.1

Chất lượng đất

- Hàm lượng chất hữu cơ

- Nitơ tổng số

- Phốtpho tổng số

- Ðộ pH


- Các kim loại nặng

- Phương pháp chuẩn độ Mohr sau khi oxy hoá mẫu bằng kali Bicromat

- Phương pháp Kjendahn

- Phương pháp trắc quang

- Máy đo pH

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử


5.2

Chất lượng nước mặt, nước ngầm

- Nhiệt độ

- Ðộ pH


- Hàm lượng cặn lơ lửng

- Ðộ đục


- Tổng độ khoáng hoá

- Oxy hoà tan (DO)

- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5)

- Một số kim loại nặng có nguồn gốc từ đá, sét

- Hàm lượng dầu, mỡ

- Tổng số Coliform



- Nhiệt kế

- Máy đo pH điện cực thuỷ tinh

- Lọc, sấy ở 105 độ C

- Máy đo độ đục

- Máy đo độ khoáng

- Winhle hoặc điện cực oxy

- Oxy tiêu thụ sau 5 ngày ở nhiệt độ 20 độ C

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử

- Sắc ký khí, theo TCVN 5070-1995

- Lọc qua màng và nuôi cấy ở 43 độ C



5.3.

Chất lượng không khí

- CO

- SO2

- NOx

- H2S



- Bụi lơ lửng tổng số (TSP)

- Bụi lơ lửng có đường kính dưới 10  m

ClO2


- Phương pháp sắc ký khí theo TCVN 5972-1995 hay phương pháp thử Folin-Ciocalteur

- Phương pháp Tetracloromercurat (TCM/pararosanilin) theo TCVN 5971-1995

- Phương pháp Griss - Saltman theo ISO 6768/1995

- Phương pháp đo khối lượng, theo TCVN 5067-1995

- Máy đo PM10


5.4

Tiếng ồn

- L50

- Leq

- Lmax


- Máy đo mức ồn tương đương tích phân.

- nt -


- nt -

5.5

Chấn động

- Gia tốc

- Vận tốc

- Tần số


- Máy đo chấn động

- nt -


- nt -

3.2. Xử lý tài liệu môi trường nền

Số liệu môi trường nền sau khi được thu thập cần phải được xử lý và thể hiện trong báo cáo ÐTM một cách rõ ràng, đơn giản với mức độ càng định lượng càng tốt. Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể để tham khảo trong khi thực hiện xác định chất lượng của từng thành phần môi trường.



3.2.1. Môi trường đất

Môi trường của khu vực thực hiện dự án được đánh giá dựa vào các số liệu điều tra về hiện trạng sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế. Các số liệu cần được thực hiện một cách định lượng và có thể lập thành bảng như dưới đây.



Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực dự án







Diện tích các loại đất




TT

Mục đích sử dụng

Tổng

I

II

III

Ghi chú

1.

Ðất nông nghiệp
















2.

Ðất lâm nghiệp
















3.

Ðất ở
















4.

Ðất khác



















...................



















Tổng diện tích đất tự nhiên

















tải về 353.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương