Ấn Quang Pháp Sư



tải về 2.15 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.15 Mb.
#35519
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

197 Phật Báo Ân Kinh có tên gọi đầy đủ là Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh, được dịch vào thời Hậu Hán, mất tên người dịch. Bản kinh này được đánh số 156 và xếp vào phần Bổn Duyên, thuộc tập 3 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Kinh này chủ yếu trần thuật những chuyện xả thân báo hiếu khi đức Phật còn tu hạnh Bồ Tát, như chuyện thái tử Tu Đạt Noa cắt thịt dâng cho cha mẹ trong khi bôn đào, cũng như giảng giải một số vấn đề về giới luật. Kinh này đã được Hòa Thượng Quảng Độ dịch ra Việt Văn vào trước năm 1975.

198 Sắt (瑟) là một loại đàn cổ thường đặt nằm ngang khi diễn tấu, hình dáng tương tự như đàn Tranh, thân đàn làm bằng gỗ Tử, nhưng có hai mươi lăm dây, mỗi dây có một trục đỡ (con sáo, hoặc con nhạn) có thể di chuyển được nhằm điều chỉnh độ căng của dây đàn. Loại đàn này thịnh hành cho đến cuối đời Đường thì hầu như rất hiếm thấy sử dụng! Cầm (琴) tức là cổ cầm (còn gọi là Dao Cầm, hoặc Thất Huyền Cầm), là một loại đàn hơi giống như đàn Sắt, nhưng chỉ có bảy dây, thân bằng gỗ Ngô Đồng, âm thanh trầm ấm, lan xa, chứ không lảnh lót, réo rắt như đàn Sắt. Hai loại đàn này thường được dùng để hòa tấu chung với nhau, nên thường dùng để ví cho tình chồng vợ.

199 Trong kinh Dịch, phần giải thích ý nghĩa của sáu mươi bốn quẻ được gọi là Tượng Truyện. Tượng Truyện được chia thành hai phần: Đại Tượng giải thích ý nghĩa tổng quát của mỗi quẻ, Tiểu Tượng giải thích mỗi hào trong một quẻ.

200 Lễ Ký là một bộ kinh điển trọng yếu của Nho Giáo, Khổng Tử tự nhận mình chỉ biên tập, chỉnh lý chứ không phải là tác giả. Vào thời Tần Thủy Hoàng, bộ sách này chịu chung số phận bị hủy diệt với những kinh điển khác. Đến thời Hán, dựa theo 130 thiên do Lưu Hướng thâu thập được, Đới Đức liền rút gọn lại thành 85 thiên, và tác phẩm này được gọi là Đại Đới Lễ Ký. Về sau, Đới Thánh lại rút gọn bộ Đại Đới Lễ Ký thành 46 thiên, thêm vào các chương Nguyệt Lệnh, Minh Đường Vị và Nhạc Ký, thành 49 thiên. Bộ này chính là Lễ Ký được lưu truyền đến hiện thời. Nội dung Lễ Ký rất phong phú bao gồm các quy chế, điển chương, lễ nghi cũng như những quan điểm đạo đức, phạm trù triết học. Hai chương nổi tiếng nhất là Đại Học và Trung Dung được tách riêng ra, xếp vào Tứ Thư. Khái niệm “thế giới đại đồng” cũng phát xuất từ Lễ Ký.

201 Tả Truyện, gọi đủ là Xuân Thu Tả Thị Truyện, hoặc Tả Thị Xuân Thu, là một bộ biên niên sử nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến Quốc, do sử quan nước Lỗ là Tả Khâu Minh biên soạn. Nội dung ghi chép những sự kiện lịch sử của nước Lỗ trải qua 12 đời vua từ Lỗ Ẩn Công (722-712 trước Công Nguyên) cho đến Lỗ Ai Công (494-468 trước Công Nguyên). Nho Gia xếp bộ sách này vào mười ba bộ kinh (Thập Tam Kinh) bắt buộc phải học của Nho Sĩ.

202 Nguyên văn “tông diêu”, nói đủ là “tông diêu thừa kế”: Tông là nhà thờ Tổ, Diêu (祧: đúng ra theo chánh âm phải đọc là Thiêu, nhưng thường bị đọc trại thành Diêu) là miếu thờ những vị tổ đã lâu đời. Theo lễ pháp, kể từ đời Tây Chu, quyền thờ phụng tổ tiên, thừa hưởng gia nghiệp của tổ tiên giao cho con trưởng thuộc dòng đích. Bộ Đường Luật Nghĩa Sớ quy định: “Đích tử đã chết, hoặc bị tội, hoặc tàn tật thì do đích tôn thừa hưởng. Không có đích tôn mới lập anh em của đích tử làm người thừa kế. Không còn ai thuộc dòng đích nữa thì mới lập dòng thứ!”

203 Cháu trai (điệt: 姪) ở đây là cháu gọi ông Vương bằng chú hay bác. Con trai của chị hay em gái ta sẽ được gọi là Sanh (甥)

204 Câu nói này vốn dựa theo ý một câu nói của La Thiệu Uy vào cuối đời Đường. Theo Tư Trị Thông Giám, nguyên văn câu nói của La Thiệu Uy là: “Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác” (Gộp sắt của bốn mươi ba huyện trong sáu châu cũng không đúc được lỗi lầm này). Nguyên lai, vào cuối đời Đường, các phiên trấn (những tướng lãnh nắm giữ binh quyền tại các địa phương) thế lực rất lớn. Khi Điền Thừa Tự giữ chức Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác (bao gồm sáu châu Ngụy, Bác, Tương, Vệ, Bối, Đàn, nay thuộc vùng duyên hải của Bột Hải thuộc phía Bắc Hoàng Hà) đã tuyển lựa những quân sĩ thân tín, chu cấp hậu hĩnh, huấn luyện kỹ càng, tổ chức thành một đội quân tự vệ, gọi là Nha Quân. Đến khi La Thiệu Uy làm Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác, Nha Quân thế lực quá lớn, kiêu binh tung hoành không thể kiềm chế được, thậm chí đôi khi còn làm loạn, giết cả Tiết Độ Sứ. Năm Thiên Hựu thứ hai đời Đường Chiêu Tông, một viên chỉ huy của Nha Quân là Lý Công Toàn gây binh biến, La Thiệu Uy bèn cầu cứu viên Tiết Độ Sứ có thế lực mạnh nhất thời ấy là Vũ Châu Ôn (Ông này làm Tiết Độ Sứ vùng Tuyên Vũ, nay thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Châu Ôn liền phái bảy vạn nhân mã tiến vào Ngụy Bác, giết được tám ngàn Nha Quân, dần dần dẹp tan sự đối kháng của Nha Quân. Để cung cấp cho quân đội của Châu Ôn, La Thiệu Uy đã phải tốn hơn nửa ức tiền, giết đến gần bảy chục vạn trâu dê cho quân Châu Ôn ăn trong nửa năm, tốn kém lương thảo vô số. Lúc quân Châu Ôn rút đi, lại còn phải biếu tặng cả trăm vạn quan tiền. Từ đấy, vùng Ngụy Bác suy sụp, kiệt quệ, hoàn toàn không còn sức đối kháng ngoại địch. Như vậy, tuy La Thiệu Uy trừ được mối lo do Nha Quân gây ra, nhưng cũng đồng thời tự diệt sạch lực lượng chính bảo vệ vùng Ngụy Bác, hoàn toàn chịu sự chi phối của Châu Ôn. Do đó, La Thiệu Uy mới hối hận thốt lên thời than thở như vậy. Từ câu nói ấy đã phát sanh thành ngữ ‘chú thành đại thác’ vốn thường được dùng để chỉ lỗi lầm chết người do ham mối lợi nhỏ trước mắt mà ra.

205 Theo thiên Nghệ Văn Chí trong Tống Sử và sách Quận Trai Độc Thư Phụ Chí, ẩn sĩ Lý Xương Linh đời Tống đã biên soạn cuốn Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, thác danh Thái Thượng Lão Quân giáng cơ. Tuy thế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý ai thật sự là tác giả của cuốn sách này. Do nội dung sách này khuyến thiện làm lành rất tích cực, nó được người Trung Hoa rất ngưỡng mộ, cũng như được rất nhiều người viết lời chú giải. Sách càng được nổi tiếng lưu hành mạnh mẽ hơn khi được học giả Huệ Đống đời Thanh chú giải tường tận, cho đến hiện thời cuốn sách này vẫn được lưu hành rất rộng và được Phật môn Trung Hoa rất coi trọng.

206 Âm Chất Văn tên gọi đầy đủ là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, chưa rõ ai là tác giả. Châu Khuê đời Thanh khi giảo chánh cuốn Âm Chất Văn Chú đã nhận định: “Âm Chất Văn nói những chuyện liên quan đến đời Tống, ắt phải do người đời Tống biên soạn”. Học giả Tửu Tỉnh Trung Phu của Nhật lại cho rằng tác phẩm này phải được hình thành vào cuối đời Minh, nhưng không đưa ra bằng chứng đủ tính thuyết phục nào. Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Âm Chất Văn, các đạo sĩ đã biên soạn Văn Đế Cứu Kiếp Kinh và Văn Đế Diên Tự Kinh để tiếp tục xiển dương tư tưởng khuyến thiện trừng ác trong Âm Chất Văn. Âm Chất Văn thác danh Văn Xương Đế Quân giáng cơ.

Văn Xương Đế Quân vốn còn gọi là Tử Đồng Đế Quân, theo truyền thuyết vốn là Trương Á Tử, làm quan đời Tấn, chết trận, được dân chúng lập miếu thờ, rất hiển linh. Do các đạo sĩ đời Tống - Nguyên viết truyện nói ông Trương được Thượng Đế sắc phong làm Tử Đồng Đế Quân và đã nhiều lần giáng thế, được thiên đình giao cho nhiệm vụ chưởng quản phủ Văn Xương chuyên coi về việc học hành, thi cử, quan chức của thế gian nên Tử Đồng Đế Quân còn có tên là Văn Xương Đế Quân. Do vậy, năm Diên Hựu thứ ba (1316) đời Nguyên, vua đã sắc phong cho Văn Xương Đế Quân một tước hiệu thật dài “Tử Đồng Thần Vi Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoằng Nhân Đế Quân”.



Chữ Âm Chất phát xuất từ thiên Hồng Phạm sách Thượng Thư: “Duy thiên âm chất hạ dân” thường được giải thích là “trời ngấm ngầm bảo vệ, che chở muôn dân”. Từ đó, Âm Chất được hiểu là làm những việc công đức ngấm ngầm, không khoe khoang, rêu rao cho người khác biết. Đặc điểm của Âm Chất Văn là dung thông những quan điểm của Tam Giáo, đặc biệt đề cao nhân quả, luân hồi, báo ứng, nên rất được Phật môn Trung Hoa coi trọng.

207 Thông thường chữ Tật ở đây thường được các nhà chú giải hiểu là những thói hư tật xấu như không giữ luân thường, lễ nghĩa; riêng Tổ giải thích chữ Tật ở đây phải hiểu là thói tham mê tình dục quá đáng. Tổ giảng rất rõ về ý nghĩa này trong lá thư 141 trong bộ Ấn Quang Văn Sao Tam Biên, quyển 1, tức lá thư gởi cho cư sĩ Niệm Phật.

208 Huệ Nhật (680-748) là một vị cao tăng Tịnh Độ đời Đường, quê ở Đông Lai (tỉnh Sơn Đông), từ nhỏ đã theo học với pháp sư Nghĩa Tịnh sau khi Ngài cầu pháp từ Thiên Trúc trở về, tự thề sẽ noi gương thầy sang Ấn Độ. Năm Tự Thánh 19 (702), Sư ngồi thuyền qua các quần đảo Côn Luân (nay là nhóm đảo Mã Lai, Nam Dương), Phật Thệ (nay là Sumatra), qua Sư Tử Châu (Sri Lanka), rồi đến Ấn Độ, triều lễ thánh tích, tìm cầu kinh điển bằng Phạn văn, tham phỏng các vị thiện tri thức suốt mười ba năm không nề hà gian khổ. Qua gian khổ, ý nguyện nhàm chán Sa Bà, sanh về Phật quốc yên vui càng sâu đậm, các vị Tam Tạng pháp sư mà Sư được tiếp xúc đều nồng nhiệt khen ngợi Tịnh Độ A Di Đà thù thắng. Khi Sư đến nước Ma Kiệt Đà, ở phía Đông kinh đô có một quả núi trên đó có tượng Quán Âm, Sư đến lễ thánh tượng, nhịn ăn cầu nguyện, đến ngày thứ bảy mới cảm được Đại Sĩ hiện thân sắc vàng, xoa đầu khai thị. Sư tiếp tục đi tham học nơi bảy tiểu quốc nữa, đến năm Khai Nguyên thứ bảy (719) mới trở về Trường An, dâng lên tượng Phật và kinh điển. Huyền Tông sắc tứ danh hiệu Từ Mẫn Tam Tạng. Sư siêng tu pháp môn Niệm Phật, hoằng dương giáo nghĩa Tịnh Độ, biên soạn các tác phẩm như Vãng Sanh Tịnh Độ Tập (3 quyển), Ban Châu Tam Muội Tán v.v…

209 Ngục tốt: Cai ngục, lính canh ngục. Ở đây là các quỷ sứ canh giữ địa ngục.

210 Đây là cách người Hoa làm mắm. Người Việt làm mắm hơi khác, nhưng cũng theo một nguyên tắc dùng muối để làm cho cá, tôm phân hủy, lên men, và dĩ nhiên các lu khạp làm mắm cũng không được giữ gìn sạch sẽ cho lắm!

211 Tăng Lượng (1019-1083), tự Tử Nhân, người xứ Kiến Xương, Nam Phong (nay là huyện Nam Phong, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, được xếp vào Đường Tống Bát Đại Gia (tám văn gia, thi sĩ nổi tiếng thời Đường Tống). Từ năm 18 tuổi, do theo cha du ngoạn, ông viết bài Du Tín Châu Ngọc Sơn Tiểu Nham Ký, rất được giới văn sĩ thời ấy tán thưởng. Năm 20 tuổi, ông ngao du khắp Trung Hoa, giao du rộng rãi với những danh nhân đương thời như Vương An Thạch và Âu Dương Tu. Ông đỗ Tiến Sĩ năm 1057, làm quan đến chức Trung Thư Xá Nhân, chuyên trách biên soạn sử liệu cho triều đình. Theo truyện ký, mẹ ông vốn là phu nhân của Tể Tướng Tăng Dịch Chiêm, là một tín đồ rất hâm mộ Phật pháp, thường cúng dường hòa thượng Thảo Đường Thanh rất trọng hậu. Khi Tể Tướng Tăng Dịch Chiêm cáo lão hồi hưu rất vinh hiển, Thảo Đường Thanh sanh tâm hâm mộ, bèn nói: “Lão tăng nguyện làm con của phu nhân”. Nói xong, không lâu sau bèn viên tịch năm 70 tuổi, liền đầu thai vào nhà họ Tăng. Khi đó, phu nhân nhớ lại lời Thảo Đường Thanh, cho người sang chùa hỏi thì quả nhiên hòa thượng mất đúng vào lúc Tăng Lượng được sanh ra.

212 Để tránh tâm ái luyến bị khêu dậy, sẽ nhớ nhung họ trong khi bế quan niệm Phật, không thể nhất tâm được!

213 Cao Bưu, Thiệu Bá đều là những thành phố nằm ở phía Nam Trường Giang (sông Dương Tử), thuộc địa phận tỉnh Giang Tô.

214 Linh Thứu (Grdhrakūta) dịch âm là Kỳ Xà Quật, thường gọi tắt là Linh Sơn, Thứu Nhạc, hoặc Thứu Phong, nằm về phía Đông Bắc kinh đô Vương Xá của nước Magadha. Do núi có hình giống đầu chim Thứu (kên kên), trong núi lại có nhiều giống chim ấy nên thành tên. Tại tinh xá nơi núi này, Phật đã giảng rất nhiều bộ kinh Đại Thừa.

215 Có hai cách hiểu chữ Chánh Biến Tri:

1) Chánh Biến Tri (Samyak-sambuddha), còn được dịch âm là Tam Miệu Tam Phật Đà, hoặc dịch nghĩa là Chánh Biến Giác, Chánh Chân Đạo, Chánh Đẳng Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc Chánh Đẳng Giác Giả, là một trong mười hiệu của đức Phật. Danh hiệu này hàm nghĩa vị giác ngộ hiểu biết chân chánh trọn khắp hết thảy các pháp.

2) Danh từ Tam Miệu Tam Bồ Đề (Samyaksambodhi) cũng được phiên dịch là Chánh Biến Tri hay Chánh Biến Tri Đạo, chỉ cho sự chứng ngộ do hiểu biết chân chánh trọn khắp bản thể của hết thảy các pháp.

Dựa theo mạch văn ở đây, chữ Chánh Biến Tri phải hiểu theo nghĩa thứ hai.



216 Đạt Sanh Thiên là một thiên sách nói về cách đoạn dục để dưỡng thai do cư sĩ Cức Trai biên soạn, xin xem chi tiết trong “Lời tựa tái bản hai thiên sách Đạt Sanh và Phước Ấu” được đánh số 37 trong phần Tự của Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Hạ.

217 Tông Lặc (1318-1391) là một vị Tăng thuộc tông Lâm Tế, sống vào đầu đời Minh, người Thai Châu (nay là huyện Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang), có hiệu là Toàn Thất. Năm tám tuổi, Sư đã đến xin học với ngài Tiếu Ẩn tại chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu, 14 tuổi được xuống tóc, 20 tuổi thọ Cụ Túc. Do sở học tinh thâm, Sư cùng với sư Như Phi soạn Lăng Già Kinh Chú Giải, Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải và Kim Cang Bát Nhã Kinh Chú Giải. Sư còn soạn ra Tán Phật Nhạc Chương. Năm Hồng Vũ thứ 10 (1377), Sư qua Tây Vực cầu pháp, thỉnh được các kinh Trang Nghiêm Bảo Vương và kinh Văn Thù v.v… Khi về nước, Sư từng giữ chức Hữu Thiện Thế quản nhiệm Tăng Lục Ty, tức cơ quan quản lý Tăng sĩ cả nước thời ấy. Do triều thần ghen ghét, Sư bèn lui về ẩn cư tại Viên Thông Am cho đến khi mất. Bản chú giải được Tổ Ấn Quang nhắc đến ở đây chính là Kim Cang Bát Nhã Kinh Chú Giải.

218 Tịnh Hạnh Phẩm là phẩm thứ bảy trong bản Bát Thập Hoa Nghiêm do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường. Trong phẩm này, Trí Thủ Bồ Tát hỏi Văn Thù Bồ Tát về phương pháp giữ cho thân - ngữ - ý đều thanh tịnh, thù thắng, không bị hủy hoại, không bị thoái chuyển, cũng như đắc các môn giải thoát tam-muội nhiễm tịnh trí lực, túc trụ niệm trí lực v.v… Nhân đó, Văn Thù Bồ Tát liền dạy phương pháp quán niệm trong mỗi hành động, chẳng hạn như: “Bồ Tát ở tại gia, nên nguyện chúng sanh, biết tánh của nhà là không, thoát khỏi bức bách, hiếu thuận cha mẹ, nên nguyện chúng sanh, khéo thờ đức Phật, bảo vệ, nuôi nấng hết thảy. Vợ con tụ tập, nên nguyện chúng sanh, oán thân bình đẳng, vĩnh viễn lìa khỏi tham đắm…” Thậm chí trong những hành động nhỏ nhặt như xỉa răng, súc miệng, tắm rửa, đi vệ sinh, đều luôn quán tưởng. Những bài kệ trong Tỳ Ni Nhật Dụng đều trích từ phẩm Tịnh Hạnh. Ba câu Tự Quy Y trong kinh Nhật Tụng cũng trích từ phẩm Tịnh Hạnh này. Câu “được thức ăn ngon, trọn thỏa ý nguyện, tâm không còn mong muốn” được tổ Ấn Quang nhắc đến ở đây chính là một phép quán niệm trích từ phẩm Tịnh Hạnh.

219 Thất Phật là Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật. Sáu vị trước đều là những vị Phật tại thế giới Sa Bà trong quá khứ. Những bài kệ truyền pháp của các vị Phật này được chép trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục.

220 Ba mươi ba vị Tổ là những tổ sư nhà Thiền, theo truyền thống Thiền Tông Trung Hoa gồm 28 vị Tổ Ấn Độ và sáu vị tổ Trung Hoa (tổ Đạt Ma được kể là tổ 28 của Thiền Tông Ấn Độ, đồng thời là sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa) gồm: 1) Ma Ha Ca Diếp 2) A Nan 3) Thương Na Hòa Tu 4) Ưu Ba Cúc Đa 5) Đề Đa Ca 6) Di Già Ca 7) Bà Tu Mật 8) Phật Đà Nan Đề 9) Phục Đà Mật Đa 10) Hiếp tôn giả (vị này do chưa bao giờ đặt lưng nằm xuống giường nên có tên như vậy) 11) Phú Na Dạ Xa 12) Mã Minh Bồ Tát 13) Ca Tỳ Ma La 14) Long Thọ Bồ Tát 15) Ca Na Đề Bà 16) La Hầu La Đa 17) Tăng Già Nan Đề 18) Già Da Xá Đa 19) Cưu Ma La Đa 20) Xà Dạ Đa 21) Bà Tu Bàn Đậu 22) Ma Noa La 23) Hạc Lặc Na 24) Sư Tử 25) Bà Xá Tư Đa 26) Bất Như Mật Đa 27) Bát Nhã Đa La 28) Bồ Đề Đạt Ma 29) Huệ Khả 30) Tăng Xán 31) Đạo Tín 32) Hoằng Nhẫn và 33) Huệ Năng.

221 Trong Dịch học, phương Khôn tượng trưng cho Đất, là quẻ thuần Âm nên thường dùng để ví cho nữ giới và đạo làm vợ.

222 Cách vật, trí tri, chánh tâm, thành ý.

223 Bình đẳng, vi diệu.

224 Tức Cừ Bá Ngọc, người sống cùng thời Khổng Tử, nổi tiếng với câu nói “đến năm tròn năm mươi tuổi, biết bốn mươi chín năm trước đều sai”.

Каталог: Luan -> aqvstambien
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài
aqvstambien -> Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷 一

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương