Ấn Quang Pháp Sư



tải về 2.15 Mb.
trang20/22
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.15 Mb.
#35519
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

127 Ảnh Ấn: Không rõ đây là kỹ thuật in như thế nào. Thông thường, chữ Ảnh Ấn dùng để dịch nghĩa chữ photocopy, nhưng mãi đến năm 1948, máy photocopy mới được sáng chế bởi Haloid Corporation dựa trên phát minh của Chester Carlson. Do vậy, Ảnh Ấn không thể là kỹ thuật photocopy như hiện thời. Từ điển Từ Hải chỉ giải thích sơ lược: “Ảnh ấn: Phương pháp in bằng cách chụp hình nguyên bản để chế bản in”.

128 Hàn Ngụy Công chính là Hàn Kỳ (1008-1075), tự Trĩ Khuê, quê ở An Dương, Tương Châu (tỉnh Hà Nam), là một văn quan đời Tống, cùng với Phạm Trọng Yêm là những văn quan thống lãnh quân phòng ngự biên giới phía Tây, chuyên kháng cự quân Tây Hạ xâm lăng Đại Tống. Về sau, họ Hàn làm Tể Tướng vào năm Gia Hựu thứ ba (1058), rồi được Tống Anh Tông phong cho tước Ngụy Quốc Công.

129 Vu Điền (Kustana, Khotan), còn có tên là Hòa Điền, là một vương quốc cổ thuộc Tây Vực, thuộc vùng trũng (bồn địa) Tarim, nằm trong miền Tây xứ Tân Cương ngày nay, có quan hệ rất lớn đối với Phật giáo Đại Thừa. Kustana có nghĩa là Địa Nhũ (sữa đất). Trung Hoa đã biết đến xứ này từ thời Tây Hán. Đời Hán Minh Đế, năm Vĩnh Bình 16 (73), Ban Siêu từng đem quân tấn công Vu Điền, vua Vu Điền chấp nhận trở thành chư hầu nhà Hán. Theo Đại Đường Tây Vực Ký quyển 20, xứ này quá nửa là lũng cát, nhưng khí hậu ôn hòa, có nhiều bảo ngọc, sản vật phong phú, dân chúng hòa hoãn, sùng mộ Phật pháp. Từ Ấn Độ vào Trung Hoa, phần lớn phải đi qua xứ này nên tại đây giữ được rất nhiều kinh Phật.

Vào năm Thái Khang thứ bảy (286) đời Tây Tấn, ngài Kỳ Đa Mật Tề là người Vu Điền đã dịch Quang Tán Bát Nhã tại đây. Ngài Chi Pháp Lãnh cũng tìm được bộ Lục Thập Hoa Nghiêm tại xứ này. Cũng tại Vu Điền, vào thời Bắc Lương, ngài Đàm Vô Sấm cầu được kinh Đại Bát Niết Bàn, Thư Cừ Kinh Thanh tìm được Thiền Pháp Yếu Giải, Thiền Tông Bí Yếu Trị Bệnh Kinh; vào thời Tiêu Tề, ngài Pháp Hiến tìm đưọc Quán Thế Âm Sám Hối Trừ Tội Chú Kinh. Vào thời Lương (548), ngài Cầu Na Bạt Đà người xứ Vu Điền mang kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã từ Vu Điền đến Trung Hoa. Đến đời Đường, ngài Thật Xoa Nan Đà là người xứ Vu Điền đã mang Bát Thập Hoa Nghiêm sang Đông Thổ.



Đến thế kỷ thứ 9, vương triều Karakhanids (sử Trung Hoa gọi là Mặc Hãn vương triều) tấn công, chiếm đóng Vu Điền, buộc dân chúng cải theo đạo Hồi, đạo Phật dần dần suy vong, ngôn ngữ bị cải biến theo giọng của các sắc dân Đột Quyết (Turkic). Sau khi vương triều Mặc Hãn bị diệt vong, Vu Điền lần lượt rơi vào ách thống trị của Tây Liêu, Mông Cổ, rồi bị Càn Long nhà Thanh diệt quốc, biến Vu Điền thành một châu huyện của Trung Hoa (năm 1759). Đến đời Quang Tự, Vu Điền bị đổi tên thành huyện Hòa Điền, trực thuộc Khang Châu.

130 Cửu trùng (chín tầng, chín bệ) chỉ hoàng đế. Theo Dịch học, từ những con số của Hà Đồ và Lạc Thư, những con số thuộc về Trời là 1, 3, 5, 7, 9. Như vậy thì 9 là con số Dương lớn nhất. Vì thế, con số 9 được dùng để tượng trưng cho ngôi vị cao cả nhất, sáng đẹp nhất. Do vậy, nhà vua được gọi là Cửu Trùng (chín bậc). Từ ý nghĩa này, những hào dương trong quẻ Dịch cũng được gọi là Cửu.

131 Đây là một cách nói thông dụng trong Phật môn Trung Hoa, ngụ ý sống chết thuận theo lẽ tự nhiên, thung dung tự tại, như cây cỏ đã chết thì phải khô héo, hễ còn sống thì tươi tốt.

132 Thổ hào: Kẻ có thế lực tại một địa phương.

133 Do cha mẹ ngài Ngọc Lâm đức hạnh, nhân từ; nhân cách cao đẹp của ngài Ngọc Lâm do cha mẹ uốn nắn hình thành nên họ vừa là cha mẹ vừa là thầy của ngài Ngọc Lâm. Vì thế, tổ Ấn Quang mới dùng chữ “phụ sư, mẫu sư”.

134 Pháp tự: Người nối dòng pháp, tức môn nhân đệ tử.

135 Sư thừa: Quan hệ truyền thừa giữa thầy và trò.

136 Cũng xin nói thêm: Để dịch kinh, tối thiểu người dịch phải thông hiểu những thuật ngữ trong Phật pháp mới không hiểu sai. Theo một bài viết đăng trên nguyệt báo Lắng Nghe của trường Gia Giáo chùa Viên Giác, ngay cả những vị mang tiếng là học giả Hán - Nôm nhưng không chú tâm nghiên cứu Phật giáo vẫn mắc phải những sai lầm ấu trĩ, khó thể chấp nhận khi dịch những văn bản Phật giáo từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Chẳng hạn, họ không biết Nê Hoàn là cách phiên âm khác của chữ Niết Bàn, Điều Đạt là cách gọi rút gọn tên Đề Bà Đạt Đa, không biết Thiện Thệ là một trong mười hiệu của đức Phật nên dịch thành “khéo đi” v.v…

137 Chi Lâu Ca Sấm (Lokasema) sanh năm 147, không rõ năm mất, đôi khi còn được gọi tắt là Chi Sấm, người xứ Đại Nhục Chi (Kusana), tới kinh đô Lạc Dương vào thời Hán Hoàn Đế. Ngài dịch được các bộ kinh Đạo Hành Bát Nhã, Ban Châu Tam Muội, A Xà Thế Vương Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và hơn hai mươi hội thuộc kinh Bảo Tích. Ngài là vị dịch kinh Bát Nhã sớm nhất tại Trung Hoa, gây nên hứng thú nghiên cứu kinh Bát Nhã suốt thời Ngụy - Tấn. Sơ Tổ Huệ Viễn của tông Tịnh Độ đã căn cứ vào kinh Ban Châu Tam Muội mà lập ra pháp Ban Châu Niệm Phật, lập Liên Xã, và khởi xướng truyền thống niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

138 Chi Khiêm, cũng là người xứ Đại Nhục Chi, sống vào cuối thế kỷ thứ ba. Ngài vốn là một vị cư sĩ tên Cung Minh theo mọi người trong bộ tộc di cư sang Đông, sống tại Hà Nam. Ngài thông hiểu ngôn ngữ của sáu nước Thiên Trúc, theo học với một đệ tử ngài Chi Lâu Ca Sấm là Chi Lượng, do thông hiểu các kinh điển nên được người đời tặng mỹ hiệu Trí Nang (cái túi trí huệ). Về sau, do tỵ loạn, Ngài dời sang sống tại Đông Ngô, được Ngô Vương Tôn Quyền rất tôn trọng, phong chức quan Bác Sĩ để dạy Thái Tử Tôn Lượng học. Suốt thời gian 31 năm từ 222 đến 253 năm, Ngài dốc sức dịch các bộ Duy Ma Cật Kinh, Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi Kinh, Đại Minh Độ Kinh v.v… tổng cộng hơn 129 bộ kinh. Ngoài ra, Ngài còn soạn Tán Bồ Tát Liên Cú, Phạm Bái Tam Khế, chú giải Liễu Bản Sanh Tử Kinh. Khi Thái Tử lên ngôi, Ngài ẩn cư tại núi Khung Ải, thọ giới với ngài Trúc Pháp Lan, trở thành Tăng sĩ, lắng lòng tu niệm, viên tịch năm sáu mươi tuổi.

139 Triệu Tống là nhà Tống (927-1279) được sáng lập bởi Triệu Khuông Dẫn, gọi như vậy để phân biệt với nhà Lưu Tống (420-479) do Lưu Dụ sáng lập.

140 Xin xem thêm chi tiết về lời phê của tổ Liên Trì trong cuốn Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.

141 Khang Tăng Khải (Samghavarman), còn được phiên là Tăng Già Bạt Ma, sống vào thời Tam Quốc, người xứ Khang Cư (Sogdian), đến Lạc Dương vào năm Gia Bình thứ tư (252) nhà Tào Ngụy (nhằm đời vua Tào Phương, tức Ngụy Phế Đế), trụ tại chùa Bạch Mã, dịch các bộ Úc Già Trưởng Giả Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Tứ Phần Tạp Yết Ma v.v… Ngoài ra, trong Vạn Tục Tạng còn có một bản kinh khác cũng đề tên Ngài dịch là Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên Kinh.

142 Ngoại trừ nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc ra, trong lịch sử Trung Hoa có rất nhiều vương triều lấy quốc hiệu là Ngụy như:

1) Tào Ngụy (222-260) là nước Ngụy đời Tam Quốc do Tào Phi, con trai Tào Tháo, sáng lập. Tuy Tào Phi xưng đế, nhưng chỉ là người thừa hưởng thành quả từ những thủ đoạn mưu bá đồ vương của Tào Tháo nên Tào Tháo mới là người sáng lập triều đại Tào Ngụy thật sự. Khi lên ngôi, Tào Phi đã truy phong thụy hiệu cho Tào Tháo là Ngụy Thái Tổ Vũ Hoàng Đế.

2) Nhiễm Ngụy (350-352) do Nhiễm Mẫn (con nuôi của Thạch Hổ nhà Hậu Triệu) thừa dịp các con của Thạch Hổ tranh giành ngôi báu đã soán đoạt chánh quyền nhà Hậu Triệu, xưng đế, đổi tên nước thành Ngụy, nhưng chỉ hai năm sau lại bị nhà Tiền Yên diệt quốc.

3) Địch Ngụy (330-392) do Địch Liêu thuộc tộc người Đinh Linh chiếm cứ phía nam tỉnh Hà Nam sáng lập. Do lãnh thổ bị vây hãm giữa các nước Đông Tấn, Hậu Yên, Tây Yên nên suốt đời Địch Liêu phải luôn giao tranh. Cuối cùng phải bỏ kinh đô Hoạt Đài vượt sông trốn về Bắc, nhưng rốt cuộc vẫn bị Mộ Dung Thùy nhà Hậu Yên diệt quốc vào năm 392.

4) Bắc Ngụy (386-534), còn gọi là Hậu Ngụy hoặc Thác Bạt Ngụy, hoặc Nguyên Ngụy, do Thác Bạt Khuê thuộc sắc tộc Tiên Ty sáng lập. Năm 493, Thác Bạt Hoằng dời đô từ Bình Thành sang Lạc Dương, đổi họ thành Nguyên, nên sử thường gọi triều đại này là Nguyên Ngụy.

5) Tây Ngụy (535-557): Sau khi Hiếu Vũ Đế nhà Bắc Ngụy bị Cao Hoan đánh bại phải chạy vào Quan Trung nương nhờ Vũ Văn Thái. Vũ Văn Thái bèn lập mưu giết chết Hiếu Vũ Đế, đưa cháu nội của Ngụy Hiếu Văn Đế (Thác Bạt Hoằng) là Nguyên Bảo Cự lên ngôi, đóng đô tại Trường An. Nhưng đến năm 557, Vũ Văn Giác (con trai Vũ Văn Thái) bức vua Cung Đế nhà Tây Ngụy thoái vị, tự mình xưng đế, lập ra nhà Bắc Châu.



6) Đông Ngụy (534-550): Khi Cao Hoan đánh bại Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế, vua phải chạy vào Quan Trung nhờ cậy thế lực của Vũ Văn Thái, Cao Hoan bèn lập đứa chắt mới mười một tuổi của Ngụy Hiếu Văn Đế (Thác Bạt Hoằng) là Nguyên Thiện Kiến lên ngôi, lấy hiệu là Ngụy Hiếu Tịnh Đế, rồi tự mình làm Phụ Chánh Đại Thần, đóng đô tại Nghiệp Thành, nhằm đối kháng với nhà Tây Ngụy. Do Cao Hoan chỉ rắp tâm soán đoạt nên nước Đông Ngụy yếu thế hơn Tây Ngụy, nhiều lần bị Tây Ngụy đánh bại. Rốt cuộc, Cao Tường (con trai thứ của Cao Hoan) soán ngôi, lập ra nhà Bắc Tề (Sử thường gọi là nhà Cao Tề).

143 Bồ Đề Lưu Chí (Bodhiruci 562-727), dịch nghĩa là Giác Ái, vốn có tên là Đàm Ma Lưu Chi (Dharmaruci) người Nam Thiên Trúc, xuất thân từ dòng Bà La Môn, thiên tư thông duệ, xuất gia năm 12 tuổi, theo học với ngoại đạo Bà La Xà La, thông hiểu Thanh Minh, Số Luận, lịch số, địa lý, thiên văn, chú thuật, y phương v.v… Mãi tới năm sáu mươi tuổi mới ngộ được chỗ cao sâu của Phật pháp bèn ẩn cư trong rừng núi tu hạnh Đầu Đà. Sau đó, theo học Tam Tạng với ngài Da Xá Cù Sa, chưa đầy năm năm đã thông đạt tất cả, danh tiếng còn trỗi hơn thầy. Vua Đường Cao Tông nghe tiếng, sai sứ sang thỉnh. Năm Trường Thọ thứ hai (693), Sư chống tích trượng đến Trường An, được Vũ Tắc Thiên cực kỳ tôn trọng, thỉnh Sư trụ tích tại chùa Phật Thọ Ký, đồng thời dâng mỹ hiệu Bồ Đề Lưu Chí. Chỉ trong năm ấy, Sư đã dịch được mười một bộ kinh như Phật Cảnh Giới, Vũ Bảo v.v… Tới năm Thần Long thứ hai (706) Sư dịch thêm được các bộ Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn Kinh, Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương Kinh. Công trình lớn nhất của Sư là dịch bộ Bảo Tích kinh ròng rã tám năm, dịch hai mươi sáu hội mới, tu chỉnh hai mươi ba hội của các vị dịch kinh đời trước, tạo thành bộ kinh Đại Tích gồm 49 hội, tổng cộng 120 quyển. Dịch xong, Sư chuyên tu Thiền Quán. Tới năm Khai Nguyên thứ 15 (727), Sư tuyệt thực nhưng thần sắc vẫn tươi đẹp như cũ. Tới ngày mồng Năm tháng Mười Một năm ấy bèn thị tịch, thọ 166 tuổi. Vua thương tiếc, truy tặng quan chức Hồng Lô Đại Khanh, thụy hiệu Khai Nguyên Nhất Thiết Biến Tri Tam Tạng. Điểm lại, Sư đã dịch tổng cộng 53 bộ kinh, là vị dịch giả nổi tiếng ngang ngửa với ngài Huyền Trang.

144 Bồ Đề Lưu Chi, dịch nghĩa là Đạo Hy, người xứ Bắc Ấn Độ, cao tăng học giả thuộc học phái Du Già (Duy Thức), là đệ tử thuộc đời thứ tư của ngài Thiên Thân Bồ Tát. Ngài cũng rất tinh thông Mật Giáo, đến Lạc Dương vào năm Vĩnh Bình nguyên niên (508) nhà Nguyên Ngụy, được Ngụy Tuyên Vũ Đế rất trọng vọng. Cùng với các vị cao tăng học giả thời ấy như Lặc Na Ma Đề (Bảo Ý), Phật Đà Phiến Đa (Giác Định) v.v… cùng dịch kinh điển. Các bộ luận nổi tiếng được các Ngài dịch gồm Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, Bảo Tích Kinh Luận, Pháp Hoa Kinh Luận, Thập Địa Kinh Luận. Khi nhà Nguyên Ngụy bị tách thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, dời đô về Nghiệp Thành, Ngài ở lại Lạc Dương, đơn độc dịch kinh đến năm Thiên Bình thứ hai (535) mới thôi, không rõ mất năm nào. Căn cứ theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Ngài dịch được ba mươi bộ kinh, quan trọng nhất là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn Kinh, Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh, Thâm Mật Giải Thoát Kinh, Nhập Lăng Già Kinh, Đại Tát Độ Ni Càn Tử Sở Thuyết Kinh, Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn Kinh Luận, Văn Thù Vấn Bồ Đề Kinh Luận, Vô Lượng Thọ Kinh Luận, Bách Tự Luận, Duy Thức Luận...

145 Pháp Hiền (không rõ năm sanh, mất năm 1001), là danh tăng xuất thân từ học viện Na Lan Đà ở Thiên Trúc. Thoạt đầu Sư có tên là Pháp Thiên, đến Trung Quốc vào năm Khai Bảo thứ sáu (973). Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ năm (980), nhận lời thỉnh của sư Pháp Tấn chùa Khai Nguyên cùng dịch kinh. Năm sau được ban tặng mỹ hiệu Truyền Giáo Đại Sư. Khi mất Sư được ban thụy hiệu là Huyền Giác đại sư. Sư dịch được 120 bộ kinh, những bộ nổi tiếng nhất là Thánh Vô Lượng Thọ Kinh Thất Phật Tán, Vô Lượng Quyết Định Quang Minh Vương Kinh, Cát Tường Trì Thế Kinh v.v…

146 Không phải là đức Phật thiếu lòng Từ mà là Ngài không thể độ kẻ vô duyên. Kẻ ác nếu có thể cải hối, thống thiết phát nguyện cầu sanh vẫn được vãng sanh vì do tâm niệm ấy đã có duyên với Phật nên Phật độ được.

147 Ngụy Nguyên (1794-1857), còn có tên là Nguyên Đạt, tự là Mặc Thâm, hiệu Lương Đồ, đến già đổi tên là Thừa Quán, người làng Kim Đàm, huyện Thiệu Dương, đỗ thứ hai trong kỳ thi Hương vào năm Đạo Quang thứ hai (1822). Năm Đạo Quang thứ năm (1825), vâng lệnh Bố Chánh Sứ tỉnh Giang Tô biên tập bộ sách Hoàng Triều Kinh Thế Văn Biên gồm 120 quyển, rất được tán thưởng. Năm Đạo Quang thứ sáu (1826) lên kinh thi Hội, nhưng không đậu. Khi Lưu Phùng Lộc đọc quyển thi bị loại ra, đã than thở quốc gia bỏ mất tài năng. Năm sau lại đi thi Hội nữa, vẫn không đậu, Ngụy Nguyên bèn bỏ tiền mua chức quan Trung Thư Xá Nhân. Ông từng theo Lâm Tắc Từ làm công tác phiên dịch khi cuộc chiến Nha Phiến nổ ra. Về sau, do thấy các đại thần trong triều khiếp nhược, chủ bại, hôn ám, ông bèn từ quan về nhà, chuyên soạn sách, dạy học, chủ trương “dùng người ngoại quốc để chế ngự ngoại quốc, lợi dụng kỹ thuật Tây Dương, đem quyền lợi nhử các nước Tây Phương đánh lẫn nhau”. Ông để lại rất nhiều trước tác; tuy vậy, những trước tác về Phật giáo của ông không được đánh giá cao vì ông nghiên cứu kinh điển theo kiểu một học giả nghiên cứu văn bản thay vì là một hành giả Phật giáo nên có rất nhiều ý kiến vũ đoán, cực đoan, chấp trước văn tự, tùy ý diễn dịch, phê phán theo thiên kiến và sự ức đoán của chính mình.

148 Tứ Hoằng chính là Tứ Hoằng Thệ Nguyện: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

149 Dục ở đây là lòng ham muốn, ý nói chư Phật, Bồ Tát dùng lợi để dẫn dụ con người do lòng ham lợi sẽ thực hành Phật pháp, rồi dần dần dẫn họ nhập đạo, thể ngộ Phật trí. Chẳng hạn, các kinh Đại Thừa thường nói rất nhiều đến những phước báo hiện tiền do trì tụng, thọ trì kinh, chú, lễ bái, cúng dường, tùy hỷ v.v…

150 Tại Gia Luật Yếu có tên đầy đủ là Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập, do ngài Ngẫu Ích soạn, Nghi Nhuận và Trần Hy Nguyện tăng đính. Đây là một tổng tập các kinh luận liên quan đến giới luật của hàng Phật tử tại gia. Sách này bao gồm một phần trích lục bộ Tứ Phần Luật, Ưu Bà Tắc Thọ Tam Quy Ngũ Giới Pháp Hội Thích (tổng hợp các lời giải thích về cách thọ Tam Quy Ngũ Giới), Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yểm Ly Công Đức kinh, Quán Đảnh Tam Quy Ngũ Giới Đới Bội Hộ Thân Chú Kinh, Sa Mạt Nẵng Pháp Thiên Tử Thọ Tam Quy Hoạch Miễn Ác Đạo Kinh, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Phật Thuyết Giới Tiêu Tai Kinh, Phật Thuyết Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Tướng Kinh Thiển Yếu, Phật Thuyết Trai Kinh Chú (chú giải kinh Phật nói về trai giới), phẩm Quán Tâm và phẩm Phát Bồ Đề Tâm của Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh, Ngoại Đạo Vấn Thánh Đại Thừa Pháp Vô Ngã Nghĩa Kinh, Ưu Bà Tắc Giới Kinh Thọ Giới Phẩm Thiển Yếu (giải thích sơ lược về những điều quan trọng trong phẩm Thọ Giới của kinh Ưu Bà Tắc Giới), Bồ Tát Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Oai Nghi Kinh, trích yếu phần sớ giải Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Tâm Địa Phẩm Bồ Tát Giới, Phạm Võng Kinh Sám Hối Hành Pháp v.v…

151 Đăng Địa Bồ Tát: Hàng Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên.

152 Chúc Ly là những nghi lễ nhằm chúc phước cho vương triều, bao gồm cầu đảo, chú nguyện cho vương triều được bền vững, vua khỏe mạnh, phước thọ, hoàng tộc được bình yên, tăng phước tăng thọ v.v...

Báo Ân là báo đáp ân đức của vương triều đã bảo hộ Phật pháp lẫn nhân dân. Tăng chúng thường cử hành lễ Báo Ân trong những dịp Quốc Kỵ (ngày giỗ của tiên vương), cầu mưa, cầu tạnh, hay trong những dịp có tai ương xuất hiện như sâu rầy, hạn hán v.v…

Báo Bổn là báo đáp ân đức trong Phật môn, như những ngày lễ Phật Đản, Thành Đạo, khánh chúc vía các vị Phật, Bồ Tát, Tổ Sư v.v…

Ngoài ra, vào mỗi dịp Sóc Vọng, ba hình thức báo đáp này được gộp chung thành một nghi lễ nhỏ gọi là Thù Ân Chúc Tán, tức là tăng chúng lạy tạ chư Phật, tôn pháp, thánh tăng, chư Tổ Sư, đại thiện tri thức, các vị thầy tổ truyền giới, truyền pháp, ân quốc vương, sư trưởng, đà na tín thí ủng hộ cúng dường cho Tăng chúng yên thân tu đạo.



153 Dương Ức (974-1020), người xứ Bồ Thành (nay thuộc huyện Kiến Ngõa, tỉnh Phước Kiến), tự là Đại Niên. Nổi danh văn chương từ thuở thiếu thời. Tống Thái Tông đặc cách cho đi thi Đình, đọc bài viết của họ Dương phải khen ông ta là thần đồng. Ông làm quan tới chức Thị Lang và Tu Soạn. Bẩm tánh thanh liêm, chẳng e sợ quyền thế. Thoạt đầu không tin Phật, sau do được học sĩ Lý Duy khuyên dạy liền nghiên cứu Thiền học, sanh lòng tin sâu xa. Ông tham học với thiền sư Quảng Huệ ở Nhữ Châu, đắc pháp, liền dốc sức hộ trì pháp môn, được coi như lãnh tụ của những sĩ phu học Phật thời ấy. Ông từng vâng chiếu biên soạn bộ Đại Tạng Mục Lục, giảo chánh, ấn hành bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, cũng như tham dự đạo tràng dịch kinh.

154 Trong lá thư gởi cho cư sĩ Phương Diệu Đình (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 2, thư số 270), tổ Ấn Quang cho biết: “Hôm trước, Quán Âm Am ở Hoài An gởi tới một viên xá-lợi to bằng hạt kê, màu như ngọc Phỉ Thúy, nói là [viên xá-lợi ấy] kết từ hoa đèn thắp trước bàn Phật của một liên hữu; gởi tới muốn cậy Quang chứng minh, bình luận để khơi gợi lòng tin cho người khác. Quang liền đựng trong một cái hộp sứ cho mọi người xem; xem xong để thờ trước tượng Phật. Ngày hôm qua, sau buổi tụng kinh khóa sáng, mở hộp ra xem thì không còn nữa, chắc là đã trở về am đó rồi! Hôm qua tôi đã gởi thư hỏi chuyện ấy”. Như vậy là khi Tổ viết thư cho Dương Bội Văn, viên xá-lợi ấy vẫn chưa trở về Quán Âm Am. Xin xem thêm chi tiết về chuyện này trong “Bài ký về chuyện cư sĩ Dương Bội Văn được xá-lợi” thuộc bộ Ấn Quang Văn Sao Tam Biên, quyển 3.

155 Hộc và Đấu là những đơn vị đo lường thời cổ, có dung lượng biến đổi theo triều đại. Thời Tần, một Hộc bằng mười Đấu, mỗi Đấu là 2 lít. Từ đời Tống trở đi, một Hộc bằng năm Đấu và dung lượng của Đấu lớn dần lên, đến đời Thanh, một Đấu bằng 10 lít. Do kinh Phật đa số được dịch từ thời Hán đến giữa đời Tống, nên ta có thể ước lượng một Hộc bằng mười Đấu và mỗi Đấu từ 2 đến 3 lít.

156 Tuyết Nham Khâm chính là hòa thượng Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287), thuộc phái Dương Kỳ tông Lâm Tế, người xứ Vụ Châu, pháp hiệu Tuyết Nham. Làm sa-di lúc năm tuổi, được thọ Cụ Túc năm mười sáu tuổi, trước sau từng tham học với các vị Diệu Phong Chi Thiện, Diệt Ông Văn Lễ (chùa Tịnh Từ) v.v… Sau đến Kính Sơn tham học với ngài Vô Chuẩn Sư Phạm, về sau làm người nối pháp của vị này. Từng được vua tặng ca sa tía, thanh danh lừng lẫy một thời. Sư thị tịch vào năm Chí Nguyên 24 đời Nguyên (1287), còn để lại Tuyết Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (bốn quyển). Người nối pháp của Sư là ngài Cao Phong Nguyên Diệu (vị này chính là thầy thế độ cho ngài Trung Phong Minh Bổn).

157 Thạch: Có hai đơn vị đo lường cùng gọi là Thạch.

1) Để đo dung tích thì một Thạch là 67 lít



2) Để đo trọng lượng thì một Thạch bằng 76 kg.

158 Tinh - Khí - Thần vốn là những khái niệm y học, được nhắc đến trong bộ sách y khoa cổ nhất của Trung Quốc là Hoàng Đế Nội Kinh, bọn đạo sĩ đã thần bí hóa khái niệm ấy và gán ghép rất nhiều cách giải thích phức tạp. Ông Thái Nhật Sơ trong bài “Tinh - Khí - Thần Và Hoạt Động Sống Còn” đã giải thích khá rõ ràng như sau: “Theo Trung Y Học, cái gọi là Tinh tức là những vật chất tinh vi trong cơ thể con người, tức là những vật chất cơ sở cấu tạo thành thân thể con người, là cái gốc của sanh mạng. Khí chính là những công năng, động lực duy trì cuộc sống con người. Tánh mạng và sự hoạt động của con người được duy trì bởi Khí, Thần là biểu hiện của Khí. Nói cách khác, Thần là những gì được biểu hiện ra ngoài của sanh mạng và công năng của động lực sống của con người như âm thanh, dáng vẻ, hình vóc, thái độ, tình cảm v.v… Như vậy, Tinh là vật chất nuôi sống, Khí là vật chất có tác dụng dinh dưỡng được chuyển hóa thành những năng lượng cần thiết cho cuộc sống, Thần bao gồm những hoạt động sinh lý (bioglogical) và tâm lý của con người”.

159 Nguyên văn “tạc tử mão tử hán”, là một thành ngữ của Thiểm Tây để chỉ kẻ si ngốc, khăng khăng cố chấp, không hiểu biết gì. Có thuyết giải thích từ ngữ này xuất phát từ câu chuyện có một gã khờ thấy một con thỏ chạy đâm vào gốc cây bị chết, bèn khoét lỗ nơi thân ấy, cứ đứng đợi mãi để chờ xem có con thỏ nào dại dột đâm đầu vào ấy chết hay không. Xin ghi lại lời giải thích này như một điều tồn nghi!

160 Du Tịnh Ý tên thật là Du Đô, tự Lương Thần, sống vào thời Gia Tĩnh nhà Minh, học rộng tài cao, đỗ Tú Tài năm 18 tuổi. Đến tuổi trưởng thành, ông ta cùng mấy người bạn học lập ra Văn Xương Xã, tận lực thực hiện những thiện sự được dạy trong bài Âm Chất Văn của Văn Xương Đế Quân. Thế nhưng thi cử lận đận, thi mãi nhưng không đậu được Cử Nhân, Tiến Sĩ; sanh được năm đứa con trai, bốn đứa chết yểu, đứa con thứ ba năm tám tuổi chạy chơi trong làng, bị lạc mất. Ông còn sanh năm đứa con gái, nhưng chỉ còn sống được một. Vợ khóc con đến nỗi mù cả hai mắt. Mỗi đêm cuối năm, cảnh nhà nghèo túng, quạnh quẽ thê lương, ông than thở mình không có tội lỗi chi lớn, than là bị trời phạt bèn viết sớ tâu lên Táo Thần, cầu chuyển lên Thiên Đình. Làm như vậy mấy năm, không thấy cảm ứng gì. Đến năm bốn mươi bảy tuổi, tối Giao Thừa, vợ chồng và con gái đang ngồi trong nhà, thấy một ông lão đến xưng là họ Trương, đến hỏi chuyện, an ủi. Họ Du nhân đó kể lể nỗi niềm, ông Trương bèn cặn kẽ chỉ ra những khuyết điểm của họ Du: “Tuy làm lành, phóng sanh, nhưng chuộng hư danh, không thực chất, chỉ làm qua loa cho xong chuyện, cốt làm cho nhiều mà thôi, ăn nói bóng bẩy nhưng khắc bạc, gây thương tổn tình cảm người khác” v.v… rồi chỉ dạy cách ăn ở sao cho trọn vẹn tình nghĩa. Giảng giải xong, ông lão đi ra sau bếp, họ Du chạy theo thì ông lão đã biến mất, do vậy mới biết là Táo Quân hiện thân chỉ điểm. Câu chuyện này được ghi lại thành Du Tịnh Ý Công Ngộ Táo Thần Ký.

161 Số kiếp như số bụi vi trần.

162 Nhất Thiết Trí (Sarvajña) còn được phiên âm là Tát Bà Nhã Trí, tức trí đúng như thật hiểu rõ hết thảy các pháp tướng bên trong lẫn bên ngoài. Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa, quyển Hạ giải thích: “Trọn đủ vô lậu giới, thường tịnh giải thoát thân, tịch diệt chẳng nghĩ bàn, gọi là Nhất Thiết Trí”. Du Già Sư Địa Luận, quyển 38 giảng: “Trong hết thảy cõi, hết thảy sự, hết thảy phẩm, hết thảy thời trí vô ngại nên gọi là Nhất Thiết Trí”. Đại Trí Độ Luận giảng: “Về tổng tướng thì là Nhất Thiết Trí, biệt tướng là Nhất Thiết Chủng Trí, nhân là Nhất Thiết Trí, quả là Nhất Thiết Chủng Trí, nói lược là Nhất Thiết Trí, nói rộng là Nhất Thiết Chủng Trí. Nhất Thiết Trí là phá hết thảy sự vô minh tối tăm trong hết thảy các pháp, Nhất Thiết Chủng Trí là quán các pháp môn, phá các vô minh… Nhất Thiết Trí là chuyện của Thanh Văn, Duyên Giác, Đạo Trí là chuyện của Bồ Tát, Nhất Thiết Chủng Trí là chuyện của Phật”.

Vô Sư Trí (Anupadista-jñāna), tức trí thành tựu không nhờ vào sức của người khác, không đợi người khác dạy mà tự nhiên thành tựu. Trí huệ do tự mình chứng ngộ, như trí huệ do đức Phật tự chứng chẳng hạn, hoặc như bậc Duyên Giác, quán các pháp nhân duyên sanh diệt bèn chứng trí giác.


Каталог: Luan -> aqvstambien
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài
aqvstambien -> Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷 一

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương