Ôn tập chương: Khái quát về cơ thể người và vận động


Câu 7: Nêu cấu tạo chung của ruột non



tải về 387.53 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích387.53 Kb.
#30053
1   2   3   4

Câu 7: Nêu cấu tạo chung của ruột non:

- Trong ống tiêu hóa, tiếp theo môn vị của dạ dày là ruột non.

- Ruột non có cấu tạo 4 lớp giống dạ dày, nhưng lớp cơ chỉ có cơ vòng và cơ dọc

- Tá tràng là đoạn đầu ruột non, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy cùng đổ vào

- Ở lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày

- Trong dịch tụy và dịch ruột của ruột non có nhiều loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các phân tử thức ăn. Dịch mật có muối mật và muối kiềm cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa



Câu 8: Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

  • Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein

  • Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiếp tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo ( đường đơn)

  • Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin

  • Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.

Câu 9. Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?

  • Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.(600 lần)
    - Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá làm cho tổng diện tích bề mặt bên trong ruột đạt tới 400- 500m2
    - Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
    Câu 10. Nêu và phân tích vai trò của gan.

Gan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, phân thành 3 nhóm chính:

a. Chức năng tiêu hóa

Được thực hiện bởi mật do gan tiết ra. Mật gồm các muối mật và muối kiềm. Muối mật giúp cho sự nhũ tương hóa mỡ, tạo điều kiện cho tác dụng lipaza được thuận lợi. Muối kiềm có tác dụng trung hòa HCL từ dạ dày vào tá tràng vừa góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị vừa tạo môi trường thuận lợi cho tác dụng của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột.



b. Chức năng điều hòa

Gan giữ vai trò điều hòa nồng độ các chất trong máu để đảm bảo cho các môi trường trong được ổn định. (Điều hòa Glucôzơ, axít amin, Prôtêin huyết tương và lipip)



c. Các chức năng khác

- Khử độc đi vào cơ thể chung với các chất dinh dưỡng.

- Phá hủy hồng cầu già.

Câu 11. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ” Nhai kĩ no lâu”

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn



Câu 12. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường mantozo

- Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn

Câu 13 Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Môn vị khi bị thiếu axit sẽ không nhận được tín hiệu đóng, làm cho thức ăn từ môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp



Câu 14:Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng đã được hấp thụ:

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết

đường đơn; 30% sản phẩn tiêu hóa lipit(axit béo và glixerin); aixit amin.

70% lipit ( các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa)

nước, muối khoáng; vitamin tan trong nước

Các vitamin tan trong dầu ( A, D, E, K)


Câu 15 . Vệ sinh hệ tiêu hoá:

Tác nhân gây hại : các vi sinh vật gây bệnh , các chất độc hại trong thức ăn đồ uống , ăn không đúng cách.

Vệ sinh : cần hình thành các thòi quen ăn uống hợp vệ sinh , ăn khẩu phần ăn hợp lý , ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn đễ bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hoá có hiệu quả

1. Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa ở khoang miệng rất mạnh về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học.

a. Tiêu hoá ở khoang miệng chủ yếu về mặt biến đổi lý học; nhờ tác dụng của nhiều bộ phận:

* Răng gồm 3 loại:

- Răng cửa: cắn thức ăn.

- Răng nanh: xé thức ăn.

- Răng hàm: nghiền thức ăn.

Hoạt động của răng được sự hổ trợ của các cơ nhai.

* Lưỡi: Thực hiện đảo, trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt.

* Má, môi, vòm miệng: Tham gia giử thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai, nghiền thức ăn.

Các hoạt động lý học nói trên đã làm thức ăn từ dạng thô, cứng kích thước to thành nhỏ, mềm hơn rất nhiều.

b. Sự tiêu hoá hoá học xảy ra ở khoang miệng

ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch. Vai trò của dịch nước bọt chủ yếu vẫn là hỗ trợ cho biến đổi lý học. Chỉ có một loại enzim biến đổi một phần tinh bột chính thành mantôzơ. Hầu hết tinh bột và các chất khác không có sự biến đổi hoá học.



2. Nêu ý nghĩa của sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng.

Mặc dù ở khoang miệng biến đổi hoá học không đáng kể sự biến đổi lý học xảy ra mạnh mẽ ở khoang miệng tạo điều kiện để thức ăn tiêu hoá ở dạ dày và nhất là giai đoạn biến đổi hoá học ở ruột non về sau xảy ra thuận lợi và triệt để.



3. ở dạ dày, biến đổi lý học hay biến đổi hóa học là chủ yếu? Hãy phân tích và chứng minh điều đó?

a. ở dạ dày biến đổi lý học mạnh hơn

Nhờ cấu tạo của dạ dày đặc biệt là lớp cơ rất dày, chúng gồm 3 loại cơ : cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết chằng chịt. Do vậy, khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn.



b. ở dạ dày biến đổi hóa học yếu

Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị (tuyến dạ dày) nhưng lượng en zim trong dịch vị không nhiều và các tác dụng yếu. En zim chủ yếu là pepsin được sự hổ trợ của HCL chỉ biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin chuyển prôtêin mạch dài thành prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 aminôaxít, các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày.



4. Bằng kiến thức tiêu hóa ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa, hảy chứng minh: Ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hóa học của thức ăn mạnh và triệt để nhất.

Sự biến đổi thức ăn ở ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ sự tham gia của các en zim có trong dịch vị tụy, dịch ruột và sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại en zim tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành sản phẩm đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.



a. Men của dịch tụy

- Aminlaza biến đổi tinh bột thành mantôzơ.

- Tripsin biến đổi Prôtêin thành axitamin.

- Lipaza biến lipit thành axít béo và glyxêrin.



b. Men của dịch ruột

- Amilaza

- Mantaza biến mantôzơ thành Glucôzơ

- Sactaza biến Saccarôzơ thành Glucôzơ.

- Lactaza biến Lactôzơ thành Glucôzơ.

c. Dịch mật

Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip



Câu 11:So sánh phương pháp hà hơi thở ngạt và phương pháp ấn lồng ngực?

Giống nhau:

Đều nhằm phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân

Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 10-20 lần / phút

Khác nhau

Hà hơi thổi ngạt

Ấn lồng ngực

Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào thông qua đường dẫn khí

Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi, không làm tổn thương.



Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.

Câu 12: Phân tích các đặc điểm cấu tạo của phổi thích nghi với chức năng của nó?

Phổi là nơi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Các đặc điểm của phổi thích nghi với chức năng của chúng như sau:



Đặc điểm cấu tạo

Thích ứng với chức năng

Bên ngoài có 2 lớp màng, giữa 2 lớp màng có chất dịch nhờn.

Làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp, tránh tổn thương phổi.

Số lượng phế nang rất nhiều (700 đến 800 triệu)

Làm tăng lượng khí trao đổi trong hô hấp.

Mạng mao mạch đến phế nang rất nhiều.

Làm tăng khả năng trao đổi khí giữa máu và phế nang.

Màng của phế nang rất mỏng

Giúp khí O2 và khí CO2 khuếch tán dễ dàng khi trao đổi.

Câu 13: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?

Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. Cứ một lần hít vào và thở ra được coi là một cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong một phút là nhịp hô hấp. Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.

- Sự trao đổi khí ở phổi:

+ Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của lồng mà ta thực hiện được các động tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy mới có đủ O2 cung cấp thường xuyên cho máu.

+ Cứ 1 lần hít vào và một lần thở ra được coi là một cử động hô hấp, số lần hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.

- Sự trao đổi khí ở tế bào: Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.



Câu 14. So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:

Giống nhau:

  • Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi

  • Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành

  • Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản

  • Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.

  • Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc

Khác nhau:

  • Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên

  • Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên. Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

Câu 15: cho biết các nguyên nhân và biểu hiện cần hô hấp nhân tạo ?

Các tình huống ( nguyên nhân)

Biểu hiện

Chết đuối

Phổi ngập nước

Điển giất

Cơ hô hấp và có thể cả cô tim co cứng

Bị ngạt thở do thiếu O2 hay môi trường có nhiều khí độc.

Ngất hay ngạt thở do thiếu O2

Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng.

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

  • Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ hô hấp có vai trò gì?

  • Qua hệ tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải bỏ các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn

  • Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, và thải ra ngoài khí cacbonic

Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào cơ thể? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?

  • Chất dinh dưỡng (Gluxit, lipit, protein) và oxi từ máu chuyển qua nước mô, cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lí.

  • Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô chuyển qua máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết( da ; thận; phổi).

Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

  • Hoạt động sống của tế bào tạo ra cá sản phẩm phân hủy( ure, uric, axit lawctic...) và CO2

Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

- Các sản phẩm phân hủy sẽ được đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài



Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

  • Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng; oxi nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

  • Đồng thời, các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đến các cơ quan bài tiết. Còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài

Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

  • Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng, oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, khí CO2 để thải ra môi trường.

  • Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất

  • Như vậy, sự trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

  • Có 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau, nhưng có quan hệ mật thiết đó là: đồng hóa và dị hóa

  • Đồng hóa là quá trình tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào đồng thời tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học

  • Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2

Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?

  • Sinh công tổng hợp chất mới, sinh nhiệt để bù vào phần nhiệt đã mất.

Bảng so sánh đồng hóa và dị hóa:


Đồng hóa

Dị hóa

Xảy ra trong tế bào

Xảy ra trong tế bào

tổng hợp các chất

phân giải các chất

tích lũy năng lượng

giải phóng năng lượng

Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

  • Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 2 quá trình này tuy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.

Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ( khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:



  • Lứa tuổi: Ở trẻ, cơ thể đang lớn nên quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Ngược lại ở người già, quá trình đồng hóa nhỏ hơn dị hóa

  • Vào thời điểm lao động, dị hóa lớn hơn đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi, đồng hóa mạnh hơn dị hóa

chú ý vận động, tập TDTT vừa sức tránh béo phì.

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào:

  • Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

Vì sao nói chuyển hóa vật và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, mà năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống



Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, dị hóa với bài tiết:

Đồng hóa: Tổng hợp các chất đặc trưng và tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học

Tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu

Dị hóa: phân giải chất đặc trưng thành các chất đơn giản và bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng

Bài tiết: thải sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như: phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2

Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

  • Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường để đảm bảo thân nhiệt ổn định.

Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

  • Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Vì thế, người lao động nặng hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.

Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?

  • Mùa hè, da hồng hào vì mạch máo dưới da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

  • Mùađông, khi trời rét, mạch máu dưới da co, lưu lượng máu qua da ít nên da bị tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm sởn gai ốc để giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da.

Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió ( trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

  • Mồ hôi sẽ không bay hơi và chảy thành dòng. Vì thế, nhiệt không bị mất đi qua da nên ta cảm thấy oi bức.

Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:

  • Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Khi trời nóng hay lao động nặng, mạch máu dưới da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 nhiệt lượng của cơ thể. Khi trời rét, mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.

  • Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?

- rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể



Đề phòng cảm lạnh, cảm nóng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, em cần phải chú ý những điểm gì? ( 6 ý)

  • Đi nắng cần đội mũ

  • Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao

  • Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

  • Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân: không ngồi nơi hút gió

  • Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

  • Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư

Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét:

  • Trời nóng, mạch máu dưới da dãn ra, lưu lượng máu qua da nhiều làm da trở nên hồng hào tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

  • Trời oi bức, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, nhưng không bay hơi được sẽ chảy thành dòng.

  • Trời rét, mạch máu dưới da co lại, lưu lượng máu qua da cũng ít đi nên da ta tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm giảm sự tỏa nhiệt

Hãy giải thích các câu: + trời nóng chống khát, trời rét chóng đói và + rét run cầm cập:

  • Khi trời rét, một phản xạ khác được thực hiện đó là sự tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: trời rét chống đói

  • Khi trời nóng, môi trường thông thoáng, có gió, độ ẩm không khí thấp, thì cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chống khát

  • Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.



Nêu vai trò của muối khoáng:

  • Muối khoáng là thành phần qua trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào

  • Tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim

  • Đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng

Tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin:

Loại vitamin

Vai trò chủ yếu

Nguồn cung cấp

Vitamin A

Nếu thiếu sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ bị nhiễm trùng, giác mạc mắt khô, có thể dẫn đến mù lòa

Bơ, trứng dầu cá. Thực vật có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, có chứa chất caroten, chất tiền vitamin A

Vitamin D

Cần cho sự chuyển hóa canxi và photpho. Nếu thiếu, trẻ em sẽ mặc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương

Là loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh sáng mặt trời. Có trong bơ, trứng, sữa, dầu cá.

Vitamin E

Cần cho sự phát dục bình thường của cơ thể. Chống lão hóa, bảo vệ tế bào

Gan, hạt nảy mầm, duầ thực vật……

Vitamin C

Chống lão hóa, chống ung thư. Nếu thiếu sẽ làm mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh xcobut

Rau xanh, cà chua, hoa quả tươi

Vitamin B1

Tham gia vào quá trình chuyển hóa. Nếu thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh

Hạt ngũ cốc, thịt lợn, trứng, gan

Vitamin B2

Nếu thiếu sẽ gây viêm loét niêm mạc

Hạt nnguoi cốc, thị bò, trứng, gan

Vitamin B6

Nếu thiếu sẽ mắc bệnh viêm da, suy nhược

Lúa gạo, cá hồi, cà chua, ngô vàng…….

Vitamin B12

Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu

Có trong gan cá biển, sữa. Trứng, phomat, thịt.


Hãy cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitam cho cơ thể?

  • đảm bảo cân đối thành phần thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.

Vì sao nói, thiếu vitamin D, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?

  • Vitamin D cần cho sự chuyển hóa canxi và photpho. Cơ thể chỉ hấp thụ được canxi khi có mặt của Vitamin D. Vì vậy, thiếu vitamin D, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương

Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?

- Vitamin thamj gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí, thừa sẽ gây các bệnh nguy hiểm.



Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số muối khoáng:


Tên muối khoáng

Vai trò chủ yếu

Nguồn cung cấp

Natri và kali

Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào trong nước mô, huyết tương. Tham gia các hoạt động co cơ, trao đổi chất ở tế bào, hình thành và dẫn tuyền xung thần kinh

Có trong muối ăn. Có nhiều trong tro thực vật

Canxi

Là thành phần chủ yếu của xương và răng. Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, phân chia tế bào, hoạt động của cơ, trao đổi glicozen, dẫn truyền xung thần kinh

Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt của vitamin D. Có nhiều trong sữa, trứng, rau xanh

Sắt

là thành phần cấu tạo của hemoglobin trong hồng cầu

Thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu

Iod

là thành phần cấu tạo của hoocmon tuyến giáp

Có trong đồ ăn biển, dầu cá, muối iod, rau trồng trên đất nhiều iod

Kẽm

Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim. Cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể

Có trong nhiều loại thức ăn, đặc biệt là thịt.

Lưu huỳnh

Là thành phần cấu tạo của nhiều hoocmon và vitamin

Có nhiều trong thịt bò, cừu, gan, cá, trứng, đậu

Photpho

Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim.

Có nhiều trong thịt, cá


Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ mang thai?

  • Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ sung thức ăn giàu chất sắt để thai nhi phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.

Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?

  • trong tro cỏ tranh có một số muối khoáng, tuy không nhiều, nhưng chủ yếu là muối kali. Vì vậy, việc ăn cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời , chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hằng ngày

Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?

  • ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân thấp,

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già, khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

  • Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc việt là protein vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển.

  • Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém người trẻ

Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • giới tính: Nam có nhu cầu dinh dưỡng coa hơn nữ

  • trạng thái cơ thế: người có kích thước lớn có nhu cầu cao hơn. Người bệnh mới ốm khỏi, cần nhiều dinh dưỡng hơn để phục hồi sức khỏe

  • Dạng hoạt động: người lao động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn

  • Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già, ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, mà còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

Để xây dựng 1 khẩu phần ăn hợp lí, cần dựa trên những căn cứ nào:

  • Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

  • Đảm bảo đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ

  • Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:



  • Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng

  • Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn

Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần:

  • Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình

  • Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách

+ Chế biến hợp khẩu vị

+ Bàn ăn và bát đũa phải sạch

+ Bày món ăn đẹp, hấp dẫn

+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ



Bài tiết - da

Câu 1: Bài tiết là gì? Nêu các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết của chúng? Ý nghĩa của bài tiết?

Khái niệm bài tiết: Là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bả do hoạt động chuyển hóa vật chất của tế bào tạo ra cùng với một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.

Cơ quan bài tiết gồm:

- Bài tiết được thực hiện qua da, thận, phổi.

+ Phổi: Sản phẩm bài tiết là khí CO2 và được thải ra ngoài qua hoạt động thở.

+ Da: Sản phẩm bài tiết là mồ hôi, chứa 10% chất bài tiết hòa tan trong máu ( -CO2)

+ Thận: Sản phẩm bài tiết là nước tiểu; nước tiểu chứa 90% chất bài tiết hòa tan trong máu (-CO2)



Ý nghĩa:

+ Loại bỏ khỏi cơ thể các chất bã, chất độc giúp cơ thể tránh bị đầu độc và các cơ quan không bị tổn thương.

+ Giữ cho môi trường trong của cơ thể được ổn định.

+ Duy trì khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.

- Cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất vì 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2) được cơ quan này thải ra ngoài.

Câu 2. Các đặc điểm cấu tạo của thận và đường dẫn nước tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu?

* Đặc điểm cấu tạo của thận phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu.

- Thận cấu tạo từ các đơn vị chức năng. Đơn vị chức năng là nơi xảy ra quá trình lọc chất bả từ máu.

- Mỗi đơn vị chức năng thận có một mạng lưới mao mạch mang chất bả đến.

- Số lượng đơn vị thận rất nhiều (có khoảng 1 triệu đơn vị ỏ mỗi quả thận) giúp thận có thể lọc nhiều chất bả từ máu.

- Thận có bể thận là nơi tập trung nước tiểu tạo ra từ các đơn vị chức năng của thận.

* Đặc điểm cấu tạo của đường dẫn nước tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu.

- Ống dẫn tiểu: Cấu tạo ống rỗng để dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái.

- Bóng đái: có thành cơ có khả năng co rút để đẩy nước tiểu xuống ống đái.

- Ống đái: có cơ trơn và cơ vân có khả năng co dãn để đào thải nước tiểu khi cần thiết.

- Bóng đái và cơ thắt ống đái có mạng thần kinh phân bố có thể tạo cảm giác buồn tiểu khi lượng nước tiểu trong bóng đái nhiều và gây phản xạ bài xuất nước tiểu.

Câu 3. Các giai đoạn trong sự tạo thành nước tiểu

Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể.

Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

a. Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu

Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30 - 40A0, các tế bào máu và Prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. còn nước, muối khoáng, đường glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như: Urê, axit Uric qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch vào nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Quá trình này xảy ra được là do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán.



b. Quá trình hấp thụ lại

Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như: Na+, Cl­- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu, quá trình này sử dụng năng lượng ATP.



c. Quá trình bài tiết tiếp

Các chất cặn bã như: Ure, axit Uric, các chất thuốc, các chất thừa như: H+, K+, … được bài tiết tiếp vào đoạn sau của ống thận để tạo ra nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Quá trình này sử dụng năng lượng ATP.



4. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn

Chứa ít các chất cặn bả và các chất độc

Chứa nhiều các chất cặn bả và các chất độc

Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng

Gần như không còn các chất dinh dưỡng

5. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng: bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, bài tiết.

a. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng bảo vệ cơ thể

- Các tế bào bạch cầu trong mạch máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tạo kháng thể

- Khi da bị nhiễm trùng các mạch máu của da dãn ra. Lượng máu di chuyển qua da nhiều hơn, mang nhiều tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn.

b. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng điều hòa thân nhiệt

- Khi trời nóng, các mạch máu da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn mang nước và các chất đến các tuyến mồ hôi để tổng hợp nhiều mồ hôi chứa nước bài tiết ra môi trường, nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường giúp cơ thể chống nóng.

- Ngược lại, khi trời lạnh, các mạch máu da co lại, để làm giảm lượng nước qua da, hạn chế bài tiết nước qua mồ hôi để giữ nhiệt cho cơ thể giúp cơ thể chống lạnh.

c. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng bài tiết cho cơ thể

- Mạch máu mang chất bả đến tuyến mồ hôi để tạo mồ hôi bài tiết qua da.

- Ngoài ra các tuyến nhờn trên da tạo dịch nhờn từ những chất trong máu để bài tiết ra bề mặt da.



Câu 4: Trìng bày cấu tạo và chức năng của nơron ?

a. Cấu tạo của nơron gồm:

+ Thân: chứa nhân.

+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.

+ 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngvêo tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.

b. Chức năng của nơron:

+ Cảm ứng(hưng phấn)

+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).



Câu 5: Trình bày các bộ phân của hệ thần kinh và thành phần cấu tao của chúng ?

a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:

+ Bộ phận trung ương gồm bộ não tương ứng.

+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.

+ Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.

b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).



Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ?

a. Cấu tạo ngoài:

- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.

- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.

b. Cấu tạo trong:

- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.

- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

Câu 7: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha ?

- Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

Câu 8: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não




Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

Gồm: hành não, cầu não và não trung gian

- Chất trắng bao ngoài

- Chất xám là các nhân xám

Gồm đồi thị và dưới đồi thị

- Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.

- Vỏ chất xám nằm ngoài

- Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp.

Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp.

Câu 9: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

Khi uống nhiều rượu : rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có lỉên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng.



Câu 10: Mô tả cấu tạo của đại não ?

- ở người, đại não là phần phát triển nhất.

a. Cấu tạo ngoài:

- Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não.

- Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương)

- Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não.

b. Cấu tạo trong:

- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp.

- Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền.

Câu 11: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ?


Đặc điểm so sánh

phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

Giống nhau

Chức năng

điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.


Khác nhau



Chức năng

Cấu tạo


Trung ương
Ngoại biên gồm:

- Hạch thần kinh


- Nơron trướchạch

- Nơ ron sau hạch



- Chức năng đối lập với phân hệ đối giao cảm
- Các nhân xám nằm ở sừng bên tuỷ sống( từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III)

- Chuỗi hạch nằm gần cột sống xa cơ quan phụ trách.

- Sợi trục ngắn

- Sợi trục dài



Chức năng đối lập với phân hệ giao cảm
- Các nhân xám nằm ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.
- Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
- Sợi trục dài

- Sợi trục ngắn



Câu 12: Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng ?

1. Cấu tạo của cầu mắt : Gồm 3 lớp : Màng cứng(phía trươs là màng giác), màng mạch( có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen) và màng lưới( chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm tế bài nón và tế bào que).

2. Cấu tạo của màng lưới

- Màng lưới gồm:

+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.

Câu 13 : Nêu các tật của mắt ? Nguyên nhân và cách khắc phục


Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

- Bẩm sinh: Cầu mắt dài

- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.



- Đeo kính mặt lõm (kính cận).

Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa

- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.



- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).

Câu 14: Tai có cấu tạo như thế nào ?

Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

1. Tai ngoài gồm:

- Vành tai (hứng sóng âm)

- ống tai (hướng sóng âm).

- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm).

2. Tai giữa gồm:

- 1 chuỗi xương tai ( truyền và khuếch đại sóng âm).

- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ).

3. Tai trong gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có tác dụng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

- ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm

+ ốc tai xương (ở ngoài)

+ ốc tai màng (ở trong) gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào xương ốc tai. Màng cơ sở có 24000 sợi liên kết. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.

+ Giữa ốc tai xương và màng chứa ngoại dịch, trong ốc tai màng chứa nội dịch.

Câu 15: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ?

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Có tính chất loài và di truyền được

ốcC tính chất cá thể và không di truyền được

Có tính bền vững, tồn tại suốt đời

Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu không được củng cố.

Xảy ra tương ứng với kích thích

Xảy ra bất kì không tương ứng với kích thích.

Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tuỷ sống

Trung ương thần kinh nằm ở lớp vở đại não

VD: Phản xạ khóc, cười, chớp mắt...

VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ dừng xe trước vạch kẻ.

Câu 16: Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người.

- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.

- ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.

- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

- ở người: học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.

Câu 17: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người ?

1. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể tưởng tượng ra.

- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).

2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

3. Tiếng nói và chữ viết là cơ sở để hình thành tư duy trừu tượng



C©u 23: LËp b¶ng so s¸nh cÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña tuyÕn néi tiÕt vµ tuyÕn ngo¹i tiÕt. Chóng gièng vµ kh¸c nhau ë nh÷ng ®iÓm nµo?

* Gièng nhau: c¸c tÕ bµo tuyÕn ®Òu t¹o ra s¶n phÈm tiÕt.

* Kh¸c nhau:

ChØ tiªu so s¸nh

TuyÕn néi tiÕt

TuyÕn ngo¹i tiÕt

CÊu t¹o

C¸c tÕ bµo tuyÕn n»m c¹nh m¹ch m¸u.

C¸c tÕ bµo tuyÕn n»m c¹nh èng dÉn.

Chøc n¨ng

S¶n phÈm tiÕt ra lµ c¸c hoocmon ®­îc ngÊm th¼ng vµo m¸u.

S¶n phÈm tiÕt tËp trung vµo èng dÉn ®Ó ®æ ra ngoµi.

C©u 24: Nªu vai trß cña hoocmon, tõ ®ã x¸c ®Þnh tÇm quan träng cña hÖ néi tiÕt?

- Vai trß cña hoãc m«n ®èi víi c¬ thÓ lµ:

+ Duy tr× tÝnh æn ®Þnh cña m«i tr­êng bªn trong c¬ thÓ.

+ §iÒu hßa c¸c qu¸ tr×nh sinh lÝ diÔn ra b×nh th­êng.

- tÇm quan träng cña hÖ néi tiÕt: s¶n phÈm tiÕt cña tuyÕn néi tiÕt lµ Hoãc m«n cã ho¹t tÝnh sinh häc cao, chØ cÇn mét l­îng nhá còng lµm ¶nh h­ëng râ rÖt ®Õn qu¸ tr×nh sinh lÝ, ®Æc biÖt lµ qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt, qu¸ tr×nh chuyÓn hãa trong c¸c c¬ quan diÔn ra b×nh th­êng .

C©u 25: Tr×nh bµy chøc n¨ng cña c¸c hoocmon tuyÕn tuþ? Vai trß cña tuyÕn trªn thËn?

a. Chøc n¨ng cña tuyÕn tuþ:

- TuyÕn tuþ võa lµm chøc n¨ng ngo¹i tiÕt, võa lµm chøc n¨ng néi tiÕt.

- Chøc n¨ng néi tiÕt do c¸c tÕ bµo ®¶o tuþ thùc hiÖn.

+ TÕ bµo : tiÕt glucagon cã t¸c dông biÕn ®æi glic«gen thµnh glucoz¬ ®Ó n©ng l­îng ®­êng huyÕt trong m¸u trë l¹i b×nh th­êng.

+ TÕ bµo : tiÕt insulin cã t¸c dông chuyÓn glucoz¬ thµnh glic«gen dù tr÷ trong gan vµ c¬.

Nh­ vËy, nhê t¸c dông ®èi lËp cña 2 lo¹i hoocmon mµ tû lÖ ®­êng huyÕt lu«n æn ®Þnh ®¶m b¶o ho¹t ®éng sinh lý cña c¬ thÓ diÔn ra b×nh th­êng.

b. Vai trß cña tuyÕn trªn thËn

TuyÕn trªn thËn gåm cã phÇn vá vµ phÇn tuû.

- PhÇn vá gåm 3 phÇn:

+ Líp ngoµi (líp cÇu) tiÕt hoocmon ®iÒu hoµ c¸c muèi Na, K trong m¸u.

+ Líp gi÷a (líp sîi) tiÕt hoocmon ®iÒu hoµ l­îng ®­êng huyÕt (t¹o gluc«z¬ tõ pr«tªin vµ lipit).

+ Líp trong (líp l­íi) tiÕt c¸c hoocmon ®iÒu hoµ sinh dôc nam, g©y nh÷ng biÕn ®æi ®Æc tÝnh sinh dôc ë nam.

- PhÇn tuû tiÕt A®rªnalin vµ Nora®rªnalin coa t¸c dông ®iÒu hoµ ho¹t ®éng tim m¹ch vµ h« hÊp, gãp phÇn cïng glucag«n ®iÒu chØnh l­îng ®­êng trong m¸u.



C©u 26: Tr×nh bµy s¬ ®å qu¸ tr×nh ®iÒu hoµ l­îng ®­êng trong m¸u, ®¶m b¶o gi÷ gluc«z¬ ë møc æn ®Þnh nhê c¸c hoocmon cña tuyÕn tuþ?

Khi ®­êng huyÕt t¨ng  Khi ®­êng huyÕt gi¶m



(+) (+)

TÕ bµo TÕ bµo






tải về 387.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương