NỤ CƯỜi trong cung lòng thiên chúa radio Veritas NỤ CƯỜi trong cung lòng thiên chúA 100 Câu Chuyện Vui Gợi Ý Suy Tư Và Cầu Nguyện



tải về 1.01 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.01 Mb.
#37975
1   2   3

CÂU CHUYỆN 53

Cuộc Ðời Chứng Nhân
Một chàng thanh niên trẻ tuổi đi lính thời đệ nhất thế chiến, vẫn thường xuyên tiếp tục quì gối đọc kinh vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và làm dấu thánh giá trước mỗi bữa ăn.
Các bạn đồng ngũ chế diễu hành vi đạo đức của chàng. Rồi một buổi tối nọ, họ bắt một con rắn bỏ dưới gối chàng thanh niên. Chàng thanh niên vừa làm dấu Thánh Giá, bỗng con rắn từ trong gối bò ra phóng xuống đất và chuồn đi, trong khi đó chàng thanh niên nhảy bổ lên vì sợ hãi.
Ít lâu sau, một người bạn đồng ngũ tìm được cỗ tràng hạt của chàng. Hắn cầm tràng hạt trong tay giơ lên cao trước mặt các bạn lính rồi ngạo nghễ thách đố là sẽ đấm bể mặt anh nào dám nhận tràng hạt đó.
Chàng thanh niên kia không chút sợ hãi, điềm nhiên đến trước mặt anh bạn và nói:
- Cho tôi xin lại. Tràng hạt đó là của tôi.
Anh lính kia nhào tới định đấm vào mặt chàng thanh niên. Nhưng một người bạn khác nhảy tới cản lại.
Qua tấm gương lành nhẫn nhục, tha thứ của chàng thanh niên này, ít lâu sau, cả hai anh lính kia đều bắt đầu tìm hiểu, học hỏi và tin theo đạo Công Giáo.

*

* *



Với lòng can đảm, nhẫn nhục và quảng đại tha thứ, người lính trẻ trên đây đã nói lên cách cụ thể tình yêu Chúa Kitô là gì và Ngài là ai trong đời sống của chàng. Nhờ tấm gương sáng đó các lính bạn đã được ơn nhận biết và tin vào Chúa Giêsu.
Thánh Giacôbê nhắn nhủ chúng ta rằng, một đức tin đích thực sống động phải diễn tả ra bằng việc làm. Ðức tin không có việc làm là một đức tin đã chết tận gốc rễ.
Người Kitô hữu tin vào tình yêu Chúa Kitô, tin vào bản thân Ngài. Niềm tin ấy không chỉ là một hạt giống gieo trong lòng họ rồi nằm yên đấy. Một niềm tin như thế có lẽ chẳng ích lợi gì cho chính mình hay cho bất cứ ai.
Ðức tin của chúng ta cần phải trổ sinh hoa trái bằng việc làm để mọi người có thể hiểu được thế nào là tình yêu mà chúng ta tin, có thể nhận ra khuôn mặt của Ðấng mà chúng ta suy phục, tôn thờ.
Ðời sống đức tin phải là một đời sống chứng tá. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã dạy: "Chúng con sẽ làm chứng". Và Ngài đã sai các tông đồ, các môn đệ, tất cả những ai tin vào Ngài đi làm chứng cho Ngài khắp nơi.

----------------------------------------
CÂU CHUYỆN 54

Hai Trái Tim Vàng
Mẹ Têrêsa thuật lại câu chuyện sau đây:
"Ngày kia, một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và tặng cho chúng tôi một số tiền lớn, bảo là để đóng góp vào chi phí mua thức ăn cho những người nghèo.
Calcutta, mọi người đều biết là mỗi ngày tất cả các cơ sở dòng Nữ Tử Bác Ái của chúng tôi phải cung cấp thực thẩm cho khoảng chín ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng số tiền họ tặng vào mục đích trên".
Sau khi giải thích, mẹ Têrêsa kể tiếp:
"Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
- Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?
Họ trả lời:
- Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới để tặng những người không được may mắn như chúng con".
Mẹ Têrêsa cắt nghĩa:
"Ở Ấn Ðộ, đối với một người Hin-đu thuộc giai cấp thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là một điều nhục nhã. Vì thế, chắc chắn mọi người, nhất là những thân nhân họ hàng của đôi vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là một việc làm gây tủi hổ cho cả hai gia đình, đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi:
- Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, chúng con không sợ rằng việc làm như thế sẽ làm phật lòng cha mẹ và họ hàng sao?
Hai bạn trẻ ấy trả lời:
- Chúng con yêu nhau tha thiết. Vì thế chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào.

*

* *



May mắn thay! Giữa lúc có biết bao con người tham lam, ích kỷ, dường như chỉ biết có tiền bạc, danh lợi, lạc thú, thì thế giới này vẫn không thiếu những tấm lòng vàng, những con tim cao cả. Họ có mặt khắp nơi, trong mọi tầng lớp xã hội, mọi đoàn thể, tôn giáo.
Những con người biết can đảm chấp nhận hy sinh, biết quảng đại trao ban cả đến hạnh phúc riêng tư, cả đến bản thân mình, những con người ấy đang góp phần làm cho thế giới này thêm tốt đẹp hơn.
Riêng người Kitô hữu chúng ta, như Chúa Giêsu quả quyết: "Chúng con là ánh sáng thế gian", chúng ta sẽ làm gì để thế gian bừng sáng lên ánh sáng của tình thương và hy vọng?
---------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 55

Một Giấc Mơ
Vào cuối thế kỷ 19, một vị giám mục đến thăm một trường công giáo ở một thành phố miền đông Hoa Kỳ. Ngài được mời ngụ tại nhà của chính ông hiệu trưởng, một giáo sư lý hóa có đầu óc phóng khoáng.
Ông hiệu trưởng tổ chức một bữa tiệc để khoản đãi vị giám mục. Ông mời ban giáo sư đến để gặp gỡ giám mục và để học hỏi kinh nghiệm từ một con người nổi tiếng là khôn ngoan và đạo đức.
Sau bữa ăn, mọi người bàn đến viễn ảnh của năm 1900. Xem ra vị giám mục không tỏ ra lạc quan lắm về những gì sẽ xảy đến vào năm 1900. Ngài cho rằng tất cả mọi sự trong thiên nhiên đã được khám phá. Do đó, có lẽ con người không còn gì để phát minh nữa.
Một cách lịch sự, ông hiệu trưởng bác bỏ ý kiến của vị giám mục. Ông cho rằng nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của những phát minh rạng rỡ nhất.
Vị giám mục cười hỏi:
- Thế thì, theo ông, đâu sẽ là phát minh lớn nhất của thế kỷ 20?
Ông hiệu trưởng trả lời không chút do dự:
- Trong năm mươi năm nữa nhân loại sẽ bay được.
Nghe vậy, vị giám mục bật cười bảo:
- Ông thật là mơ mộng. Nếu Thiên Chúa muốn cho con người bay thì tất Ngài đã cho con người đôi cánh. Bay lượn trên không trung là chuyện của chim chóc và các thiên thần mà thôi.
Ông hiệu trưởng đã nghĩ đến chuyện bay của con người trong câu chuyện trên đây chính là ông Rai-tơ. Ông có hai người con là Vin-bơ Rai-tơ va Oc-vin Rai-tơ. Sau này chính hai người con này đã sáng chế ra chiếc máy bay đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm 1903-1904.

*

* *



Có một giấc mơ để đeo đuổi, đó là sức mạnh giúp con người có thể thành công và kiên trì trong cuộc sống.
Trong đời sống đức tin cũng thế, xem ra người tín hữu cũng đeo đuổi một giấc mơ.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh Don Boscô đã mơ được chăm sóc và hướng dẫn các trẻ em lang thang nơi đầu đường xó chợ.
Mục sư Luther King cũng đã từng mơ ước một ngày nào đó, con cái của những người nô lệ da đen sẽ được ngồi đồng bàn với con cái của những người chủ nhân da trắng. Cả cuộc đời ông là một cuộc tranh đấu không ngừng cho đến giọt máu cuối cùng để thực hiện giấc mơ ấy.
Riêng mẹ Têrêsa thành Calcutta cũng đã có lần mơ được lên tới cổng thiên đàng. Nhưng khi thấy thánh Phêrô không cho những người khốn khổ cùng được vào thiên đàng, thì mẹ đã trở lại trần gian để tranh đấu cho tới khi nào những người cùng khổ cũng được vào nơi vĩnh phúc.
Ðâu là giấc mơ của chúng ta?
Ðâu là động lực khiến chúng ta tiêu hao tất cả cuộc sống?
Ðâu là lẽ sống của đời chúng ta?
------------------------------

CÂU CHUYỆN 56

Sống Cho Một Lời Thề
Một người lính kỵ mã, sau khi tham dự một trận thánh chiến thành công tại Giêrusalem, đã làm một lời thề. Anh thề sẽ đốt một ngọn nến ngay từ trên mộ Chúa Giêsu và mang ngọn nến cháy ấy về tận quê hương của anh là thành phố Phi-ren-xê bên nước Ý.
Quyết định ấy đã đổi mới anh hoàn toàn. Từ một quân nhân hung hãn chuyên cầm gươm giết người, nay anh kỵ mã trở thành một con người hiền hậu, sẵn sàng chấp nhận mọi thứ thiệt thòi.
Trên đường trở về quê hương, cầm ngọn nến cháy trong tay, người kỵ mã gặp không biết bao nhiêu kẻ cướp bóc, nhưng anh không hề đưa tay động đến thanh gươm mang trong mình. Anh hứa trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn, miễn là họ để cho anh được giữ lại ngọn nến đang cháy sáng trong tay.
Quân cướp lột hết những gì anh có kể cả chiến bào và con ngựa quí của anh. Họ cho anh một con ngựa già để đi từng bước cầm chừng.
Sau khi trải qua biết bao nhiêu thử thách, giờ này người kỵ mã cảm thấy hoàn toàn thảnh thơi nhẹ nhõm, vì đã trút bỏ được những của cải không cần thiết. Nhưng anh còn vui mừng hơn nữa vì vẫn còn giữ được ngọn nến cháy sáng trong tay.
Khi anh về đến giữa thành phố quê nhà, nhiều người nhìn anh như một kẻ khờ dại. Họ chế nhạo anh và tìm đủ cách dập tắt ngọn nến cháy trong tay anh. Nhưng người kỵ mã thà chết hơn là để tắt ngọn nến.
Cuối cùng anh đã mang được ngọn nến cháy tới nhà thờ chính tòa của quê hương anh. Anh dùng ngọn lửa từ ngọn nến ấy thắp lên tất cả các ngọn đèn trên bàn thờ.
Ðược hỏi về bí quyết đã giúp anh đạt tới thành công này, anh đáp:
- Tôi đặt tất cả chú tâm vào ngọn nến. Tôi sẵn sàng bỏ hết mọi sự để bảo vệ ngọn nến ấy.

*

* *



Cuộc đời Kitô hữu thường được coi như một cuộc hành trình, trong đó mỗi người chúng ta cầm trong tay ngọn nến cháy sáng của đức tin. Bao lâu ngọn nến còn cháy sáng, chúng ta vẫn còn tiến bước, dù sóng gió, dù tối tăm, không gì cản bước tiến của ta được.
Chúa Giêsu còn quả quyết: "Chúng con là ánh sáng thế gian".
Ước mơ duy nhất củangười kỵ mã trên đây là dùng ngọn nến được đốt từ mồ Chúa Giêsu để thắp lên mọi ngọn đèn trên bàn thờ. Ðó cũng phải là ước mơ của chúng ta. Ánh sáng được trao ban cho ta là để thắp sáng những ngọn đèn khác.
Có biết bao ngọn đèn, biết bao cuộc sống, đang chờ đợi một chút lửa ánh sáng từ ngọn nến của ta để được cháy sáng lên!
Nhưng để duy trì được ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng và để san sẻ ánh sáng ấy cho người khác, chúng ta không thể không chấp nhận hy sinh, hy sinh tất cả, đôi khi phải hy sinh tới mạng sống mình nữa.
.............................................................................


CÂU CHUYỆN 57

Hạnh Phúc Trong Tầm Tay
Nhà hiền triết Xê-ni-as là bạn thân của vua Kê-rus nước Pê-pê-rus vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên.
Một hôm Xê-ni-as hỏi vua Kê-rus:
- Tâu bệ hạ, sau khi chinh phục Rôma, bệ hạ sẽ làm gì?
- Xê-xi-li-a nằm sát vách, ta chỉ cần trở bàn tay là có thể thanh toán xong.
Xê-ni-as lại hỏi tiếp:
- Sau Xê-xi-li-a, bệ hạ sẽ làm gì?
Vua Kê-rus trả lời:
- Dĩ nhiên ta sẽ tấn công Phi Châu và Cac-ta-giơ.
Xê-ni-as lại hỏi tiếp:
- Rồi sao nữa, tâu bệ hạ?
Kê-rus quả quyết:
- Sau đó là đến lượt Hy Lạp.
Xê-ni-as như muốn dồn nhà vua vào chân tường. Ông hỏi tiếp:
- Tâu bệ hạ, những cuộc chinh phục ấy rồi ra sẽ đưa chúng ta đến đâu?
Nhà vua trả lời:
- Sau những cuộc chinh phục ấy, chúng ta sẽ nghỉ ngơi.
Lúc bấy giờ hiền triết Xê-ni-as mới nói với nhà vua:
- Tân bệ hạ, tại sao chúng ta không nghỉ ngơi và tận hưởng ngay từ bây giờ đi?

*

* *



Những người nghèo nghĩ rằng, họ sẽ đạt được hạnh phúc khi trở nên giàu có. Những người giàu lại nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc khi họ không còn bệnh tật.
Ðứng núi này trông núi nọ. Ðó là căn bệnh chung của mọi người. Chúng ta không cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta không bằng lòng với hiện tại của chúng ta.
Chúa Giêsu đến để mang lại cho con người hạnh phúc và hạnh phúc ngay từ trên cõi đời này.
Dĩ nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có đau khổ.
Hơn ai hết, Chúa Giêsu đã trải qua rất nhiều đau khổ. Ngài bị chống đối, bị khước từ, và cuối cùng bị treo trên thập giá.
Thế nhưng Ngài hẳn phải là một con người hạnh phúc thực sự mới có thể tuyên bố: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó... Phúc cho những ai bị bách hại..."
Cho dẫu có đau khổ, nhưng cuộc sống vẫn có ý nghĩa và đáng sống là nhờ niềm tin của con người vào tình yêu Thiên Chúa.
Chúa Giêsu mời gọi ta sống và hưởng hạnh phúc trong từng phút giây hiện tại mà ta đang có được. Vì chính trong hiện tại ấy, Thiên Chúa đến với ta để trao ban trọn vẹn tình yêu của Ngài.

---------------------------------------------------------



CÂU CHUYỆN 58

Linh Mục Giả
Có hai tù nhân đã từng giết người cướp của. Họ bị kết án tử hình. Nhưng từ ngục thất kiên cố, họ chưa bao giờ dám có ý định trốn thoát.
Thế rồi ngày kia, một người tử tội khác đang được chuẩn bị mang lên ghế điện, bỗng cướp súng hạ sát một số viên canh ngục rồi cưỡng bức hai tù nhân kia cùng chạy trốn.
Sau một đêm đào tẩu giữa núi rừng phủ đầy tuyết, hai tù nhân kia tìm đến một ngôi làng. Một lão bà đã lầm tưởng họ là hai linh mục nổi tiếng trong vùng. Bất đắc dĩ họ đành giả dạng đội lốt linh mục và được một tu viện gần đó đón tiếp.
Trong khi ấy cảnh sát đi lùng khắp nơi để bắt lại ba tử tội đã đào tẩu. Người tử tội đã cướp súng giết các viên cai ngục để trốn thoát nay đã bị bắt lại.
Hôm ấy là một ngày rước kiệu trọng thể do tu viện nói trên tổ chức. Nhờ lớp áo nhà tu, một trong hai tên tù đã lẻn vào nhà giam giải thoát cho kẻ vừa bị bắt lại. Thế rồi hắn ta cùng được mặc áo dòng và nép mình trong chiếc kiệu lớn mang tượng Ðức Mẹ.
Bỗng giữa những tiếng cầu kinh sốt sắng của mọi người, hắn xuất hiện và giơ súng uy hiếp đám đông. Một em bé gái trong đám rước bị hắn bắt làm con tin. Ðang khi mọi người ngồi xụp xuống ẩn núp vì sợ hãi, thì một trong hai linh mục giả nhào tới giải thoát em bé gái. Cuộc xô xát làm cho tên tù hung hãn kia thiệt mạng. Còn em bé và tượng Ðức Mẹ thì văng xuống giòng sông giá buốt.
Không chút do dự, linh mục giả thứ hai nhào ngay xuống giòng sông và cứu sống em bé. Mở mắt nhìn vị ân nhân, em bỗng nhận ra ông ta chính là người tù vượt ngục mà hình ảnh được dán đầy trong phố.
Sau đó, một trong hai tù nhân ấy tiếp tục sống đời tu trì trong tu viện, còn người đã cứu sống em bé, thì làm lại cuộc đời, tái hôn với người mẹ góa của em.

*

* *



Câu chuyện phim mang tựa đề "Chúng ta không phải là thiên thần" trên đây muốn nói rằng: Thiên thần một lần vấp ngã là vĩnh viễn trầm luân. Con người không phải là thiên thần, nên dầu vấp ngã có chồng chất vẫn còn cơ may chỗi dậy và làm lại cuộc đời.
Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Sau mỗi lần ta vấp ngã, Thiên Chúa vẫn ban cho ta một tia sáng hy vọng, mời gọi ta đứng lên và tiếp tục tiến bước.
Ngài mời gọi ta nhìn lên cái chết của Con Ngài trên thập giá. Loài người xem đó là tận cùng của số kiếp, nhưng Thiên Chúa lại coi đó như khởi đầu của nguồn ơn cứu độ.
-----------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 59

Làm Bể Ðèn
Lúc còn nhỏ, Don Boscô là một em bé linh hoạt, thích vui chơi. Một hôm, khi mẹ ngài là bà Ma-ga-ri-ta đi chợ, Boscô muốn lấy chiếc mũ trên tủ, nhưng tủ cao quá, lấy không được. Cậu liền kê ghế sát tủ, leo lên rồi vươn người cố với lấy cái mũ. Chẳng may cậu đụng phải chiếc đèn dầu, nó rớt xuống vỡ tan tành, dầu chảy lênh láng.
Ngay lập tức Boscô nảy ra ý nghĩ muốn phi tang để khỏi bị phạt. Nhưng không thể được, vì dầu đã loang ra sàn nhà. Lúc ấy cậu bị giằng co trong tâm hồn: nên nói sự thật hay đổ lỗi cho con mèo? Ðược ơn soi sáng, cậu quyết định phải thành thật thú lỗi và xin tha thứ. Rồi cậu cầm con dao ra vườn chặt một cành cây, tuốt lá làm một cây roi và để sẵn chờ mẹ về.
Khi bà Ma-ga-ri-ta đi chợ về, Boscô chạy ra đón mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ đi đường có bình an không?
- Bình an, con ạ. Còn con, con ở nhà có ngoan không?
Cậu đưa cành cây cho mẹ và nói:
- Mẹ nhìn đây thì mẹ biết.
Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:
- Cái gì vậy?
- Thưa mẹ, cái roi. Vì lúc nãy con làm bể cái đèn dầu trên tủ. Có sẵn roi đây rồi, xin mẹ cứ phạt con rồi tha cho con.
Nói xong cậu cúi đầu im lặng.
Bà mẹ nhìn lên tủ thấy mất cái đèn dầu. Bà biết lỗi của con, nhưng bà tha thứ ngay. Vì con bà đã biết thành thật nhận lỗi. Bà ôn tồn bảo con:
- Con làm bể đèn, đáng bị phạt.Nhưng con biết thành thật nhận lỗi, mẹ tha thứ cho con. Từ nay phải ý tứ hơn nhé.
Nói rồi bà ôm cậu, xoa đầu âu yếm.

*

* *



Nhận biết lỗi mình và hết lòng xin tha thứ là bước đầu tiên trên đường tìm gặp lại Ðấng mà con người đã chối bỏ.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể xin ơn tha thứ một cách đích thực và đáng được thứ tha nếu chúng ta sống trong sự thật. Lòng chân thành trọn vẹn là điều kiện căn bản để con người có thể nhận biết lỗi mình và khát vọng ơn tha thứ.
Nhưng lòng chân thành chỉ có được trong một tâm hồn khiêm tốn thẳm sâu.
Thiên Chúa thực sự bị khuất phục trước một tâm hồn chân thành và khiêm tốn.
Lần kia, Satan kiêu ngạo càu nhàu với Chúa:
- Con người phạm không biết bao nhiêu thứ tội, sa đi ngã lại không biết bao nhiêu lần, thế mà Ngài vẫn cứ tha, tha hoài. Còn tôi, chỉ một lần mà Ngài phạt vĩnh viễn sao?
Chúa mỉm cười hỏi lại:
- Thế đã bao giờ ngươi biết nhận lỗi và xin ơn tha thứ chưa?
-------------------------------
CÂU CHUYỆN 60

Vết Chân Sư Tử
Một nhà khoa học vô thần sang Phi Châu để nghiên cứu. Ông thuê mấy người da đen bản xứ theo giúp việc. Ngày kia ông cùng nhóm người da đen ấy lên đường tới một khu rừng xa xôi. Họ lên một sườn đồi thoai thoải thơ mộng và tìm chỗ dựng lều.
Buổi tối hôm ấy, những người da đen họp lại đọc kinh chung trước khi đi ngủ. Nhà khoa học mới hỏi họ một cách châm biếm:
- Các anh nghêu ngao cái gì vậy?
Một người đáp:
- Chúng tôi cầu nguyện để tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta đến nơi bình an.
Nhà khoa học lại hỏi:
- Thế có bao giờ các anh sờ mó hay nhìn thấy được Thiên Chúa không?
Họ đáp:
- Thưa không.
Ông mỉm cười bảo họ:
- Vậy thì các anh khờ dại quá.
Một đêm trôi qua. Sáng sớm, nhà khoa học rảo quanh căn lều và ông bỗng thốt lên:
- Ðêm rồi có một con sự tử lảng vảng quanh lều của chúng ta.
Nhóm người bản xứ liền hỏi ông:
- Vậy ông có sờ mó hay trông thấy nó không?
Nhà khoa học trả lời:
- Không thấy.
Họ bảo ông:
- Vậy thì ông là một nhà khoa học khờ dại rồi.
Ông vội cãi lại:
- Nhưng tôi có bằng chứng. Tôi đã thấy những dấu chân nó để lại đây mà!
Lúc ấy mặt trời đang lên. Chim hót vang rừng. Cảnh thiên nhiên rực rỡ và tuyệt đẹp. Nhà khoa học không ngớt lời khen ngợi cảnh trí đẹp đẽ ấy. Bấy giờ một người da đen nói với ông:
- Thưa ông, ông thấy cảnh thiên nhiên đẹp lắm ư? Vậy thì đấy chính là dấu vết nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa đó!

*

* *



Sách khôn ngoan viết: "Ði từ sự hùng vĩ và xinh đẹp của tạo vật, người ta luận ra được ý niệm về Ðấng Hóa Công" (KN 13,5).
Thế nhưng trong thực tế, biết bao người chẳng hề có chút ý niệm về Tạo Hóa trước muôn vàn kỳ diệu của thiên nhiên hằng phơi bày trước mắt họ.
Ngay cả chúng ta, những Kitô hữu, có mấy khi chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi những tạo vật chúng ta tiếp xúc hằng ngày, nhất là nơi anh chị em chúng ta.
Mỗi con người lại không là một kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa, không là ánh vinh quang của Ngài giãi tỏa ra đó sao?
---------------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 61

Người Hành Khất Lạ Thường
Một người hành khất có dáng vẻ băn khoăn tiều tụy lạ thường. Sau manh áo rách rưới, ông còn đeo trên cổ một thánh giá vàng mà ai cũng có thể trông thấy.
Ngày ngày ông ta tới xin ăn trước cửa một nhà thờ ở Paris. Người quen thuộc nhất của ông là một linh mục trẻ. Vị linh mục thường đến dâng Thánh Lễ ở nhà thờ này. Mỗi lần ra khỏi nhà thờ, vị linh mục này vẫn hỏi han và giúp đỡ người hành khất.
Rồi một hôm, vị linh mục không thấy người ăn xin trước cửa nhà thờ nữa. Ông đã tìm đến nơi trú ngụ của người hành khất, thăm nom và giúp đỡ ông ta đang trong cơn rét run, vì bệnh tật và đói ăn.
Cảm động trước nghĩa cử của vị linh mục, người hành khất đã kể lại cuộc đời mình như sau:
- Khi cách mạng bùng nổ, tôi đang làm quản gia cho một gia đình giàu có. Hai vợ chồng chủ tôi là những người đạo đức, giàu lòng thương người. Thế nhưng tôi đã phản bội họ. Và quân cách mạng tìm đến bắt họ. Hai vợ chồng và hai đứa con bị bắt giữ và bị kết án tử hình. Chỉ có người con trai duy nhất là thoát được.
Nghe tới đây, vị linh mục như muốn té xỉu. Nhưng ông cố gắng giữ bình tĩnh. Người hành khất thều thào kể tiếp:

- Tôi nhìn họ leo lên đoạn đầu đài và thản nhiên theo dõi cảnh người ta chém đầu họ. Quả thực tôi là một quái vật khát máu. Nhưng sau đó tôi bỗng ân hận. Tôi bị dày vò. Tôi không thể nào có được sự bình an trong tâm hồn nữa. Tôi bắt đầu đi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm để cố quên tội ác của mình... Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh gia đình họ trong túi áo này đây. Cây thánh giá treo ở đầu giường kia là của người chồng. Còn thánh giá bằng vàng tôi đeo trên cổ đây là của người vợ... Xin Chúa tha thứ cho tôi.


Nghe xong những lời tâm sự và cũng là những lời tự thú trên đây, vị linh mục trẻ quì gối xuống cạnh giường người hành khất đang hấp hối. Và thay cho một công thức giải tội, vị linh mục nói:
- Tôi chính là người con trai còn sống sót của gia đình. Ðại diện cho gia đình tôi và với tư cách là một linh mục, tôi tha tội cho ông nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

*

* *



Cử chỉ tha thứ là điều đã và đang xảy ra ở mọi thời và mọi nơi. Dù lòng người có cằn cỗi khô héo đến đâu, Thiên Chúa vẫn có thể làm trổ sinh những đóa hoa quảng đại tha thứ.
Tha thứ là vẻ đẹp thanh tú nhất của lòng người. Tha thứ là hành vi bác ái tuyệt vời hơn cả mà Chúa Giêsu không ngừng mời gọi chúng ta thể hiện trong cuộc sống mỗi ngày: "Hãy tha thứ cho người khác thì Thiên Chúa sẽ tha thứ cho các con" (Lc 6,37).
-----------------------------------

CÂU CHUYỆN 62

Cô Gái Bên Ðường
Rải rác trên sườn một ngọn núi nổi tiếng và thơ mộng vào bậc nhất của miền Nam nước Nhật bản, người ta thấy những ngôi chùa cổ kính, những thiền tự trang nghiêm ẩn mình sau những tàn cây lớn bốn mùa xanh tươi mịn màng.
Một buổi chiều kia, sau trận mưa đầu mùa, cảnh vật tươi mát hẳn lên, thiên nhiên càng thêm hữu tình, hai nhà sư Tan-đan và Ê-ki-đô cùng xuống núi, thong dong tản bộ dọc theo con đường dẫn vào một làng quê.
Tới một khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh đẹp trong bộ áo Ki-mô-nô sặc sỡ và chiếc khăn quàng bằng lụa óng ả. Cô gái đứng bên vệ đường dáng vẻ băn khoăn vì không thể băng qua khúc đường lầy lội với một trang phục như thế. Nhà sư Tan-đan liền bảo:
- Ði lối này, cô bé!
Rồi không để cô gái kịp xoay xở, Tan-đan nhanh tay bồng cô gái, bước qua vũng lầy và đặt cô xuống bên kia đường. Cô gái cúi đầu tỏ dấu cám ơn, còn nhà sư thì mỉm cười đáp lễ rồi tiếp tục cuộc đi dạo.
Nhưng từ lúc ấy, Ê-ki-đô không buồn nói gì với bạn nữa. Mãi tới khi hai người dừng chân trước một ngôi đền, Ê-ki-đô không nhịn lâu hơn được, liền nói với Tan-đan:
- Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là những đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Trên đường đi, sao anh lại dám bồng cô gái đẹp kia như thế?

Tan-đan mỉm cười và thản nhiên đáp:


- Tôi đã bỏ cô nàng ở bên kia vũng lội rồi. Còn anh, sao anh vẫn còn mang nàng tới tận nơi đây vậy?

*

* *



Khi con người thực sự làm chủ được mình, khi họ có được một tâm hồn hoàn toàn siêu thoát, chính là lúc họ không còn bị ràng buộc hay bị chi phối bởi bất cứ điều gì nữa.
Ðây là một con người tự do đích thực. Cuộc sống làm người, cuộc sống đức tin hay cuộc đời tu hành của họ sẽ không ngừng thăng tiến trong an bình và hân hoan.
Ðó cũng chính là cuộc sống mà thánh Phaolô cầu mong cho mọi Kitô hữu khi Ngài nói: "Họ có vợ mà như không có, khóc mà như không khóc, vui mà như không vui, mua sắm mà như không có gì, dùng của đời mà như không dùng chi cả" (xem 1Cr 7,29-31).
CÂU CHUYỆN 63

Muốn Cãi Nhau
Lin-đao và Rếch-bec là hai nhà hiền triết. Họ sống chung với nhau dưới một mái nhà từ nhiều năm, mà không bao giờ họ lớn tiếng cãi nhau. Ngày kia, Lin-đao nảy ra ý nghĩ ngộ ngĩnh. Ông bảo bạn:
- Tôi nghĩ rằng ít ra chúng ta cũng nên cãi nhau một lần, như người ta thường quen cãi nhau vậy.
Rếch-bec ngạc nhiên về ý kiến kỳ lạ này. Nhưng vì chiều bạn, ông ta ôn tồn hỏi:
- Cãi nhau thế nào được? Ít ra chúng ta cũng phải làm một việc gì chính đáng để cãi nhau chứ?
Lin-đao đề nghị:
- Dễ lắm! Tôi sẽ để một hòn đá ở giữa sân rồi quả quyết hòn đá ấy là của tôi. Anh phải phùng mang trợn mắt, đỏ mặt tía tai và lớn tiếng cãi lại: "Làm gì có chuyện ấy, viên đá của tôi mà!" Rồi sau đó chúng ta cãi nhau.
Nói xong ông Lin-đao liền ra vệ đường tìm một viên đá lớn, khệ nệ bê ra đặt ở giữa sân. Ông Rếch-bec bèn lớn tiếng nói ngay:
- Viên đá đó của tôi mà, mắc mớ gì anh lại đưa ra giữa sân?
Lin-đao cãi lại:
- Viên đá này là của tôi. Tôi vừa tìm được ở ven đường. Bộ ông mù rồi sao mà không thấy?
Nghe nói thế, ông kia đáp:
- À phải rồi, viên đá đó ông tìm được thì đúng là của ông rồi. Vả lại tôi cũng không cần đá làm gì cả.
Nói xong, ông ta bỏ đi làm việc khác. Thế là ý định cãi nhau của hai người không thực hiện được.

*

* *



Trong cuộc sống của con người, qua mọi thời đại, ở mọi phương trời, đầy dẫy những bất hòa và tranh chấp.
Tranh chấp giữa bè bạn, tranh chấp trong gia đình, tranh chấp ngoài xã hội, tranh chấp trên thế giới. Kết quả của mọi tranh chấp là bất hòa, cãi vả, đánh lộn và chiến tranh.
Ðâu là nguyên nhân những thảm trạng ấy trong cuộc sống con người?
Nguyên nhân đó không là gì khác hơn là tính ích kỷ. Nguyên nhân đó cũng không ở đâu xa, những phát xuất từ nội tâm của con người.
Nếu chỉ biết thu tích cho riêng mình, nếu chỉ lo bảo vệ quyền lợi của riêng mình, thì mãi mãi con người vẫn sống trong bất hòa và tranh chấp.
Chính vì thế mà mối phúc của những người có tinh thần nghèo khó và mối phúc của những ai hiếu hòa có liên hệ nhân quả với nhau.
Chỉ một tâm hồn thanh thoát, không còn dính bén tư lợi mới thực sự sống bình an và đem lại hòa thuận an vui cho mọi người.
-------------------------------

CÂU CHUYỆN 64

Tên Sát Nhân Trung Thành
Vê-bích, một tên sát nhân, ngày kia hắn đã dùng đá ném chết ông Phi-bua. Hai người con trai của ông Phi-bua là Pin-tô và Xê-bat yêu cầu quan tòa phải xét xử công bằng. Tên sát nhân đã giết cha họ thì cũng phải bị án tử hình.
Trước mặt quan tòa, Vê-bích đã thú nhận tội lỗi. Anh ta chỉ xin một ân huệ là về nhà trong ba ngày để thu xếp việc gia đình. Rồi sau đó anh hứa sẽ trở lại thụ án.
Ðang lúc quan tòa do dự không muốn tin ở lời hứa của tên tử tội, thì trong đám khán giả có người lên tiếng:
- Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tội nhân. Nếu sau ba ngày hắn không trở lại, tôi sẽ chết thay.
Sau ba ngày, tội nhân trở lại và tuyên bố:
- Tôi đã giải quyết xong mọi việc trong gia đình. Giờ đây tôi trở lại để chịu chết. Tôi trung thành với lời cam kết, để người ta không thể nói: chữ tín trung không còn trên mặt đất nữa.
Sau lời phát biểu của tử tội, người đàn ông đứng ra bảo lãnh cho hắn tiến ra giữa đám đông và tuyên bố:
- Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này, là vì tôi không muốn để cho người ta nói: Lòng quảng đại không còn trên trái đất này nữa.
Sau hai lời tuyên bố trên, mọi người đều lặng thinh. Dường như ai cũng đang cảm thấy được mời gọi thể hiện những gì là cao cả nhất trong lòng mình.
Từ đám đông, bất ngờ Pin-tô và Xê-bát tiến ra và nói với quan tòa:
- Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không thể nói: Lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất nữa.

*

* *



Câu chuyện trên đây muốn nhắc chúng ta rằng: giữa một xã hội khô héo tình người, giữa một xã hội mà những giá trị tinh thần và đạo đức đang bị chết nghẹt, thì chứng từ của người Kitô hữu cần thiết hơn bao giờ hết.
Kitô hữu phải sống thế nào để người ta có thể nói: Niềm tin vào cuộc sống, ý nghĩa của cuộc đời vẫn còn cháy sáng giữa thế gian.
Kitô hữu phải sống thế nào để người ta có thể nói: chữ tín thành, lòng quảng đại, sự tha thứ vẫn còn ngự trị khắp nơi trong xã hội.
Kitô hữu phải sống thế nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn luôn luôn yêu thương con người.
Kitô hữu phải sống thế nào để người ta có thể nói: con người vẫn có thể yêu thương nhau và sống cho nhau.
------------------------

CÂU CHUYỆN 65

Hai Người Lữ Hành
Mê-hu và Gia-kin, hai người Do Thái, cùng nhau lên đường tới một phương xa. Họ dùng một con lừa để chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang theo một chú gà cồ. Ðêm đến thì họ đốt đuốc để soi đường đi.
Mê-hu là một tín hữu rất đạo đức, có lòng tin vào Chúa quan phòng, lúc nào ông cũng nói: "Thiên Chúa là đấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Nhưng Gia-kin lại là người rất cứng lòng tin. Ông ta rất bực mình mỗi khi nghe bạn ông nói những lời ca ngợi lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Vừa lên đường được ít phút, ông ta đã cảnh cáo Mê-hu:
- Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào.
Trước khi mặt trời lặn, hai người đến một ngôi làng nhỏ. Họ gõ cửa hết nhà này sang nhà khác nhưng không ai cho họ trú ngụ qua đêm. Họ đành phải tìm đến một ven rừng. Bấy giờ Gia-kin mới thốt lên:
- Như thế này thì liệu Chúa của anh có tốt không?
Vốn luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng Mê-hu bình tĩnh đáp:
- Ðây là chỗ tốt nhất mà Chúa đã dành cho chúng ta để qua đêm nay.
Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới gốc một cây lớn. Họ cột chú lừa vào một thân cây bên cạnh. Chưa kịp đốt đuốc lên thì họ nghe một tiếng động mạnh từ xa vang tới. Thì ra, chỉ chớp mắt, một con sư tử đã bổ tới cắn xé chú lừa và lôi đi. Hai người vội leo lên cây để tránh nạn.
Vừa tức giận vừa mỉa mai, Gia-kin hỏi bạn:
- Nào, Chúa của anh còn tốt nữa không?
Mê-hu bình thản trả lời:
- Nếu con sư tử không gặp con lừa trước thì chắc chắn nó đã bổ nhào trên chúng ta rồi. Vì Chúa là đấng tốt lành.
Vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu thất thanh. Hai người trèo lên cao hơn. Dưới ánh đuốc họ nhận ra con gà đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Gia-kin chưa kịp thốt ra lời cay đắng nào thì Mê-hu đã xác định:
- Tiếng kêu của con gà đã một lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cảm tạ Chúa là đấng tốt lành.
Liền lúc ấy một cơn gió mạnh làm tắt phụt ngọn đuốc. Thế là hai người chìm trong tối tăm rùng rợn. Gia-kin bực bội nói:
- Xem chừng Chúa của anh làm việc phụ trội trong đêm nay.
Lần này thì Mê-hu chỉ biết lặng thinh.
Sáng hôm sau, hai người vào làng mua thức ăn, mới hay đêm hôm ấy một bọn cướp đã tấn công làng và vơ vét hết tài sản của dân. Lúc ấy Mê-hu mới giải thích cho Gia-kin:
- Giả như đêm qua chúng ta có nơi trú ngụ trong làng hẳn là đã không thoát khỏi tay bọn cướp. Và nếu gió không thổi thắt ngọn đuốc thì hẳn bọn chúng đã thấy chúng ta. Bạn tin chưa? Trong tất cả mọi sự Thiên Chúa là đấng tốt lành.

*

* *



Kitô hữu chúng ta có được niềm tin vững mạnh vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa như người Do Thái này chăng?
--------------------------OOO-----------------------------

CÂU CHUYỆN 66

Dám Chết Cho Nhau
Ngày kia, giáo trưởng A-li-ha-met dõng dạc tuyên bố với các đệ tử của ông:
- Ta thấy đã đến lúc chúng ta phải lên đường. Ta không biết những gì sẽ xảy ra. Các ngươi hãy tuân giữ những điều ta đã truyền đây. Và các ngươi hãy nhớ kỹ điều này: Trong bất cứ cảnh huống nào, hễ ta giơ tay lên trời thì các ngươi hãy hô lớn: "Tôi muốn chết thay cho thầy tôi".
Ðám môn sinh nhận thấy không thể chấp nhận được một lệnh truyền điên rồ như thế... Tất cả đều rút lui. Chỉ có một người dám chấp nhận và quyết tâm đi theo thầy.
Hai thầy trò lên đường mà không biết sẽ đi về đâu. Họ đi mãi cho đến lúc tới một thành phố do một bạo chúa cai trị. Bạo chúa này đã ra lệnh cho binh lính: "Các ngươi phải bắt giữ tên du thủ du thực đầu tiên nào mà các ngươi gặp và điệu tới cho ta. Ta muốn treo cổ hắn để làm một bài học cho bọn vô lại trong thành phố này".

Thế là khi vừa đặt chân tới cổng thành, người đệ tử của vị giáo trưởng liền bị lính bắt và điệu tới trước mặt bạo chúa.


Lúc cuộc hành quyết sắp bắt đầu thì vị giáo trưởng mới xuất hiện giữa đám đông và hô lớn:
- Thưa ngài, xin hãy giết tôi. Vì chính tôi đã dụ dỗ thanh niên này bỏ nhà ra đi để sống cuộc đời lang thang như tôi.
Nói xong, ông giơ tay lên trời.
Vừa thấy cử chỉ ấy của thầy mình, người đệ tử liền hô lên:
- Thưa quan lớn, tôi muốn chết thay cho thầy tôi.
Nghe thế, bạo chúa lấy làm lạ, ông mới hỏi các viên cố vấn:
- Chúng là ai mà lại sẵn sàng chết thay cho nhau như thế?
Các cận vệ đều ngơ ngác nhìn nhau. Bấy giờ bạo chúa đòi điệu giáo trưởng đến và yêu cầu giải thích lý do.
Vị giáo trưởng bình thản trả lời:
- Thưa quan lớn, chúng tôi có nghe nói bất cứ ai bị chết trong thành phố này đều được phúc trường sinh bất tử. Vì thế mà thày trò chúng tôi đã hăm hở tới đây để được chết.
Nghe vậy, bạo chúa mỉm cười và ra lệnh thả tự do cho hai người. Cũng lúc ấy, người đệ tử chợt hiểu rằng, ai dám hy sinh mạng sống vì người khác thì sẽ tìm lại được.

*

* *



Phần chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta đã nghe nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần lời Chúa Giêsu quả quyết: "Ai tìm mạng sống mình thì sẽ mất, ai đành mất mạng sống vì Ta thì sẽ tìm lại được" (Lc 9,24). Nhưng đã mấy lần chúng ta hiểu ra được ý nghĩa đích thực của lời quả quyết ấy?
--------------------o0o-----------------------

CÂU CHUYỆN 67

Tắm Rửa Cho Chúa Kitô
Lần kia mẹ Têrêsa thành Calcutta kể:
Một thiếu nữ đã tìm đến Ấn Ðộ xin gia nhập hội Thừa Sai Bác Ái của chúng tôi. Chúng tôi có một qui định là ngày đầu tiên khi mới đến, tất cả những ai muốn sống với chúng tôi đều được mời sang nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết. Bởi vậy tôi đã nói với thiếu nữ:
- Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng thánh lễ. Con đã thấy ngài cầm Thánh Thể trong tay cách cung kính và mến yêu chừng nào. Con cũng hãy đi và làm như thế nơi nhà hấp hối. Bởi vì con sẽ tìm gặp được Chúa Giêsu trong thân thể của những người anh em khốn khổ đó.
Người thiếu nữ nghe xong, liền đi tới nhà hấp hối. Một thời gian sau cô trở lại với nụ cười rạng rỡ mà có lẽ tôi chưa bao giờ trông thấy. Cô vui vẻ nói với tôi:
- Thưa mẹ, con đã sờ được thân thể Chúa Giêsu suốt ba tiếng đồng hồ.
Tôi mới hỏi cho biết sự thể đã diễn ra thế nào. Cô đáp:
- Con vừa đến nhà hấp hối thì thấy người ta mang tới một cụ già vừa té xuống một hố sâu. Mình mẩy ông đầy những thương tích và bùn dơ hôi hám. Con đã tắm rửa cho ông thật sạch sẽ và băng bó các vết thương của ông. Con biết rằng làm như thế là con đã chạm đến thân thể Chúa Kitô.

*

* *



Chúa Kitô là Thiên Chúa đã trở nên con người và sống giữa mọi người, Ngài đã tự đồng hóa với con người và luôn vẫn tiếp tục hiện thân nơi mỗi con người.
Mọi tiếp xúc với tha nhân, nhất là với những người khốn khổ đều là những tiếp xúc với Chúa Kitô.
Nhưng đã mấy khi chúng ta ý thức được sự thật ấy.
Chúng ta đến nhà thờ, đi dự thánh lễ với mục đích gặp gỡ Chúa, với ước mong tiếp xúc thân mật với Ngài.
Nhưng mối tương quan thân tình ấy, sự tiếp xúc gần gũi ấy không chỉ bị giới hạn nơi nhà thờ, trong thánh lễ.
Nó còn phải được kéo dài ra và thể hiện cụ thể trong cuộc sống, mọi lúc, mọi nơi, khi chúng ta hiện diện với và giữa những con người.
Bất cứ họ là ai, những con người ấy đều là những hiện thân của Chúa Kitô đang đến với ta, đang chờ đợi nhận được nơi ta một tiếp xúc gần gũi, một quan hệ thân tình.
Chúng ta không thể quên lời Người đã dạy: "Mỗi khi làm bất cứ điều gì cho những anh em bé mọn của Ta là các con đã làm cho chính Ta" (Mt 25,40).
--- O ---


CÂU CHUYỆN 68

Người Thợ Giày Thánh Thiện
Ngày kia, từ trong sa mạc hoang vắng, thánh Antôn ẩn tu đã tìm đến gặp một người thợ giày, vì nghe đồn người này có một đời sống đạo đức rất đặc biệt.
Khi thánh nhân hỏi đâu là bí quyết nên thánh, người thợ giày đáp:
- Tôi chỉ biết đóng giày.
Thánh Antôn rất đỗi ngạc nhiên, ngài hỏi tiếp:
- Nếu chỉ có thế thì làm sao mà gọi là thánh thiện được? Tôi đây, tôi nghĩ đến Chúa từng giây phút. Ông có bí quyết nào khác không?
Người thợ giày giải thích:
- Tôi làm việc 8 giờ, cầu nguyện 8 giờ và nghỉ ngơi 8 giờ.
Thánh Antôn cũng chưa cho đó là một cuộc sống trọn lành. Ngài vẫn thắc mắc hỏi:
- Vậy ông sống đức khó nghèo như thế nào?
Người thợ giày đáp:

- Tôi dâng cho Giáo Hội một phần ba của cải, một phần ba tôi tặng người nghèo, một phần ba giữ lại cho tôi.


Thánh Antôn vẫn chưa chịu cho đó là bí quyết trọn hảo nhất, vì chính ngài đã dâng hết của cải cho Giáo Hội và người nghèo.
Vì thánh nhân vẫn hỏi mãi, nên cuối cùng người thợ giày mới bày tỏ bí quyết của ông như sau:
- Mặc dù tôi phân phát một phần ba tiền lương của tôi cho người nghèo, nhưng đêm ngày tôi không sao yên được khi tôi nhìn thấy cảnh nghèo chung quanh tôi, đến độ tôi đã thưa với Chúa: Lạy Chúa, thà con phải vào hỏa ngục còn hơn là nhìn thấy những người khốn khổ này phải triền miên trong cảnh nghèo đói!
Nghe đến đây, thánh Antôn bỏ ra về. Ngài chợt hiểu rằng ngài chưa được thánh thiện như người thợ giày này đã dám hy sinh tất cả chỉ vì yêu thương người nghèo.

*

* *



Có nhiều cách để nên thánh. Có người nên thánh trong cuộc sống giữa trần gian, có người nên thánh trong bậc tu trì...
Tuy nhiên, giữa những khác biệt vẫn có một mẫu sống chung cho tất cả mọi cuộc sống thánh thiện, đó là tình yêu.
Thánh Phaolô đã quả quyết:
"Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có lòng bác ái thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phùng phèng, hay chũm choe xoang xoảng. Giá như tôi được ơn nói tiên tri và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay được cả lòng tin có thể dời non chuyển núi, mà không có lòng bác ái thì tôi cũng chẳng làm gì. Giả như tôi có đem hết tài sản mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng bác ái, thì cũng chẳng ích lợi gì cho tôi"(1 Cr 13,1-3).
--------------- O-O-O ---------------

CÂU CHUYỆN 69

Một Vở Bi Hài Kịch
Vào quãng đầu thế kỷ thứ 19, Na-pô-lê-ông đệ nhất của nước Pháp đã chinh phục hầu hết các nước Âu Châu. Năm 1804 ông lên ngôi hoàng đế.
Ðể được các nước Âu Châu thần phục mình, ông mời Ðức Giáo Hoàng Piô VII đến tấn phong hoàng đế cho ông. Ông cũng cố gắng thuyết phục vị Giáo Hoàng dời tòa thánh về Paris. nghe những lời vừa đe dọa vừa vuốt ve của Na-pô-lê-ông, Ðức Piô VII mỉm cười nói:
- Hài kịch của ông thật là xuất sắc.
Bị chạm tự ái, Na-pô-lê-ông cầm lấy sơ đồ vương cung thánh đường thánh Phêrô vừa xé vừa nói:
- Ðây là điều mà ta sẽ làm cho Giáo Hội. Ta sẽ dẫm nát Giáo Hội ra từng mảnh.
Nghe thế, vị Giáo Hoàng vẫn bình tĩnh nói:

- Bây giờ lại đến lượt bi kịch.


Ðúng vậy, Na-pô-lê-ông đã bắt đầu bi kịch bằng cách tống giam vị Giáo Hoàng, rồi chiếm lấy những lãnh thổ thuộc về Giáo Hội. Nhưng thảm kịch lại xảy ra cho chính ông. Ðúng bốn ngày sau, Na-pô-lê-ông thất trận lần đầu tiên.
Từ trong tù, vị Giáo Hoàng cũng thể hiện quyền lãnh đạo của ngài. Ngài đã dứt phép thông công Na-pô-lê-ông, nghĩa là không cho ông tham dự vào đời sống của Giáo Hội nữa.
Na-pô-lê-ông gầm thét lên cách giận dữ, ông nói với Ðức Giáo Hoàng:
- Ðức Giáo Hoàng nghĩ rằng với việc rút phép thông công ấy binh sĩ của ta sẽ buông súng ư?
Vài năm sau, từ những cánh đồng băng giá bên nước Nga, một bản báo cáo được đánh đi: "Các binh sĩ của chúng ta đang buông súng".
Năm 1812, Na-pô-lê-ông dẫn quân ra khỏi nước Nga, và năm sau đó ông hoàn toàn bị quân đội đồng minh đánh bại. Tại chính biệt thự Phông-ten Bơ-lô, nơi ông đang giam giữ Ðức Giáo Hoàng Piô VII, hoàng đế của nước Pháp đã ký tên từ chức. Và Ðức Piô VII trở lại Rôma giữa tiếng reo hò mừng vui của thế giới Công giáo.

*

* *



Trải qua hai ngàn năm lịch sử với bao thăng trầm, thử thách, Giáo hội Công giáo vẫn luôn đứng vững. Bất chấp mọi tấn công của quyền lực ma quỉ, Giáo hội vẫn nắm vững niềm tin vào Chúa Kitô để tồn tại và phát triển, hầu nên ánh sáng của muôn dân và mang ơn cứu độ đến cho mọi người.
Ðức Giáo Hoàng là vị đại diện tối cao của Chúa Kitô, nơi ngài, Chúa Kitô đã trao phó trách nhiệm quyền bính cai quản và hướng dẫn Giáo hội.
Là những chi thể của Giáo hội, chúng ta trung thành và trọn tình yêu mến Chúa Kitô, chúng ta cũng hết dạ kính tôn và hiếu thảo đối với đấng đại diện của Người, Ðức Giáo Hoàng, là thủ lãnh tối cao của Giáo hội, và là vị cha chung của mọi tín hữu.
--------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 70

Cầu Nguyện Với Bức Tường
Một du khách đến cầu nguyện bên cạnh bức tường gọi là "bức tường than khóc", dưới chân nền đền thờ xưa kia của thành Giêrusalem. Trước hết, vị du khách cất tiếng kêu xin:
- Lạy Chúa là Cha chúng con, xin Chúa làm cho thế giới này không còn nghèo khổ và đói khát nữa.
Nghe vị du khách cầu nguyện như vậy, người hướng dẫn viên Do Thái khuyến khích:
- Thật là một lời nguyện hay! Ông hãy cầu nguyện thêm một lời nữa đi!
Vị du khách trở lại gần bên bức tường và cầu nguyện thêm:
- Lạy Chúa, xin cho giặc giã, chiến tranh không còn nữa trên mặt đất này.
Anh hướng dẫn viên Do Thái lại khuyến khích người du khách hãy thêm một lời nguyện nữa cho hòa bình trên thế giới. Người du khách liền sốt sắng cầu nguyện tiếp:
- Lạy Chúa, xin cho cuộc tranh chấp hiện nay tại Trung Ðông được giải quyết tốt đẹp, cho người Ả Rập và Do Thái được sống chung hòa bình, và cho người Do Thái biết trả lại cho người Ả Rập tất cả những đất đai họ đang chiếm đóng.
Nghe đến đây, anh hướng dẫn viên Do Thái vội vàng ngắt lời người du khách với giọng giận dữ:
- Xin lỗi ông, ông đang nói chuyện với bức tường đấy!
Nói thế rồi anh ta vội kéo du khách đi nơi khác.

*

* *



Nhiều khi chúng ta cũng có thái độ như anh hướng dẫn viên Do Thái kia. Chúng ta cầu nguyện, nhưng chỉ cầu những gì hợp với sở thích và có ích lợi cho ta mà thôi.
Chúng ta muốn Chúa thay đổi chiều theo ý mình mà chúng ta lại không muốn thay đổi để chiều theo ý của Chúa.
Trong việc cầu nguyện, người môn đệ của Chúa tin và nói lên thái độ sẵn sàng vâng phục thánh ý Ngài, để cho Ngài toàn quyền tự do quyết định.
Khi cầu nguyện, ta không nên đòi buộc Chúa thực hiện điều ta muốn và theo cách thức ta muốn.
Khi cầu nguyện, ta cũng không thể chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình mà cố tình quên đi quyền lợi và nhu cầu của người khác.
Những lời cầu nguyện kiểu đó đích thực là và chỉ là lời cầu nguyện với bức tường mà thôi.
-------0000--------

CÂU CHUYỆN 71

Con Chim Chỉ Là Con Chim
Một vị tông đồ nổi tiếng của người nghèo xứ Brazil, đức giám mục Hen-đơ Ca-mê-ra đã ghi lại trong tập thơ của ngài mang tựa đề "Có muôn ngàn lý do để sống" câu chuyện sau đây:
Bên cạnh nhà tôi có một con sáo, quanh năm ngày tháng sống giữa trời. Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một hôm tôi hỏi sáo có nơi ngủ không. Nó ngạc nhiên trả lời:
- Có chứ! Màn là trời, chiếu là đất, có bao giờ thiếu đâu.
Vì những đòi hỏi của trí khôn con người muốn biết mọi chuyện, tôi mới tò mò hỏi nó:
- Thế thì những lúc mưa gió chú ẩn mình nơi đâu?
Sáo nhanh nhẩu trả lời:
- Bộ ông nghĩ là thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội sao?

Tôi hỏi nó có đói không. Con chim chỉ mỉm cười đáp:


- Ðiều tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót mà.
Nói thế rồi nó cất tiếng hót như sau:
- Hỡi loài người kiêu ngạo, hãy nói cho ta biết đi, liệu các ngươi không chết sao?
Có lần, tôi nài nỉ con sáo nhận món quà tôi biếu, đó là một khúc bánh mì kẹp thịt. Thế là sáo lại được dịp cười nhạo sự ngây ngô của tôi. Nó bảo:
- Ông không biết là loài sáo chúng tôi không ăn bánh mì va thịt như các ông à?
Một lần khác, tôi hỏi sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôi. Nó chỉ cười và nói:
- Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôi. Nhưng tôi bay đi, tôi cười và tôi hót.
Ngày kia, tôi có ý nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện nhờ các bác sĩ khám bệnh và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một con chim.
*

* *


Với câu chuyện ngụ ngôn trên đây, đức cha Ca-mê-ra muốn nhắc nhở chúng ta rằng: nguyên nhân của những nỗi bất hạnh nơi con người là việc con người không biết chấp nhận tư tưởng, hành động và cách sống của nhau.

Ai cũng muốn người khác phải suy nghĩ hành động và sống như mình. Ý thức hệ nào cũng tự cho là ưu việt và muốn áp đặt trên mọi người bằng mọi cách.


Ý thức và chấp nhận những giá trị của người khác, của những xã hội, những nền văn hóa khác, đó chính là con đường dẫn đưa nhân loại đến hòa hợp, an vui, là phương thế kiến tạo tình liên đới đại đồng giữa các dân tộc.
Ðiều đó mỗi người chúng ta đều có thể thực hiện ngay qua mối tương giao với người khác, trong gia đình, ngoài xã hội, bất cứ nơi nào khác, trong gia đình, ngoài xã hội, bất cứ nơi nào chúng ta có dịp tiếp xúc với tha nhân.
---------------------------OOO--------------------------

CÂU CHUYỆN 72

Người Thợ Ðục Ðá
Ngày kia, thi sĩ La-mac-tin đi qua một khu rừng, ông chợt nghe một âm thanh kỳ lạ: cứ mỗi tiếng búa đập vào đá lại vang lên một tiếng "cám ơn". Tìm đến gần nơi phát ra âm thanh, ông mới thấy một người thợ đập đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần đập vào phiến đá, người ấy lại nói: "Cám ơn".
Thi sĩ nấn ná đến bắt chuyện. Khi nghe ông hỏi lý do, người thợ đập đá trả lời:
- Tôi cám ơn Chúa.
Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống hẳn phải lầm than hơn nhiều người khác, thi sĩ mới nói:
- Giả như bác giàu có thì tôi hiểu được tại sao bác không ngừng nói lên hai tiếng "cám ơn". Ðàng này dường như Thiên Chúa chỉ nghĩ tới bác có mỗi một lần, đó là lúc Ngài dựng nên bác. Sau đó Ngài lại cũng chỉ ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không còn ngó ngàng gì đến bác nữa. Thế thì tại sao bác lại cứ phải mỏi miệng cám ơn Ngài.
Nghe thế, người thợ đập đá hỏi vặn lại:
- Ông cho rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi một lần thôi sao?
Thi sĩ quả quyết:
- Ðúng thế, Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần thôi.
Người thợ đập đá nghèo nhưng đầy lòng tin mới ung dung nói:
- Tôi nghĩ rằng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ông bảo rằng Thiên Chúa chỉ nghĩ đến người thợ đập đá nghèo hèn như tôi có một lần thôi. Nhưng dù vậy đi nữa, thì lại không đủ cho tôi cám ơn Ngài luôn mãi sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa!
Nói xong, ông để mặc thi sĩ đứng đó, và lại tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông: vừa đục đá vừa cám ơn Chúa.

*

* *



Từ muôn thuở, Thiên Chúa đã nghĩ đến tôi trong một tình yêu vô giới hạn. Trong ý nghĩ đầy yêu thương ấy, Ngài đã tạo dựng nên tôi. Ngài tạo dựng nên tôi không giống ai cả. Dù tôi là một thi sĩ, hay một người thợ đập đá nghèo hèn, hoặc là bất cứ ai, tôi đã được Thiên Chúa tạo dựng nên như một công trình độc đáo.
Một lần nghĩ đến tôi, Ngài không bao giờ quên tôi được nữa. Một lần yêu thương tôi, Ngài sẽ yêu thương đến cùng. Một lần tạo dựng nên tôi, Ngài sẽ tiếp tục công trình của Ngài cho tới độ hoàn hảo.
Tất cả những điều ấy không thể không khơi dậy trong tôi niềm tri ân lớn lao qua từng giây phút, trót cả cuộc đời, và cho đến ngàn thu.
Dù trong hoàn cảnh nào, niềm vui lớn nhất của tôi vẫn là được thành kính dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn phát xuất tự đáy lòng.
...................................................................................

CÂU CHUYỆN 73

Viên Ngọc Quí
Một vị linh sư Ấn Giáo đang ngồi tĩnh niệm bên bờ sông, thì một người đàn ông giàu có đến xin làm đệ tử.
Ông rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân nhà tu hành hai viên ngọc quí nhất để làm của lễ ra mắt.
Vị linh sư mở mắt ra nhưng không để lộ một chút thích thú nào. Không cần nhìn kỹ vào món quà quí giá ấy, ông cầm lấy một viên ngọc mà ném xuống giòng sông.
Vì tiếc của, người đàn ông liền lặn xuống lòng sông để tìm lại cho bằng được viên ngọc quí. Nhưng khổ công mất suốt một ngày mà ông ta không tài nào tìm lại được. Chiều đến, mệt mỏi và chán chường, người đàn ông mon men đến bên vị linh sư và nài nỉ:
- Ngài là người ném viên ngọc xuống lòng sông, xin ngài hãy chỉ rõ chỗ nào để tôi lặn xuống tìm lại.
Vị linh sư liền cầm lấy viên ngọc còn lại ném xuống sông rồi nói:
- Ðó, ta ném vào chỗ đó. Ngươi hãy lặn xuống mà tìm lại đi.
Người đàn ông giàu có kia mãi mê lặn xuống giòng sông tìm lại viên ngọc quí mà quên việc xin theo làm đồ đệ của vị linh sư.

*

* *



Cử chỉ của vị linh sư Ấn Giáo trên đây biểu lộ một đòi hỏi gắt gao đối với những ai muốn xuất gia tu hành: đó là họ phải từ bỏ tất cả.
Chúa Giêsu cũng đòi hỏi một sự từ bỏ như thế. Ngài đã nói với người thanh niên giàu có: anh hãy về bán hết gia tài để giúp đỡ kẻ nghèo rồi mới trở lại theo Ta. Chúa Giêsu không đòi hỏi những gì mà chính Ngài đã không thực hiện trước. Ngài không chỉ dạy ta bằng lời nói, nhưng trước hết là bằng gương mẫu của Ngài.
Từ địa vị là một Thiên Chúa, Ngài đã từ bỏ vinh quang để sống kiếp sống con người hèn mọn. Là chủ tể muôn loài, Ngài chấp nhận sống đời trần gian nghèo khó. Là nguồn mạch sự sống, Ngài từ bỏ chính mạng sống mình để sẵn lòng chịu chết ô nhục.
Cuộc đời Ngài đã sống, cái chết Ngài đã chết là cuộc sống và cái chết mà Ngài đòi hỏi nơi những ai muốn làm môn đệ Ngài.
Con đường Ngài đã đi, cũng là con đường mà những ai muốn theo Ngài phải đi.
Chỉ con đường ấy, chỉ cuộc sống ấy, và cái chết ấy mới thực sự dẫn đưa người môn đệ Chúa Kitô tới cõi trường sinh vinh hiển.
Không một Kitô hữu nào lại không cần hiểu hết ý nghĩa của lời khẳng định này:
"Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, rồi vác thập giá mình mà theo Ta" (Mc 8,34).
Lạy Chúa, xin giúp con đặt lại bậc thang các giá trị phù hợp với danh nghĩa người Kitô hữu, đồ đệ của Chúa. Xin giúp con đặt Chúa vào chỗ đứng thứ nhất, để từ đó, con mới dám liều mất tất cả để theo Chúa cho đến cùng. Amen.
---------------------------


CÂU CHUYỆN 74

Suy Bụng Ta Ra Bụng Người
Một ngày kia, triết gia E-sô-pô người Hy Lạp đang ngồi trước cổng thành A-tê-na, thì một người khách lạ dừng lại trước mặt ông mà hỏi:
- Thưa ngài, dân thành A-tê-na như thế nào?
Triết gia liền hỏi lại:
- Xin ông cho tôi biết ông từ đâu tới và dân thành ở đó như thế nào?
Người khách lạ nhăn mặt càu nhàu:
- Tôi từ Ac-gô đến. Dân Ac-gô toàn là một lũ láo khoét, trộm cắp, cãi cọ suốt ngày.
Triết gia Ê-sô-pô mỉm cười và bình thản nói:
- Thế thì tôi rất lấy làm buồn mà báo cho ông biết rằng ông sẽ thấy dân A-tê-na còn tệ hơn thế nữa.
Ngày hômsau, một người khách lạ khác đi qua cũng dừng lại và đột ngột hỏi triết gia:
- Thưa ngài, dân thành A-tê-na như thế nào?
Triết gia Ê-sô-pô cũng hỏi lại:
- Xin ông cho tôi biết ông từ đâu tới và dân thành ở đó ra sao?

Ngườikhách cho biết là ông ta cũng từ Ac-gô tới. Ðó là quê hương của ông, ông rất yêu quí Ac-gô và tỏ ra luyến tiếc vì phải tạm xa rời nó. Rồi ông ta nói tiếp với vẻ tự hào:


- Người dân Ac-gô đều là những người tốt lành phúc hậu, họ rất dễ thương.
Nghe thế, triết gia Ê-sô-pô tỏ dấu biểu lộ đồng tình và vui vẻ nói với người khách lạ.
- Này ông bạn thân mến, tôi rất vui mừng cho ông biết rằng ông sẽ thấy dân thành A-tê-na cũng toàn là những người tốt, họ cũng dễ thương như thế.

*

* *



"Suy bụng ta ra bụng người". Ta dễ xét con người, biến cố xảy ra dựa vào chính thành kiến mình đã có hay theo quan niệm và tình cảm của riêng ta.
Quan niệm ấy có thể là quân bình, khách quan, hay lệch lạc, chủ quan.
Một người sáng suốt và tốt bụng sẽ có cái nhìn lạc quan và ý nghĩ tốt lành về kẻ khác.
Một người thiển cận và bi quan sẽ nhìn kẻ khác với cặp mắt lệch lạc và nghĩ về họ theo mức độ hẹp hòi ích kỷ của lòng mình.
Người Kitô chúng ta thuộc lòng từ tấm bé những lời quả quyết của Chúa Kitô: "Chúng con xét đoán kẻ khác thế nào thì sẽ bị xét đoán như vậy" (Mt 7,2).
Nghĩ xấu, xét đoán xấu, nói xấu kẻ khác thì làm sao chúng ta không tự đầu độc mình, làm sao chúng ta sẽ không mau chóng để lộ tâm địa xấu của mình? Khi ấy, ai còn có thể nghĩ tốt, xét tốt về ta được?
Nghĩ tốt, xét đoán tốt và nói tốt về người khác, đó chính là phương thế tuyệt hảo để tự cải thiện mình. Và đó cũng là bí quyết làm cho người khác cũng nghĩ tốt về ta, nói tốt về ta.
Làm người, ai mà không có những tật xấu, hay sơ sót. Và dù xấu đến đâu, nơi người đó cũng có điều tốt đáng cho ta bắt chước. Vậy, chúng ta đừng có thái độ đi tìm cọng rác nơi mắt anh em, mà quên mất cây đà nơi mắt mình. Hãy sống theo lời khuyên của thánh Phaolô là hãy dùng điều thiện mà thay thế cho sự dữ.
Lạy Chúa, xin giúp con mặc lên những tâm tình của Chúa, luôn yêu thương con người dù con người không đáp trả tình yêu đó. Xin Cho con đổi mới tâm hồn mình để có thể nhìn thấy điều tốt nơi mọi anh em con.
------------------------OOO---------------------------


CÂU CHUYỆN 75

Cái Gối Rơm Của Người Tu Sĩ
Một tu sĩ trẻ được sư phụ cho phép xuống núi để đi hành hương. Giữa trưa hè nóng bức, anh ta tìm đến một gốc cây lớn để nghỉ chân. Không có sẵn gối, anh lượm lá cây và rơm rạ cuốn lại làm thành chiếc gối để gối đầu.

Bên gốc cây có một dòng suối, một số người phụ nữ có thói quen đến đó để lấy nước. Nhìn thấy người tu sĩ đang lim dim ngủ, họ mới nó nhỏ với nhau:


- Xem kìa, người thanh niên này đã chọn con đường tu trì, nhưng lại không thể ngủ mà không có gối để gối đầu. Anh ta đã cố gắng lấy rơm rạ để làm cho bằng được một chiếc gối.
Nói thế rồi những người phụ nữ tiếp tục đi xuống suối. Anh tu sĩ trẻ nghĩ thầm: "Những người phụ nữ này có lý khi đưa ra nhận xét như thế". Nghĩ như vậy rồi, anh ta liền quăng cái gối bằng rơm rạ đi và ngả đầu trên mặt đất mà ngủ.
Từ dòng suối đi lên, những người phụ nữ nhìn lại người tu sĩ đang nằm dài trên mặt đất, không chiếu chăn, không gối kê đầu, họ liền mỉm cười và nói với nhau:
- Thật là một chàng trai dễ thương. Nhưng thật đáng tiếc, anh ta quăng cái gối đi chỉ vì lời nhận xét của chúng ta. Anh ta tìm cách làm vừa lòng những người phụ nữ hơn là làm đẹp lòng Thiên Chúa của anh ta.

*

* *



Không riêng gì vị tu sĩ kia, nhiều người khác cũng đã có thể có thái độ tương tự trong đời sống tu trì hoặc trong đời sống đức tin của họ.
Nếu người ta chỉ sống đạo vì nể kẻ khác, vì sợ lời bình phẩm, thì cuộc sống đạo ấy có khác chi một vở tuồng.
Nếu người ta chỉ đi tu vì danh dự, vì muốn làm hài lòng bà con thân thích, thì đời tu ấy cũng chỉ là một trò bôi bác mà thôi.
Tuy nhiên, nếu ta biết thành tâm đón nhận những góp ý của người khác để hoàn thiện hóa cuộc sống mình, thì những góp ý ấy sẽ quí báu cho ta biết chừng nào.
Thánh Phaolô Tông đồ đã khuyên những người con tinh thần của ngài nơi (2 Cor 5,9): "Bất cứ điều gì chúng ta làm, hãy làm sao để được đẹp lòng Thiên Chúa". Ngài nhắc cho các tín hữu Galat nơi (Gal 1,10) rằng: "Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người ta, thì tôi không phải là đầy tớ của Chúa Kitô nữa".
..............................................................................

CÂU CHUYỆN 76

Một Khám Phá Bất Ngờ
Hồi sinh thời, văn sĩ Pi-rông người Pháp thường có thói quen đi dạo trong khu rừng Bu-lô-nhơ giữa thủ đô Paris. Một lần kia, ông ngồi nghỉ chân trên một chiếc ghế đá kê sát một bức tường.
Chỉ lát sau, ông ngạc nhiên vô cùng, vì trong số nhưng người đang đi dạo, có mấy người đến gần ông ngả nón chào, có vài người còn bái gối nữa. Nhà văn mỉm cười đáp lại cảm tình mà du khách dành cho ông.Ông không ngờ rằng ông được nhiều người mếm mộ như thế. Ông thầm mong một số bạn bè trong văn giới chứng kiến cảnh tượng này để thấy được vinh quang mà ông đã đạt tới...
Nhà văn đang say sưa với vinh quang va danh dự thì chợt trong đám người đang bái chào ông, một lão bà biểu lộ một thái độ khác thường. Trước nhất, giống như mọi người khác, bà lão cúi chào. Nhưng rồi bà đến gần ghế vừa thì thầm nói điều gì mà nhà văn không nghe rõ, vừa ngước mắt nhìn lên cao.
Ngạc nhiên trước cử chỉ khác thường của bà lão, nhà văn cũng quay đầu người mắt nhìn lên phía trên tường. Bấy giờ ông mới khám phá ra rằng trên đầu ông có một bức tượng thánh giá.
Quá hổ thẹn vì sự khám phá ấy, nhà văn Pi-rông liền đứng dậy và lặng lẽ bỏ đi nơi khác.

*

* *



Ðược kính nể, được ca tụng, ai mà không cảm thấy ấm lòng mát dạ.
Danh dự và vinh quang là điều mà không một con người nào lại không mơ tưởng, không âm thầm khát mong.
Tuy nhiên, ta đừng vội gán cho mình những gì mình không có, cũng đừng mưu mô mánh khoé để đoạt lấy vinh quang hay danh dự của kẻ khác. Tệ hơn nữa, đừng tự kiêu loại bỏ Thiên Chúa, để đoạt lấy vinh quang và danh dự của Ngài. Mặc dù con người là vinh quang của Thiên Chúa, như lời thánh I-rê-nê "Vinh quang của Thiên Chúa là con ngưòi được sống", thì trước mặt Thiên Chúa con người chẳng có gì để tự phụ cả.
Thánh Phaolô đã quả quyết: "Ta chẳng có gì mà lại không lãnh nhận được từ Chúa. Mà nếu đã lãnh nhận thì ta có lý gì nữa để mà tự hào, mà hãnh diện đâu?"
Vì thế thánh Tông Ðồ khuyên nhủ ta: "Nếu có vinh quang thì hãy vinh quang trong Chúa".
Ðược tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta mang nơi mình vinh quang của Ngài. Bổn phận của ta là giãi tỏa vinh quang ấy bằng một cuộc sống đúng như Thiên Chúa muốn, một cuộc sống tốt lành, bày tỏ những nét thiện hảo, xinh đẹp của Thiên Chúa, để thiên hạ thấy mà không phải ngợi khen ta, nhưng "ngợi khen Cha chúng ta, đấng ngự trên trời". "Chúng con hãy nên trọn lành, nhân từ như cha chúng con trên trời là đấng trọn lành". Hơn nữa khi nhận được điều gì tốt lành, chúng ta hãy khiêm tốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì ngài đã thương ban cho ta được hưởng những sự tốt lành đó. Nguyện chúc mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Chúa. Amen.
----------------------

CÂU CHUYỆN 77

Gương Mặt Ðấng Cứu Thế
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na-đô Ða Vin-si chính là bức tranh diễn tả bữa Tiệc Ly, trong đó nhân vật chính là Chúa Giêsu được vây quanh bởi các tông đồ.
Khi đem bức tranh ra triển lãm, Lê-ô-na-đô Ða Vin-si đã kín đáo đứng trong một góc phòng để quan sát cách thưởng thức của khán giả. Ông ngạc nhiên vô cùng, khi thấy điểm thu hút trong bức tranh không phải là gương mặt của Chúa Giêsu mà là một cánh hoa nhỏ mà ông đã vẽ ở góc bức tranh theo thói quen của thời đại.
Ông nhận thức được tức khắc rằng mình đã phạm một lỗi lầm rất lớn, đó là đặt thêm vào một cánh hoa đẹp đẽ để lôi kéo sự chú ý ra khỏi trọng tâm của bức tranh.
Ý thức được như thế cho nên khi quan khách đã ra về, ông liền dùng cọ xóa cánh hoa ở góc bức tranh đi.
Ngày hôm sau, nhà danh họa cảm thấy sung sướng vô củng khi tất cả mọi con mắt của quan khách đều chăm chú ngắm nhìn gương mặt của Ðấng Cứu Thế.

*

* *



Sống cho Chúa Giêsu, đặt Ngài vào trung tâm của cuộc sống, nhìn thấy Ngài trong mọi sự, đó là bí quyết của các thánh.
Chính nhờ bí quyết ấy mà gương mặt của Chúa Giêsu ngày càng nổi bật trong cuộc sống của các ngài, ngày càng giãi tỏa rạng rỡ từ chính bản thân các ngài.
Một vị thánh là một bức tranh tuyệt tác mạc khải trung thực vẻ đẹp siêu phàm của dung nhan Chúa Giêsu. Nơi Phúc Âm Matthêu, Chúa Giêsu dạy các đồ đệ: "Chúng con là ánh sáng thế gian" (Mt 5,14), "hãy để cho ánh sáng chiếu tỏ trước mặt mọi người, để họ nhìn thấy những việc tốt chúng con làm mà ngợi khen Cha chúng con trên trời" (Mt 5,16).
Ðấy cũng là lý tưởng mà Kitô hữu chúng ta đang cố gắng vươn tới qua mọi sinh hoạt, mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Ðể đạt tới lý tưởng ấy, để trở nên bức chân dung hoàn hảo của Chúa Giêsu, chúng ta cần biết can đảm xóa đi những cánh hoa nhỏ của ích kỷ, của tư lợi, của hư danh.


Ước chi mẫu gương và lời tâm sự của Gioan tẩy Giả trở thành bí quyết sống của mỗi người chúng ta: Ngài phải lớn lên và tôi phải nhỏ lại. Mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Chúa mà thôi.
Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy những dấu cản trở làm cho chính con và anh chị em không nhìn ra được Chúa trong đời sống chúng con. Xin thương giúp con luôn biết canh tân đời sống để luôn nhìn thấy Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Amen.
------------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 78

Biểu Diễn Trồng Táo
Tại một xứ Hồi Giáo, có người đàn ông bị vua ra lệnh treo cổ vì đã ăn trộm thức ăn của người khác. Như thường lệ, trước khi bị xử, tội nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin nhà vua:
- Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nẩy mầm, mọc thành cây và có trái ăn tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là khi thần chết đi rồi, bí quyết này sẽ không được truyền lại cho hậu thế.
Nhà vua truyền chuẩn bị mọi sự để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn trồng táo. Ðến giờ hẹn, trước mặt vua và các quan văn võ, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói:
- Chỉ có người nào chưa hề ăn trộm của người khác mới trồng được hạt giống này. Vì tôi đã lỡ ăn trộm nên không thể trồng được.
Nhà vua vẫn chiều lòng tên ăn trộm, nên quay sang nhìn tể tướng. Sau một lúc do dự, vị tể tướng thưa:
- Tâu bệ hạ, thần nhớ lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác. Thần cảm thấy không đủ điều kiện trồng hạt táo này.
Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt. Ông nghĩ may ra quan thủ kho trong triều là người nổi tiếng trong sạch có thể đủ điều kiện. Nhưng quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố với mọi người rằng ông cũng đã có lần gian tham trong chuyện tiền bạc.
Không tìm được ai, nhà vua mới định cầm hạt táo đến bỏ vào lỗ. Nhưng ông cũng chợt nhớ ra lúc còn nhỏ ông đã có lần đánh cắp báu vật của vua cha.
Bấy giờ người tử tội mới chua xót lên tiếng:
- Tâu bệ hạ, các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng, không thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài không thể trồng được hạt táo này, chỉ vì các ngài cũng đã có lần lấy của người khác. Còn hạ thần, một con ngưòi khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác ăn cho đỡ đói, thế mà các ngài lại kết án treo cổ hạ thần.
Nghe thế, nhà vua và cả triều thần như xốn xao trong lương tâm. Ông bèn ra lệnh phóng thích người ăn trộm.

*

* *



Câu chuyện trên đây nhắc nhở chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu:
"Tại cao con thấy cọng rác trong mắt anh chị em, còn cái xà trong mắt con thì con lại không thấy?" (Mt 7,3). Với những người biệt phái muốn ném đá người đàn bà bị bắt vì phạm tội ngoại tình, Chúa Giêsu đã nói: "Ai vô tội thì hãy ném đá chị này trước!"
Và Ngài từng dạy chúng ta:
"Con đừng kết án thì sẽ không bị kết án" (Lc 6,37).
Làm sao Thiên Chúa có thể kết án chúng ta được, nếu chúng ta biết ý thức thân phận tội lỗi của mình thành tâm sám hối để rồi từ sự khốn cùng của ta, ta nhìn mọi người với tấm lòng khoan dung, nhân hậu và luôn luôn sẵn sàng tha thứ?
Lạy Chúa, xin tha thứ cho con và giúp con sẵn sàng tha thứ cho anh chị em hơn. Amen.
-------------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 79

Cười Với Bất Cứ Ai
Có lần mẹ Têrêsa thành Calcutta kể lại như sau:
Nhiều người đến thăm tôi tại Calcutta và trước khi ra về thường ngỏ ý với tôi: "Xin cho chúng tôi một lời khuyên để chúng tôi sống tốt đẹp hơn".
Tôi liền bảo họ: "Quí vị hãy về và hãy ban tặng cho nhau những nụ cười. Một nụ cười cho vợ của ông. Một nụ cười cho chồng của bà. Một nụ cười cho con cái của ông bà. Hãy cười tươi với tất cả mọi người, bất luận người đó là ai. Với những nụ cười tươi như thế quí vị sẽ lớn lên trong tình yêu hỗ tương.
Nghe vậy một người trong nhóm hỏi tôi:
- Bà có lập gia đình không?
Tôi gật đầu và nói:
- Ðôi khi tôi cũng cảm thấy khó nở một nụ cười với vị hôn phu của tôi.
Và mẹ Têrêsa kết luận:
- Ðúng thế, Chúa Giêsu có thể đòi hỏi rất nhiều. Và chính khi Ngài đòi hỏi như thế thì không gì đẹp cho bằng nở một nụ cười thật tươi với Ngài.

*

* *



Các sách Phúc Âm không ghi lại một nụ cười nào của Chúa Giêsu mà chỉ đôi ba lần nhắc đến những thổn thức và tiếng khóc nức nở của Ngài. Vậy mà cả cuộc đời, những lời rao giảng, những việc làm và nhất là cái chết của Ngài được gọi là Tin Mừng.
Chúa Giêsu mang đến cho con người một Tin Mừng, bởi vì qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của mình, Ngài đã mang đến cho mọi người con đường hy vọng. Ðau khổ và sự chết đã bị khắc phục, bởi vì hy vọng, niềm vui, sự sống đã bừng dậy từ đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu chính là nụ cười của Thiên Chúa được gửi tặng chúng ta. Trong Ngài con người tìm được ý nghĩa của cuộc sống, ngay cả khi gặp thất bại, khổ đau. Trong Ngài con người tìm được niềm vui, ngay cả khi thua thiệt mất mát. Trong Ngài, con người tiếp tục hy vọng, ngay cả giữa những giờ phút tăm tối nhất của cuộc đời.


Nụ cười lôi cuốn nụ cười. Chúa Giêsu đang chờ đợi nơi con người một nụ cười đáp từ.
Cười vui với Ngài là biết đón nhận từng phút giây trong cuộc sống và mọi biến cố với tất cả tin yêu, hy vọng, phó thác.
Cười vui với Ngài là luôn sẵn sàng nhận ra Ngài với khuôn mặt của mỗi người anh em.
Cười vui với Ngài cũng có nghĩa là biết trao ban một ánh mắt cảm thông, một nụ cười thân thiện, một lời nói ủi an tha thứ với tất cả mọi người
--------------------- O0O --------------------

CÂU CHUYỆN 80

Viên Ðá Nóng Bên Bờ Biển
Người ta kể lại rằng khi thư viện lớn nhất tại thành phố Alexandre bên Ai Cập bị đốt cháy, chỉ có một quyển sách còn nguyên vẹn. Nhìn bên ngoài thì đây chỉ là một quyển sách tầm thường như bao nhiêu quyển sách khác.
Nhưng có lẽ đây là quyển sách quí giá nhất thế giới, vì bìa lưng của nó chứa đựng bí mật của một viên đá quí. Viên đá này chạm đến đâu thì tất cả đều biến thành vàng.
Hàng chữ viết trên bìa lưng của quyển sách cho biết viên đá quí này nằm lẫn lộn trong muôn nghìn viên đá khác tại bờ Hắc Hải. Về hình thù nó giống như mọi viên đá khác. Chỉ khác có điều là trong khi những viên đá khác sờ vào thấy lạnh, còn viên đá quí này thì lại nóng.
Một nông dân nghèo đã tình cờ mua được quyển sách và khám phá ra bí mật ấy. Ông ta bán tất cả tài sản và lên đường đi tìm cho bằng được viên đá quí. Ông cắm lều bên bờ Hắc Hải và ngày ngày nhặt từng viên đá lên xem. Cầm lên viên đá nào lạnh ông ném xuống biển. Nguyên một năm ròng rã, mỗi ngày ông lặp lại cùng một động tác ấy. Nhặt lên một viên đá rồi ném xuống biển. Nhưng ông vẫn chưa tìm được viên đá nóng. Viên đá nào cũng lạnh cả.
Ông lại tiếp tục làm công việc ấy trong một năm nữa. Nhưng vẫn chưa tìm được viên đá quí. Thế rồi một buổi chiều nọ, bàn tay của ông bỗng rực nóng lên khi chạm đến một viên đá. Nhưng thói quen nhặt đá để ném xuống biển đã trở thành một thứ bản năng, không chống lại nổi nữa. Vì thế người nông dân cũng ném luôn viên đá ấy xuống biển.

*

* *



"Nước Trời như viên ngọc quí, người ta phải bán tất cả cơ nghiệp để đi tìm cho được viên ngọc ấy" (x Mt 13,45-46).
Mọi Kitô hữu đểu được mời gọi từ bỏ để lên đường tìm Nước Thiên Chúa. Công cuộc tìm kiếm này không chỉ giới hạn trong một quãng thời gian, hay trong một số công việc nào, nhưng suốt cả cuộc đời và trong mọi sinh hoạt chúng ta phải không ngừng tìm kiếm để mong gặp được Nước Trời.
Nhưng Nước Trời là gì nếu không phải là Chính Thiên Chúa đấng đang đến với ta, đang ban tặng chính mình cho ta.
Ðiều quan trọng là ta không để cho những sinh hoạt của cuộc sống trở thành một thói quen vô nghĩa, làm lu mờ đi sự hiện diện của Chúa.
Trong mọi giây phút, mọi công việc, qua mọi biến cố, ta cần tỉnh táo để phát hiện ra Ngài và hân hoan đón nhận Ngài.
-------------- O0O ---------------

CÂU CHUYỆN 81

Ngồi Bên Ðống Vàng
Một người giàu có và tham lam bỗng thấy tiền bạc, của cải của mình biến thành tro bụi. Người ấy đau buồn thất vọng đến nỗi không thiết ăn uống gì nữa.
Hay tin ông ta đau nặng, một người bạn đến thăm. Sau khi hiểu nguyên nhân căn bệnh, người bạn mới nói:
- Anh đã không biết xử dụng tiền bạc của cải anh có. Chính vì thế anh càng thu tích thì chúng càng trở nên tro bụi. Xin anh hãy nghe lời khuyên của tôi đây: anh hãy đưa cả đống tro bụi ấy vào hiệu buôn của anh. Rồi anh ngồi trên đó mà rao bán cho mọi người.
Người giàu có làm theo lời khuyên của bạn. Ông ngồi trên đống tro mà rao hàng. Có người hỏi tại sao ông bán tro, ông trả lời:
- Ðây là tất cả tài sản của tôi.

Ngày kia, một em bé gái mồ côi đi qua trước cửa tiệm. Em nghèo, nhưng lòng không chút vấn vương tiền của. Thấy người giàu có ngồi trên đống tro, em bé nói:


- Thưa ngài, ngài không biết là ngài đang bán vàng và bạc đó sao?
Ngạc nhiên trước lời nói chân thành của em bé, người giàu có mới khẩn khoản van xin:
- Xin cháu chỉ cho chú biết đâu là vàng đâu là bạc trong đống tro này.
Em bé liền đưa tay bốc lấy một nắm tro. Tức khắc vàng liền hiện lên trên tay em trưóc sự ngỡ ngàng của người giàu có.

*

* *



Câu chuyện ngụ ngôn trong kinh điển nhà Phật trên đây muốn nói đến quan niệm của con người về sự vật. Người ta có thể nhìn sự vật bằng hai cách khác nhau.
Người giàu có thường tham lam, muốn thu tích cho thật nhiều tiền của, vì lòng tham của họ không bao giờ được thỏa mãn. Thu tích cho nhiều mà lòng vẫn không toại nguyện, bởi vì họ không còn khả năng nhận thức giá trị đích thực của đồng tiền, của sự vật nữa.
Trái lại, người nghèo mà có tâm hồn thanh thoát, không ham hố tiền của, sẽ nhìn thấy giá trị đích thực của mọi sự trên đời. Dưới mắt họ, tất cả đều có giá trị, nhưng chỉ là một giá trị tương đối. Tất cả phải được đặt vào một trật tự hợp lý trong tương quan với con người.
Tiền của là để phục vụ con người, để giúp con người sống và chu toàn sứ mệnh được trao phó trong hoàn cảnh mà Thiên Chúa đặt vào họ.
Nhưng một khi tôn sùng tiền của, con người sẽ phá hủy giá trị và ý nghĩa của chúng đồng thời đánh mất giá trị của chính bản thân và ý nghĩa cuộc đời mình.
Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng ham tích trữ tiền của, đừng lo làm giàu trước mặt người đời, nhưng hãy làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng một cuộc sống siêu thoát và thánh thiện, chuyên chăm tìm kiếm Nước Chúa như gia nghiệp của đời mình.
-----------  O0O  ---------

CÂU CHUYỆN 82

Ðôi Cánh Phượng Hoàng
Một ghềnh đá nằm trên một ngọn núi cao được gia đình chim phượng hoàng chọn làm nơi xây tổ để đẻ trứng và ấp con. Từ ghềnh đá này người ta có thể nhìn thấy bao quát cảnh vật chung quanh.
Thấm thoát thời gian trôi nhanh, chim phượng hoàng mẹ nhìn đàn con và nói:
- Ðã đến lúc các con phải tập bay.
- Bay như thế nào? Ba chiếc mỏ non nớt cùng cất tiếng hỏi.
Chim mẹ trả lời:
- Các con phải đi ra mép ghềnh đá rồi buông mình xuống và vỗ cánh để gió nâng các con lên.
Ba chú chim con ngơ ngác nhìn nhau với những ánh mắt đầy lo sợ. Tuy thế chúng cũng vâng lời mẹ đi ra mép ghềnh đá nhìn xuống vực thẳm, nhưng rồi lại vội vàng quay trở về chui vào tổ tìm sự an toàn.
Ngày hôm sau chim phượng hoàng mẹ cũng lặp lại lời nói hôm qua:
- Ðã đến lúc các phải tập bay.
Một chú chim con sợ hãi nói:
- Vực thẳm sâu quá!
Con khác tiếp lời:
- Chúng con sẽ phải rơi xuống tan xác mất thôi.
Và con thứ ba thú nhận:
- Chúng con sợ quá, mẹ ơi!
Nhưng chim phượng hoàng mẹ nói như ra lệnh:
- Hãy đi ra bờ vực thẳm!
Thấy đàn con không nhúc nhích, phượng hoàng mẹ nói giọng cương quyết hơn:
- Hãy đi ra mép ghềnh đá, đừng sợ!
Theo lệnh mẹ, ba chú chim con chậm rãi bỏ tổ tìm ra mép ghềnh đá. Chim mẹ nhẹ nhàng dùng mỏ đẩy ba con đi nhanh hơn. Ðến nơi, một con can đảm nhảy xuống vực thẳm và tung cánh. Ðược gió nâng đỡ, nó vỗ những nhịp cánh đầu tiên và bay trong bầu trời cao rộng.

*

* *



Trong cuộc đời trần thế có biết bao gian truân nặng nhọc, trong cuộc sống đức tin cũng không thiếu cam go thử thách. Lắm khi chúng ta giống như những con chim non, ngỡ ngàng sợ hãi trước bổn phận làm người, trước ơn gọi làm Kitô hữu.
Nhưng Chúa Giêsu không ngừng mời gọi chúng ta "Ðừng sợ!" Ngài đã trấn an các tông đồ: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy ra đi rao giảng cho mọi dân nước" (Mt 28,18).
Chúng ta không sợ, vì có Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn quan tâm săn sóc chúng ta. Trước mặt Ngài, chúng ta đáng giá hơn nhiều những con chim sẻ. Với Ngài, mọi sợi tóc chúng ta đều được đếm kỹ cả, chẳng sợi nào rụng đi mà không do Ngài xét định nên hay không nên.
Chúng ta không sợ, vì Thiên Chúa là Cha quyền năng luôn bảo vệ chúng ta trong cánh tay của Ngài. Không sức mạnh thù địch nào thắng được ta, không gian nguy thử thách nào làm ta phải hoảng hốt. Có Ngài nâng đỡ ta "như trên đôi cánh phượng hoàng" (Xh 19,4), đời ta sẽ luôn an toàn vững bước.
Lạy Chúa, xin dạy con sống tin tưởng vào Chúa trong mọi hoàn cảnh. Chúa biết những gì chúng con cần. Amen.
----------------o0o--------------

CÂU CHUYỆN 83

Chơi Trò Chơi Nào
Ngày kia, ông Mac-sa, một nhà văn người Nga, đi ngang qua một sân chơi, ông dừng lại quan sát một đám trẻ em trạc tuổi lên 6 lên 7 đang chơi đùa với nhau.
Thấy chúng chơi trò gì là lạ, ông cất tiếng hỏi:
- Này các cháu, các cháu đang chơi trò gì thế?
Ðám trẻ nhón nháo trả lời:
- Chúng cháu chơi trò đánh nhau.
Nghe thế ông Mac-sa hơi cau mày, rồi gọi các em đến, ông ôn tồn giải thích:
- Tại sao các cháu chỉ chơi trò đánh nhau mãi. Các cháu biết chứ, đánh nhau hay chiến tranh có gì là đẹp đâu. Các cháu hãy chơi trò hòa bình xem nào.
Ông vừa dứt lời, một em bé reo lên:
- Phải rồi, tụi mình thử chơi trò hòa bình một lần xem sao.
Thế là cả bọn kéo nhau ra sân, chụm đầu vào nhau bàn tán. Thấy chúng chấp thuận ý kiến của mình, nhà văn hài lòng mỉm cười tiếp tục đi. Nhưng chưa được mấy bước ông nghe có tiếng chân chạy theo. Và chưa kịp quay lại, ông đã nghe giọng một em bé hỏi:
- Ông ơi, trò chơi hòa bình làm sao? Chúng cháu không biết.

*

* *



Làm sao trẻ em biết chơi trò chơi hòa bình, khi người lớn cứ chơi trò chiến tranh?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi trong nhà, cha mẹ, anh chị lớn bất hòa, cãi cọ... khi ngoài xóm ngõ người lớn chửi bới, đánh nhau...?
Làm sao trẻ em biết chơi trò hòa bình, khi chúng vẫn thường thấy trên tivi, tranh ảnh, những cảnh chiến tranh khốc liệt, chém giết dã man?
Chừng nào thế giới của người lớn biết sống quảng đại yêu thương, biết giải quyết những tranh chấp không thể tránh được bằng đường lối ôn hòa, thông cảm và tha thứ, chừng ấy thế giới trẻ thơ mới triển nở được trong bầu khí hồn nhiên tươi sáng, hứa hẹn một tương lai huy hoàng cho gia đình và xã hội.
Chúng ta đừng quên lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Ai làm dịp tội cho một trong các trẻ em đã tin Ta, thì thà rằng buộc cối đá vào cổ kẻ ấy và quăng xuống đáy biển còn hơn" (Mt 18,6).
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhớ lại trách nhiệm của mình, biết giúp đỡ nhau bằng lời nói sự thật và bằng việc làm tốt. Amen.
------------------o0o----------------

CÂU CHUYỆN 84

Cầu Nguyện Trong Tiếng Ếch
Một vị ẩn sĩ nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.
Một buổi tối, ông đang cầu nguyện thì một con ếch không biết từ đâu bỗng cất tiếng kêu inh ỏi. Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung lòng trí vào lời cầu nguyện để khỏi nghe thấy tiếng ếch. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu to. Không chịu nổi nữa, vị ẩn sĩ quát:
- Câm miệng đi cho ta cầu nguyện được không?
Mệnh lệnh đầy uy lực của vị ẩn sĩ đã bịt miệng con ếch. Thinh lặng trở lại với không gian. Nhưng cũng chính lúc đó, như nghe vang vọng trong tâm hồn một tiếng kêu khác. Ông nghe như có người nói với ông:
- Có lẽ Chúa không ưa thích tiếng kêu của ếch bằng lời cầu kinh của ngươi chăng?
Ẩn sĩ hỏi lại:
- Tiếng kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được sao?
Tiếng nói trong tâm hồn đáp:
- Vậy thì ngươi có biết tại sao Chúa dựng nên âm thanh không?
Vị ẩn sĩ chợt hiểu được bài học từ trong nội tâm. Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh cho ếch:
- Nào, hãy hát lên đi.
Tiếng kêu của chú ếch vang lên. Mấy chú ếch chung quanh cũng hòa theo một nhịp, tạo thành một bài ca, lúc trầm lúc bổng, lúc dặt dìu lúc tha thiết. Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn. Trái tim nhà ẩn sĩ cũng bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ, và lần đầu tiên trong đời ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.

*

* *



Nhà ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây tuy đã có được quyền uy sai khiến thú vật, nhưng ông lại vẫn chưa biết cầu nguyện như thế nào.
Thiên Chúa mà chúng ta cầu nguyện không phải là một Thiên Chúa bị giới hạn trong những điều kiện, hay bị nhốt kín trong cái hẹp hòi của con người.
Cầu nguyện không phải là giam hãm Thiên Chúa lại trong cái bé nhỏ ti tiện của mình, nhưng là mở rộng lòng ra cho Thiên Chúa.
Chúng ta chỉ có thể gặp được Thiên Chúa ở nơi Ngài hiển ngự. Mọi công trình Thiên Chúa tạo dựng là ngai tòa vinh quang của Ngài. Với tư cách là một thành phần trong công trình của Thiên Chúa, dẫu là thành phần cao trọng bậc nhất, con người cần phải hòa mình vào van vật, nên một với thiên nhiên để khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa và gặp gỡ được Ngài.
Lời cầu nguyện của ta phải hòa nhịp với âm thanh của vũ trụ.
Chỉ lời cầu nguyện đại đồng ấy mới xứng đáng ca ngợi vinh quang Thiên Chúa, mới có hiệu năng hoàn thiện hóa cuộc đời.
Thánh Phanxicô thành Assisi đã nêu gương cho chúng ta khi ngài mở rộng tâm hồn kêu gọi mọi tạo vật hãy chúc tụng Thiên Chúa. Sách Ðaniel trong chương 3, (x. TV 29/30; TV 72,19; TV 96,3; TV 97,6; TV 108,5) đã ghi lại lời chúc tụng Thiên Chúa của ba người trẻ bị quăng vào lửa đáng nêu gương cho chúng ta như sau:
"Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa. Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn.
Chúc tụng Chúa đi, hỡi tinh tú muôn ngàn. Muôn ngàn đời hãy chúc tụng suy tôn".
Lạy Chúa, xin mở rộng tâm hồn và đôi mắt con, cho con nhìn thấy những kỳ công Chúa và dâng lời chúc tụng Ngài. Amen.
------------------------o0o-----------------------
CÂU CHUYỆN 85

Nhìn Thấy Chúa
Một vị ẩn sĩ kia khao khát được nhìn thấy Chúa, nhưng chưa bao giờ đạt được ước nguyện. Vẫn còn có cái gì che khuất tầm mắt ông khiến ông không sao nhìn thấy Chúa được. Càng cố gắng đọc kinh cầu nguyện, càng ăn chay hãm mình, ông càng thất vọng. Ông chẳng hiểu tại sao nữa.
Thế rồi, một buổi sáng khi vừa ra khỏi giường ông bỗng reo hò sung sướng. Ông đã tìm ra lý do. Ðó là một cái tách nhỏ nhưng rất đẹp mà gia đình đã gửi tặng ông. Nó là kỷ niệm duy nhất của gia đình mà ông nâng niu giữ gìn như một báu vật. Và dĩ nhiên, nó cũng là của cải trần thế duy nhất mà ông còn bám víu vào.
Thế là không một chút do dự luyến tiếc, vị ẩn sĩ cầm lấy cái tách thân yêu ném mạnh xuống sàn nhà. Từng mảnh vụn tung toé, từng luyến tiếc vỡ tan...
Vị ẩn sĩ ngước mắt nhìn lên. Và sáng hôm ấy là lần đầu tiên ông nhìn thấy Chúa.

*

* *



Chúng ta được tạo thành cho Chúa. Nên chúng ta chỉ được an nghỉ khi nhìn ngắm dung nhan Ngài mà thôi.
Khao khát thấy Chúa phải là mơ ước duy nhất của người Kitô hữu. Nhưng không ai thấy Chúa mà vẫn còn sống. Có nghĩa là chỉ khi nào chúng ta chấp nhận chết đi cho bản thân ích kỷ, cho đam mê trần tục, cho của cải phù vân, cho trần gian giả trá, khi ấy lòng chúng ta mới trong sáng, cặp mắt đức tin chúng ta mới rạng ngời để nhận ra được dung nhan Thiên Chúa.
Ngài luôn luôn ngự trị trong lòng chúng ta, nơi vạn vật, nơi mọi người, mọi biến cố. Nhưng nếu lòng chúng ta nặng trĩu bản thân, mắt chúng ta lu mờ vì sự vật, làm sao chúng ta nhìn thấy Ngài được nữa?

CÂU CHUYỆN 86

Cô Gái Phi Thường
Hê-lân Kê-lơ là một cô gái mù, điếc và câm ngay từ khi mới sinh được vài năm. Nhưng nhờ ý chí phi thường, cô đã học hành và tốt nghiệp đại học, trở thành bậc khoa bảng.
Hê-lân kể lại rằng, chính cô giáo của em là Sô-li-vân đã giúp em tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Một buổi sáng, khi Hê-lân lên 8 tuổi, cô Sô-li-vân đã dắt em đến bên cạnh cái giếng, cô kéo nước lên và xối nước vào lòng bàn tay nhỏ bé của em. Rồi cô dùng ngón tay của mình viết chữ "nước" trong lòng bàn tay em. Cô viết đi viết lại chữ "nước" ấy nhiều lần.
Phúc chốc, mắt, tai, miệng, lưỡi và trái tim của Hê-lân như được tháo cởi. Em chợt hiểu rằng cái chất lỏng đang chảy mát rượi trên tay em có tên là "nước".
Cảm nghiệm đầu tiên về nước ấy đã đưa Hê-lân vào thế giới kỳ diệu của ngôn ngữ. Bất cứ vật nào em sờ được, em cũng xin cô giáo Sô-li-vân viết tên gọi trên lòng bàn tay em.
Một hôm, trong một cơn giận dữ, Hê-lân đã liệng con búp bê của em đi. Khi cô Sô-li-vân viết chữ "búp bê" trong lòng bàn tay em, Hê-lân bỗng nhớ lại cơn giận dữ của mình. Hê-lân đã ghi lại rằng đây là lần đầu tiên trong đời em đã cảm nghiệm được thế nào là hối hận, và em đã khóc sướt mướt.

*

* *



Chúa dựng nên con người, ban cho con người những tài năng rất đặc biệt. Con người biết làm thơ, biết vẽ, biết hát, nhất là biết hối hận và biết khóc. Chỉ có con người có thể ra khỏi thế giới sự vật và nhất là ra khỏi chính mình.
Kinh nghiệm trên đây của cô Hê-lân giúp cho ta hiểu được tính cách siêu việt ấy của con người. Bên kia cái chất lỏng tươi mát trong lòng bàn tay, cô bé mù câm điếc đã đi vào thế giới của ngôn ngữ. Bên kia con búp bê ngã đổ, cô bé đã cảm nghiệm thế nào là hối hận. Một lời nói được lắng nghe, một thế giới mới mở ra, một cuộc sống mới được khởi đầu.
Trên bình diện ngôn ngữ, con người vừa sinh ra mang lấy tội tổ tông, kể như đã bị mù tinh thần. Và có một Lời đã được nói ra, một Lời mở ra cho con người một thế giới mới, một Lời có sức thay đổi cuộc sống con người. Lời ấy chính là Ðức Giêsu Kitô, là Lời Thiên Chúa nói với con người, là Ngôi Lời, Con Thiên Chúa.
Hôm qua, hôm nay và ngày mai, Lời ấy vẫn luôn được nói lên. Ðể có thể lắng nghe Lời ấy, con người phải không ngừng tỉnh thức. Bởi vì Lời ấy chỉ được nói xuyên qua cuộc sống.
Thánh Gioan đã viết: "Và Lời đã trở thành xác thể" (Gn 1,14). Chính trong xác thể, chính xuyên qua cuộc sống mà con người vẫn nghe được Lời ấy.
Thời Chúa Giêsu người ta không chịu lắng nghe, không muốn đón nhận Ngài, bởi vì Ngài cũng mang thân xác như bao người, bởi vì Ngài cũng sống cuộc sống con người như bất cứ ai.
Ngày nay, Lời Thiên Chúa vẫn tiếp tục nhập thể và ở giữa chúng ta. Ngài vẫn ở đó và không ngừng nói với ta. Xuyên qua những con người, xuyên qua những cuộc sống dù lầm than khổ cực, chúng ta hãy lắng nghe Ngài. Vì Lời Ngài là sự thật và là sự sống.
Thánh Gioan đã xác quyết như sau nơi khởi đầu Phúc Âm của ngài:
"Ngôi Lời ở giữa thế gian, thế gian nhờ Ngôi Lời mà có. Song thế gian không biết Ngôi Lời. Nhưng những ai tiếp nhận Ngôi Lời, thì Ngôi Lời ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa..."
Lạy Chúa, xin giúp con mở rộng đôi mắt tinh thần để đón nhận Chúa vào cuộc sống của con và giúp con trung thành chu toàn thánh ý Chúa. Amen.
--------------------------------

CÂU CHUYỆN 87

Giá Trị Cuộc Ðời
Trong một vở hài kịch nổi tiếng có tên là "Thành Phố Nhỏ", tác giả đã thuật lại câu chuyện sau đây:
Thiên Chúa cho phép cô Ê-mi-li đã chết lúc còn trẻ được trở về sống một ngày với những người quen thuộc trong làng. Bấy giờ mọi giây phút trong ngày đều có ý nghĩa đối với cô. Từng lời nói, từng cử chỉ từng hành động đều được cô coi là quí giá, vì cô đã hiểu được ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống bên kia.
Trong khi đó thì trớ trêu thay những người quen thuộc trong làng vẫn sống như xưa, không hiểu gì cả. Họ để mặc cho những giây phút, những lời nói, những hành động qua đi một cách vô ích.

*

* *



Ðôi khi chúng ta cũng sống giống như vậy, một cách vô ích, vì quên mất tương quan giữa cuộc sống đời này và cuộc sống đời sau, quên mất tình yêu Thiên Chúa là tình yêu thánh hóa mọi giây phút cuộc đời chúng ta, khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, khi vui sướng cũng như lúc đau buồn khổ lụy.
Hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta không được sống một cách vô ích, không được quên đi mối tương quan giữa cuộc sống đời này và đời sau.
Chúng ta cần lợi dụng từng giây phút, cần hoàn tất từng công việc, dù nhỏ mọn đến đâu, để làm giàu cho cuộc sống, để làm cho đời ta có được giá trị vĩnh cửu.
Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta những khả năng để chúng ta xử dụng mà hoàn thành những trách nhiệm Ngài trao phó. Không ai được sinh ra trong cuộc đời này như một kẻ bàng quang, vô trách nhiệm. Nhưng ai cũng được sinh ra để gánh vác cuộc đời, để chu toàn định mệnh mà Thiên Chúa đã an bài xếp đặt.
Chỉ như thế chúng ta mới có thể đón nhận được lời diễm phúc này:
"Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào chung hưởng niềm hoan lạc với chủ ngươi" (Mt 25,21).
--- o0o ---
CÂU CHUYỆN 88

Lòng Tham Không Ðáy
Một chủ đất bên Hoa Kỳ đã nghĩ ra trò chơi tinh quái. Ông dựng trên mảnh đất bên cạnh nhà một tấm bảng có ghi hàng chữ: "Mảnh đất này thuộc về người nào thực sự hài lòng về những gì mình đang có".
Không lâu sau khi tấm bảng được dựng lên, một chủ nông trại tình cờ đi qua mảnh đất ấy. Người này nghĩ thầm: "Ta phải nhanh tay kẻo có người đến trước ta. Là một chủ nông trại, ta có tất cả những gì mình cần, cho nên ta mới xứng đáng hưởng phần đất này" Nghĩ thế rồi ông ta đến trình diện với người chủ đất.
Vừa thấy ông ta, người chủ đất liền hỏi:
- Ông có thật sự hài lòng về những gì ông đang có không?
Người chủ nông trại liền trả lời:
- Dĩ nhiên. Bởi vì tôi có tất cả những gì tôi cần.
Nghe thế, người chủ đất vặn hỏi:
- Này ông bạn, nếu ông bạn đã thực sự hài lòng về những gì ông đang có, vậy thì ông còn muốn lấy thêm mảnh đất này để làm gì?

*

* *



Của cải vật chất dễ làm cho con người trở nên mù quáng và ích kỷ.
Càng giàu có, người ta càng xây thêm kho lẫm, dựng lên các hàng rào và tường lũy.
Ðược bao bọc trong một thứ an ninh giả tạo như thế, người giàu có cũng dễ dàng cắt đứt liên lạc với kẻ khác và co rút trong vỏ ốc ích kỷ của mình.
Người giàu mà tham lam được Chúa Giêsu gọi là kẻ ngu dại. Vì họ tự giam mình trong một thứ mồ chôn chính mình mà không hay biết.
Cái ngu dại của người giàu là nghĩ rằng của cải vật chất có thể bảo đảm cho mình được yên ổn. Cái ngu dại của người giàu chính là thu tích và cất giữ cho mình một thứ kho tàng không bao giờ thuộc về mình cách vĩnh viễn.
Thay cho thứ kho tàng mà mối mọt có thể đục khoét, thay cho một kho tàng mà con người không bao giờ có thể giữ mãi trong tay, Chúa Giêsu loan báo kho tàng vĩnh cửu.
Ðể chiếm được kho tàng ấy, con người phải bán tất cả, phải cho đi tất cả, phải từ bỏ tất cả những gì mình có (x. Mt 19,21).
Chúa Giêsu đã tỏ ra tuyệt đối trong đòi hỏi của Ngài: "Ai trong các con không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta" (Lc 14,33).
Từ bỏ của cải không nhất thiết là từ bỏ quyền sở hữu. Từ bỏ đây, đối với đa số người Kitô chúng ta, là có của mà lòng không tham lam, không dính bén, không nô lệ cho của cải. Có của mà biết dùng của để mua sắm kho tàng không bao giờ hư nát. Có của mà biết quan tâm đến nhu cầu của người khác, biết chia sẻ cho bất cứ ai đang cần sự giúp đỡ của mình.
Ðấy phải là cách sống của tất cả những ai muốn thực sự là môn đệ Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, xin giúp con sống quảng đại, biết chia sẻ với anh chị em xung quanh, dù là qua những việc làm tầm thường bé nhỏ. Amen.
----------------------------------
CÂU CHUYỆN 89

Xua Ðuổi Bóng Tối
Chuyện xưa Ấn Ðộ đã kể như sau:
Ngày kia, các học trò của thầy Ha-xi-đích bên Ấn Ðộ đến than phiền vơi?ầy về ảnh hưởng xấu của ma quỉ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỉ.
Thầy Ha-ri-đích đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các học trò ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo.
Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ.
Thầy Ha-xi-đích lại bảo các học trò lấy gậy đập bóng tối để đuổi quỉ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các học trò hãy xuống hầm gào thét, nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào.
Sau cùng thầy bảo các học trò:
- Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến.
Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. Căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.

*

* *



Bóng tối của tà thần vây phủ khắp nơi bằng nhiều hình thức: gian dối, hận thù, chiến tranh, bất công, bóc lột, tệ nạn xã hội, sách báo tranh ảnh đồi trụy, v.v...
Người ta đã tốn biết bao công sức, đổ biết bao mồ hôi, đã quá mệt mỏi. Tất cả hầu như đã không giúp được gì. Bóng tối vẫn nguyên đó. Nhiều khi còn dầy đặc hơn.
Ngoài ánh sáng ra, có gì xua đuổi được bóng tối? Nỗ lực trong bóng tối thì bóng tối vẫn cứ tối mãi. Cần phải khơi dậy nguồn sáng.
Mỗi con người là một cây đèn, cần phải được thắp sáng lên. Mỗi người cần phải tự mình thắp sáng lên cây đèn của mình.
Một ngọn đèn cháy sáng, rồi hai, rồi ba, rồi hàng trăm, hàng ngàn ngọn đèn cháy sáng, thế giới tối tăm này sẽ bớt tối đi. Tất cả mọi người đều thắp sáng ngọn đèn của mình, cuộc đời này sẽ sáng rực lên nguồn sống mới, vui tươi và ấm cúng biết chừng nào.
Hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta phải là những cây đèn sáng đặt trên giá đèn để xua đuổi tối tăm và chiếu sáng cả nhà. Căn nhà thế giới, căn nhà Giáo Hội, căn nhà của mỗi gia đình chúng ta cần thứ ánh sáng ấy biết bao.
Là môn đệ chân chính của Chúa Kitô, chúng ta không thể quên lời Người quả quyết: "Chúng con là ánh sáng thế gian" (Mt 5,14).
Xác tín vào Lời Chúa, chúng ta sẽ gắng công dùng mọi khả năng tự nhiên và siêu nhiên Chúa ban, để giãi sáng ra bằng một cuộc đời gương mẫu, một cuộc sống thánh thiện xứng đáng với tư cách là những người con của Cha trên trời.

Nếu mọi người Kitô đều giãi sáng như thế, thì thế gian này làm sao còn bóng tối, cuộc đời này làm sao không rực sáng lên hy vọng và nguồn sống vui?


Chính trong viễn tượng này, mà thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu Roma ở chương 12, câu 21 như sau: "Hãy chiến thắng điều xấu điều dữ bằng điều thiện điều tốt".
Lạy Chúa, xin giúp con sức mạnh thực thi điều tốt, và thực hiện mãi không ngã lòng thất vọng trước cả thái độ vô ơn của con người. Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi sự dữ. Amen.
-------------------- o0o --------------------
CÂU CHUYỆN 90

Con Phải Trả
Bên nước Suđan có một bộ lạc dân A-giăng-ti sống theo niềm tin tôn giáo tự nhiên. Họ tôn thờ linh hồn ông bà theo nhiều nghi lễ đặc sắc khác nhau. Nhưng ở trung tâm niềm tin tôn giáo của họ, dân A-giăng-ti đã dành chỗ nhất cho đấng Tối Cao, đấng đã tạo thành mọi sự.
Các thành phần trong bộ lạc thường cầu nguyện với đấng Tối Cao bằng lời kinh sau đây:
"Mặt trời chiếu sáng và tỏa nắng ấm xuống mặt đất, mặt trăng mọc ban đêm, êm đềm rực rỡ, mưa đổ xuống, nhưng rồi mặt trời lại chiếu sáng. Ðôi mắt Thiên Chúa canh chừng tất cả mọi biến cố này, không gì có thể trốn thoát.
Dầu con đang ở trong nhà hay ngâm mình ngoài sông, hoặc đang ngồi nghỉ dưới bóng cây rừng, Thiên Chúa luôn hiện diện trên con.

Con tưởng có thể lấn át người cô thế, mồ côi, nghèo hèn, hay có thể gạt gẫm dân làng, tham lam của cải kẻ khác, vì nghĩ rằng không ai có thể nhìn thấy. Nhưng con lầm. Hãy nghĩ lại đi. Con đang hiện diện trước nhan Thiên Chúa. Ngài sẽ bắt con phải trả, phải trả, phải trả... Không phải hôm nay, nhưng ngày mai, ngày mai, ngày mai..."

*

* *


Chúng ta nghĩ thế nào về lời kinh này?
Bộ lạc A-giăng-ti, một bộ lạc bán khai, cuộc sống của họ còn rất xa vời với cuộc sống văn minh của thế giới quanh họ, nhưng họ đã có được một niềm tin vững chắc và sống động về hiện hữu của đấng Tối Cao.
Không những tin Ngài hiện hữu, họ còn xác tín vào sự hiện diện của Ngài trên con người và trong mọi hoạt động của đời người. Không điều thiện hay điều ác nào mà Ngài không biết và không đánh giá mức độ trách nhiệm của kẻ thực hiện chúng.
Chúng ta văn minh hơn, hiểu biết hơn những người A-giăng-ti này, nhưng chúng ta có thể tự hào được là có niềm tin vững mạnh hơn họ hay ít ra bằng họ không?
-----------------------------


CÂU CHUYỆN 91

Thắp Ðèn Cho Ai
Mẹ Têrêsa thành Calcutta kể:
Ở Úc Châu có một người thổ dân (Aborigine) sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông ta đã cao niên rồi. Từ bao năm tháng ông chỉ một thân một mình cô đơn trong túp lều tối tăm xiêu vẹo. Lần đầu tới thăm ông, tôi đề nghị:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường chiếu lại cho ông.
Ông ta hờ hững nói:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
Nhưng tôi bảo ông:
- Tuy vậy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn tôi thấy một cái đèn cũ, đẹp nhưng phủ đầy bụi bẩn.
Tôi hỏi ông:
- Có bao giờ ông thắp đèn này không?
Ông ta trả lời với giọng chán ngán:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã lâu rồi mà chẳng hề trông thấy một ai cả.
Tôi hỏi ông:
- Nếu như các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có bằng lòng thắp đèn lên không?
Ông vui vẻ đáp:
- Dĩ nhiên rồi.
Từ hôm đó, các nữ tu của chúng tôi quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Cũng từ đó, ông ta bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp căn lều cho sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa, Trước khi chết ông nhờ các nữ tu nhắn tin cho tôi, ông nói:
- Xin nhắn với mẹ Têrêsa bạn tôi rằng, ngọn đèn mà mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã chiếu lên và vẫn còn tiếp tục sáng mãi.

*

* *



Trong cuộc đời này, có biết bao những kiếp người cô đơn, có biết bao những cõi lòng băng giá, ngay giữa xã hội ồn ào nhộn nhịp, cũng có khi ngay trong gia đình ta.
Ai cũng muốn được yêu thương, ai cũng muốn được thông cảm. Những con người cô đơn kia đang chờ đợi ở ta một tâm hồn rộng mở. Những cõi lòng băng giá kia đang mong mỏi nơi ta một tình người thân thương ấm áp.
Hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta còn phải nhận ra khuôn mặt khả ái của Thầy mình nơi thân hình tiều tụy, nơi cõi lòng đau thương của những người anh em khốn khổ ấy, và không bao giờ quên lời Thầy đã dạy:
"Bất cứ điều gì chúng con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta, là chúng con đã làm cho chính Ta" (Mt 25,40).
Mỗi người hãy thắp sáng lên ngọn đèn bác ái nơi lòng mình để mặt đất này rực rỡ ánh huy hoàng của tin yêu và hy vọng.
------------------- o0o -------------------


CÂU CHUYỆN 92

Dám Chết Cho Ðức Kitô
Ngày quân đội Liên Xô tràn vào chiếm thủ đô Hungary, một viên sĩ quan trẻ đã đến gắp một vị mục sư.
Viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói:
- Ông biết không? Cái đó là sự dối trá do các mục sư bày ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, giúp cho những kẻ giàu dễ dàng kìm hãm họ trong cảnh ngu dốt. Bây giờ chỉ có ông với tôi. Ông hãy thú nhận với tôi rằng ông không bao giờ tin ông Giêsu là con Thiên Chúa.
Vị mục sư cười và trả lời:
- Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật.

Viên sĩ quan quát lớn:


- Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi!
Nói thế rồi anh ta rút súng ra chĩa vào vị mục sư và hăm dọa:
- Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là sự dối trá, thì tôi bắn ông.
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời:
- Tôi không thể nói như vậy, vì đúng, Ðức Kitô thật là Con Thiên Chúa.
Nghe thế, viên sĩ quan liền vất khẩu súng xuống sàn nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói:
- Ðúng thế, đúng thế! Tôi cũng tin như vậy. Nhưng tôi không thể tin rằng có người dám chết vì đức tin, cho tới khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cám ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Ngài đã chứng minh cho tôi thấy rằng vẫn có người dám chết cho Ðức Kitô.

*

* *



Dám chết cho Ðức Kitô. Ðó là điều mà qua hai ngàn năm lịch sử của Giáo Hội biết bao nhiêu Kitô hữu ở khắp nơi đã thực hiện. Ngày nay cũng không thiếu những Kitô hữu dám chết cho niềm tin của mình. Không thiếu những người hiểu được lời Chúa:
"Ai dám mất mạng sống vì Ta thì sẽ tìm lại được" (Mt 10,39).
Theo Chúa Kitô là chúng ta chấp nhận đòi hỏi gắt gao của Ngài. Theo Ngài là phải từ bỏ hết, cả đến mạng sống mình nữa.
Ai trong chúng ta dám mất mạng vì thầy mình?
Ai trong chúng ta dám chết để tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô?
Chết cho Ngài đâu luôn luôn phải là máu chảy, đầu rơi.
Chết cho Ngài thường chỉ là chối từ gian trá, để sống chân thật; thắng vượt đam mê ích kỷ để có tấm lòng thanh thoát, vị tha; dẹp bỏ hận thù để yêu thương, chia sẻ; diệt tính ươn lười để chu toàn bổn phận làm người, làm con Chúa.
Chết như thế, mấy ai đã chết được?
--------------------------
CÂU CHUYỆN 93

Cầu Nguyện Dễ Lắm Sao
Ngày kia khi cỡi ngựa đi ngang qua một ngôi làng, thánh Bê-na-đô gặp một nông dân đang đi bộ trên đường. Thấy ngài, người nông dân nói:
- Ông đã chọn một nghề thật an nhàn. Tại sao tôi không trở nên một người tối ngày chỉ biết cầu nguyện để cũng có một con ngựa để cỡi.
Nghe nói vậy, thánh Bê-na-đô bình tĩnh hỏi:
- Thế anh tưởng cầu nguyện dễ lắm sao? Này, tôi đánh cuộc với anh, nếu anh đọc được một kinh lạy Cha từ đầu đến cuối mà không lo ra, tôi sẽ tặng anh con ngựa này.
Người nông dân tỏ vẻ ngạc nhiên đến tột độ, và hỏi:
- Thật không?
Thấy thánh Bê-na-đô gật đầu tái xác nhận lời hứa, người nông dân vội vàng nhắm mắt chắp tay đọc to:
- Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến.
Vừa đọc đến đây, bỗng anh ta ngừng lại và hỏi:
- Dĩ nhiên là tôi có thể lấy cả yên ngựa và giây cương nữa chứ?
Thánh Bê-na-đô trả lời:
- Anh không được gì cả. Anh không được ngựa, vì anh đã lo ra rồi!

*

* *



Cầu nguyện chăm chú và thành tâm không phải là dễ. Mà cầu xin trong kiên nhẫn, không nản lòng càng khó hơn.
Những gì người Kitô đạt được trong cuộc sống phần lớn đều tùy thuộc vào cách người ấy cầu nguyện.
Linh mục Ro-ma-nô Gac-đi-ni, một nhà thần học nổi tiếng đã viết:
"Chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi sự, xin ban cho chúng ta những nhu cầu vật chất của đời sống. Nhưng cũng xin ơn sức mạnh để chu toàn bổn phận. Xin sự nâng đỡ khi tâm hồn cảm thấy yếu đuối. Xin ơn can đảm để chiến đấu trong trận chiến thiêng liêng. Xin ơn chấp nhận sự thật, ơn thăng tiến trong tình mến Chúa yêu người. Bởi lẽ trong cuộc sống chúng ta luôn thấy có những nhu cầu vượt quá tầm tay chúng ta..."
Nhưng không hiếm khi chúng ta cầu nguyện mà chẳng được gì. Phải chăng chúng ta chưa xác tín trọn vẹn vào lòng nhân từ của Chúa? Không xác tín, làm sao có thể dồn hết lòng trí vào lời cầu? Và khi ấy lo ra là chuyện quá thường xuyên.
Một lời cầu lo ra hoặc lơ đễnh, làm sao Thiên Chúa có thể chấp nhận được?
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhắc mỗi người đồ đệ của Ngài như sau:
"Chúng con hãy cầu nguyện luôn. Hãy xin thì sẽ được. Hãy gõ thì sẽ mở cho.
Những gì chúng con nhân danh Thầy mà xin cùng Cha, thì Cha sẽ ban cho chúng con..."

Lạy Chúa, xin giúp con luôn tin tưởng vào Chúa. Con xin đặt trọn cuộc đời con trong bàn tay Chúa. Nguyện danh Chúa được cả sáng. Amen.



CÂU CHUYỆN 94

Vị Thiền Sư Nổi Tiếng
Mời quý vị và các bạn theo dõi câu chuyện về một vị thiền sư nổi tiếng người Nhật, tên là Ha-cu-in. Sau nhiều năm sống ẩn dật trên núi, thì một ngày kia, một thiếu nữ, con nhà giàu trong làng, tố cáo với mọi người là vị thiền sư đã làm cô mang thai. Vừa nghe tin ấy, cả dân làng do cha mẹ của thiếu nữ dẫn đầu, đã giận dữ kéo đến chòi của vị thiền sư. Họ la hét, chửi rủa ông đủ điều.
Nhưng vốn điềm tĩnh, nhà sư chỉ mỉm cười nói: "Thế ư?"
Ai cũng nghĩ rằng đó là một cách nhận tội. Và khi đứa bé chào đời, thiền sư Ha-cu-in lặng lẽ đến nhận nó về. Ông bồng ẵm, nâng niu và chăm sóc như con ruột của mình vậy.
Nhưng khoảng 18 tháng sau, người thiếu nữ bỗng hối hận về hành vi của mình. Cô ta thú nhận rằng bố của đứa trẻ là một ngư phủ trong làng.
Nghe tin ấy, ai trong làng cũng cảm thấy xấu hổ vì đã nghĩ xấu và nhục mạ một con người đáng kính. Thế là một lần nữa, dưới sự dẫn đầu của cha mẹ người thiếu nữ, cả làng kéo đến chòi của vị thiền sư. Mọi người sụp lạy tỏ dấu sám hối vì đã xúc phạm đến thanh danh của vị tu sĩ thánh thiện.
Khi nghe mọi người đồng thanh tuyên bố sự vô tội và phục hồi danh dự cho mình, vị thiền sư vẫn chỉ mỉm cười nói: "Thế ư?"

*

* *



Quý vị và các bạn thân mến,
Thái độ điềm nhiên trước sau như một của vị thiền sư trên đây biểu lộ một tâm hồn đã hoàn toàn làm chủ được mình, và đồng thời cũng làm chủ được mọi tình huống.
Một tâm hồn như thế nói lên sự siêu thoát cao độ. Tâm hồn ấy chẳng còn chấp nệ với ích kỷ nhỏ nhen, với hư danh ảo vọng. Tâm hồn ấy chẳng còn bị lay chuyển bởi bất cứ rủi may, hên xui nào ở đời này.
Không những bởi làm chủ được mình, làm chủ được ngoại vật và hoàn cảnh, thái độ điềm nhiên thanh thoát của người Kitô hữu còn là kết quả của một niềm tin trong sáng, vững mạnh vào tình thương và uy quyền của Thiên Chúa.
Thái độ ấy mở rộng lòng người đón nhận chương trình của Thiên Chúa trên cuộc đời mình. Cho dù có trải qua tối tăm và thử thách, con người vẫn xác tín ở sự thành công mỹ mãn.
Thái độ ấy nói lên niềm tin nơi chính bản thân mình. Dù có yếu hèn, có vấp ngã, con người vẫn là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu chung thủy và trọn vẹn.
Thái độ ấy biểu lộ cái nhìn lạc quan trước cuộc đời và trước tha nhân. Dù có đen bạc tới đâu, cuộc đời vẫn luôn có một ý nghĩa cao cả để vươn tới. Dù gian trá và độc ác tới đâu, tha nhân vẫn luôn là hình ảnh của Thiên Chúa, một hình ảnh tuyệt đẹp và đáng yêu.
Về điểm này, thánh Phaolô tông đồ nêu gương cho chúng ta. Khi bị điệu ra trước quan tổng trấn Phêli, thánh Phaolô đã mạnh mẽ trả lời như sau:
"Tôi xin thưa với quan là tôi phụng thờ Thiên Chúa của tổ phụ chúng tôi... Cũng như những kẻ tố cáo tôi, tôi trông cậy vào Thiên Chúa... Vì thế tôi cố gắng giữ lương tâm ngay chính và sạch tội trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người" (TÐCV 26,14-16).
"Hãy giữ lương tâm ngay chính và trong sạch". Lạy Chúa, xin giúp con mỗi ngày một tiến lên trên con đường trọn lành, gần với mẫu gương Chúa muốn chúng con đạt tới. Amen.
----------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 95

Làm Ðược Gì Cho Chúa Giêsu
Một buổi tối, vừa khi từ Ma-rốc trở về, Sac-lơ đơ Phu-cô say mê kể cho gia đình nghe những cuộc thám hiểm kỳ thú của anh qua những khu rừng Phi Châu. Người chăm chú theo dõi câu chuyện hơn cả là một cô cháu gái chưa đầy mười tuổi.
Khi anh vừa chấm dứt thì cô bé đã bất thần hỏi:
- Thưa cậu, cháu thấy cậu làm được nhiều việc lạ quá. Thế cậu đã làm được gì cho Chúa Giêsu chưa?
Câu hỏi ấy như một luồng điện giựt khiến anh bất động. Từ bao lâu nay chưa ai đã khiến anh phải suy nghĩ nhiều như thế: "Anh đã làm được gì cho Chúa Giêsu?" Sac-lơ lục soát tâm hồn mình để chỉ thấy một lỗ hổng không đáy. Anh đã phí phạm tất cả thời gian và tuổi thanh xuân cho những cuộc ăn chơi trụy lạc và những danh vọng phù phiếm. Tâm hồn anh bỗng mở ra để thấy được nỗi khốn khổ nghèo hèn của mình.
Ngày hôm sau anh tìm đến xưng tội với một vị linh mục. Anh vào dòng khổ tu. Rồi ít lâu sau xin đến Nazareth để sống trọn vẹn cho Chúa Giêsu.
Một ngày, giữa lúc đang đắm mình trong cầu nguyện, anh bỗng nghe từ căn nhà bên cạnh có tiếng rên rỉ của một người Hồi Giáo. Nhớ đến gương bác ái của Chúa Giêsu, anh tự hỏi, anh có thể giam mình cầu nguyện giữa lúc có những người anh em đang rền rỉ trong đau thương, thất vọng được chăng?
Thế là anh quyết đến sống giữa họ, trở thành người anh em của họ, nhất là của những người cô đơn, lạc lõng, nghèo hèn hơn cả.
Những năm cuối đời, Sac-lơ sống giữa sa mạc Sahara, chia sẻ hoàn toàn cuộc sống với những người cùng khổ. Và anh đã chia sẻ tới giọt máu cuối cùng khi phát súng oan nghiệt của kẻ sát nhân bắn gục anh giữa lúc anh đang cầu nguyện.

*

* *



Mọi Kitô hữu chân chính cũng đều phải tự hỏi: "Tôi đã làm được gì cho Chúa Giêsu?"
Qua bao nhiêu năm tháng cuộc đời, với bao nhiêu nghĩa vụ đảm đang, bao nhiêu hồng ân lãnh nhận, tôi đã làm được gì cho Chúa Giêsu? Không phải là cho Chúa Giêsu mãi đâu trên trời, nhưng cho Chúa Giêsu đang tiếp tục ngự đến, đang tiếp tục hiện diện trong cuộc đời tôi, trong tâm hồn tôi, nơi những người anh em tôi, cũng là anh em của Ngài, nhất là những ai thấp hèn, cùng khổ.
Tôi tự hỏi, và chính Chúa Giêsu cũng hỏi tôi mỗi ngày: "Con đã làm được gì cho Cha?" Cũng có nghĩa là "Con đã làm được gì cho những người anh em bé mọn nhất của Cha?"
Lạy Chúa, xin dạy con sống quảng đại, biết phụng sự Chúa thật lòng và phục vụ anh chị em như Chúa đã nêu gương. Amen.
----------------------------------------------------------


CÂU CHUYỆN 96

Lạc Quan Vui Sống
Vĩnh Khải Kỳ sống như một bậc tiên ông đạo cốt. Mình mặc áo lông cừu, lưng thắt giây, ngày ngày ông giao du sơn thủy, vui thú cầm ca, tay gảy đàn, miệng ca hát không ngừng. Một hôm đức Khổng Tử đi dạo gặp Vĩnh Khải Kỳ, ngài mới hỏi:
- Tiên sinh làm cách nào mà thường vui vẻ ca hát thế?
Khải Kỳ thưa:
- Trời sanh muôn vật, loài người cao quí nhất. Ta đã được làm người, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có kẻ đui què, kẻ non yếu... mà ta thì khỏe mạnh sống lâu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta nay biết vui với cảnh đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?

*

* *



Lạc quan vui sống là đặc tính cơ bản của người Kitô hữu.
Kitô hữu lúc nào cũng lạc quan vì nhận thức được phẩm giá làm người và làm con Chúa của mình. Lúc nào họ cũng vui sống vì được đón nhận muôn hồng ân, vì được Thiên Chúa yêu thương săn sóc. Lúc nào họ cũng vui sống vì biết rằng đằng sau mọi gian nan thử thách của cuộc đời, luôn có Thiên Chúa hiện diện để bảo vệ và nâng đở, để ủi an và khích lệ.
Mỗi ngày có những đau khổ, nhưng cũng lại có nhiều niềm vui. Kitô hữu luôn biết vươn mình trên đau khổ để đón nhận những niềm vui được trao ban từ tấm lòng, từ bàn tay, từ nụ cười của Thiên Chúa yêu thương.
Và cứ thế, ngày này qua ngày khác họ hân hoan đón nhận cuộc đời, chu toàn sứ mệnh để rồi bình thản đi qua cái chết họ tiến vào niềm hân hoan vĩnh cửu.
Một cuộc sống như thế phải là điều bình thường cho những ai biết đặt trọn niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
Một cuộc sống như thế phải là điều bình thường cho những ai biết đặt trọn niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
Một cuộc sống như thế không những chỉ là nguồn vui cho riêng mình, mà còn mang hạnh phúc đến cho gia đình, cho xã hội và toàn thế giới nữa.

Thánh Phaolô nơi thơ 1Thess 5,16-18 đã khuyên như sau: "Hãy vui vẻ luôn, hãy cầu nguyện luôn, hãy cảm tạ mọi lúc, vì Thiên Chúa muốn cho tất cả anh chị em làm như vậy trong Ðức Giêsu Kitô".


Sống vui vẻ, cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa mọi lúc, đó là bí quyết sống cho mọi Kitô hữu. Lạy Chúa, xin ban niềm vui sống cho tất cả chúng con. Amen.
CÂU CHUYỆN 97

Thiên Phóng Sự Ly Kỳ
Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để viết phóng sự về đời sống của cư dân tại những nơi đó.
Sau cuộc hành trình vất vả, anh ta lọt được vào địa ngục nhằm đúng giờ ăn trưa. Anh ta rất ngạc nhiên khi thấy nơi phòng ăn bày la liệt những món sơn hào hải vị đang nóng hổi và tỏa hương thơm phức làm anh đến phát thèm.
Nhưng khi các kiều dân hỏa ngục tiến vào phòng ăn, anh ta càng ngạc nhiên hơn nữa vì thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, có những người đi không muốn nổi.
Anh ta lại rất đỗi sửng sốt khi chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗm nĩa rất dài buộc chặt vào đôi tay nên họ không thể đưa thức ăn vào miệng được. Dầu vậy họ vẫn ra sức cố gắng. Nhưng vô ích, thức ăn chỉ đổ tháo ra bàn hay rơi tung toé xuống đất thôi. Tệ hại hơn nữa là cảnh họ tranh giành nhau. Có những người cố đưa thức ăn vào miệng không được lại trở muỗm nĩa làm khí giới đánh nhau. Thật là một cảnh tuyệt vọng, một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ rời phòng ăn mà dạ dày vẫn trống rỗng.

Quá sợ hãi, chàng ký giả vội rời bỏ địa ngục và tìm được lên thiên đàng. Anh ta lại đến nơi đúng vào giờ ăn trưa. Bàn ăn cũng đầy những thức ăn ngon lành. Quan sát cư dân ở đây, anh ta thấy ai cũng phương phi, béo tốt, khỏe mạnh. Hai tay họ cũng bị cột chặt những muỗm nĩa thật dài. Nhưng thay vì cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, ai nấy lại dùng muỗm nĩa đút thức ăn cho người khác. Vì thế mà mọi người đều được ăn uống nô nê. Phòng ăn vang lên những tiếng cười nói vui tươi, mãn nguyện và ấm cúng.

*

* *


Thánh Phaolô nhắc lại lời Chúa: "Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh".
Chúng ta cũng không quên lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Các con hãy cho đi thì sẽ được cho lại. Người ta sẽ đong bằng đấu hảo hạng, đã dằn đã lắc mà đổ đầy vạt áo các con".
Câu chuyện trên đây cho ta thấy nguyên nhân của bất hạnh nơi hỏa ngục là tính ích kỷ, và nguyên nhân của hạnh phúc nơi thiên đàng là lòng vị tha.
Bao nhiêu tranh chấp, bao nhiêu khốn cùng, bao nhiêu bất hạnh lan tràn khắp nơi, từng ngày đã làm cho mặt đất tốt đẹp này trở thành hỏa ngục. Cũng chỉ vì sự ích kỷ của con người.
Chỉ có lòng vị tha, quảng đại, biết quên mình để nghĩ đến người khác, biết hy sinh tư lợi để phục vụ tha nhân mới đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc đích thực. Cũng nhờ thế mà thiên đàng sẽ hiện diện ngay trên mặt đất của chúng ta.
-------------------------------------------------------

CÂU CHUYỆN 98

Ðôi Nạng Của Ông Tù Trưởng
Một ông tù trưởng của một bộ lạc bên Phi Châu không may gặp tai nạn gãy chân. Ông đành phải tập đi bằng đôi nạng.
Không bao lâu thói quen đi nạng của ông đã trở thành điêu luyện. Ông tù trưởng không những có thể chạy bằng nạng mà còn có thể nhảy múa được trên đôi nạng. Việc đi nạng không còn bị xem như là một rủi ro nữa, mà đã biến thành một nghệ thuật với đôi chân của ông tù trưởng.
Ðể cho việc đi nạng không thất truyền, ông tù trưởng bèn dạy cho các con cái của ông xử dụng đôi nạng. Không bao lâu việc đi nạng đã trở thành biểu trưng của một sự khéo léo mà tất cả mọi người dân trong bộ lạc đều phải học cho bằng được.
Sang đến thế hệ thứ tư thì không một người nào trong bộ lạc còn có thể đi đứng mà không dùng đến đôi nạng. Ðể được ghi danh vào học trong bất cứ trường nào của bộ lạc, mọi đứa trẻ phải được chứng nhận là biết đầy đủ về lý thuyết cũng như thực hành của việc đi nạng. Bộ lạc cũng nổi tiếng về sản xuất được những cây nạng có chất lượng cao.
Ngày nọ, có một thanh niên đến trình diện với các bô lão trong bộ lạc và nêu thắc mắc tại sao mọi người trong bộ lạc đều phải đi bằng nạng, trong khi Thượng Ðế đã ban cho mỗi người đôi chân là để đi đứng bình thường. Người thanh niên hứa sẽ chứng minh cho mọi người thấy anh có thể đi đứng mà không cần đôi nạng.
Thế nhưng, khi người thanh niên vừa bỏ đôi nạng ra, anh đã đỗ xầm xuống đất. Ðiều này khiến cho mọi người trong bộ lạc càng xác tín rằng không ai có thể đi đứng mà không cần đến nạng.

*

* *



Sự lừa dối thường có hai chiều. Kẻ lừa dối không những đánh lừa người khác mà còn lừa dối cả chính mình. Chúng ta dễ thấy được điều đó trong những xã hội xây dựng trên sự dối trá. Khi sự lừa dối đã trở thành một thứ bản năng thì người ta cũng tin rằng tất cả những dối trá lừa lọc của mình đều là chân lý.
Tựu trung, dối trá là chối bỏ hoặc không muốn chấp nhận cái thực tại què quặt, bất toàn của bản thân. Ai cũng muốn che đậy con người nghèo hèn của mình bằng một lớp sơn hào nhoáng.
Bài học cơ bản mà nhà hiền triết Socrate luôn lặp lại cho các môn sinh của ông là "Hỡi người, hãy biết chính mình".
Xem chừng Chúa Giêsu cũng theo phương pháp ấy khi Ngài khởi đầu sứ mệnh rao giảng của Ngài bằng lời kêu gọi: "Hãy sám hối!"
"Hãy sám hối!" trước tiên có nghĩa là hãy nhìn ra cái thân phận tội lỗi bất toàn, què quặt của mình, để rồi mở rộng tâm hồn đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Nhận biết mình cũng chính là điều kiện tiên quyết, là bước khởi đầu của mọi đổi mới trong đời sống đức tin, của mọi thăng tiến trên con đường hoàn thiện.
------------------------------o0o--------------------------------
CÂU CHUYỆN 99

Pho Tượng Của Người Lạ Mặt
Một thành phố nọ đã dựng lên một pho tượng để ghi công một nhân vật lỗi lạc trong nước.
Ngày kia, có một người lạ mặt xuất hiện trước cổng thành. Ông gọi những đứa trẻ đang chơi đùa gần đó lại và xin chúng chỉ đường đi đến nơi có pho tượng.
Theo sự chỉ dẫn của các em bé, người lạ mặt đi vào thành phố. Ði được một đỗi, ông ta dừng lại ở một công viên và hỏi một cụ già đang ngồi sưởi ấm dưới ánh mặt trời. Ông cụ liền hãnh diện nói:
- Chính tôi đã đề nghị dựng lên pho tượng ấy. Nói thế rồi, ông cụ chỉ đường cho người lạ mặt đi tới chỗ đựng pho tượng. Ði được một đoạn, ông ta lại đến bên một người ăn mặc sang trọng để hỏi đường đi tiếp. Người này chỉ đường và khoe:
- Không ai hiểu rõ pho tượng cho bằng tôi. Vì chính tôi là người thầu đã điều động công trình xây dựng pho tượng ấy.
Người lạ mặt tiếp tục đi, và cuối cùng đã tìm thấy pho tượng. Ông đứng lặng yên trước pho tượng một hồi lâu, rồi lại đi tiếp.
Khi ông vừa ra đến cổng thành thì một em bé nhìn chăm chăm vào mặt ông và nói với các bạn của em:
- Ông này chính là người đã được tạc tượng dựng trong thành phố chúng ta đấy.
Quả thực, ông chính là người mà dân thành đã hy sinh đóng góp công của để tạc tượng. Vậy mà khi ông đi qua giữa các ngã phố, ông gặp gỡ từng người, trò chuyện với từng người, thì lại chẳng ai nhận ra ông.

*

* *



Câu chuyện trên đây có thể phản ánh phần nào lối sống đạo mà đôi khi chúng ta có thể rơi vào.
Chúng ta không tiếc tiền của, không ngại bỏ công sức để xây dựng thánh đường, đúc tạc tượng ảnh. Nhờ thế, dân Chúa có nơi thờ phượng, có những dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Chúa, mà nuôi dưỡng và tăng trưởng niềm tin.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ gặp gỡ Chúa được qua những pho tượng đá, chỉ thờ phượng Chúa được nơi nhà thờ, thì đức tin của chúng ta xem ra còn quá giới hạn và chật hẹp.
Một đức tin trưởng thành không thể bị đóng khung, không thể bị nhốt kín, mà cần phải được trải rộng ra, phải đi vào cuộc sống.

Chúng ta không thể nhốt Thiên Chúa của mình nơi thánh đường, hay đóng khung Ngài vào tượng ảnh. Ngoài thánh đường ra, Ngài còn hiện diện sống động nơi tâm hồn ta, giữa cuộc sống ta, nơi người anh chị em ta gặp gỡ, nơi mọi biến cố, mọi hoàn cảnh ta giáp mặt... Chính ở những nơi chốn đó mà ta cần phải quan tâm nhận ra Ngài để gặp được Ngài.


Bằng không, thì mỗi khi đến thánh đường, mỗi khi đứng trước tượng ảnh có lẽ ta cũng chỉ gặp được những bức tượng lạnh lẽo, những pho tượng đá vô hồn mà thôi.
---------------------------------
CÂU CHUYỆN 100

Ði Tìm Chén Thánh
Theo một câu chuyện cổ nước Anh, thì chén thánh mà Chúa Giêsu dùng trong bữa tiệc ly đã được đem về thành Cas-tân-bơ-ry. Nhưng vì lòng dạ độc ác của dân thành cho nên chén thánh này đã được đưa về trời, và chỉ những ai có tâm hồn trong sạch, quảng đại mới được nhìn thấy chén thánh.
Một người quí tộc trong thành phố này ước ao được nhìn thấy chén thánh một lần trong đời mình. Ông lên đường tiến về lâu đài trước kia đã cất giữ chén thánh.
Trong cuộc hành trình, ông gặp một người phong cùi ngồi ăn xin bên vệ đường. Ông ném cho kẻ khốn khổ một đồng tiền mà không thèm ngó đến anh ta. Và dĩ nhiên ông đã không bao giờ nhìn thấy được chén thánh.
Mấy chục năm sau, người quí tộc giờ đây đã trở thành một cụ già cũng quyết chí trở lại lâu đài một lần nữa. Lần này ông gặp lại người phong cùi cũng ở chỗ cũ, bên vệ đường.

Vừa thấy kẻ khốn cùng, nhà quí tộc liền mở hành trang, Ông rút ra một ổ bánh mì thơm ngon và một chiếc cúp bạc sang trọng. Ông chia cho người phong cùi nửa ổ bánh và ăn phần còn lại. Rồi ông dùng chiếc cúp bạc múc nước nơi dòng suối bên cạnh. Ông đưa cho người phong cùi uống trước rồi uống phần còn lại.


Vừa lúc ấy mắt ông bỗng thấy người phong cùi biến dạng. Rồi ông nghe có tiếng nói như sau:
"Chính Ta đây. Ngươi đã cho Ta ăn và uống. Bởi vì ai trao ban là trao ban cho ba người: cho bản thân mình, cho kẻ đói khát và cho chính Ta".

*

* *



Cho đi là trước hết cho chính mình.
Một tấm lòng càng rộng mở càng có khả năng lãnh nhận nhiều. Một tác giả đã nói: "Con tim làm giàu bằng cách cho đi".
Nhưng cho người khác không phải chỉ là cho người khác. Người khác ấy chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Người khác ấy chính là hiện thân của Chúa Kitô. Người khác ấy là "Chính Ta đây".
Cho tha nhân là trước hết cho chính mình. Cho tha nhân là tự trở nên giàu có. Nhưng cho Chúa Kitô nơi tha nhân chúng ta sẽ chắc chắn có được kho tàng vĩnh cửu, vượt xa muôn ngàn lần những giàu sang, những giá trị của đời này.
Hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta đã quá hiểu chân lý cơ bản này. Nhưng từ hiểu biết đến thực hành nhiều khi là cả một thách đố lớn lao.
Không có can đảm vượt qua thách đố ấy làm sao chúng ta sẽ là môn đệ chân chính của Chúa Kitô được?
"Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau".
Tha nhân khốn khổ nghèo hèn là chén thánh chứa đựng Chúa Kitô, Tìm đến đó vơí tấm lòng quảng đại và bàn tay rộng mở chúng ta sẽ chắc chắn gặp được Ngài.



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương