ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 45.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích45.53 Kb.
#17549

TỈNH ỦY HÀ GIANG
Số: 04-NQ/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2011

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (Khóa XV)

về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang đến năm 2020


I. KHÁI QUÁT NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA TỈNH

1. Hiện trạng về nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang gồm 11 huyện, thành phố; với 178 xã, 5 phường, 12 thị trấn (có 1123 xã đặc biệt khó khăn); là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, Kinh chiếm 12%... đã tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.

Khu vực nông thôn có tới 88,4% dân số tự nhiên, 89% lao động của toàn tỉnh đang sinh sống và làm việc. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân; các chương trình, dự án được tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vào khu vực nông thôn. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp nông dân ổn định và phát triển sản xuất; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục có đổi mới; qua đó, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn; cư dân ở nông thôn có thêm việc làm, thu nhập được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, diện mạo nông thôn ngày càng đối mới, đời sống nông dân từng bước được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn có chuyển biến, tiến bộ; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.

2. Những tồn tại, hạn chế

- Phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ; môi trường ngày càng ô nhiễm. Đô thị hóa nông thôn còn tự phát,cảnh quan bị phá vỡ; nhiều nét văn hóa truyền thống của làng xã bị pha tạp, phôi phai.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm. Các tổ chức sản xuất nông thôn có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp. Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

- Tổ chức, thể chế kinh tế ở nông thôn chậm đổi mới, chưa đóng vai trò mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ. Kinh tế trang trại phát triển chậm và chiếm tỉ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn.

- Giá trị hàng hóa nông nghiệp tăng trưởng còn thấp. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún. Phần lớn nông sản chế biến ở dạng sơ chế, chưa có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp.

- Đời sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn ở mức thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập; nếp sống văn minh chậm hình thành.

- Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. An ninh nông thôn có nơi chưa tốt, đơn thư khiếu kiện giải quyết chưa kịp thời.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Về khách quan: Nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ; chưa có bộ tiêu chuẩn để thực hiện. Do điều kiện địa hình khu vực nông thôn Hà Giang phức tạp, chia cắt và chịu nhiều tác động của thiên tai.



- Về chủ quan: Cách chỉ đạo, tiếp cận để xây dựng nông thôn còn theo truyền thống (từ cấp trên xuống). Quan điểm đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có lúc chưa thống nhất, thiếu quyết tâm và tập trung nguồn lực. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có sự phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp để hướng dẫn, hỗ trợ và huy động được các nguồn lực xây dựng nông thôn. Chưa phát huy vai trò chủ thể của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020.



1. Quan điểm

- Xây dựng nông thôn mới là một trong những Chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Quá trình xây dựng phát triển đảm bảo đồng bộ, hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn.

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng yếu của cảc hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

- Chủ thể chính xây dựng nông thôn mới là nông hộ; xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư; vì vậy, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. Phân định rõ những nội dung nhân dân tự thực hiện; những nội dung Nhà nước và nhân dân cùng làm; những nội dung nhà nước đầu tư 100%. Quá trình thực hiện bám sát theo phương thức: những việc dễ làm trước, những việc khó làm sau; những tiêu chí nhân dân tự thực hiện làm trước, các tiêu chí khác làm sau.

- Tỉnh tập trung mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu ở các xã xây dựng nông thôn mới; triển khai đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó, nhằm phát huy hiệu qủa mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

- Xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.



2. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới Hà Giang có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch, quy tụ dân cử, xây dựng làng văn hóa; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao.



3. Mục tiêu cụ thể:

- Về quy hoạch và phát triển theo quy hoạch: 100% xã hoàn thành quy hoạch xã nông thôn mới vào năm 2012.

- Về hạ tầng kinh tế - xã hội:

Đến năm 2015 có 20% số xã (40 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh).

Đến năm 2020 có 50% số xã (89 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh). Trong đó:

+ Ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng như nhựa hóa, bê tông hóa đường liên xã đối với các xã còn chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ giao thông vận tải; bê tông hóa 50% các tuyến đường liên thôn, đường ngõ xóm.

+ 100% số hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố; không còn hộ sống dải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở.

+ 70% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới tiêu và hệ thống kênh mương nội đồng được cứng hóa trên 50%.

+ Trên 70% trường học các cấp từ mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia.

+ Về cơ sở vật chất ngành văn hóa: 100% các xóm bản đều có nhà văn hóa cộng đồng, sân bãi thể thao phù hợp. Các xã đều có chợ nông thôn và điểm bưu điện văn hóa xã; 100% các xã sử dụng dịch vụ Internet.

- Về kinh tế và tổ chức sản xuất:

- Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người gấp 1,2 – 1,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo các xã giảm từ 8% - 10% năm.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thâm canh và nâng cao chất lượng thâm canh 100% diện tích gieo trồng cây lương thực. Đảm bảo an ninh lương thực; phát triển lúa, ngô, đậu tương hàng hóa; chuyển diện tích nương bạc mầu sang trồng, thâm canh cỏ; chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông; chuyển hướng chăn nuôi sang chăn nuôi hàng hóa tạo dựng thương hiệu các mặt hàng nông nghiệp. Xây dựng các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản tập trung có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Mỗi xã có ít nhất một hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; 100% xã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống các trang trại tại các xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo lợi thế của từng vùng. Đổi mới về hình thức tổ chức và về nội dung họat động cho các HTX theo hướng HTX kinh doanh tổng hợp. Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX nông dân (hoặc khu trang trại) với doanh nghiệp, nhà khoa học.

- Về văn hóa – xã hội – môi trường: Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2015, có 30% xã có nghĩa trang nhân dân được xây dựng theo quy hoạch; 100% xã vùng thấp có bộ phận dịch vụ thu gom, xử lý rác thải; 100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh; 50% hộ gia đình có nhà vệ sinh, có chuồng trại gia súc xa nhà; mỗi xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL, 100% số xã không có tảo hôn, không có gia đình sinh con thứ 3.

- Về hệ thống chính trị: Đến năm 2015, có 90% cán bộ xã đạt chuẩn; hàng năm có 80% đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh; 100% các xã không có khiếu kiện đông người vượt cấp trái pháp luật.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn

Các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến xã cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc lập quy hoạch nông thôn mới hoàn thành trong năm 2012. Quy họach nông thôn mới phải gắn liền với quá trình đô thị hóa và chỉnh trang, quy tụ dân cư, tạo nên môi trường sống trong nông thôn khang trang, sạch đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.



2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn với phát triển đô thị

Huy động mọi nguồn lực của nhân dân, vốn tín dụng, sự tham gia của các doanh nghiệp và thống nhất lồng ghép các chương trình dự án (đặc biệt là các Chương trình mục tiêu) tập trung phục vụ cho các chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, điện nông thôn, trường học, chợ nông thôn, các công trình y tế tuyến xã… nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, làng nghề thủ công… xây dựng các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ tăng cao.

3. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn

Tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng và duy trì các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Có chính sách thu hút động viên khuyến khích đối với bác sỹ về công tác ở cơ sở, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trung tâm học tập cộng đồng. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho các trường học. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đặc biệt quan tâm đến bậc tiểu học mầm non, nhà trẻ.

Từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở nông thông. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, thể thao ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Tăng cường đầu tư chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức tốt việc thu gom xử lý rác thải, nước sinh hoạt và chăn nuôi. Quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất. Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, các khu xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

4. Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất

Tổ chức lại sản xuất để phát triển kinh tế. Củng cố và đổi mới hoạt động của các hợp tác xã, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn. Tạo cơ chế thuận lợi cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, trong đó ưu tiên các dự án có công nghệ cao, đồng thời chú trọng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động để tạo nhiều việc làm mới cho lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.



5. Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở.

Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và cá đoàn thể quần chúng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân ngay từ cơ sở. Đắc biệt làm chuyển biến một bước, phát huy nâng cao khả năng hoạt động và vai trò hiệu quả hoạt động của hệ thống cán bộ thôn bản.



6. Về cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới

- Về cơ chế hỗ trợ đầu tư: Giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm cân đối đủ nguồn lực từ nhân sách Trung ương hỗ trợ, Ngân sách tỉnh và các nguồn lực khác cho các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới; đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới, ít nhất bằng 1,5 lần so với tổng mức đầu tư trung bình cho khu vực nông thôn từ năm 2008 đến 2010;

- Về chính sách phát triển kinh tế xã hội: Giao UBND tỉnh chỉ đạo các ngành rà soát cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh; sửa đổi bổ sung, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với chính sách hiện hành để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trước mắt tập trung vào các cơ chế chính sách như: Xây dựng chính sách thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng chợ nông thôn, hạ tầng khu dân cư tập trung, hạ tầng các khu sản xuất nông nghiệp tập trung; hỗ trợ tín dụng để nông dân vay vốn phát triển sản xuất; khuyến khích cán bộ kỹ thuật quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học về công tác ở xã; huy động đóng góp của nhân dân; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết này, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án tổng thể xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang đên năm 2020 và chỉ đạo Ban xây dựng nông thôn mới, các Sở, Ban, ngành xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện.

2. Các Đảng bộ trực thuộc tỉnh, các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

3. Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Ban xây dựng nông thôn của tỉnh và các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghị quyết này phổ biến đến Chi bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh Đảng bộ./.



Nơi nhận

- Ban Bí thư TW Đảng (báo cáo)

- Văn phòng TW Đảng (báo cáo),

- Ban chỉ đạo CTMTQGXDNTM TW,

- Ban chỉ đạo Tây Bắc,

- Văn phòng điểu phối CTMTQG XDNTM TW,

- Các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh,

- Đảng đoàn HĐND tỉnh,

- Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc,

- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh,

- LĐ + CVTH VPTU,

- Lưu VPTU.



T/M BAN CHẤP HÀNH

BÍ THƯ


(Đã ký)

Triệu Tài Vinh

Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments
Attachments -> BỘ y tế Số: 1172 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 45.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương