Ấn Quang Pháp Sư



tải về 2.15 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.15 Mb.
#35519
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

84 Phục Hy: Còn được gọi là Bào Hy, hoặc Thái Hạo, theo truyền thuyết sống vào khoảng 8.000 hoặc 7.500 trước Công Nguyên, là một trong ba vị thánh vương (Tam Hoàng, tức Phục Hy, Hoàng Đế, Thần Nông) của Cổ Trung Hoa. Ông và bà Nữ Oa (có thuyết nói họ là anh em, nhưng thường được hiểu là vợ chồng) được coi là thủy tổ của nhân loại trong văn hóa Hoa Hạ. Theo đó, cả ông và Nữ Oa đều có nửa thân dưới là rắn. Ông ta đóng đô tại Uyển Khưu (nay là huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam). Theo thần thoại, Phục Hy lên đàn hình vuông, nghe tiếng gió thổi đến từ tám phía, bèn nghĩ ra Bát Quái.

85 Trong Kinh Dịch, mỗi quẻ có một lời giảng tổng quát ý nghĩa của quẻ ấy gọi là Thoán (彖). Lời giải thích ý nghĩa mỗi một Hào (爻, tức một vạch liền hoặc đứt) trong một quẻ gọi là Hào Từ (tương truyền do Châu Công soạn).

86 Kinh Dịch được chia thành hai phần: Thượng Kinh gồm 30 quẻ đầu, Hạ Kinh gồm 34 quẻ sau. Thập Dực (十 翼) có nghĩa là mười cái cánh. Đa phần các nhà chú giải cho rằng: Phần Thoán và phần Hào giống như con chim đã trọn vẹn hình rồi, thêm Thập Dực như chắp cánh thêm lông cho con chim được thêm toàn vẹn. Thời cổ, chữ Truyện có nghĩa là lời giải thích kinh điển. Thoán Truyện là lời giải thích cho rõ ý nghĩa phần Thoán Từ. Tượng Truyện là phần giải thích ý nghĩa của Tượng được biểu thị bởi mỗi quẻ (Đại Tượng), phần giải thích tượng của mỗi hào gọi là Tiểu Tượng. Theo cụ Nguyễn Hiến Lê, Tượng (象) có nghĩa là hình thái, như câu “tại thiên thành tượng, tại địa thành hình” (trên trời thành tượng, dưới đất thành hình); nó còn có ý nghĩa là biểu tượng như câu “Thiên thùy tượng, kiến cát, hung; thánh nhân tượng chi” (Trời hiện ra hình tượng, thấy điềm lành, điềm dữ, thánh nhân phỏng theo đó lập nên biểu tượng). Hệ Từ truyện thường được hiểu là phần giải thích chung cho mỗi quẻ và hào. Văn Ngôn Truyện là phần giảng về lời kinh văn, nhưng chỉ chú trọng vào ý nghĩa hai quả Thuần Càn và Thuần Khôn. Thuyết Quái Truyện giảng về ý nghĩa tám quẻ đơn (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Tự Quái Truyện giải thích về thứ tự các quẻ (lý do tại sao lại sắp các quẻ theo thứ tự đó). Tạp Quái Truyện giải thích linh tinh về một số quẻ.

87 “Nguyên thủy phản chung”: Phản là suy ngược lại, tìm đến tận cội nguồn. Pháp sư Nguyệt Khê giảng: “Nguyên thủy phản chung là truy ngược lại cái nguồn để biết sanh ra từ đâu, quay ngược lại xem xét chỗ kết thúc để biết vì sao chết”. Giáo sư Cái Kiến Dân lại giảng “nguyên thủy phản chung” là truy xét đến tận nguồn gốc sự vật từ ban đầu cho đến kết thúc. Tổng hợp hai cách giải thích này thì “nguyên thủy phản chung” là cách suy luận dựa trên tình trạng nguyên sơ của sự vật và tình trạng lúc chung cục của chúng để quy nạp lại mà phán đoán, nhận định.

88 Theo chương Nội Nghiệp trong sách Quản Tử thì “tinh khí” phải hiểu là “hồn thần”. Trịnh Huyền giảng câu “Tinh khí vi vật, du hồn vi biến” như sau: “Tinh khí là thần, du hồn là quỷ”. Tức là: Quỷ thần là hình thái do tinh khí biến hóa ra. Sách Lễ Ký cũng giảng: “Thể phách tụ xuống đất thành quỷ, bốc lên không thành thần. Những thứ này có tri giác, hưởng thụ nhân gian cúng tế”. Hàn Khang Bạch đời Tấn còn đi xa hơn, chú giải rằng: “Khí tụ lại hiển hiện thành vật chất là Thần, phân tán, ẩn kín thì gọi là Hồn”. Trang Tử, Liệt Tử đều cho rằng Tinh Khí phải hiểu là hình hài thể chất (do đó về sau Đạo Gia chủ trương con người gồm ba phần là Tinh - Khí - Thần), còn du hồn (linh hồn lãng đãng vô định) chính là tinh thần. Nói cách khác, đạo Nho, đạo Lão thừa nhận con người gồm hai phần là tinh thần và vật chất, vật chất (tức thể xác) có biến đổi, hư hoại, nhưng tinh thần còn tồn tại. Thế mà Tống Nho lại chủ trương con người chết đi, thể xác đã diệt mất, thần hồn cũng phiêu tán, không còn đời sau nữa!

89 Theo Tứ Thư Bạch Thoại Giải Thích, chữ Thân (親) trong “thân dân” đúng ra phải đọc là Tân (新) vì thời cổ không phân biệt giữa chữ Thân và Tân. Theo sách ấy, “thân dân” là làm cho dân chúng ngày một đổi mới, tiến bộ không ngừng.

90 Châu Dịch tức kinh Dịch. Người Trung Hoa tin kinh Dịch đã có từ đời Hạ, Châu Văn Vương chỉ chỉnh lý, biên soạn, hoàn thiện; do đó kinh Dịch được lưu hành hiện thời thường gọi là Châu Dịch để phân biệt với Liên Sơn Dịch của nhà Hạ và Quy Tàng Dịch của nhà Thương.

91 Cơ Tử chính là chú của vua Trụ, giữ chức Thái Sư, được phong ở đất Cơ, nên gọi là Cơ Tử. Do thấy Trụ Vương sử dụng đũa bằng ngà, mâm vàng, chén ngọc, xa xỉ quá mức, nên hết lời can gián, bị Trụ Vương giam vào ngục. Khi Châu Vũ Vương diệt nhà Thương, Cơ Tử được thả, những lời nghị luận của ông về đạo trị nước với Châu Vũ Vương được ghi trong thiên Hồng Phạm của sách Thượng Thư (kinh Thư). Hồng Phạm (洪範) có nghĩa là khuôn mẫu lớn lao, thiên Ngũ Hành Chí trong sách Hán Thư giảng: “Vua Vũ trị hồng thủy (lụt lớn), được ban Lạc Thư, [trong ấy] trình bày pháp này, tức là Hồng Phạm vậy”. Trong thiên sách Hồng Phạm, Cơ Tử bảo Châu Vũ Vương do vua Vũ trị thủy có công, Thượng Đế bèn ban cho Hồng Phạm Cửu Trù (chín mối đại pháp). Ngoài những quan điểm về Ngũ Hành, thiên sách này còn trình bày những đại pháp trị dân hết sức độc đáo như Chánh Trực, Cang Khắc (chế ngự dân chúng bằng biện pháp cứng rắn), Nhu Khắc (cai trị dân bằng biện pháp mềm dẻo).

92 Do hai chữ này thời cổ đọc âm gần giống nhau nên thường dùng lẫn cho nhau theo lối Giả Tá.

93 Lý Học là học thuyết giải thích Nho giáo theo quan điểm của Trình Di và Châu Hy. Học thuyết này cho Lý là nguyên khởi của vũ trụ (do nhìn từ góc độ khác nhau mà có danh xưng khác nhau như Trời, Thượng Đế, Đạo v.v…), Lý là bản tánh trời sanh của từng cá nhân. Do lòng ham muốn riêng tư mà con người quên mất Lý này. Vì thế, phải trừ khử dục vọng, trở về với Lý gọi đó là “thiên nhân hợp nhất” (trời - người hợp nhất). Lý biểu hiện dưới dạng vật chất hữu hình thì gọi là Khí. Như vậy, Lý của họ chỉ là vay mượn khái niệm Phật Tánh, Như Lai Tánh, Pháp Thân của Phật giáo mà thôi! Hoặc nói cách khác, Lý - Khí của họ chỉ là cách gọi tên khác của chữ Thể và Dụng trong Phật giáo.

94 “Triêu càn tịch dịch” vốn là một thành ngữ phát xuất từ một câu nói trong sách Châu Dịch: “Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược lệ, vô cữu” (Quân tử suốt ngày từ sáng đến tối cẩn thận dè dặt, không có chút coi thường, chểnh mảng nào, nên không lầm lỗi). Do vậy, “triêu càn tịch dịch” có thể hiểu là luôn cố gắng cẩn thận, giữ gìn, không coi thường, buông lung ý niệm.

95 Kế thiên lập cực” là một thành ngữ hiểu theo nghĩa đen là kế thừa ngôi vua, do vua được xưng tụng là thiên tử (con trời), ngôi vị cao nhất trong vạn dân, nên gọi là “kế thiên lập cực”. Hiểu theo nghĩa rộng, “kế thiên lập cực” là kế thừa đạo trời, dự vào ngôi vị cao cả, tức ngôi vị thánh nhân, thuận theo mạng trời, được vạn dân ngưỡng vọng.

96 Chúng tôi dịch câu này theo cách diễn giảng của Khổng An Quốc, trích dẫn bởi Hà Yến và Hình Bỉnh trong cuốn Luận Ngữ Chú Sớ. Câu nói này lấy từ thiên Đại Vũ Mô trong sách Thượng Thư.

97 Cừ Bá Ngọc: Tên thật là Cừ Viện, Bá Ngọc là tên tự, vốn giao du thân thiết với Khổng Tử. Ông là người nước Vệ, nổi tiếng là người hiền, giữ lễ, làm đại phu dưới thời Vệ Linh Công, ông thường được coi như học trò của Khổng Tử. Một buổi nọ, Vệ Linh Công và phu nhân tên Nam Tử đang ngồi trong cung bỗng nghe tiếng xe lăn bánh đến gần cửa cung, đột nhiên tiếng xe im bặt. Bà Nam Tử nói: “Người ngồi xe đến đây chắc chắn là Cừ Bá Ngọc!” Vệ Linh Công ngạc nhiên: “Sao bà biết?” Nam Tử trả lời: “Phàm người hiền giữ lễ, đến trước cửa nhà vua ắt phải xuống xe đi bộ vào, đang cưỡi ngựa thấy người hiền phải xuống ngựa chào hỏi”. Cừ Bá Ngọc là một người trong số Thất Thập Nhị Hiền được thờ phối hưởng với Khổng Tử ở Văn Miếu.

98 Phù du (đôi khi còn được gọi là “con vờ”) là tên gọi chung của hơn hai trăm loài côn trùng nhỏ thuộc họ Ephemeroptera. Chuồn chuồn cũng thuộc họ này, nhưng tuổi thọ không quá ngắn ngủi như những con phù du. Đa phần những con phù du khá giống chuồn chuồn, nhưng nhỏ hơn. Loài ấu trùng của chúng (naiad) sống trong những vũng nước ngọt cả năm trời, đến khi lột xác bay lên thành phù du chỉ sống được vài giờ. Có loài như chuồn chuồn thì sống được vài ngày.

99 Thập Tín hậu tâm: Sau khi đã chứng nhập viên mãn mười địa vị thuộc Thập Tín.

100 Hạ Chí là một trong hai mươi bốn tiết khí của Âm lịch. Nhằm hôm đó, ngày dài nhất, đêm ngắn nhất tại Bắc Bán Cầu. Ngày này được coi như ngày mở đầu cho mùa Hạ. Hạ Chí thường rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng Sáu Dương lịch. Theo cách giải thích trong Dịch Học, Chí là cực điểm, Nhất Âm khởi đầu từ mùa Hạ (“Hạ chí, nhất âm sanh; Đông chí, nhất dương sanh”), hàm nghĩa: “Đến lúc này, khí Dương đã đạt đến cực điểm, bắt đầu suy vi, nên khí Âm lấn lên, Âm trưởng, Dương hao vậy!” Tương tự, Đông Chí bắt đầu vào ngày 21, 22 tháng 12, tượng trưng cho khí Âm đã đến cực điểm, bắt đầu suy vi, Âm hao, Dương trưởng!

101 Tiết Lập Xuân dao động từ mồng Ba đến mồng Năm tháng Hai Dương lịch, ngày Tết thường rơi vào từ cuối tháng Giêng cho đến cuối tháng Hai Tây, tùy theo cách tính năm nhuận.

102 Vào thời Minh - Thanh, Sinh Viên chính là người đỗ cuộc thi khảo hạch tại phủ huyện, tức tương ứng với danh hiệu Tú Tài trong các đời trước.

103 Diêm La Vương (Yama-rāja) chính là vị chủ tể cõi Âm. Theo Du Già Sư Địa Luận, Diêm La Vương do những vị Bồ Tát hóa hiện để giáo huấn tội nhân. Theo Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân Kinh, Đại Phương Quảng Thập Luân Kinh, Địa Tạng Bồ Tát cũng hóa hiện thân Diêm Vương để độ chúng sanh. Người Trung Quốc tin rằng: Diêm Vương giữ sổ sanh tử, người chết sẽ đến trước mặt Diêm Vương để bị xét xử tội lỗi. Có mười vị Diêm Vương cai quản địa ngục, tức Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Biện Thành Vương, Thái Sơn Vương, Đô Thị Vương, Bình Đẳng Vương và Chuyển Luân Vương. Phật môn Trung Hoa cho rằng Đệ Ngũ Điện Diêm La Vương chính là hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát. Theo đó, người chết đến ngày thứ ba mươi lăm sẽ đến Ngũ Điện thuộc Khiếu Hoán địa ngục. Khi vong hồn những kẻ tích cóp tài sản, tham lam, bạc ác đến trước Ngũ Điện Diêm La Vương, sẽ được đưa lên Nghiệt Kính Đài (Vọng Hương Đài) cho thấy rõ tình hình của người thân còn sống đang phung phí, phá tán tài sản của người đã mất.

104 Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948) là một chính trị gia và lãnh đạo tinh thần của Ấn Độ, có công hướng dẫn dân Ấn đấu tranh bất bạo động giành độc lập cho Ấn Độ từ tay Anh quốc. Ông thường được gọi là Mahatma Gandhi. Từng tốt nghiệp Luật Sư, ông đã áp dụng sự đối kháng hòa bình vào cuộc đấu tranh tại Nam Phi. Trong vai trò lãnh đạo đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress), với chủ thuyết bất bạo động, ông đã liên kết được mọi phần tử khác biệt chính kiến, tôn giáo, giai cấp trong xã hội Ấn Độ để chung sức tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Tuy thế, khi Ấn Độ giành được độc lập, do sự bất đồng chính kiến và tranh giành quyền lực giữa những phe phái tín đồ Ấn giáo và Hồi giáo, Pakistan đòi tách khỏi Ấn Độ. Một tín đồ Ấn Giáo cuồng nhiệt thuộc nhóm quá khích Ấn giáo Mahsabha là Nathuram Godse đã ám sát Gandhi vì cho rằng chính ông ta đã nhu nhược nhượng bộ trước sự đòi hỏi phân ly của Pakistan. Gandhi từng chống đối hàng nhập cảng của Anh, nên đã hướng dẫn một đoàn người đi bộ ra tận biển khơi lấy nước biển làm muối khi thực dân Anh đánh thuế muối, cũng như tự quay xa, kéo sợi dệt vải lấy để khỏi phải dùng vải nhập cảng từ Anh.

105 Cử nghiệp là lối học chỉ nhằm mục đích thi đậu ra làm quan, chú trọng luyện tập văn chương sao cho phù hợp với yêu cầu làm bài thi như văn sách, chiếu, biểu, thơ, phú v.v…, chứ không chú trọng hiểu biết ý nghĩa giáo dục của thánh hiền để tu dưỡng bản thân.

106 Đại Điên Bảo Thông (732-824), người xứ Dĩnh Châu, họ Trần, pháp hiệu Bảo Thông, tự đặt hiệu là Đại Điên Hòa Thượng. Trong niên hiệu Đại Lịch, Sư theo học với ngài Dược Sơn Duy Nghiễm, rồi qua Nam Nhạc tham yết ngài Thạch Đầu Hy Thiên, đại ngộ tông chỉ, được nối pháp Tào Khê. Sư dựng Linh Sơn thiền viện tại dưới rặng Tây U ở Triều Châu, ra vào thường có cọp đi theo, môn nhân hơn ngàn người. Lúc ấy, Đường Hiến Tông thờ phụng xá-lợi trong cung, cảm được xá-lợi phóng quang, quần thần dâng biểu chúc mừng, riêng Hàn Dũ lại dâng sớ can vua đừng mê tín đạo Phật, đòi đốt kinh Phật, dẹp chùa, đuổi Tăng về làm dân. Vua tức giận, đày Hàn Dũ đi Triều Châu. Tới Triều Châu, nghe danh Đại Điên, Hàn Dũ bèn mời tới, giữ lại hơn mười ngày, định dùng lời lẽ đánh bại Sư. Rốt cuộc, Hàn Dũ hết sức khâm phục Sư, thường lui tới hỏi đạo, tà kiến báng Phật cũng giảm dần. Sư từng tự chép kinh Kim Cang một ngàn năm trăm biến, chép Pháp Hoa, Duy Ma mỗi kinh ba mươi bộ. Trước thuật gồm hai bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thích Nghĩa và Kim Cang Kinh Thích Nghĩa. Tháp Sư được dựng bên chùa. Cuối đời Đường, quân giặc phá tháp, thấy xương sọ đã tiêu hết, chỉ còn lưỡi vẫn tươi nhuận như khi còn sống, bèn chôn đàng hoàng, gọi là Ế Thiệt Trủng (mồ chôn lưỡi). Đến niên hiệu Chí Đạo đời Tống, người trong vùng lại đào lên, chỉ thấy lưỡi vẫn còn, bèn chồng đá dựng tháp, đặt tên là Thiệt Kính Tháp (Tháp gương lưỡi).

107 Minh Giáo Đại Sư chính là ngài Khế Tung (1007-1072), một vị cao tăng thuộc tông Vân Môn sống vào đời Tống, quê ở Đàm Tân, Đằng Châu (nay là huyện Đằng tỉnh Quảng Tây), tự Trọng Linh, hiệu Tiềm Tử. Sư xuất gia năm bảy tuổi, mười ba tuổi được thế phát, thọ giới, mười chín tuổi đi tham học khắp nơi, đầu thường đội tượng Quán Âm, mỗi ngày trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát mười vạn câu. Về sau, Sư đắc pháp nơi thiền sư Hiểu Tông thuộc tông Tào Động. Sư đọc trọn khắp các kinh điển, sách vở, rất giỏi văn chương, thường nhấn mạnh thuyết “Nho - Phật nhất trí”. Khi Âu Dương Tu cực lực bài xích đạo Phật, dùng những lời lẽ báng Phật để mê hoặc Tống Nhân Tông, Sư soạn Phụ Giáo Biên dâng lên vua, vua đọc xong hết sức khâm phục, sai Hàn Kỳ đưa cho Âu Dương Tu coi. Họ Âu kinh ngạc, nói: “Không ngờ trong Tăng chúng có được người như thế?” bèn xin Hàn Kỳ cho gặp mặt. Khi gặp Sư, Âu Dương Tu cật vấn suốt cả ngày, bị Sư hoàn toàn khuất phục, từ đó không báng Phật nữa. Ngoài bộ luận Phụ Giáo Biên nổi tiếng ra, Sư còn trước tác những cuốn Truyền Pháp Chánh Tông Định Tổ Đồ, Truyền Pháp Chánh Tông Ký v.v… Những trước tác của Sư được Tống Nhân Tông hết sức ngưỡng mộ, hạ lệnh đưa vào Đại Tạng, ban tặng cho Sư ca-sa tía và ban hiệu là Minh Giáo đại sư. Sau khi Sư thị tịch tại chùa Linh Ẩn vào năm Hy Ninh thứ năm (1072), môn nhân thâu thập những ngữ lục của Sư soạn thành bộ Đàm Tân Văn Tập, 20 quyển

108 Hai ông Trình là anh em Trình Di, Trình Hạo, Trương là Trương Tải, Châu là Châu Hy, đều là những nhà sáng lập ra Lý Học. Mậu Thúc là tên tự của Châu Đôn Di, cũng là một nhà Lý Học.

109 Ma Ni (Mani) gọi đủ là Chân Đà Ma Ni (Cintāmani), còn được phiên âm là Chấn Đà Mạt Ni, dịch nghĩa là Như Ý Bảo Châu, Như Ý Châu, hoặc Như Ý Ma Ni, Vô Giá Bảo, đều có nghĩa là một viên ngọc quý có thể thỏa mãn mọi ước vọng. Kinh luận chép có nhiều loại Ma Ni, chẳng hạn như Đại Tỳ Bà Sa Luận nói có 102 loại Ma Ni như Quang Minh Ma Ni, Thanh Thủy Ma Ni, Phương Đẳng Ma Ni, Nguyệt Tràng Ma Ni, Diệu Tạng Ma Ni, Đại Đăng Ma Ni v.v… Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh nêu tên của bốn mươi bảy loại Ma Ni như Tỳ Lăng Già Ma Ni, Phạm Thiên Quang Tràng Ma Ni v.v… Pháp tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn của đức Quán Âm cũng cầm hai viên Ma Ni: Nhật Tinh Ma Ni và Nguyệt Tinh Ma Ni.

110 Vật ngô dữ dã”. Trong nguyên bản, sau chữ Dữ có chú thích “與,友也” (Dữ, hữu dã: Dữ là bạn bè). Chúng tôi dịch câu này theo cách giải thích trong sách Tứ Thư Giảng Yếu. Trộm nghĩ, “vật ngô dữ dã” là “loài vật là bạn bè của ta” và “loài vật giống như ta” theo cách giải thích của Tứ Thư Giảng Yếu ý nghĩa không khác nhau cho lắm. Chúng tôi vẫn giữ theo cách giải thích của Tứ Thư Giảng Yếu cho nhất quán.

111 Thiên thần địa kỳ: Thần trên cõi trời gọi là “thiên thần”, thần cai quản cõi đất được gọi chung là “địa kỳ”.

112 Hâm hưởng: Quỷ thần hưởng thụ vật cúng bằng cách ngửi mùi thì gọi là “hâm hưởng”.

113 Ngũ Luân: Năm mối quan hệ trọng yếu giữa người với người: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.

Bát đức: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.



114 Tử Cần là con trai của cư sĩ Phương Thánh Chiếu.

115 Tổng Trì (Dhāranī), còn dịch là Đà Ra Ni, Năng Trì, Năng Giá (có khả năng ngăn che), đều có nghĩa là huệ lực có khả năng gìn giữ, ghi nhớ hết thảy vô lượng Phật pháp chẳng quên mất. Hiểu theo nghĩa rộng, Tổng Trì có nghĩa là khả năng ghi nhớ không quên mất. Từ một nghĩa, một pháp có thể liên tưởng, nhớ được hết thảy pháp, hết thảy nghĩa, không quên mất, không sai sót. Theo Đại Trí Độ Luận, Tổng Trì gồm có bốn loại là Văn Trì Đà Ra Ni (năng lực nghe không quên mất), Phân Biệt Tri Đà Ra Ni (năng lực phân biệt biết hết thảy tà - chánh, tốt - xấu), Nhập Âm Thanh Đà Ra Ni (khả năng nghe hiểu hết thảy mọi ngôn ngữ âm thanh, nhưng không đắm trước, sân hận), Tự Nhập Môn Đà Ra Ni (nghe những chú ngữ bí mật liền có thể thông đạt Thật Tướng hết thảy các pháp). Du Già Sư Địa Luận lại nêu lên bốn loại khác là Ngữ Đà Ra Ni, Chú Đà Ra Ni, Nhẫn Đà Ra Ni và Nghĩa Đà Ra Ni. Do có nhiều loại Tổng Trì nên kinh luận thường nói là “vô lượng tổng trì môn”. Đại Tổng Trì là thông đạt bốn môn Tổng Trì nói trên.

116 Tào Lỗ Xuyên là một vị cư sĩ sống cùng thời tổ Liên Trì. Khi tác phẩm A Di Đà Kinh Sớ Sao của đại sư Liên Trì được phổ biến trong cõi đời, Tào Lỗ Xuyên đôi ba phen cật vấn, cho là Tổ phế bỏ Tam Tạng kinh điển, coi căn khí của mọi người đều hèn kém như nhau, buộc tất cả mọi người đều phải tu pháp thiển cận, lên án Tổ coi thường kinh Hoa Nghiêm, đề cao kinh Di Đà quá đáng, toan dùng pháp môn Tịnh Độ chèn ép các tông khác, coi thường chư Phật, chỉ đề cao riêng mình Phật Di Đà v.v…

117 Điện Hàm Nguyên là tiền điện của cung Đại Minh thuộc kinh đô Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây) đời nhà Đường. Căn cứ trên phế tích và những di vật được khai quật, người ta biết điện này hùng vĩ và tráng lệ hơn điện Thái Hòa thuộc Tử Cấm Thành Bắc Kinh đời Minh rất nhiều. Do được dùng chủ yếu để thiết đại triều, nên trong điện Hàm Nguyên tập trung mọi thứ quý báu, hoa mỹ nhất của đế quốc Đại Đường.

118 Trụ Trì Tam Bảo là một trong ba loại Tam Bảo, hiện diện trong thế gian để duy trì Phật pháp, gồm tượng Phật, hình Phật là Phật Bảo, kinh sách là Pháp Bảo, Tăng chúng xuất gia là Tăng Bảo.

119 Nhất Thể Tam Bảo, còn gọi là Đồng Thể Tam Bảo, Đồng Tướng Tam Bảo. Tuy phân thành ba ngôi, nhưng vốn cùng một thể nên gọi là Nhất Thể. Nếu giải thích chi tiết hơn thì:

1) Luận trên mặt Sự, Phật thể mang ý nghĩa giác chiếu là Phật Bảo. Phật đức mang tác dụng làm khuôn mẫu (quỹ pháp) nên là Pháp Bảo, đã dứt hết những sự tranh cãi, trái nghịch nên là Tăng Bảo. Ba nghĩa này tuy khác, nhưng xét về mặt bản thể của mỗi đức lại chẳng khác nên gọi là Nhất Thể. Đây là giáo nghĩa được tuyên dương bởi các bộ luận Thành Thật, A Tỳ Đàm cũng như các kinh luận Đại Thừa.

2) Luận trên phương diện phá tướng và “bản thể vốn là không” thì Sự tuy có sai khác, nhưng Thể đều không, nên gọi là Nhất Thể. Giáo nghĩa này chỉ hạn cuộc trong giáo pháp Đại Thừa.

3) Luận trên thực tế, tuy Tam Bảo khác biệt nhưng đều lấy thực tánh làm Thể nên gọi là Nhất Thể. Đây cũng là một giáo nghĩa chuyên biệt của Đại Thừa. Hoa Nghiêm Kinh Khổng Mục Chương, quyển hai, giảng: “Đồng Tướng Tam Bảo nghĩa là đồng một pháp tánh Chân Như, có ba nghĩa khác biệt là giác nghĩa, quỹ pháp nghĩa (khuôn phép), hòa hợp nghĩa, nên gọi là Tam Bảo”.



120 Giới ở đây là pháp giới. Giáo pháp của kinh Hoa Nghiêm đã vượt ra ngoài mười pháp giới nên gọi là “nằm ngoài các giới”.

121 Hóa thành: Cái thành được biến hóa ra. Đây là một thí dụ được nói trong phẩm Hóa Thành Dụ của kinh Pháp Hoa: Một người dẫn đường (đạo sư) dẫn mọi người đến chỗ có kho báu (bảo sở), đường xa gian nan, nguy hiểm, mọi người ngã lòng, muốn quay về, người dẫn đường bèn dùng thần thông hóa ra một cái thành lớn lao, tốt đẹp để mọi người vào đó, nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe rồi mới bảo cho mọi người biết đấy chỉ là hóa thành, chỗ có kho báu rất gần, hãy mạnh mẽ lên đường. Cũng vậy, các quả vị thuộc Tiểu Thừa giống như hóa thành do Phật phương tiện bày ra để người tu chứng đắc hòng làm cơ sở tấn tu đạo Nhất Thừa.

122 Tứ Giáo: Bốn loại lớn trong cách phân chia giáo pháp theo tông Thiên Thai, tức Tạng, Thông, Biệt, Viên.

123 Tình là những cảm xúc, ý niệm chấp trước, phân biệt, yêu - ghét, lợi - hại v.v… của chúng sanh, đôi khi còn gọi là “tình thức”. Tình kiến là những sự hiểu biết, nhận định dựa theo những cảm xúc, ý nghĩ, ý niệm phân biệt chấp trước ấy.

124 Khai Quyền hiển Thật: Chỉ ra những pháp đã lập trước kia là quyền biến, chưa thật sự là Nhất Thừa, dạy rõ pháp Nhất Thừa “hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật, không có ba thừa, ba thừa chỉ là giả lập tùy theo căn cơ để cuối cùng dẫn dắt chúng sanh về một Phật thừa”. Khai Tích hiển Bổn: Chỉ rõ đâu là những sự thị hiện, chỉ rõ sự thật nơi quả địa. Chẳng hạn, Phật Thích Ca thị hiện thành tám tướng thành đạo trong cõi Sa Bà, thọ mạng tám mươi năm, nhằm khích lệ chúng sanh căn cơ hạ liệt tấn tu, hướng về Phật quả, đó là Tích. Theo như phẩm Thọ Lượng đã dạy: Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành Phật từ rất lâu, thị hiện thành Phật trong các thế giới khác, trong mỗi cõi thị hiện dưới danh hiệu khác, thọ mạng khác biệt, dùng những Phật sự khác biệt để thành tựu chúng sanh. Đó là Bổn.

125 “Phù luật đàm thường”, còn gọi là “phù luật thuyết thường” là một dụng ngữ của tông Thiên Thai nhằm mô tả giáo thuyết của kinh Niết Bàn. Theo đó, đức Phật thương xót kẻ độn căn đời Mạt dễ khởi lên tri kiến đoạn diệt, hủy phá giới pháp, quên mất giáo thừa, cho Như Lai là vô thường, ham thích đọc tụng sách vở, kinh điển của ngoại đạo, nên đánh mất cả giáo pháp lẫn giới luật. Vì thế, trong kinh Niết Bàn, đức Phật giảng giải cặn kẽ giới luật để phù trợ giới môn (phù luật), cũng như nói đến lý Phật tánh thường trụ (đàm thường) nhằm phụ trợ giáo thừa.

126 Tích Sa Bản hay còn gọi là Tích Sa Tạng, gọi đầy đủ là Tích Sa Diên Thánh Viện Bản, là một trong năm loại bản in Đại Tạng Kinh thuộc đời Tống (Đại Tạng Kinh được tập thành và tu chỉnh trong nhiều đời. Hiện thời, tuy bản Càn Long Đại Tạng Kinh được coi là bản hoàn chỉnh nhất của Đại Tạng Kinh Trung Hoa, nhưng đa phần các bản in Đại Tạng Kinh đều căn cứ vào bản đời Tống. Ngay cả Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh - bản được coi là tiêu chuẩn của Đại Tạng Kinh Hán truyền hiện thời - cũng chủ yếu dựa vào bản đời Tống). Vào Đoan Bình nguyên niên (1234) đời Tống Lý Tông nhà Nam Tống, có thuyết nói là vào năm Bảo Khánh thứ nhất (1225), Triệu An Quốc, Pháp Âm, Hoằng Đạo v.v… đứng ra quyên mộ, khắc in Đại Tạng Kinh tại chùa Diên Thánh Viện ở phủ Bình Giang (thuộc Ngô huyện, tỉnh Giang Tô). Diên Thánh Viện về sau đổi tên thành Tích Sa Thiền Viện, nên bản in này được gọi là Tích Sa Tạng hay Tích Sa Bản. Cho mãi đến năm Chí Trị thứ hai (1322) đời Nguyên Anh Tông mới in xong, gồm 1.532 bản kinh, được chia thành 6.362 quyển.

Каталог: Luan -> aqvstambien
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài
aqvstambien -> Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷 一

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương