Ứng dụng hệ thống thông tin đỊa lý viễn thám trong nông nghiệp và phát triển nông thôN 04/2006



tải về 0.6 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.6 Mb.
#34700
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. Ảnh QuickBird

Ảnh vệ tinh QuickBird cũng là ảnh vệ tinh độ phân giải cao do hãng Global cung cấp. Về mặt tính năng kỹ thuật, ảnh Quick Bird tương tự như ảnh Ikonos. QuickBirrd có các ảnh toàn sắc độ phân giải từ 0,6 - 1m và ảnh đa phổ độ phân giải từ 2,44 -  4m. Trên ảnh có thể thấy rõ từng thửa đất như hình.



 

 

3. Ảnh SPOT

Ảnh SPOT5 của Pháp có độ phân giải cao từ 2.5m đến 10m được sử dụng khá rộng rãi Kích thước của mỗi cảnh ảnh là 60km*60km. Người sử dụng có thể đặt mua ½ (kích thước 40km*40km) hay ¼ cảnh ảnh (kích thước 30km*30km)…Ảnh SPOT thường được sử dụng để cập nhật bản đồ địa hình.

Hiện nay SPOT5 có thể cung cấp nhiều loại ảnh khác nhau tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng:

- Ảnh màu đa phổ độ phân giải 10m

- Ảnh đen trắng độ phân giải 5m

- Ảnh đen trắng super-mode độ phân giải 2.5m

Hình dưới đây mô tả hình ảnh tổng quan về một cảnh ảnh đen trắng độ phân giải 5m và ảnh màu SPOT độ phân giải 10m.



 

 

                           

                    

 

  

Phụ lục 2 MỘT SỐ LOẠI VỆ TINH RADAR



 

1. RADARSAT

Đây là loại vệ tinh giám sát theo dõi thay đổi môi trường và khí hậu của trái đất. Vệ tinh này được cơ quan hàng không vũ trụ Canadar (CCRS) phóng lên quỹ đạo vào năm 1989.  Vòng đời của vệ tinh RADARSAT là 5 năm, nó được trang bị bộ cảm biến radar gọi Synthetic Aperture Radar (SAR). SAR là một thiết bị phát và nhận sóng  cực ngắn có thể xuyên qua các đám mây, khói, sương mù và cả trong đêm tối để chụp được các ảnh về trái đất với chất lượng cao trong mọi điều kiện thời tiết. Sử dụng đơn tần số, C-band, RADARSAT có khả năng chụp và lái các chùm tia trong giải 500km. Người sử dụng có thể lựa chọn đa dạng các chùm tia chụp các giải ảnh từ 35km với độ phân giải từ 10 m đến 100 m. Góc phản xạ nằm trong khoảng từ 20 độ đến hơn 50 độ.



2. ERS :

Hiện nay có 2 vệ tinh ERS được cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu phát triển và phóng lên quỹ đạo với nhiệm vụ theo dõi thu thập các thông tin về bề mặt trái đất, đại dương, hai cực của trái đất và các thảm họa của thiên nhiên như lũ lụt, động đất. Ngoài ra, các vệ tinh ERS cũng có nhiệm vụ theo dõi khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sự ô nhiễm của đại dương. Vệ tinh ERS-1 được phóng lên vào năm 1991 và chấm dứt họat động vào năm 1999, vệ tinh ERS-2 được phóng lên vào năm 1995. Ngày nay, vài trăm các tổ chức nghiên cứu với khoảng 2000 nhà khoa học sử dụng dữ liệu ERS cho công tác nghiên cứu.



ENVISAT:

Vệ tinh ENVISAT có nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình về đất đai, đại dương, khí quyển, hai cực trái đất. Đây là dự án quan trọng của Trung tâm vũ trụ Châu Âu phục vụ cho công tác theo dõi sự thay đổi môi trường của trái đất. Vệ tinh ENVISAT sẽ trả lời được các câu hỏi như:

- Mức độ tan của băng

- Tình trạng của cánh rừng

- Sự thay đổi của El Nino

Sự phát triển của lỗ thủng tầng Ozon

Dự kiến vệ tinh ENVISAT sẽ hoạt động trên quỹ đạo trong vòng 10 năm.

 

Phụ lục 3 T ÀI LIỆU THAM KHẢO

 

http://modis.gsfc.nasa.gov/about/



http://www.orbimage-acquisition.com/

http://landcover.org/index.shtml

http://eros.usgs.gov/

http://edcimswww.cr.usgs.gov/pub/imswelcome/plain.html

http://seamless.usgs.gov/

http://eol.jsc.nasa.gov/default.htm

https://zulu.ssc.nasa.gov/mrsid/

http://terraserver-usa.com/

http://geoengine.nima.mil/geospatial/SW_TOOLS/NIMAMUSE/webinter/rast_roam.html

http://gos2.geodata.gov/wps/portal/gos

http://ceos.cnes.fr:8100/cdrom-00b/ceos1/satellit/radarsat/faq.htm#Q1

http://www.esa.int/esaEO/GGGYXW7RVDC_index_0.html

Nguyễn Văn Minh, 2003: Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2003, Viện khoa học thủy lợi miền Nam.

Tô Trung Nghĩa và cộng sự, 2005: Ứng dụng mô hình thuỷ động lực học MIKF11 phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý nguồn nước lưu vực sông Hồng, Hội nghị khoa học công nghệ thuỷ lợi 20 năm đổi mới (1986-2005).



Lê Văn Nghinh và Hoàng Thanh Tùng, 2005: Ứng dụng mô hình toán trong nghiên cứu cảnh báo lũ và ngập lụt cho vùng đồng bằng các sông lớn ở miền Trung; Hội nhị khoa học công nghệ 20 năm đổi mới (1986-2005).

Nguyễn Thanh Tùng, 2005: Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đê điều và phòng chống lụt bão: Hội nghị khoa học công nghệ 20 năm đổi mới (1986-2005).
Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương